Luận văn : Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản tính theo lương hiện nay trong các Doanh nghiệp
Trang 1I.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT ĐỐNG ĐA 1
Lịch sử ra đời và phát triển 1
Môi trường cạnh tranh 2
1.3 Các hoạt động chính của NHNo & PTNT Đống Đa 2
1.4 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ 4
1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 4
1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban 5
II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 8
2.1 Hoạt động huy động vốn 8
2.2 Hoạt động sử dụng vốn 12
Hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng 14
2.4 Kết quả hoạt động của chi nhánh 14
III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI 14
3.2.2 Những chương trình chính của Chi nhánh: 14
3.2.3 Các biện pháp chính sẽ triển khai thực hiện trong năm 2010 14
BÁO CÁO TÔNG HỢP
I.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT ĐỐNG ĐA
Lịch sử ra đời và phát triển
Năm 1988, hệ thống ngân hàng chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp Từ đó, cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống ngân hàng và những nhu cầu mới trong cơ chế thị trường như tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển NHNo&PTNT Việt Nam là một trong những ngân hàng có mạng lưới chi nhánh cấp một lớn nhất được hình thành theo QĐ/27/6/1988 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam trên cơ sở tách
Trang 2chuyển từ NHNo Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư, phát triển kinh tế thủ đô, đặc biệt trong lĩnh vực No&PTNT.
Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Đống Đa là chi nhánh của NHNo&PTNT Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn quận và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng thành phố, trụ sở chính đặt tại 154 Tôn Đức Thắng Từ 01/04/2008 chi nhánh ngân hàng chuyển sang mô hình ngân hàng cấp một trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, trụ sở chính đặt tại 3/37 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội.
Môi trường cạnh tranh
Năm 2009 cũng là một năm đầy biến động của thị trường tài chính, ngân hàng Cùng với Chính phủ, ngành ngân hàng đã thực hiện các gói kích thích kinh tế như cho vay hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất cho vay để giảm gánh nặng chi phí tài chính cho các doanh nghiệp Chính sách tiền tệ ổn định, lãi suất cơ bản duy trì 7%/năm trong 8 tháng, đến đầu tháng 12 được điều chỉnh lên 8%/năm Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và nhanh hơn tốc độ tăng nguồn vốn, đẩy các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất huy động, lãi suất huy động gần bằng lãi suất cho vay Thị trường ngoại tệ căng thẳng, mất cân đối cung cầu, tỷ giá tăng cao, Ngân hàng nhà nước phải nhiều lần điều chỉnh biên độ tỷ giá Thị trường vàng cũng biến động khôn lường, giá vàng trồi sụt, các tin đồn thất thiết tác động tiêu cực đến tâm lý người dân cũng đã gây ảnh hưởng phần nào đến hoạt động ngân hàng Trước nền kinh tế nhiều biến động, Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa cũng đã cố gắng và đạt được kết quả nhất định trong năm 2009, đóng góp vào hoạt động chung của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
1.3 Các hoạt động chính của NHNo & PTNT Đống Đa
Cũng như nhiều ngân hàng khác, NHNo & PTNT Đống Đa hoạt động
Trang 3kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ với một số chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Huy động tiền gửi và cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế và dân cư.
- Cho vay tài trợ hoạt động XNK.
- Cho vay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên trực thuộc doanh nghiệp nhà nước.
- Thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, thanh toán XNK với các nước chung biên giới.
- Cho vay cầm cố, thế chấp giấy tờ có giá.- Làm dịch vụ kiều hối và kinh doanh ngoại tệ.- Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh.
- Thanh toán chuyển tiền điện, điện tử.- Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại.
Trang 41.4 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ.
