a. Mục đích: Luận văn đánh giá quá trình hình thành, phát triển và thực trạng đảm bảo pháp lý về quyền con người ở Việt Nam. Đồng thời, xác định những phương hướng, nội dung giải pháp hoàn thiện đảm bảo pháp lý về quyền con người trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN). b. Nhiệm vụ: - Khái quát về lịch sử hình thành, nội dung cơ bản của quyền con người; Làm rõ khái niệm và nội dung đảm bảo pháp lý về quyền con người; Khái quát lịch sử phát triển các đảm bảo pháp lý về quyền con người ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay; - Phân tích thực trạng đảm bảo pháp lý về quyền con người ở nước ta về các mặt đã đạt được và một số vấn đề đang đặt ra; - Nêu tính tất yếu phải hoàn thiện đảm bảo pháp lý về quyền con người; đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện đảm bảo pháp lý về quyền con người ở nước ta hiện nay.
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài: Hiện nay quyền con người và đảm bảo thực hiện quyền con người đã trở thành một vấn đề thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận quốc tế cũng như tại Việt Nam bởi vì chiến tranh, xung đột, nạn khủng bố, đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai, ma túy, tội phạm xuyên quốc gia … đang tiếp tục đe dọa đến quyền sống, quyền phát triển của hàng triệu người trên thế giới. Là một dân tộc đã trải qua hàng thế kỷ đấu tranh giành độc lập và đang phấn đấu để phát triển nhanh, mạnh mẽ và bền vững, Việt Nam cho rằng cần phải giải quyết một cách toàn diện tất cả các quyền con người và hoàn thiện đảm bảo pháp lý để thực hiện và bảo vệ tối đa các quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong các đảm bảo pháp lý về quyền con người, các qui định của pháp luật về quyền con người có vị trí vai trò hết sức quan trọng. Pháp luật đảm bảo và tôn trọng tất cả các quyền con người phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Pháp luật cùng với các thiết chế tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước và cơ chế đảm bảo thực hiện tạo thành một tổng thể hệ thống đảm bảo pháp lý về quyền con người và được đảm bảo thực hiện trên quy mô toàn xã hội bằng chính quyền lực và hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong quá trình đổi mới và hội nhập thế giới, thực hiện từng bước có hiệu quả việc mở rộng, phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, trong bối cảnh quốc tế còn tồn tại nhiều chế độ chính trị - xã hội khác nhau và vấn đề quyền con người vẫn bị lợi dụng để thực hiện “chính sách đối ngoại nhân quyền” áp đặt đối với các nước nhỏ 1 và còn nhiều khó khăn như Việt Nam thì càng cần thiết phải nhìn nhận đúng đắn và có tinh thần xây dựng về vấn đề đảm bảo pháp lý thực hiện và bảo vệ quyền con người. Việc nghiên cứu thực trạng đảm bảo pháp lý về quyền con người, đánh giá đúng những thành tựu, ưu điểm; làm rõ những khuyết điểm, tồn tại đồng thời xác định phương hướng, nội dung tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam hiện nay là một yêu cầu khách quan và cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn: a. Mục đích Mục đích của Luận văn là đánh giá quá trình hình thành, phát triển và thực trạng đảm bảo pháp lý về quyền con người ở Việt Nam. Đồng thời, xác định những phương hướng, nội dung giải pháp hoàn thiện đảm bảo pháp lý về quyền con người trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN). b. Nhiệm vụ Với mục đích trên, Luận văn có nhiệm vụ làm sáng tỏ một số vấn đề sau: - Khái quát về lịch sử hình thành, nội dung cơ bản của quyền con người; Làm rõ khái niệm và nội dung đảm bảo pháp lý về quyền con người; Khái quát lịch sử phát triển các đảm bảo pháp lý về quyền con người ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay; - Phân tích thực trạng đảm bảo pháp lý về quyền con người ở nước ta về các mặt đã đạt được và một số vấn đề đang đặt ra; - Nêu tính tất yếu phải hoàn thiện đảm bảo pháp lý về quyền con người; đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện đảm bảo pháp lý về quyền con người ở nước ta hiện nay. 2 3. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn: Đảm bảo pháp lý về quyền con người là một lĩnh vực rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học. Luận văn này không có tham vọng giải quyết tất cả mọi vấn đề mà chỉ tập trung vào một số vấn đề pháp lý cơ bản nhất là: nghiên cứu đảm bảo pháp lý về quyền con người thông qua các qui định của pháp luật về quyền công dân và cơ chế tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước để đảm bảo các quyền đó được thực hiện trong thực tế. