1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả của Chính sách tài khóa trong việc kiềm chế lạm phát

29 1,7K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 263 KB

Nội dung

Luận Văn: Đánh giá hiệu quả của Chính sách tài khóa trong việc kiềm chế lạm phát

Trang 1

Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng cao đã có những tácđộng tiêu cực tới nền kinh tế và đã đạt ra những thách thức cho điều hành kinh tế vĩ mônhằm kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô Trong đóChính sách tài khóa (CSTK) là một trong những công cụ quan trọng và giữ vai trò quyếtđịnh trong việc quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ

Các chính sách điều hành của Chính phủ đã có những tác dụng nhất định trong việckiềm chế lạm phát, tuy nhiên hiệu quả của Chính sách tài khóa còn chưa thể hiện rõ nét.Đặc biệt hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO nên tình hình kinh tế trong nướcngày càng chịu nhiều tác động của tình hình kinh tế chính trị thế giớivà việc thực hiệncác cam kết WTO

Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có rất nhiều ý kiến khácnhau về nguyên nhân của lạm phát trong đó có có nguyên nhân từ chính sách tài khóađặc biệt là vấn đề chi tiêu công không hiệu quả Để có cách nhìn khách quan về hiệu

quả của CSTK, Nhóm thuyết trình chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả của chính sách tàikhóa trong việc kiềm chế lạm phát” nhằm đánh giá thực trạng về các nguyên nhân, tác

động của lạm phát và những tác động của chính sách tài khóa có ảnh hưởng như thế nàotới lạm phát cũng như hiệu quả của CSTK trong việc kiềm chế lạm phát.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tài khóa (CSTK) nhưng những quanđiểm này đều có điểm chung là: nội dung chủ yếu của CSTK là những chủ trương, quanđiểm và phương thức quản lý thu - chi NSNN của Chính phủ nhằm tác động tới nềnkinh tế Do đó đề tài của nhóm chủ yếu tập trung vào vấn đề thu – chi NSNN (tập trungvào thu từ thuế và chi tiêu công); vấn đề thâm hụt NSNN, các nguồn bù đắp thâm hụtNSNN có tác động như thế nào tới mức độ lạm phát của nền kinh tế, qua đó đánh giáhiệu quả của CSTK trong việc kiềm chế lạm phát và kiến nghị một số giải pháp.

Do hạn chế về mặt thời gian, trình độ lý luận và tài liệu tham khảo nên đề tài khôngthể tránh khỏi sai sót, kính mong Thầy và lớp cho ý kiến bổ sung để bài luận được hoàn

thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

- Marx cho rằng “lạm phát là sự phát hành tiền mặt quá lố”

- Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung củanền kinh tế.

Định nghĩa được nhiều người chấp nhận “Lạm phát (Inflation) là tình trạngmức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định”

Thời gian nhất định đó có thể là hàng tháng, hàng quí, hàng năm Mức giá chunghay mức giá tổng quát không phải là các mức giá đơn lẻ Vì có nhiều trường hợp mứcgiá chung tăng lên nhưng vẫn có một số mặt hàng có mức giá không đổi hoặc thậm chíthấp hơn trước, giá các loại hàng hoá tăng lên không nhất thiết cùng một tỷ lệ như nhau.Ngoài ra theo quan điểm của thuyết số lượng tiền tệ, lạm phát là sự mât can đốigiữa tiền và hàng trong nền kinh tế Có thể tóm tắt trong phương trình Fisher:

P.Y = M.V

Trong đó: M là mức cung tiềnP là mức giá bình quânY là sản lượng thực

V là tốc độ lưu thông tiền tệ

Biểu hiện đặc trưng của lạm phát:

- Hiện tượng gia tăng tiền giấy vượt quá nhu cầu cần thiết của lưu thông hànghóa dẫn đến hệ quả là tiền giấy bị mất giá.

- Giá cả hàng hóa tăng đồng bộ, liên tục.

- Sự bất ổn định trong đời sống kinh tế – xã hội.

