TIẾNG KÊUCỦACỘTĐÁGIỮA
BẢO TÀNGMỸTHUẬT
Ngay từ thị xã Bắc Ninh, cách hơn 10 Km đường bộ, ta đã nhìn thấy Núi Dạm nằm
bên những lớp núi trùng điệp. Và chúng ta tiếp tục đi về hướng Dạm cách chùa
Dạm 3 km, ta nhìn thấy cột điêu khắc đá rồng sừng sững trên sườn núi. Cột điêu
khắc đá rồng cho ta một tín hiệu thông tin về ngôi chùa. Cộtđá nổi lên ở mỗi điểm
nhìn tập trung nhất, gây hiệu quả tín hiệu rõ ràng, dễ nhớ. Và khi đến gần, chúng ta
càng thấy xuất hiện dần tiếng nói của ngôn ngữ điêu khắc.
Sự cảm nhận về cộtđá với không gian luôn luôn thay đổi. Sự thật đó, đâu phải từ
một sức mạnh siêu nhiên nào hay từ một phép lạ. Tất cả đều là khoa học nghệ
thuật. Cảm giác cộtđá chuyển động so với mái chùa, đỉnh núi chính là do góc nhìn.
Góc nhìn ấy, do bước chân ta tạo nên cho đôi mắt. Chân di động, tạo nên các góc
nhìn khác nhau. Bước chân càng mau, góc nhìn thay đổi càng nhanh, do đó sự
chuyển động càng mạnh. ở đây, người nghệ sĩ đã chọn đúng điểm đặt cộtđá trong
mối tổng hoà chung.
Quanh cột đá, dòng người chuyển thành những vòng tròn ngược chiều nhau, cứ lan
mãi rồi cuộn dần vào sát chân cộtđá và tỏa ra các bậc lên xuống. Dù đi theo chiều
nào, ngược chiều hay thuận chiều kim đồng hồ, điểm trang trí hình rồng trên cộtđá
vẫn luôn luôn xuất hiện và luôn luôn mất đi. Phần mất, phần hiện cứ nối nhau mãi
mãi. Rồng trên cộtđá không ngừng xuất hiện, không ngừng mất đi. Bao giờ cũng
thấy hình rồng chuyển động. Nhưng bao giờ cũng chỉ thấy một phần, còn một phần
lẫn vào mây trí tưởng, để rồi lại tiếp tục xuất hiện. Rồng chuyển động, nhưng
không bị trượt đi. Rồng chuyển như cố vượt ra và bị ngăn lại trong không gian
bằng những điểm khoá. Sức chuyển động càng mạnh, tác dụng của điểm khoá càng
lớn. Đến gần cột đá, ngắm kĩ, các khối vuông, tròn, các điểm giới hạn được phân
định rõ rệt. Đất đá, cỏ cây, mái ngói, sườn núi như những thành phần hỗ trợ làm
tăng giá trị của khối điêu khắc đá rồng.
Khi những cơn giông bão kéo đến, mây đen ngập trời. Cột đá, mái chùa, đỉnh núi
sáng lên một quầng sáng. Cộtđá nổi lên mà không bị bầu trời đen nghịt đè bẹp.
Sức chế ngự không gian củacột điêu khắc đá rồng lúc này mới thật mạnh mẽ, nó
thách thức với “thần sấm thần chớp”.
Chùa đổ rồi. Đỉnh núi và cột điêu khắc đá rồng còn đó. Lịch sử đi qua mà cộtđá
vẫn ung dung chế ngự không gian.
Cột điêu khắc đá rồng chùa Dạm là một cộtđá ngoài trời. Cộtđá không lớn mà
cũng không cao. Nhưng lại có sức khống chế không gian rất lớn. Quyết định tính
chất này, phải nói nghệ sĩ đã đặt cột điêu khắc đá rồng ở một vị trí đúng chỗ. Từ đó
tạo cho cột điêu khắc đá rồng có tỷ lệ thích hợp với không gian môi trường.
