Những triệuchứngcầnđưatrẻđếnbệnhviệnngay
Khi trẻ có những dấu hiệu: không ăn uống hoặc không bú được, nôn ói,… thì
các bậc phụ huynh cần biết rằng trẻ có thể đang bị bệnh nặng, thậm chí rất
nặng.
Cách xử trí đúng nhất là nên nhanh chóng đưatrẻđến cơ sở y tế gần nhất để được
khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không để ở nhà theo dõi thêm hay tự ý mua
thuốc cho bé uống. “Nhiều trường hợp cha mẹ phát hiện nhiều triệu chứngbệnh
của con nhưng chủ quan, để con ở nhà, hoặc đưa con khám bệnh quá trễ, dẫn đến
tình trạng bệnh nặng hơn, khó điều trị” – BS Phạm Mai Đằng, Phó phòng Kế
hoạch tổng hợp BV Nhi Đồng 2, cảnh báo.
• Ói vọt cấp:
Xảy ra ngay sau khi ăn hoặc sau ăn một thời gian. Có thể xác định mức độ ói dựa
vào số lần cao nhất trong một khoảng thời gian cụ thể, hoặc ói có yếu tố thúc đẩy
như sau ăn cơm, ăn cháo, uống sữa, uống nước hoặc thậm chí không ăn uống gì
cũng ói… Đây là dấu hiệu bệnh của cả nội khoa và ngoại khoa. Với nội khoa, ói
vọt có thể là tình trạng rối loạn tiêu hóa cần được xác định sớm để có chế độ chăm
sóc phù hợp và cầncan thiệp ngay để phòng ngừa mất nước, điện giải, kiệt sức hay
hạ đường huyết. Trong trường hợp này, trẻ có thể ói kéo dài khoảng một-hai ngày,
tối đa là ba ngày.
Với bệnh lý ngoại khoa, ói cấp có thể là triệuchứng ban đầu của lồng ruột. Trẻcần
được khám và phát hiện sớm để tránh hoại tử nhiễm trùng quai ruột. Ói vọt cũng
có thể là biểu hiện của một chấn thương ở trẻ trước đó (như té, ngã, u đầu, hóc
xương, dị vật đường tiêu hóa…) mà cha mẹ không biết, trẻ có khả năng đã bị tụ
máu trong não, chấn thương não, xuất huyết não. Thông thường trường hợp này
còn kèm thêm triệuchứng da xanh tái, chân tay nhợt nhạt.
• Ngủ li bì:
Là tình trạng ngủ khác hẳn với giấc ngủ hàng ngày của trẻ. Khi bị kích thích, lay
gọi dậy, trẻ có phản ứng như mở mắt, la lên, vùng vẫy nhưng lại tiếp tục ngủ.
Nguyên nhân, trẻ có thể bị rối loạn về tri giác, bị các bệnh lý thần kinh hoặc bệnh
lý toàn thân gây mệt mỏi cho trẻ (như nhiễm siêu vi). Nếu trẻ ngủ li bì do tổn
thương thần kinh (trực tiếp hay gián tiếp), diễn tiến bệnh sẽ ngày càng nặng, có thể
dẫn đến hôn mê; nếu do mệt mỏi vì bệnh lý thông thường thì diễn tiến sẽ ngày
càng khả quan hơn.
• Co giật:
Có hai tình huống xảy ra là trẻ co giật kèm theo sốt hoặc chỉ đơn thuần là co giật.
Những biểu hiện thường gặp khi trẻ co giật: tay chân co giật trong trạng thái duỗi
cứng hoặc co cứng, cắn môi, nghiến cứng răng không mở ra được, mắt trợn, hoặc
nhắm nghiền không tiếp xúc và không đáp ứng với kích thích đau.
Co giật có kèm sốt có thể là biểu hiện của bệnh lý nhiễm trùng thần kinh trung
ương như viêm não, viêm màng não. Nếu thời gian co giật lâu có thể gây ngưng
tim, ngưng thở vì thiếu oxy não kéo dài. Khi co giật, trẻ còn có nguy cơ bị tổn
thương thân thể vì dễ bị té hoặc va đập vào các vật cứng.
Co giật không kèm sốt có thể là biểu hiện của các bệnh lý động kinh, u não, xuất
huyết não, vỡ dị dạng mạch máu não; hoặc bệnh lý về chuyển hóa như hạ đường
huyết, hạ canxi, magie… Đặc điểm là cơn co giật tái phát nhiều, cơn động kinh
càng gần và dài hơn, ngay ở lần đầu cơn động kinh cũng dài hơn so với co giật
kèm sốt.
Nguyên tắc xử trí trẻ co giật tại nhà là đảm bảo thông thoáng đường thở và tránh
những chấn thương do co giật. Xử lý chung ban đầu đối với trẻ bị co giật là lấy
một vật cứng, quấn bên ngoài bằng một lớp vải mềm để chặn giữa hai hàm răng
của trẻ, để trẻ không cắn lưỡi. Phụ huynh không nên quá hốt hoảng, tránh nhiều
người xung quanh vì sẽ càng khiến trẻ khó thở. Nên để trẻ trong không gian thoáng
mát, tránh ức chế hô hấp, lau đàm nhớt rồi nhanh chóng đưatrẻđến cơ sở y tế gần
nhất. Tuyệt đối không vắt chanh vào miệng trẻ, điều này rất nguy hiểm vì có thể
làm ngưng thở, ngưng tim tức thì và tử vong.
• Tiêu chảy:
Đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ béo phì vì khó đánh giá được lượng nước bị mất và
khó cả trong cách tính lượng dịch bù vào cho trẻ. Nguyên nhân do lớp mỡ dư thừa
có thể chiếm đến 20-30%, thậm chí 50-60% trọng lượng cơ thể, làm che lấp những
dấu hiệu mất nước (da trẻ nhăn, dấu véo da, mắt trũng, cân nặng thay đổi) khiến
phụ huynh và nhân viên y tế khó phát hiện. Ngoài ra, lượng mỡ cũng chính là áp
lực khiến cho mạch máu bị xẹp, tuần hoàn máu khó lưu thông, khó lập đường
truyền khi cấp cứu và chậm đáp ứng với điều trị tích cực.
Tiêu chảy khi mất nước trên 5% trọng lượng cơ thể đều phải nhập viện. Nhất là khi
trẻ ói nhiều, không uống được, hoặc có bù nước nhưng tốc độ thải phân cao hơn
lượng bù bằng đường uống. Nguyên nhân tiêu chảy hầu hết là do siêu vi trùng; vi
trùng, tác dụng phụ của thuốc, các bệnh lý nhiễm trùng khác; hoặc dị ứng thức ăn,
do thuốc, hóa trị, xạ trị, bệnh lý ngoại khoa… Dù do bất kỳ nguyên nhân nào,
nguyên tắc quan trọng nhất là tránh để trẻ mất nước. Tử vong do mất nước trong
tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao nhất. Phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất
là bù nước bằng dung dịch điện giải qua đường uống. Liều lượng bù tùy vào mức
độ trẻ ói hoặc tiêu chảy, lưu ý là không chờ cho đến khi trẻ có dấu hiệu mất nước
mới bù.
.
Những triệu chứng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay
Khi trẻ có những dấu hiệu: không ăn uống hoặc không bú được, nôn ói,… thì
các bậc phụ huynh cần. cha mẹ phát hiện nhiều triệu chứng bệnh
của con nhưng chủ quan, để con ở nhà, hoặc đưa con khám bệnh quá trễ, dẫn đến
tình trạng bệnh nặng hơn, khó điều