1.2 Nguyên nhân gây lạm phát

Trang 3

+ Theo quan điểm của lạm phát giá cả: có hai nguyên nhân dẫn đến lạm phát:

- Lạm phát do cầu kéo (Demand – Pull Inflation): tổng cầu cao hơn tổng cung ởmức toàn dụng lao động Lạm phát do sự gia tăng của tổng cầu có thể do hộ gia đình,doanh nghiệp, chính phủ, người nước ngoài tự ý thay đổi mức chi tiêu của mình, cũngcó thể do tác động của một số yếu tố khác như ngân sách trung ương tăng mức cungtiền …

- Lạm phát do cung, còn gọi là lạm phát do chi phí đẩy (Cost- Push Inflation) xảyra khi chi phí sản xuất kinh doanh tăng sẽ đẩy giá cả tăng lên ngay cả khi các yếu tố sảnxuất chưa sử dụng đầy đủ

+ Theo lý thuyết cơ cấu: Cho rằng lạm phát phát sinh do sự mất cân đối trong cơ

cấu kinh tế làm cho nền kinh tế phát triển không hiệu quả.

+ Theo lý thuyết tiền tệ: J.M.Keynes đã có công vạch rõ tác động của việc in tiền

vào nền kinh tế cho rằng: chính chế độ tiền tệ danh nghĩa dẫn đến lạm phát, cung tiềntăng khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát

+ Ngoài các lý thuyết trên còn tồn tại nhiều quan điểm khác lý giải về nguyênnhân của lạm phát như lạm phát do xuất nhập khẩu,…

- Nguyên nhân chủ quan: bắt nguồn từ chính sách vĩ mô (chính sách tài chính vàchính sách tiền tệ) không hiệu quả Hoặc do nhà nước chủ động sử dụng lạm phát nhưmột công cụ kích thích tăng trưởng kinh tế…

- Nguyên nhân khách quan: thiên tai, chiến tranh, ảnh hưởng từ thị trường thế giới,…

1.3 Tác động của lạm phát

Lạm phát có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế – xã hội tuỳ theo mứcđộ của nó:

+ Tác động tích cực: Nếu duy trì được một tỷ lệ lạm phát vừa phải thì sẽ thúc đẩy

nền kinh tế phát triển, bên cạnh những tác hại không đáng kể.

+ Tác động tiêu cực: lạm phát cao thường gây những tác hại đến kinh tế và đời

sống xã hội (phân phối thu nhập, tăng trưởng kinh tế- công ăn việc làm, tác động khác,cơ cấu kinh tế)

Trang 4

+ Ngoài ra tác động của lạm phát còn tuỳ thuộc vào lạm phát có dự đoán trướcđược hay không.

2 Chính sách tài khóa2.1 Khái niệm

Định nghĩa 1: Chính sách tài khóa (CSTK) được hiểu là chính sách của chính phủ

trong việc quản lý ngân sách nhà nước (NSNN), nhất là những vấn đề có liên quan tớichính sách thuế và vay nợ của chính phủ (theo định nghĩa của Wordnet Dictionary).Chính sách tài khóa thể hiện hành vi của chính phủ trong việc huy động nguồn tài chính/tiền (thu ngân sách) để tài trợ cho các khoản chi thường xuyên và đầu tư từ ngân sách(chi ngân sách) theo qui định của pháp luật.

Định nghĩa 2: Chính sách tài khóa là các chính sách của Chính phủ nhằm tác động

lên định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chínhphủ và thuế khóa

Định nghĩa 3: CSTK là tổng hợp các quan điểm, cơ chế và phương thức huy động

các nguồn hình thành NSNN, các quỹ tài chính có tính chất tập trung của Nhà nướcnhằm mục tiêu phục vụ các khoản chi lớn của NSNN theo kế hoạch từng năm tài chínhgồm: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ quốc gia, trả nợ trongvà ngoài nước đến hạn.(TS Lê Quang Cường)

Mặc dù có sự khác nhau giữa các nước về cách phân loại, phân tổ, tên gọi, song tựutrung lại, CSTK tập trung vào các khoản mục chính trong thu NSNN, thường bao gồmcác khoản thu về thuế và phí; các khoản chi ngân sách thường bao gồm hai khoản mụcchính là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

2.2 Nội dung của chính sách tài khóa

+ Khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp, tổng cầu ở mức rấtthấp Lúc này để mở rộng tổng cầu, Chính phủ phải tăng thêm chi tiêu hoặc giảm thuếnhằm gia tăng tổng cầu của nền kinh tế dẫn đến làm tăng sản lượng, việc làm, giảm thấtnghiệp, song đổi lại nền kinh tế chấp nhận một mức lạm phát cao.

+ Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng quá mức, lạm phát tăng cao, Chính phủ cóthể giảm chi tiêu và tăng thuế, kích thích làm giảm tổng cầu của nền kinh tế, làm giảmsản lượng, giảm việc làm, tăng thất nghiệp nhưng đổi lại lạm phát giảm xuống.

Trang 5

Với một cơ chế tác động đơn giản như vậy, chính sách tài khoá có thể coi là phươngthuốc hữu hiệu để ổn định nền kinh tế Tuy nhiên, chính sách tài khoá không có đủ sứcmạnh đến như vậy, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại Bởi vì hệ thống tài chính hiện đại cónhững nhân tố ổn định tự động; hó tính toán một cách chính xác liều lượng tăng, giảm chitiêu và thuế một cách chính xác; độ trễ của CSTK trải qua một thời gian mới phát huy tácdụng do vậy chính sách tài khoá chỉ có tác dụng khi mức sản lượng đạt ở mức sản lượngtiềm năng; thâm hụt ngân sách nhà nước lớn sẽ gây ra lạm phát.

2.3 Công cụ của chính sách tài khoá 2.3.1 Chi tiêu công

Dù còn tồn tại sự khác biệt về thể chế chính trị ở các quốc gia trên thế giới, trongthực tế luôn có hai lĩnh vực mà chi tiêu công hướng đến Khu vực thứ nhất là chi tiêucông phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế Chúng bao gồm nhiều khoản mục khácnhau và tất cả chúng đều có liên quan trực tiếp đến việc thiết lập một nền tảng tốt hơncho phát triển kinh tế Loại chi tiêu công này được mong đợi là góp phần nâng cao sảnlượng của nền kinh tế

Bên cạnh các khoản chi vào đầu tư và phát triển, lĩnh vực thứ hai mà chi tiêu cônghướng đến là khoản chi nhằm mục đích cải thiện và nâng cao đời sống của người dântrong nền kinh tế Loại chi tiêu này được xem là chi tiêu dùng mặc dù nó cũng đónggóp vào việc tăng trưởng kinh tế thông qua việc nâng cao năng suất của của lực lượnglao động trong xã hội

2.3.2 Hệ thống thuế

Hiện nay có rất nhiều các quan điểm khác nhau về thuế nhưng điểm chung nhất đó lànhững khoản thu bằng tiền, có tính chất xác định không hoàn trả trực tiếp cho các chủ thểnộp thuế (công dân, doanh nghiệp) đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực(nghĩa vụ nộp thuế) nhằm bù đắp những chi phí của nhà nước

Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ quan trọng để phân phối lại thunhập, góp phần tích cực giảm bội chi NSNN, giảm lạm phát góp phần ổn định trật tự xãhội.

Thuế là công cụ quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô: khuyến khích hoặc kìm hãm hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế theo từng mục tiêu chung của Đấtnước; thúc đẩy tăng cường đầu tư vốn và lành mạnh hóa thị trường.

Trang 6

Thuế góp phần đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế (công bằng-thuế suất).Một hệ thống thuế muốn có hiệu quả phải đảm bảo tính công bằng, thuận tiện, ổnđịnh, tính kinh tế, năng suất và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Hệ thống thuế hiện hành bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau tác động lên tất cả cáchoạt động kinh tế, các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh Vì vậy, Chính phủhoàn toàn có thể sử dụng công cụ thuế để điều tiết hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp, khuyến khích đầu tư, phát triển các hoạt động sản xuất có lợi cho quốc kế dânsinh, thực hiện điều tiết, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chính sách thu hútvốn đầu tư nước ngoài, bảo hộ và khuyến khích phát triển sản xuất trong nước và tạođiều kiện hàng hóa trong nước cạnh tranh trên thị trường Thế giới.

Bên cạnh đó cần phải thực hiện tốt công tác quản lý thuế để đảm tăng nguồn thuđáp ứng chi thường xuyên và đáp ứng cân đối NSNN.