1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
• Phòng giao dịch bao gồm: Số 23: 154 Tôn Đức Thắng Số 24: 01 Nguyên Hồng Số 25: 158 Thái Thịnh
Xã Đàn 20 - D
• Nhân sự
Ban lãnh đạo: 03 đồng chí chiếm 3,66%
Phòng hành chính nhân sự: 14 đồng chí chiếm 16,87%
Phòng kế hoạch kinh doanh: 23 đồng chí chiếm 27,71%
Phòng kế toán ngân quỹ: 15 đồng chí chiếm 18,07%
Phòng giao dịch: 20 đồng chí chiếm 24,1%
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: 3 đồng chí chiếm 3,66%
Phòng dịch vụ và marketing: 5 đồng chí chiếm 5,93%Giám đốc
Phó giám đốcPhó giám đốc
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng giao dịch
Phòng kiểm tra,kiểm soát nội bộ
Phòng dịch vụ và Mar
Trang 5Có thể thấy, cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh là tương đối hợp lý, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy năng lực chuyên môn và khả năng tiếp cận khách hàng.
1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban
- Ban giám đốc:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành công việc hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo của ngành, NH thành phố - ủy quyền cấp cơ sở.
+ Kịp thời phổ biến kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, chỉ thị của ngành đến CBCNV đồng thời chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đời sống của CB trong chi nhánh.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây
dựng kế hoạch kinh doanh theo đinh hướng của NHNo & PTNT Việt Nam và tổ chức thực hiện trong phạm vi Chi nhánh Hoạch định chiến lược kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn, kế hoạch 6 tháng và kế hoạch hàng năm cho toàn chi nhánh.
+ Tổng hợp thông tin kinh tế xã, xã hội, diễn biến lãi suất trên thị trường để tham mưu kịp thời cho Giám đốc điều hành lãi suất cho vay, lãi suất huy động vốn, chi phí dịch vụ cũng như triển khai các biện pháp, hình thức và công cụ huy động vốn.
+ Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, hoàn thiện hồ sơ cho vay, bảo lãnh, cấp tín dụng cho khách hàng tại trụ sở chính.+ Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế theo các phương thức: LC, nhờ thu, chuyển tiền, bảo lãnh cho toàn bộ chi nhánh cũng như các nghiệp vụ Kinh doanh ngoại tệ; niêm yết tỷ giá hàng ngày; cân đối và điều tiết nguồn ngoại tệ, hạch toán ngoại tệ Tư vấn khách hàng, tham gia và làm đầu mối các
Trang 6hoạt động sản phẩm dịch vụ khác có liên quan tới ngoại tệ: Séc, thẻ, kiều hối, WU…
+ Thường xuyên kiểm tra, phân tích hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vay vốn, phân loại nợ…để tìm ra biện pháp th hồi nợ đúng hạn.
+ Lập báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của lãnh đạo chi nhánh.+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được lãnh đạo chi nhánh giao.
- Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Giúp giám đốc tổ chức thực hiện chế độ
hạch toán kế toán, quản lý tài chính, kinh doanh dịch vụ theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam và pháp luật hiện hành.
+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với chi nhánh.
+ Chỉ đạo kiểm tra các phòng giao dịch trực thuộc thực hiện công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và công tác Ngân quỹ Thực hiện các khoản nộp NS theo luật định.
+ Thực hiện hạch toán các khoản chi tiêu nội bộ, chi trả lương, BHXH, thanh toán công tác phí…và các khoản chi khác liên quan tới người lao động.+ Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên qua tới kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng, các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
- Phòng giao dịch
+ Huy động vốn: Huy động vốn trong nước cả nội và ngoại tệ của các tổ chức dân cư, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định về hình thức huy động vốn của NHNo&PT Việt Nam
+ Cho vay được phép cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá do Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa phát hành theo quy định của chi nhánh trong từng thời kỳ Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi theo hợp đồng tín dụng
Trang 7Các hình thức cho vay khác theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và của Giám đốc Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa.
+ Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền, thực hiện thu, chi tiền mặt và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.- Phòng hành chính nhân sự
+ Tư vấn tham mưu cho Giám đốc về pháp lý có liên quan đến toàn bộ hoạt động của chi nhánh.
+ Thực hiện việc quản lý nhân sự, đào tạo và công tác hành chính, thi đua khen thưởng, thông tin tiếp thị, quản trị của chi nhánh.
- Phòng dịch vụ và Marketing: Tham mưu cho BGĐ trong việc nghiên
cứu, ứng dụng và phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.