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện Luận văn này, chúng tôi vận dụng những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền và về quyền con người. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống; phương pháp tiếp cận lịch sử và phương pháp so sánh. Các số liệu minh họa trong Luận văn được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: trong các báo cáo tổng kết, các bài viết trên các trang thông tin điện tử, các ấn phẩm chuyên ngành và công cộng 5. Kết cấu của Luận văn: Luận văn gồm: Mục lục; Mở đầu; Phần nội dung gồm 3 chương; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo. Cụ thể như sau: Mục lục Mở đầu Chương 1. Khái quát về đảm bảo pháp lý về quyền con người Chương 2. Thực trạng đảm bảo pháp lý về quyền con người ở Việt Nam Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện đảm bảo pháp lý về quyền con người ở Việt Nam hiện nay 3 Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Tôi xin trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư - Tiến sỹ Bùi Xuân Đức, các thầy cô giáo trong Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội và các bạn, đồng nghiệp, gia đình đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. 4 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẢM BẢO PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 1.1. Quyền con người và đảm bảo pháp lý về quyền con người 1.1.1. Quyền con người Quyền con người được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: triết học, chính trị học, kinh tế học, luật học vì thế nó là khái nhiệm rộng và phức tạp. Ngay từ thời cổ đại, thị dân ở một số thành phố Ai Cập đã sử dụng các quyền như quyền tự do ngôn luận, quyền bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật. Các triết gia thời đó cho rằng, các quyền tự nhiên thuộc sở hữu của tất cả mọi người. Trong lịch sử nhân loại trước thế kỷ XVII đã hình thành 2 quan niệm chủ yếu, khác nhau về quyền con người. Quan niệm thứ nhất, trường phái pháp luật tự nhiên với các nhà tư tưởng bậc thầy đại diện tiêu biểu như Spinoza, Locke, Kant, Hobbes xuất phát từ chỗ coi con người là một thực thể tự nhiên, vì vậy quyền con người là quyền “bẩm sinh”, “đặc quyền” và là “quyền tự nhiên không thể tách rời”, gắn với cá nhân con người và đặc quyền này do có pháp luật tự nhiên đứng trên, cao hơn pháp luật nhà nước. Thuyết pháp luật tự nhiên với quan niệm về quyền tự nhiên, bẩm sinh của con người đã đã thấm nhuần trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, 1948 và các văn bản pháp lý khác về quyền con người. Chẳng hạn, Điều 1 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, 1948 khẳng định: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng về phẩm giá và các quyền” [21, tr.22]; hay trong Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp, 1789 nhấn mạnh: “Mục đích của các tổ chức chính trị là việc giữ gìn các quyền tự nhiên và không thể bị tước bỏ của con người; các quyền này là quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được an toàn và chống áp bức.” [21, tr.14] 5 Mặc dù, thuyết pháp luật tự nhiên đã xác lập về mặt tư tưởng nguyên tắc bảo vệ quyền con người trước quyền lực, có giá trị nhân đạo và có ý nghĩa tích cực trong nhận thức về quyền con người nhưng nếu chỉ quan niệm quyền con người là quyền tự nhiên, bẩm sinh thì vẫn là quan niệm phiến diện, chưa đầy đủ về quyền con người. Quan niệm đó đã tuyệt đối hóa quyền con người với tư cách là quyền của thực thể sinh học - tự nhiên thuần túy từ đó dẫn tới tuyệt đối hóa cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng xã hội, coi quyền con người là bất biến, không phụ thuộc vào không gian, thời gian, quốc gia, dân tộc. Quan niệm này cũng phủ nhận tính giai cấp, tính xã hội, tính đặc thù của quyền con người. Quan niệm thứ hai đặt con người và quyền con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Theo quan niệm này, quyền con người là một giá trị nhân loại. Quyền con người không phải là một khái niệm trừu tượng, cũng không chỉ mang tính tự nhiên bẩm sinh mà luôn gắn liền với cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống bất công trong