3 Mục tiêu của chính sách tài khóa

Mục tiêu của CSTK sẽ được thiết lập dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế xã hội củaĐất nước nhằm ổn định nền kinh tế bằng những thay đổi về mức độ và thành phần của

thuế và chi tiêu của chính phủ qua đó tác động đến các biến số sau trong nền kinh tế:

tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế, kiểu phân bổ nguồn lực, phân phối thu nhập 4 Yêu cầu của chính sách tài khóa

+ Thiết lập, tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể: kế hoạch thu chi NSNN, kế hoạchnày dựa trên các cân đối kinh tế vĩ mô, trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các quy địnhcủa pháp luật Tổ chức khai thác hiệu quả nguồn thu và công tác hành thu để đáp ứngnhu cầu chi tiêu Phân bổ và sử dụng nguốn lực tài chính hiệu quả: yêu cầu chi NSNNphải được thiết lập một cách độc lập và trước khi ra quyết định chi tiêu từng phần(khoản mục chi tiêu)

+ Phân cấp quản lý NSNN để đảm bảo cân đối trong hệ thống NSNN: Phân địnhnguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; các khoản chuyển giao giữa chínhquyền nhà nước trung ương và chính quyền nhà nước địa phương; vay nợ của chínhquyền địa phương.

+ Bội chi NSNN: Tùy thuộc vào mục đích chính trị, kinh tế mà có những quanđiềm khác nhau trong việc xác định mục tiêu của CSTK Các biện pháp để xử lý bội

Trang 7

chi: tăng thuế, cắt giảm chi tiêu, phát hành tiền, vay nợ (trong nước và nước ngoài) vàquản lý nợ công.

5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả của CSTK

Các tiêu chí đánh giá CSTK phải được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu tổng thể củakinh tế vĩ mô: quy mô GDP; tỷ suất thu/GDP; sự gia tăng chi tiêu hằng năm/GDP; tỷ lệ nợtrên GDP; tỷ lệ tiết kiệm trên GDP; mức độ thâm hụt của cán cân thanh toán… Theo đó,hiện nay có một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của CSTK (các tiêu chí này có thể có sự khácnhau ở từng quốc gia, khu vực) cụ thể như sau:

+ Các tiêu chí về kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, cán cân thanhtoán, cân đối NSNN, …

+ Đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch thu – chi theo dự toán (đảm bảo tuân thủ kỷ luậttài chính tổng thể):

- Các quốc gia đều thống nhất ở một điểm là việc tăng tốc độ thu NSNN từ thuế khôngthể vượt quá cao so với tỷ lệ tăng trưởng GDP mà giữa chúng phải có một giới hạn dừngnào đó (khác nhau ở từng quốc gia) Nếu tốc độ tăng thu vượt quá giới hạn này thì sẽ xảy rahiện tượng tận thu và nguồn thu NSNN từ thuế trong các năm sau sẽ giảm.

- Mức bội chi có nằm trong phạm vi kiểm soát hay không; nguồn bù đắp bội chi và tínhhiệu quả của chi tiêu công Xác lập tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP , theo thông lệ là nhỏhơn 5% và tỷ lệ số bội chi ngân sách lũy kế so với GDP (thực chất là tỷ lệ nợ vay so với GDPvì thâm hụt được bù đắp chủ yếu bằng vay nợ) Theo Hiệp ước Masstricht, các quốc giathành viên được phép bội chi NSNN không quá 3% GDP.

+ Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư, hệ số ICOR so sánh trong khu vực và so sánh vớinhững nước có trình độ phát triển tương đồng (thông thường, chỉ số ICOR của các nướclà 2 – 3).

+ Vấn đề vay nợ để bù đắp thâm hụt: Khả năng hấp thụ vốn vay và khả năng hoàntrả, theo kinh nghiệm quốc tế nợ nước ngoài/ GDP nhỏ hơn 50%, tổng mức trả nợ/kimngạch xuất khẩu hàng năm nhỏ hơn 20%, (tỷ lệ trả nợ), khả năng trả nợ nước ngoài nhỏhơn 150% (tổng nợ nước ngoài/tổng kim kim ngạch xuất khẩu hàng năm); tỷ lệ nợ khôngquá 60% GDP đối với các nước thành viên EU; theo chuẩn an toàn của WB là không quá40% GDP.