Nghệ sĩ điêu khắc đá rồng chùa Dạm đã nói một tiếng nói tự do của nghệ thuật,
chính vì thế mà tinh thần nhà Lý, nghệ thuật khắc rồng của đời Lý đã vượt qua thời
gian chiếm lĩnh không gian sau một nghìn năm bị ức chế. Rồng Lý bay lên trong
huyền thoại của đất Thăng Long lịch sử.
Tiếng nói tự do của điêu khắc đời nhà Lý đối với không gian rộng lớn tiếng nói tự
do của một dân tộc giành được nền độc lập tự chủ.
Đầu những năm 1970 Bảo tàngMỹthuật Việt Nam đã phiên bản cột điêu khắc đá
rồng Chùa Dạm bằng chất liệu bê tông bầy phía phải sân bảo tàng, nhằm bảo tồn
và bảotàng những di sản văn hóa của đất nước.
Tới nay Ban giám đốc cho phục chế lại cột điêu khắc đá rồng bằng chất liệu đá
máp vùng Gia Viễn, Ninh Bình. Không hiểu Ban giám đốc có đồng tâm nhất trí
phục chế lại cột điêu khắc đá rồng này không? Nếu đồng tâm nhất trí thì việc làm
này đã sai, cộtđá rồng các nghệ sĩ đời Lý làm bằng đá nhám (đá mài). Nó có sự
chuyển tiếp từ sóng nước hình tròn xung quanh sau chuyển thành hình vuông, hình
bát giác, tiếp theo là hình trụ có đôi hình rồng hiện ra được khóa chặt bằng những
hình chữ nhật đục lõm để hòa vào hình tròn phía trên rồi lan toả trong trời đất.
Nhìn tổng thể cột điêu khắc đá rồng có tỉ lệ, có sự cân đối hài hòa, những nét đục
ta cảm nhận nghệ sĩ thời Lý đục dễ như chơi không bị khiên cưỡng, gò ép.
Nhưng nhìn vào cột điêu khắc đá rồng chùa Dạm mới được “phục chế” tôi tụt hết
cảm xúc vì:
- Cấu trúc tỉ lệ hình khối sai, các tâm trục của khối bị xộc xệch.
- Rồng sao lại có vảy dữ dội thế hay là người chỉ đạo phục chế sáng tác thêm.
- Tay nghề người thợ phục chế còn non kém, không được đào tạo, thiếu hiểu biết.
- Người làm phục chế phải trung thành tuyệt đối với bản gốc, nếu không sẽ thành
tam sao thất bản, rất nguy hại tới các đời sau vì lịch sử mỹthuật bị bóp méo.
Nhìn vào cột điêu khắc đá rồng mới phục chế ở bảotàng tôi thấy thất vọng hoàn
toàn vì việc làm này của lãnh đạo Bảotàng cẩu thả, thiếu nghiêm túc. Không thể
hiện được tính nguyên bản của hiện vật và do đó làm lệch lạc giá trị truyền thống
mà lẽ ra bảotàng cần phải tuân thủ như một nguyên tắc với các hiện vật được
trưng bày, giới thiệu.
Bảo tàngMỹthuật là nơi gìn giữ những báu vật của quốc gia, hy vọng Bộ Văn hóa
Thông tin có cách tổ chức quản lý chặt chẽ lại, đừng để xảy ra những chuyện đau
lòng, làm cho Cộtđá rồng chùa Dạm phải oằn mình kêu cứu, đừng để cho người
dân mất hết niềm tin mỗi khi bước chân vào thăm Bảo tàngMỹ thuật.
. 1970 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã phiên bản cột điêu khắc đá
rồng Chùa Dạm bằng chất liệu bê tông bầy phía phải sân bảo tàng, nhằm bảo tồn
và bảo tàng.
TIẾNG KÊU CỦA CỘT ĐÁ GIỮA
BẢO TÀNG MỸ THUẬT
Ngay từ thị xã Bắc Ninh, cách hơn 10 Km đường