+ Là đầu mối tổ chức nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh thẻ cũng như trực tiếp thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, phát triển hệ thống đại lý chấp nhận thẻ.
+ Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu thực hiện văn hóa doanh nghiệp và tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền, lập chương trình phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông.
+ Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng từng thời kỳ cũng như phối hợp với các phòng (tổ) có liên quan nghiên cứu hoàn thiện các sản phẩm hiện có và đưa ra các loại hình sản phẩm mới.
- Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
+ Kiểm tra công tác điều hành của các phòng nghiệp vụ và các phòng giao dịch trực thuộc cũng như giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, của ngành và NHNo & PTNT Việt Nam.
Trang 8+ Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi chi nhánh để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định hiện hành Kiểm tra, xác minh đơn thu khiếu nại.
II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1 Hoạt động huy động vốn
Trong hệ thống ngân hàng No&PTNT thì chỉ có ngân hàng No&PTNT Việt Nam có tư cách pháp nhân và được nhà nước cấp vốn điều lệ còn các chi nhánh khác như Chi nhánh Đống Đa thì không có tư cách pháp nhân, không có vốn điều lệ, và là đơn vị hạch toán phụ thuộc Vì vậy, trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh chủ yếu là nguồn huy động từ tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội,các nguồn khác như tiền vay của NHNN, các TCTD khác; nguồn khác chiếm tỷ trọng nhỏ.
Trang 9Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Đống Đa trong những năm gần đây
Đơn vị: Triệu đồng.
Trang 10Với phương châm “nhận tiền gửi để cho vay”, mở rộng hoạt động huy
động tiền gửi là một trong những mục tiêu quan trọng của Chi nhánh Đống Đa Cụ thể là, ngân hàng luôn áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, đồng thời đa dạng các sản phẩm huy động vốn như : tiết kiệm và tiền gửi qua đêm, tiền gửi tiết kiệm tự động điều chỉnh lãi suất, tiền gửi theo kì hạn tự chọn… tổ chức các chương trình gửi tiền tiết kiệm như “Huy động tiết kiệm bậc thang, tiệt kiệm khuyến mãi cho khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng…”.Thêm vào đó, ngân hàng đã tổ chức mạng lưới các phòng giao dịch rộng khắp trên địa bàn, không ngừng đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Từ đó nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn giữ được sự ổn định và tăng trưởng trong cơn bão tài chính vừa qua Tổng nguồn vốn huy động có xu hướng gia tăng đặc biệt là năm 2008 tăng 509.680 triệu đồng (122,04%) so với năm 2007 Trong đó tỷ trọng
Trang 11của tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế chiếm trên 80% Năm 2007 tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất 66,95% đạt 279.600 triệu đồng Sang năm 2008 khoản mục này tăng tuyệt đối hơn 99.000 triệu đồng (35.49%), tuy nhiên về mặt tỷ trọng so với tổng nguồn vốn thì có sự sụt giảm đáng kể, chỉ đạt 40,85% Tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng năm 2009 vẫn có xu hướng tăng nhưng tốc độ chậm hơn năm 2008 đạt 479.766 triệu đồng Tỷ trọng trong tổng nguồn thì lại tăng nhẹ (45,92%) Nguyên nhân chính là sự gia tăng mạnh mẽ của khoản mục tiền gửi của các tổ chức kinh tế cả về số tuyệt đối và số tương đối Trong khi năm 2007, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ đạt 118.040 triệu đồng (tăng 18,25%) so với cùng kỳ năm trước thì năm 2007 con số này tăng 380.444 triệu đồng tương đương 322,3% Đây chính là nguyên nhân làm cho chỉ trọng của khoản mục này tăng lên một cách nhanh chóng từ 28,26% (2007) lên hơn 50%(2008) Tuy nhiên sang năm 2009, nguồn này đã giảm 26,79% Sự thay đổi trái chiều trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng này có thể do năm diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và đầu năm 2009, thay vì việc làm ăn kinh doanh có thể bị thua lỗ các tổ chức kinh tế đã gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất cao với hy vọng giảm bớt tổn thất Năm 2009 khi nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới bước vào thời kỳ phục hồi, các doanh nghiệp lại sử dụng nguồn vốn của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiền gửi bằng ngoại tệ có xu hướng gia tăng nhanh, tốc độ gia tăng so với cùng kỳ lần lượt đạt 2,77%; 16,84% và 63,63% Mặc dù vậy, khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng thấp (từ 10% - 20%), nguyên nhân có thể là do lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ vẫn thấp hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi bằng nội tệ, hơn nữa việc mua bán ngoại tệ còn chịu nhiều sự quản lý của các cơ quan chức năng.