Trang 8

0.49 0.77 0.850.94

0.55 0.51 0.741.23

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

TỐC ĐỘ TĂNG, GIẢM GIÁ TIÊU DÙNG QUA CÁC THÁNG NĂM 2007 (%)

Năm2007TỐC ĐỘ TĂNG, GIẢM GIÁ TIÊU DÙNG QUA CÁC NĂM (%)

Chỉ số CPI qua các tháng của năm 2008

% so tháng trước 2,38 3,56 2,99 2,2 3,91 2,14 1,13 1,56 0,18 -0,19% so với năm 2007 2,38 6,02 9,19 11,6 15,96 18,44 19,78 21,65 21,87 21,43

Giá tiêu dùng qua các tháng trong năm 2007 và 2008 tính từ năm 1992 Tốc độtăng giá tiêu dùng năm 2007 là 12,63% cao gấp rưỡi tốc độ tăng GDP 8,48%, tốc độtăng CPI tính tới tháng 10/2008 là 21,43% cao gấp ba lần so với tốc độ tăng GDP (tốcđộ tăng GDP 9 tháng/2008 là 6,52)

1.2 Nguyên nhân

Dựa vào tình hình thực tiễn của Việt Nam những năm gần đây, lạm phát có thểdo những nhóm nguyên nhân chính sau đây:

Trang 9

Thứ nhất, nguồn vốn nước ngoài vào ồ ạt và Ngân hàng Nhà nước đã bỏ tiền ra

mua USD vào với số lượng lớn trong một thời gian ngắn

Trong năm 2007 Nhà nước bỏ tiền ra mua 9 tỉ USD (tương đương với 145 ngàntỉ đồng) để tăng dự trữ ngoại hối Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều đã gây sức éptăng giá đồng Việt Nam, đồng thời góp phần làm tăng tổng phương tiện thanh toán đãtạo sức ép tăng giá

Thứ hai, tín dụng tăng lên nhanh do yêu cầu sản xuất, kinh doanh

Tăng trưởng kinh tế liên tục và ở mức cao đòi hỏi lượng tiền đưa vào lưu thôngcũng phải tăng lên tương ứng Tuy nhiên, khi chênh lệch giữa mức tăng cung tiền vàtăng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) trở nên quá lớn Tốc độ tăng cung tiền tại ViệtNam từ năm 2003 đến nay liên tục duy trì trên dưới 25% mỗi năm và tín dụng nội địacũng tăng trên 35%, năm 2007 tăng 53% Thế nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Namlại chỉ tăng từ 7-8% trong khi đầu tư hàng năm của nền kinh tế chiếm tới 35% GDP Sựmất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn làm cho lạm phátgia tăng vào những năm gần đây.

Thứ ba, hiệu quả đầu tư của ta không cao dẫn tới hệ số hiệu quả (ICOR) cao,

gấp đôi các nước khu vực

Hệ số ICOR là mức gia tăng vốn đầu tư để đạt một đơn vị gia tăng tăng trưởngđược dùng để đo năng suất của đồng vốn Hệ số ICOR càng cao thì hiệu suất sử dụngvốn càng thấp Hiện tại, hệ số ICOR của Việt Nam ta rất cao và ngày càng tăng chứngtỏ vốn đầu tư chưa được sử dụng tốt

Thứ tư, tài khóa bội chi (thâm hụt NSNN hàng năm khoảng gần 5%)

Tổng chi tiêu của Nhà nước trong năm 2006 là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 221,8nghìn tỷ đồng (hay 45%) so với năm 2004 Như vậy, tốc độ tăng chi tiêu hàng năm củaNhà nước trong giai đoạn 2004-2006 là 20,3% năm (tương đương với tốc độ tăngtruởng bán lẻ).

Cũng trong giai đoạn trên, thu ngân sách tăng chủ yếu không phải từ nguồn thunội địa mà là từ dầu mỏ, nợ và viện trợ nước ngoài Thu nội địa trong năm 2004 chỉ đạt119 nghìn tỷ, và trong năm 2006 là 190 nghìn tỷ, chỉ tăng 71 nghìn tỷ Trong khi đó chỉtiêu của nhà nước tăng 131 nghìn tỷ, từ 190 lên tới 321 nghìn tỷ, tức là gần gấp đôi mức

Trang 10

tăng thu nội địa Nhưng nếu các khoản chi tiêu này lại không được sử dụng một cáchhiệu quả, chỉ đóng góp nhỏ cho sản lượng (tức là không làm cho tổng cung tăng mộtcách tương ứng) thì tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát.