xã hội, chịu sự giới hạn của chế độ kinh tế và nhất là của chế độ chính trị, xã hội. Tính đúng đắn của quan niệm này là ở chỗ đã coi quyền con người là một khái niệm có tính lịch sử, đặt con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, nếu chỉ quan niệm con người là thực thể xã hội, quyền con người chỉ là quyền lợi của người với tư cách là thành viên xã hội thì cũng là phiến diện bởi vì như thế sẽ dẫn đến phủ nhận quyền con người với tư cách là con người. Từ đó sẽ dẫn đến sai lầm buộc cá nhân con người phải hòa tan trong xã hội, quyền con người hoàn toàn phụ thuộc và được định đọat bởi nhà nước. Quan niệm này cũng dẫn đến quan điểm coi quyền con người chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia, không thừa nhận tính phổ biến của quyền con người. 6 Quan điểm biện chứng của học thuyết Mác - Lênin đã khắc phục được tính phiến diện trong nhận thức về con người và quyền con người ở các quan niệm nêu trên. Học thuyết Mác - Lênin xem xét con người với tư cách là sản phẩm của tự nhiên và xã hội. Con người là một thực thể tự nhiên nhưng là một thực thể tự nhiên con người trong cộng đồng xã hội. Trong cái tự nhiên của con người có mặt xã hội và trong cái xã hội của con người có mặt tự nhiên. Như vậy, con người là một thực thể tự nhiên, đồng thời là thực thể xã hội và vì thế quyền con người về bản chất bao hàm cả hai mặt tự nhiên và xã hội. C. Mác cho rằng, con người là sản phẩm cao nhất của tiến trình vận động và phát triển của lịch sử. Vì thế, ngay từ đầu quyền con người là một thụộc tính tự nhiên. Bản chất đó thể hiện nổi bật ở quyền được sống, quyền tự do, quyền được sáng tạo, phát triển, quyền được đối xử như con người, xứng đáng với con người. Mặt khác, trong mọi trường hợp, con người luôn luôn là động vật xã hội. Việc giải quyết nhu cầu của mỗi cá nhân chỉ có thể là đúng khi đặt nó trong quan hệ xã hội bởi vì, chỉ có trong cộng đồng thì mỗi cá nhân mới có những phương tiện để phát triển toàn diện những năng khiếu của mình, chỉ có trong cộng đồng mới có thể có tự do cá nhân. Như vậy, ngoài bản chất tự nhiên, con người còn mang bản chất xã hội. Quyền con người ngay từ khi có xã hội loài người, bên cạnh bản tính tự nhiên còn in đậm bản tính xã hội. Sự xuất hiện giai cấp, nhà nước cùng với sự xung đột giai cấp là bước ngoặt trong sự biến đổi tương quan giữa bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của quyền con người. Trong điều kiện xuất hiện giai cấp và xung đột giai cấp thì bản tính xã hội trở thành bản tính giai cấp và bản tính tự nhiên của quyền con người phải chịu sự chi phối của giai cấp giữ địa vị thống trị trong xã hội. 7 Từ sự phân tích về bản chất quyền con người ở trên, có thể thấy nó có những thuộc tính rất phức tạp và dường như luôn luôn là sự thống nhất giữa các mặt đối lập, đó là: - Quyền con người là những giá trị gắn với mỗi con người vừa với tư cách là cá nhân, vừa với tư cách là thành viên xã hội. Vì vậy, quyền con người vừa mang thuộc tính cá nhân, vừa thể hiện lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng. - Quyền con người vừa là những giá trị vĩnh hằng vừa là những đại lượng biến đổi gắn với quá trình phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của mỗi thời đại, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. - Quyền con người vừa có tính phổ biến vừa có tính riêng biệt, đặc thù. Tính phổ biến thể hiện ở chỗ quyền con người là những giá trị chung, phổ biến cho tất cả mọi người không phân biệt quốc tịch, dân tộc, giới tính, giai cấp, địa vị xã hội phản ánh nhu cầu tự nhiên khách quan của con người. Tính riêng biệt, đặc thù thể hiện ở chỗ quyền con người là những giá trị đặc thù, riêng có ở mỗi quốc gia, dân tộc do điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống, văn hóa, đạo đức của quốc gia đó qui định và bị hạn chế bởi các chế định pháp lý và đời sống thực tế. - Quyền con người vừa có tính nhân loại vừa có tính giai cấp. Trong xã hội còn giai cấp và đấu tranh giai cấp thì quyền và tự do của con người luôn luôn bị chi phối bởi chính thiết chế tổ chức, chế độ chính trị - xã hội của xã hội. Mỗi chế độ xã hội trong lịch sử mặc dù in đậm dấu ấn giai cấp trong vấn đề quyền con người nhưng đều phải thừa nhận những giá trị phổ biến nhất định của quyền con người và dù muốn dù không cũng đều phải thực hiện một phần ít hoặc nhiều về quyền