“Ngồi khóctrên cây” –ướptâmhồnbằngcảmxúc
…Đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy mình không còn là người đọc nữa, mà
dường như đã rời khỏi chỗ ngồi hiện tại để bước vào trang sách, hóa thân thành
nhân vật chính, để cảm nhận buồn vui theo từng cung nhịp mà cảmxúc đem
lại…
“Ngồi khóctrên cây”
ướp tâmhồnbằngcảmxúc
Trước giờ mình vẫn hay đùa: truyện chú Ánh viết cứ như đồ thị của phương trình
bậc 2 có hệ số a nhỏ hơn 0. Nói thì có vẻ cao siêu thế thôi chứ thiệt ra chẳng có gì
đâu, bạn cứ thử vẽ đồ thị của hàm số y = a.x^2 + b.x + c với a < 0 xem nó ra sao?
Đó sẽ là một dạng parabol bị úp ngược xuống, giống như những cái chén bị úp
ngược trên giá.
Truyện chú Ánh xưa nay cũng thường như vậy, ban đầu cảmxúc được đẩy dần
lên đỉnh điểm, cao trào, niềm vui hăm hở leo đến tận đỉnh dốc, rồi dường như thấm
mệt, nó ngã lăn ra và trượt không phanh xuống phía bên kia, hóa thành nỗi buồn.
Biết bao nhiêu truyện luôn kết thúc như vậy: Còn chút gì để nhớ, Hạ Đỏ, Những
cô em gái rồi cả Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ… Nét buồn thường gợi lên từ
sự chia ly, mạch truyện vốn yên bình như mặt nước, bỗng nhiên bị số phận nghịch
ngợm ném vào một hòn sỏi, niềm vui đang soi bóng chợt nhòe đi, nhường chỗ cho
sóng buồn có dịp lăn tăn. Đọc truyện của chú Ánh mình sợ nhất là cảnh chia ly,
cứ đau đáu, hồi hộp dò tìm từng con chữ, sợ sự chia ly chơi ác, nấp đâu đó trong
từng dòng truyện, đợi khi mình mất cảnh giác rồi bất ngờ nhảy ra hù mình chơi.
Trước giờ chỉ thấy Cô gái đến từ hôm qua là được chú Ánh… thương tình, cho
đôi bạn trẻ gặp lại nhau sau gần 8 năm ly biệt, để tạo ra một cái kết cực kỳ lãng
mạn, có lẽ là cái kết đẹp… nhì trong tất cả những truyện chú đã viết. Ừ, Cô gái
đến từ hôm qua là truyện có cái kết đẹp nhì, còn cái kết đẹp nhất thì phải nói
đến…
… Ngồi khóctrên cây! Đối với tác phẩm này thì mình chẳng biết đồ thị cảmxúc
được vẽ theo hình gì, có lẽ là đồ thị hình sin, uốn lượn, thăng trầm, vui buồn, hợp
tan có đủ. Một món ăn tinh thần ướp bởi rất nhiều gia vị cảm xúc, được chế biến
bởi một người đầu bếp đại tài
“Chiều rớt nắng trên ngọn sầu đông
Nắng rơi xuống, rất dày, nhưng bị các nhánh lá cản lại trên cao.
Vô số nắng nằm trên ngọn cây.
Ở những khoảng trống, nắng tiếp tục rơi. …”
Truyện bắt đầu bằng những câu văn tả cảnh gói trong nghệ thuật liên tưởng vừa
quen, vừa lạ như vậy. Buổi chiều ở làng Đo Đo, một buổi chiều như mọi buổi
chiều, cũng như những buổi chiều ở thành phố thôi, nhưng cách viết khác, làm con
người ta cảm thấy buổi chiều dường như sinh động hơn, nghịch ngợm hơn. Một lần
nữa mình lại bắt gặp những hình ảnh tuổi thơ của tác giả trải ra trong từng câu chữ:
làng Đo Đo, chợ Kế Xuyên, mùa giấy kính, mùa nắp ken, mùa cọng dừa… Có lẽ
không phải vô tình mà nxb Trẻ lại chọn đăng một đoạn trả lời của tác giả trong bài
phỏng vấn năm 2003: “Tuổi thơ đối với tôi là một thế giới đầy ám ảnh. Tôi luôn
bắt gặp mình thổn thức khi nhớ về những ngày thơ ấu. Ấy là tôi đã nhận ra
mình ở quá xa sân ga tuổi nhỏ. Và tôi viết những cuốn sách để kéo chúng gần
lại…”
Truyện mang tên “Ngồi khóctrên cây” nhưng hình ảnh “ngồi khóctrên cây” chỉ
xuất hiện vỏn vẹn hai lần, một lần buồn, và một lần vui. Mạch truyện đều đều,
không quá nhanh mà cũng chẳng quá chậm. Cứ vậy, từng bước, từng bước dẫn dắt
người đọc len lỏi sâu vào bên trong tâmhồn của Rùa và Đông, khiến người ta ngẩn
ngơ trước mối tình đầu tinh khôi, trong trẻo nhưng bị cuộc đời đùa dai, tạo ra vô số
chông gai, thử thách, những nút thắt số phận tưởng như không thể nào tháo gỡ. Hết
buồn rồi lại vui, hết vui lại tới buồn. Niềm vui và nỗi buồn cứ như những đứa con
nít, chen nhau, giành chỗ trong từng trang truyện. Đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm
thấy mình không còn là người đọc nữa, mà dường như đã rời khỏi chỗ ngồi hiện tại
để bước vào trang sách, hóa thân thành nhân vật chính, để cảm nhận buồn vui theo
từng cung nhịp mà cảmxúc đem lại…
Đọc đến những đoạn mà nhân vật chính cứ hứng chịu hết nỗi buồn này đến sự bất
hạnh khác, lòng vừa buồn vừa giận. Buồn cho nhân vật và giận chú Ánh sao nỡ…
xử ác với những nhân vật của mình đến vậy. Nhiều lúc cứ muốn quăng luôn cuốn
truyện, chẳng thèm đọc nữa, nhưng cố dằn lòng: “bình tĩnh, cứ đọc hết xem sao,
nếu lại thêm một Mắt biếc thứ hai thì chừng đó liệng luôn cuốn truyện cũng chưa
muộn”. Rất may mắn là mình chưa phải liệng đi, tất cả là nhờ cái kết. Đó là một
cái kết hay, một cái kết có hậu, một cái kết đẹp còn hơn cả cổ tích, đẹp nhất là do
nó đã được tôi luyện qua bao biến cố, bao thăng trầm, sóng gió mà số phận đã tạo
ra để cuối cùng kết tinh lại thành một kết thúc đẹp như chưa từng được đẹp, đẹp
long lanh, óng ánh, nếu là một viên kim cương, hẳn đó là viên kim cương đẹp nhất
mà tạo hóa đã chế tác ra…
. thành
nhân vật chính, để cảm nhận buồn vui theo từng cung nhịp mà cảm xúc đem
lại…
“Ngồi khóc trên cây”
ướp tâm hồn bằng cảm xúc
Trước giờ mình vẫn. “Ngồi khóc trên cây” – ướp tâm hồn bằng cảm xúc
…Đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy mình không còn là người đọc nữa,