Thứ năm, nguyên nhân chi phí đẩy: trong hai năm 2007 và 2008 giá nguyên

vật liệu, lương thực, thực phẩm, giá dầu thế giới tăng cao đã làm cho mặt bằng giánhững mặt hàng này trong nước tăng cao Bên cạnh đó Việt Nam vẫn là một nước nhậpkhẩu, cùng với chính sách “neo” tỷ giá khiến cho lạm phát tại Việt Nam tăng.

1.2 Tác động của lạm phát

1.2.1 Đối với đời sống cư dân

Lạm phát gây ra khó khăn cho người có thu nhập thấp nhiều hơn là cho người cóthu nhập cao, vô hình chung đã đào sâu thêm sự cách biệt Điều mà người dân trôngchờ là tăng lương, nhưng tăng lương thì tính bằng năm mà giá cả thì leo thang từngngày Đặc biệt là đối với đa số dân cư đang sống ở nông thôn, họ không có gì bù đắp lại

cả Một báo cáo công bố ngày 22-8 của UNDP cho thấy người nghèo Việt Nam hưởngan sinh xã hội thấp nhất Điều này càng chứng tỏ rằng ảnh hưởng của lạm phát lênnhững người nghèo ở Việt Nam là rất lớn.

1.2.2 Đối với các doanh nghiệp

Do lạm phát cao nên các doanh nghiệp phải chịu thêm những chi phí phát sinh như:Bóp méo thước đo giá trị, dẫn đến doanh nghiệp khó so sánh doanh thu thực, chi phí thực,lợi nhuận thực và tiền lãi thực theo thời gian; chi phí sản xuất kinh doanh tăng; thay đổi giátương đối và tạo ra nhầm lẫn trong phân bổ nguồn lực

1.2.3 Đối với nền kinh tế nói chung

- Do lạm phát nên không phản ánh giá trị thực, làm cho phân phối nguồn lực đã bịlệch và tác động đến đời sống, thị trường không còn khả năng phân bổ nguồn lực theocách tốt nhất.

- Do tác động của các loại chi phí đặc trưng phát sinh trong điều kiệnlạm phát tăng cao như chi phí mòn giày là chi phí rút tiền, bán tài sản,… khi đó tiếtkiệm sẽ không đủ để đầu tư cho nền kinh tế vốn đã mất cung cầu về tiền – hàng cànglàm cho nền kinh tế rối loạn hơn.

Trang 11

- Cùng điều kiện và hoàn cảnh, các nước trong khu vực có mức lạmphát thấp hơn Việt Nam Nếu môi trường VN vẫn bất ổn, lòng tin của nhà đầu tư sẽgiảm đi, ảnh hưởng đến cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư bỏ đi cũng sẽ ảnhhưởng đến tăng trưởng dài hạn.

- Lạm phát dẫn đến những bất ổn vĩ mô đã làm giảm đáng kể mức tínnhiệm quốc gia của Việt Nam

1.3 Giải pháp về tài chính – tiền tệ đã thực hiện

Thứ nhất, chính sách thắt chặt tiền tệ: hạn chế lượng tiền trong lưu thông, hạn chế

cung tín dụng (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu táicấp vốn, phát hành tín phiếu bắt buộc nới lỏng biên độ tỷ giá -NHNN đã nới lỏng biênđộ tỷ giá 0,25% lên 3% trong hai năm 2007-2008)

Thứ hai, cắt giảm chi tiêu hoặc dừng đầu tư vào các dự án không có hiệu quả mà các

DNNN đang đầu tư; đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ thực hiện thanh kiểmtra tình hình hoạt động và sử dụng vốn của nhà nước của tất cả các doanh nghiệp có sửdụng vốn nhà nước, nhất là trong đầu tư hàng hóa công, cơ sở hạ tầng; thực hiện các giảipháp kiểm soát tình trạng thất thoát, lãng phí và tham nhũng Giám sát chặt chẽ nguồn vốnvay của các tập đoàn kinh tế nhà nước, tránh tình trạng các tập đoàn này liên kết với nhautham gia quá mức vào các lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứng khoán, kinh doanh bất độngsản, là những lĩnh vực đầy rủi ro.

