8điềucấmkỵđốivớibố
trí trongphòng.
Cấm kỵ thứ 1: Cửa chính và ban công xếp thành một đường
thẳng gọi là “Xuyên đường sát”
Gọi là “Xuyên đường sát” là chỉ cửa trước hoặc cửa sau xếp
với ban-công sau thành một đường thẳng mà không có gì
ngăn ở giữa, không khí, gió và ánh sáng xuyên thẳng đến
phòng khách, điều cơ bản trong PT yêu cầu là “Tàng phong
tụ khí”, xuyên đường sát sẽ làm cho không khí trong phòng
luôn bị nhiễu, làm cho chủ nhà khó tụ được tài, dễ gặp phải
tai họa đổ máu, còn gọi là “Dương trạch đệ nhất sát”.
Cấm kỵ thứ 2: Cách cục “xuyên tâm sát”
Phía trên cửa chính có thanh dầm gọi là “xuyên tâm sát”
“Xuyên tâm sát” là chỉ bên trên cửa chính có thanh dầm, mà
thanh dầm này từ bên ngoài xuyên thẳng vào cửa chính và
vuông góc với cửa chính, thậm chí xuyên qua cả phía trên
buồng ngủ và bếp. Cửa chính chủ về sự nghiệp, xuyên tâm
sát rất dễ gây nên những nỗi khổ không thể nói ra, phải ngậm
đắng nuốt cay, cố gắng mấy cũng không có kết quả hoặc xảy
ra những chuyện lực bất tòng tâm cho gia chủ.
Cấm kỵ thứ 3: Cách cục nhà vệ sinh, bếp và cầu thang ở vị trí
trung cung của căn buồng
Điểm trung tâm của căn nhà gọi là “Trung cung”
Trung cung của căn nhà cũng giống như trái tim của con
người, là vị trí quan trọng nhất của căn phòng, đó cũng là nơi
chủ yếu ảnh hưởng đến tài vận trong gia đình, còn nhà vệ
sinh là nơi loại bỏ chất thải, tuyệt đối không được để nhà vệ
sinh làm ô nhiễm trọng tâm chủ yếu nhất của căn nhà, nhà vệ
sinh nếu ở vị trí trung cung sẽ dễ mắc các bệnh tim mạch.
Bếp thuộc hỏa, nếu bếp ga đặt ở vị trí trung cung của căn nhà
sẽ hình thành nên cách cục “Hỏa thiêu trung cung”, dễ làm
cho người trong căn nhà đó dễ mắc các bệnh về hệ thống tiêu
hóa và đường ruột, chủ nhà cần đặc biệt chú ý.
Có một số kiến trúc lầu trong lầu hoặc nhà cao, lộ thiên…đều
sẽ có thiết kế cầu thang. Lúc này điềucấmkỵ nhất là thiết kế
cầu thang ở điểm trung tâm của căn nhà, hoặc chiếu nghỉ của
cầu thang rơi vào đúng điểm trung tâm của căn nhà, về mặt
PT, đây là cách cục đại hung. Cầu thang là nơi trèo lên trèo
xuống, sẽ làm người mỏi mệt do gân cốt phải hoạt động
mạnh, cầu thang ở trung cung đại diện cho sự bận rộn của
chủ nhà, đồng thời cũng sẽ gây các bệnh về gân, khớp, thậm
chí phát sinh bệnh cao huyết áp.
Cấm kỵ thứ 4: Cách cục phòng khách ở phía cuối căn nhà.
Phòng khách cách xa cửa chính, ở phía sau của căn nhà, thậm
chí xếp sau cả buồng ngủ, bếp hoặc nhà vệ sinh, không phù
hợp với thói quen sử dụng thông thường, đốivới bên ngoài là
Dương, đốivới bên trong là Âm, nội ngoại tương phản, âm
dương sai vị trí, đại diện cho nội ưu ngoại hoạn không dứt.
Cấm kỵ 5: Dầm ngang so le hoặc trần nhà quá thấp
Trần nhà quá thấp gọi là “Cách cục Thiên la”
Trần nhà thông thường đều có dầm ngang và phần lớn nằm ở
bốn góc, nhưng nếu dầm ngang trong nhà so le sẽ rất ảnh
hưởng, dầm ngang mà nhiều thì trong PT gọi là “Cách cục
Thiên la”, sẽ làm cho con người luôn cảm thấy áp lực rất lớn.
Ngoài ra, còn có một cách cục Thiên la khác là trần nhà quá
thấp, như vậy sẽ làm cho người trong nhà gặp trở ngại trong
sự phát triển, khó có thể phát huy.
Cấm kỵ thứ 6: Cách cục “Buồng trong buồng”
Buồng trong buồng
Trong buồng ngủ có một buồng khác, phải đi qua A mới vào
đến B, đó là cách cục buồng trong buồng, đại diện cho trạng
thái “sai trật tự”, dễ gây phiền não và đưa ra những quyết
định sai lầm.
Cấm kỵ thứ 7: Cầu thang trong nhà hướng thẳng ra cửa chính
Cầu thang trong nhà hướng thẳng ra cửa chính, tiền tài dễ
chảy hết ra ngoài
“Tĩnh là núi, động là nước” cầu thang để con người chuyển
động lên xuống, tượng trưng cho “nước” trong nhà, cầu thang
của căn nhà có cách cục lầu trong lầu hoặc lộ thiên nếu
hướng thẳng ra cửa chính thì đại diện cho nước chảy thẳng ra
cửa, nước là tài (tiền), độ dốc của cầu thang càng lớn thì thất
thoát tiền tài càng nhanh.
Cấm kỵ thứ 8: Căn nhà có cửa sau (không nên sửa ban-công
thành nhà không có cửa sau)
Căn nhà nên có ban-công sau thì về mặt sự nghiệp mới có
không gian tiến lui
Cửa sau của căn nhà không được lớn hơn cửa chính, đồng
thời cũng không được đóng cửa trước và đi vào từ cửa sau,
như vậy sẽ chủ về cô quả. Ngoài ra, căn nhà rất kỵ không có
cửa sau (hiện nay ở các tòa nhà lớn hoặc chung cư, bếp thông
với cửa ra ban-công sau cũng được coi là cửa sau) vì chủ về
sự nghiệp chỉ biết tiến không biết lùi, hành động đơn độc,
không có đất để lùi, về mặt sức khỏe thì dễ mắc các bệnh về
tim mạch tuần hoàn máu.
.
8 điều cấm kỵ đối với bố
trí trong phòng.
Cấm kỵ thứ 1: Cửa chính và ban công xếp thành một đường. không phù
hợp với thói quen sử dụng thông thường, đối với bên ngoài là
Dương, đối với bên trong là Âm, nội ngoại tương phản, âm
dương sai vị trí, đại diện