con người. Như vậy, trong tư duy nhân loại về quyền con người thì nội dung của nó tất yếu có hai yếu tố cơ bản: một là, những nhu cầu, khát vọng và khả năng của con người; hai là, 8 những nhu cầu khát vọng ấy phải được chế độ xã hội và nhà nước, pháp luật thừa nhận. - Quyền con người vừa là quyền bình đẳng đối với mọi người, vừa là quyền ưu tiên đối với những nhóm, giới, những bộ phận nhất định trong xã hội. Trong xã hội không thể có sự bình quân về quyền như nhau bởi vì mỗi con người có khả năng khác nhau về trí tuệ, thể chất, hoàn cảnh .v.v. do đó, họ không thể có khả năng như nhau trong việc thực hiện hay hưởng thụ quyền. - Quyền con người là một phạm trù pháp lý vì vậy nó gắn liền với một pháp luật cụ thể, phải được thể hiện trong pháp luật, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền con người vừa là thuộc tính tự nhiên của con người, là những đặc quyền vốn có nhưng tự bản thân chúng chưa phải là quyền mà chúng phải được đặt trong mối quan hệ xã hội và cộng đồng xã hội cùng với thiết định trật tự của nó. Để trở thành quyền, những quyền và tự do của con người cần có pháp luật. Chỉ có thông qua pháp luật thì các giá trị của con người với tư cách là tự nhiên và xã hội mới trở thành quyền được xác định và mới đảm bảo trở thành hiện thực trong thực tiễn. Nếu quyền con người gắn với hệ thống pháp luật nhất định thì trong một quốc gia, quyền con người được thể hiện chủ yếu ở quyền công dân và được qui định trong Hiến pháp và pháp luật của quốc gia đó. Cần nhận thức rằng, không có sự đối lập giữa quyền con người và quyền công dân. Không thể có quyền công dân bên ngoài quyền con người và ngược lại, không thể có quyền con người mà lại không bao hàm quyền công dân trong đó. Quyền công dân chính là quyền con người trong một xã hội cụ thể, trong một chế độ xã hội - chính trị nhất định cùng với các điều kiện kinh tế, văn hóa, truyền thống, lịch sử, các giá trị đạo đức và đặc biệt với một nền pháp luật cụ thể do nhà nước đó thừa nhận, qui định. Cũng không thể quan niệm một cách trừu tượng rằng, một cá nhân con người vừa có quyền con người vừa có quyền 9 công dân một cách tách biệt hoàn toàn. Ở mỗi quốc gia, việc ghi nhận và đảm bảo thực hiện tốt các quyền công dân chính là đã thực hiện nội dung cơ bản của quyền con người. Quyền con người và quyền công dân trong mối quan hệ thống nhất biện chứng đều ghi nhận các quyền của cá nhân nhưng chúng là những khái niệm không đồng nhất cả về chủ thể lẫn nội dung. Quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân bởi vì nó vừa ghi nhận trạng thái pháp lý về quyền cá nhân ở phạm vi quốc tế, vừa là quyền công dân ở trong phạm vi từng quốc gia nhất định. Do vậy, nội dung, số lượng và chất lượng quyền công dân ở mỗi quốc gia thường không giống nhau. Về phương diện chủ thể, quyền con người cũng rộng hơn, ngoài những cá nhân là công dân, chủ thể quyền con người còn bao hàm cả những người không phải là công dân (người nước ngoài, người không quốc tịch, người bị tước quyền công dân ) và những tập thể người (giới, nhóm ). Tóm lại, nhận thức khái niệm quyền con người với đầy đủ bản chất, thuộc tính của nó như trên cho thấy đây là một khái niệm rất phức tạp và cho đến nay giữa các nhà khoa học - luật gia trong và ngoài nước vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm quyền con người. Quyền con người là một phạm trù tổng hợp, vừa là chuẩn mực tuyệt đối mang tính phổ biến, vừa là sản phẩm tổng hợp của một quá trình lịch sử lâu dài luôn luôn tiến hóa và phát triển, quyền con người không thể tách rời, đồng thời cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời quyền con người là một tổng thể những quyền gắn bó với nhau trong mối quan hệ biện chứng. Quyền con người, “Đó là quyền cá nhân và quyền của dân tộc cộng đồng, quyền chính trị - dân sự và kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền của cá nhân đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội ” [29]. Trong thời đại ngày nay, quyền con người không thể tách khỏi hòa bình, dân chủ và phát triển. 10 [...]