2 Thực trạng CSTK trong thời gian qua2.1 Thực trạng thu NSNN

2.1.1 Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2007

Dự toán thu NSNN Quốc hội quyết định 281.900 tỷ đồng; phấn đấu cả năm ướcđạt 287.900 tỷ đồng, vượt 2,1% (6.000 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 11,6% so với thực

hiện năm 2006 Trong đó, thu nội địa cả năm đạt 159.500 tỷ đồng, vượt 5,1% (7.700 tỷđồng) so dự toán; thu từ dầu thô ước đạt 68.500 tỷ đồng, bằng 95,5% dự toán (giảm3.200 tỷ đồng); thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu dự toán 55.400 tỷđồng, trên cơ sở dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 69.900 tỷ đồng; thu việntrợ không hoàn lại cả năm đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 13,3% (400 tỷ đồng) so dự toán.

Trang 12

Hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Quốc hội đã quyết định (vượt 2,1%),

đạt tỷ lệ động viên so GDP là 25,2%, riêng thuế và phí là 23,4% GDP (nếu loại trừyếu tố tăng giá dầu thô thì đạt 22,4% và 20,6% so GDP) Cơ cấu thu NSNN tiếp tục

được cải thiện, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu cân đối NSNN tăng từ 52,1% năm2006 lên 55,4% năm 2007 (bình quân giai đoạn 2001-2005 là 52,4%).

2.1.2 Dự toán thu NSNN năm 2008

Dự toán thu NSNN Quốc hội quyết định 323.000 tỷ đồng, cụ thể như sau: Thu nộiđịa: 189.300 tỷ đồng, trong đó kinh tế quốc doanh: 63.159, kinh tế ngoài quốc doanh38.347, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 40.099, các khoản thu liên quan đếnnhà, đất 21.974; thu từ dầu thô: 65.600; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhậpkhẩu: 64.500; thu viện trợ không hoàn lại: 3.600

- Kết quả thu thuế và phí giai đoạn từ 1990-2007NămThuế và phí

(tỷ đồng)

Tốc độ tăng(%)

% thuế vàphí/GDP

% thuế vàphí/thu NSNN

Theo số liệu thống kê, số thu thuế TNDN (không kể thu thuế TNDN từ dầu khí)

vẫn tiếp tục tăng qua các năm: năm 2003 thu 21.147 tỷ đồng; năm 2004 thu 24.201 tỷđồng; năm 2005 thu 28.729 tỷ đồng; năm 2006 thu 33.663 tỷ đồng; năm 2007 thu39.469 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm gần 17% (tăng cao hơn tốc độ tăngtrưởng kinh tế) Số liệu chi tiết như sau :

Trang 13

Tốc độ tăng so năm trước (%) 19,9% 11,3% 19,4% 20,7% 11,6%

2.2 Thực trạng chi tiêu công

2.2.1 Thực trạng chi tiêu công trong năm 2007

+ Đầu tư công của Việt Nam hiện nay có ba nhóm chính là (1) tiền ngân sách,chiếm khoảng 50% tổng đầu tư toàn xã hội, (2) tín dụng nhà nước chiếm hơn 9% và (3)tiền đầu tư của chính doanh nghiệp Có thể nói, đầu tư công chủ yếu là vốn Nhà nướcrót cho các công trình lớn của nền kinh tế.

- Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2007 khối lượng vốn đầu tư toànxã hội lên đến 461.000 tỉ đồng, tức bằng 40% GDP, trong đó khu vực nhà nước chiếmhơn 200.000 tỉ đồng, phần còn lại là của khu vực ngoài nhà nước và vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài Tuy nhiên, trong khi khu vực Nhà nước thu một nguồn lực tài chính quálớn của kinh tế, thì đa phần các công trình được thực hiện lại kém hiệu quả.

- Một số liệu được công bố trước đây cho thấy, tỷ lệ thất thoát lãng phí trong đầu tưcông khoảng 30% tổng vốn đầu tư Nếu con số ấy chính xác thì số tiền thất thoát, lãngphí trong đầu tư công của năm 2007 đã lên đến 60.000 tỉ đồng.