Trang 122.2 Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động chính của bất kì ngân hàng thương mại nào cũng là huy động vốn và kinh doanh bằng cách cho các tổ chức kinh tế, dân cư vay lại hoặc đầu tư vào các hạng mục khác nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Huy động được nguồn vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một ngân hàng nhưng sử dụng nguồn vốn đó sao cho hợp lý và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng lại là một vấn đề mang tính quyết định hơn.
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Đống Đa trongnhững năm gần đây
Trang 14Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009Quy mô
Tốc độ tăng DS cho vay = DS cho vay kỳ
này/DS cho vay kỳ trước (lần) 1,33 1,35 1,71
Hệ số thu nợ = DS thu nợ/DS cho vay (lần) 0,79 0,70 0,79Hệ số nợ xấu = nợ xấu/dư nợ (%) 2,34 2,04 3,96Vòng quay vốn = DS thu nợ/dư nợ BQ (lần) 1,85 1,29 1,55Nhìn vào số liệu ở bảng trên có thể cho ta thấy được bước nhảy vọt về hoạt động cho vay của chi nhánh trong năm 2009 Nếu như trong năm 2007 và năm 2008 sự mở rộng quy mô cho vay là tương đối ổn định lần lượt đạt 1,33 và 1,35 lần thì năm 2009 con số này là 1,71 lần tương ứng gần 350.000 triệu đồng Điều đó cho thấy NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa đã đi vào ổn định hoạt động và dần dần chiếm lĩnh nhanh thị trường, mở rộng doanh số cho vay Hơn thế nữa, sự ổn định trong hệ số thu hồi nợ của Chi nhánh cũng là một tín hiệu rất khả quan trong diễn biến kinh tế khá phức tạp trong thời gian vừa qua Hệ số thu nợ giảm nhẹ đạt 70% trong năm 2008 là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực thế Chênh lệch giữa doanh số thu nợ với doanh số cho vay là không lớn lần lượt đạt 79%, 70% và 79% mặc dù đã chưa phản ánh hết được tình hình thu hồi các khoản vay tại ngân hàng nhưng cũng đã phần nào nói lên hết được công việc giám sát và thu hồi các khoản nợ là tương đối tốt.
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy tốc độ tăng của dư nợ khá nhanh đồng thời ngân hàng đã rất chú trọng và mở rộng hoạt động tín dụng sang lĩnh vực trung và dài hạn, dư nợ tín dụng ngày càng tăng cao Tổng dư nợ năm 2007 đạt mức 190.181 triệu đồng tăng 65,37% so với dư nợ năm 2006, sang năm 2008 dư nợ của ngân hàng đã đạt mức 333.154 triệu đồng, tăng 75,18% so với năm 2006 Tiếp đến là 2009 thì dư nợ là 508.918 triệu đồng, tăng 52,76% năm 2008 Trong năm 2008 và đầu năm 2009 cuộc khủng hoảng tài chính cùng với nhiều điều kiện khó khăn khác dẫn tới việc nhiều cá nhân hay tổ chức chưa đủ khả năng thanh toán hết các khoản nợ cho ngân hàng cũng là một điều dễ hiểu Chính điều này đã góp phần làm tăng dư nợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng trong 2 năm 2008, 2009 Cụ thể dư nợ trung và dài hạn năm 2007 là 59.353 triệu đồng tăng 18,94% so với năm 2006, nhưng tới năm 2008 thì đã đạt tới 106.158 triệu đồng, tăng 78,86% năm 2007 và năm 2009 đạt 181841 triệu đồng, tăng 71,29%