... dân Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của con ngời, của công dân chỉ có thể đợc bảo đảm thực hiện tốt nhất khi hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nớc hoạt động theo một nguyên tắc khoa học và quyền lực nhà nớc là thống nhất có sự phân công và phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và t pháp 1.3 Khỏi quỏt lch s phỏt trin cỏc m bo phỏp lý v quyn con ngi Vit Nam t nm 1945 n nay K... nguyên tắc quyền lực nhà nớc thuộc về nhân dân, vì nhân dân; quyền lực nhà nớc là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các quyền hành pháp, lập pháp và t pháp Sự phân công nhằm làm rõ giới hạn của quyền và trách nhiệm Sự phối hợp trong một thể thống nhất của quyền lực nhà nớc nhằm tránh độc quyền, lạm dụng quyền lực, nhằm đảm bảo cho quyền lực thực sự là của dân, do dân và vì dân; đảm bảo ngày... nớc Cơ quan hành pháp thực thi quyền hành pháp Quyền hành pháp đợc thực hiện bởi các thẩm quyền: ban hành chính sách quản lý, ra quyết định quy phạm hành chính bằng hoạt động lập quy, áp dụng pháp luật bằng việc ra quyết định hành chính cá biệt, cụ thể, thực hiện các 25 hành vi hành chính, tổ chức phục vụ đời sống xã hội, đảm bảo thực hiện lợi ích công cộng, lợi ích của công dân đợc pháp luật hóa Khoản... bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phơng; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phơng; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân Nh vậy, về nguyên tắc cơ bản, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đợc đảm bảo thực hiện trớc hết và cao nhất thông qua hoạt động của các cơ quan đại diện ở trung ơng và địa phơng Nếu thực tế... hơn các quyền của công dân Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội Tuy nhiên, trong quá trình lập pháp có nhiều cơ quan khác của nhà nớc và tổ chức xã hội cùng tham gia trên cơ sở thực hiện các thẩm quyền: kiến nghị về dự án luật soạn thảo và trình dự án luật, thẩm định, thẩm tra, cho ý kiến vào dự án luật Mục đích của quá trình lập pháp dân chủ nhằm tạo ra hành lang pháp lý để cân đối giữa bảo vệ các quyền. .. cơ bản của công dân và nhu cầu quản lý nhà nớc, quản lý xã hội Sự tham gia của nhân dân trong lập pháp đợc bảo đảm thực hiện thông qua hoạt động của cơ quan lập pháp - đồng thời là cơ quan đại biểu cao nhất 23 trong quá trình lập pháp dân chủ Về khía cạnh chủ động thực hiện quyền công dân, đó chính là thực hiện Điều 6 Hiến pháp nm 1992 sa i [19]: Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nớc thông qua Quốc hội... quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân và điều chỉnh các cơ quan nhà nớc phục vụ dân Hội đồng nhân dân (HĐND) là một thiết chế quan trọng trong cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trên phạm vi lãnh thổ của từng địa phơng Trong hoạt động của mình, HĐND: căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nớc cấp trên, HĐND ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi... Hiến pháp năm 1992 sửa đổi) Quốc hội đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo các phơng thức sau: - Bằng hoạt động lập hiến và lập pháp thể chế hoá các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nhằm xác lập các mối quan hệ cơ bản giữa nhà nớc và công dân, ghi nhận trong Hiến pháp, các bộ luật, các đạo luật tạo cơ sở pháp lý cao nhất làm tiền đề cho sự ra đời của mối quan hệ pháp lý. .. chính nhà nớc trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn và pháp luật Hệ thống các cơ quan hành pháp tổ chức bảo đảm thực hiện các quyền công dân thông qua các thẩm quyền cơ bản sau đây: - Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, giải quyết các tranh chấp hành chính - Kiểm tra, thanh tra hệ thống hành chính nhà nớc trong việc bảo đảm quyền công dân - Tổ chức cung cấp và quản lý dịch vụ công - Điều hành hoạt động nội... vi phạm quyền của ngời khác và tạo sự công bằng xã hội, niềm tin trong nhân dân Đó là uy tín của chính quyền, của bộ máy nhà nớc nói chung trong mối quan hệ với công dân Tóm lại, tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nớc trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và t pháp có quan hệ trực tiếp đến việc bảo đảm thực hiện các quyền con ngời, quyền công dân Trong quá trình đổi mới và hoàn thiện Nhà . 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẢM BẢO PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 1.1. Quyền con người và đảm bảo pháp lý về quyền con người 1.1.1. Quyền con người Quyền con người được. quyền con người Chương 2. Thực trạng đảm bảo pháp lý về quyền con người ở Việt Nam Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện đảm bảo pháp lý về quyền