+ Tổng chi tiêu của nhà nước trong năm 2006 là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 221.8nghìn tỷ đồng (hay 45%) so với năm 2004 Như vậy, tốc độ tăng chi tiêu hàng năm củanhà nước trong giai đoạn 2004-2006 là 20,3% năm (tương đương với tốc độ tăng trưởngdoanh số bán lẻ) Cũng trong giai đoạn này, thu ngân sách tăng chủ yếu không phải từnguồn thu nội địa mà là từ dầu mỏ, nợ và viện trợ nước ngoài Thu nội địa trong năm

Trang 14

2004 chỉ đạt 119 nghìn tỷ, và trong năm 2006 là 190 nghìn tỷ, tăng có 71 nghìn tỷ.Trong khi đó, chi tiêu của nhà nước tăng 131 nghìn tỷ, từ 190 lên tới 321 nghìn tỷ,tức là gần gấp đôi mức tăng thu nội địa Khi chi tiêu của nhà nước tăng nhanh hơn

nhiều so với các nguồn thu ngoài dầu mỏ (ngay cả khi nguồn thu tăng này đến từ dầumỏ hay viện trợ) thì những khoản chi tiêu này sẽ làm tăng tổng cầu Thế nhưng nếu cáckhoản chi tiêu này lại không được sử dụng một cách hiệu quả, chỉ đóng góp được chút

đỉnh cho sản lượng (tức là không làm cho tổng cung tăng một cách tương ứng) thì tấtyếu sẽ dẫn tới lạm phát.

+ Theo báo cáo quyết toán NSNN năm 2006, hầu hết các khỏan chi đều bằng vàvượt dự tóan, chi sai phải thu hồi khoảng 2.000 tỷ đồng nhưng mới thu được chưa đến50%.

+ Đầu tư quá mức (gần 40% GDP) và hệ số ICOR 4,4 (có nghĩa là Việt Nam hiệncần 4,4 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng) là rất cao so với các nước kháctrong khu vực ở những giai đoạn phát triển tương đương như Việt Nam bây giờ (hệ sốICOR trung bình của các nước trong khu vực là khoảng 3) Theo đánh giá của cácchuyên gia, chỉ số ICOR càng cao thì sự thất thoát, lãng phí trong đầu tư cũng lớntương ứng Một khối lượng lớn tiền được đưa vào nền kinh tế thông qua các dự án đầutư, nhưng các dự án này kém hiệu quả làm cho khối lượng hàng hoá, dịch vụ của nềnkinh tế không tăng được tương ứng đã gây áp lực cho lạm phát gia tăng Hiện nay, việcbù đắp thâm hụt ngân sách chủ yếu bằng nguồn vốn vay nợ (về nguyên tắc chỉ đượcdùng cho chi ĐTPT), tuy nhiên nguồn vốn này đã được đầu tư tràn lan, dàn trải (xâydựng cơ sở hạ tầng) kém hiệu quả kinh tế nên chưa tạo ra được các sản phẩm phục vụcần thiết cho tăng trưởng kinh tế

Bảng so sánh ICOR với các nước

Nước Giai đoạn Tăng trưởngGDP (%/năm)

Ngày đăng: 10/12/2012, 09:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Thực trạng tình hình lạm phát của Việt Nam trong thời gian vừa qua 1.1 Lạm phát năm 2007 và 2008: - Đánh giá hiệu quả của Chính sách tài khóa trong việc kiềm chế lạm phát
1. Thực trạng tình hình lạm phát của Việt Nam trong thời gian vừa qua 1.1 Lạm phát năm 2007 và 2008: (Trang 8)
Dựa vào tình hình thực tiễn của Việt Nam những năm gần đây, lạm phát có thể do những nhóm nguyên nhân chính sau đây: - Đánh giá hiệu quả của Chính sách tài khóa trong việc kiềm chế lạm phát
a vào tình hình thực tiễn của Việt Nam những năm gần đây, lạm phát có thể do những nhóm nguyên nhân chính sau đây: (Trang 8)
Bảng so sánh ICOR với các nước - Đánh giá hiệu quả của Chính sách tài khóa trong việc kiềm chế lạm phát
Bảng so sánh ICOR với các nước (Trang 14)
Bảng: Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của NSNN - Đánh giá hiệu quả của Chính sách tài khóa trong việc kiềm chế lạm phát
ng Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của NSNN (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w