1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Hối tiếc potx

4 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 158,13 KB

Nội dung

Hối tiếc 01/07/2013 by Trung Nguyen Leave a Comment Hối tiếc là gì? Làm thế nào để thoát cảm giác hối tiếc? Hối tiếc là cảm giác của sự mất mát, thất vọng hoặc không thỏa mãn. Nói chung, người sống trong cảm giác hối tiếc thường nghĩ là anh ta đã có thể làm mọi việc khác đi. Bạn sẽ không cô đơn đâu dù lúc này bạn đang thất vọng vì những điều bạn đã làm với người yêu cũ hoặc cư xử không tốt với bạn bè, người thân. Có đôi khi hầu hết chúng ta cảm thấy ân hận vì những điều gì đó đã nói hoặc đã làm với đồng nghiệp và cấp trên, hoặc với những người chúng ta có mối quan hệ gắn bó lâu dài. Thật là tốt nếu như bạn biết nhìn lại quá khứ, để nhận ra rằng bạn “thỏa mãn” với cách mà bạn đang sống, theo lý tính hay cảm tính thì bạn đều có quyền hạnh phúc khi bạn được là chính bạn. Sự hối tiếc có thể làm sức khỏe bạn giảm sút nếu cứ để sự leo thang từ một việc bé như con kiến thành ra một con voi! Ví dụ như nếu có chàng trai nọ hối tiếc vì đã không “tán” được cô gái xinh đẹp. Cảm giác kia sẽ đeo đẳng anh ta và dẫn đến một trạng thái chán nản cực độ. Trong thực tế, không ít người sẽ hành động không đúng hoặc lâm bệnh chỉ vì một cảm giác hối tiếc vặt vãnh như thế! Tương tự, đi trễ cho một cuộc phỏng vấn, để vuột mất một cơ hội làm việc sẽ là nguyên nhân cho sự thất vọng. Nhưng cố gắng đừng để nó làm bạn “nhụt chí” trong việc đi tìm những công việc khác. Hãy nghĩ đây là một bài học kinh nghiệm để lần sau đừng phạm một lỗi tương tự như thế . Bạn có muốn thoát khỏi cảm giác hối tiếc, hãy thử với những cách sau đây 1. Nghĩ mọi việc rồi cũng trôi qua Hãy liệt kê ra giấy những điều có lợi và bất lợi khi bạn quyết định việc gì đó. Điều này sẽ hạn chế sự rủi ro tiềm ẩn. Bạn có thể ngủ một giấc. Thông thường, một ý tưởng mới sẽ đến nhanh hơn sau khi bạn để mình thư thái sau một khoảng thời gian trôi qua. Thực tế cho thấy rằng, có nhiều việc sẽ vuột khỏi tầm kiểm soát của bạn nếu bạn không biết cách xây dựng một kế hoạch. Bạn phải biết “tổ chức” chính mình để tránh những hậu quả không tốt. Nếu bất chợt bạn rất muốn đi du lịch, nhưng bạn lại nhanh chóng nhận ra rằng mình không có được kỳ nghỉ nào, mức lương cũng không cho phép, bạn sẽ cảm giác thế nào? Biết nhìn nhận cả 2 mặt của một kế hoạch sẽ bảo vệ bạn khỏi những viễn cảnh bất lợi. Nhưng điều quan trọng là bạn hãy dành chút thời gian để làm một sự đánh giá và hoạch định kế hoạch bằng một công thức rõ ràng, điều này giúp bạn tránh khỏi những hối tiếc tiềm ẩn. 2. Tỏ ra dứt khoát Đứng trước một việc cần quyết định, bạn hãy quyết định đi. Hãy tự tin và loại bỏ sự nghi ngờ bản thân. Nếu phải quyết định đầu tư mua trái phiếu hay bất động sản, bạn có thể phải cân nhắc kỹ. Trong trường hợp có xảy ra kết quả không như mong đợi, bạn có thể rơi vào tâm trạng thất vọng tạm thời, nhưng đừng để nó làm giảm lòng nhiệt tình của bạn. “Một lần ngã là một lần bớt dại…” mà… 3. Chấp nhận thực tế Chấp nhận một cách thực sự. Cuộc đời là một chuỗi dài của các sự kiện sẽ mở ra trước mắt bạn. Có cái tốt, có cái xấu. Một nam diễn viên nổi tiếng của Hollywood từng nói: “Trong đời tôi, điều hối tiếc duy nhất là tôi không được là một người khác”! Mong rằng anh ta không trở nên quá nghiêm trọng vấn đề. Chúng ta cần nhận ra rằng chúng ta không thể nào thay đổi thực tế, mà phải học cách chờ đợi và chấp nhận kết quả của việc chúng ta làm. 4. Hành động Có những hối tiếc có thể được đảo ngược. Nếu bạn muốn đi du lịch trong khi đang đi học, bạn có thể lên kế hoạch ngay từ bây giờ. Nếu bạn bị thất lạc bạn bè? Internet sẽ tạo ra những cơ hội to lớn để bạn tìm lại họ. Nếu có những chuyện kinh khủng xảy đến với bạn, đừng để chúng biến thành stress, hãy tìm cách vượt qua chúng. 5. Đối diện Thay đổi cái nhìn của bạn đi nhé! Hãy nghĩ bạn đang là người hạnh phúc. Điều này hoàn toàn có thể vì bạn đang có những bài học kinh nghiệm quý báu từ thất bại của quá khứ. Không dễ để đối diện với những bi kịch của thực tế, như một người bạn hay người thân của bạn vừa qua đời, bạn đang hối tiếc vì không còn có cơ hội để nói chuyện hay làm một việc gì đó cùng với họ. Nhưng bạn hãy nghĩ rằng, những việc bạn đã làm, những ký ức tốt đẹp mà bạn có sẽ còn quan trọng hơn nhiều. Biết đau lòng là một điều tốt, nhưng hãy cố gắng đối diện, đừng nên quá hối tiếc. 6. Bỏ qua thái độ của một người thua cuộc Hãy bỏ đi những từ “Tôi nên thế này, tôi phải thế này…” một cách tỉnh táo. Nếu mạnh mẽ hơn nữa thì bạn có thể tạm quên những từ đó trong vốn từ vựng của bạn, bởi vì nó chỉ thường đem đến những cảm giác tội lỗi. Những gì đã qua thì hãy cho nó qua, việc của bạn là nhìn về phía trước cùng với những bài học kinh nghiệm từ quá khứ. Đừng để ngày hôm qua “ngốn” quá nhiều thời gian của ngày hôm nay. Đừng lo lắng, hãy sống hạnh phúc Mọi việc xảy ra trong quá khứ của bạn hẳn có lý do nào đó. Cách tốt nhất vẫn là rút ra bài học để đừng lập lại sai phạm lần 2 và đừng có nói đi nói lại về những sai phạm đó. Hãy tập trung cho hiện tại và tương lai. Lo lắng cho những điều đã qua chỉ là vô ích. Hãy hòa nhập vào cuộc sống và sống mỗi ngày một cách đầy đủ nhất. Mark Twain đã từng nói: “20 năm sau, bạn sẽ thất vọng nhiều hơn vì những việc bạn đã không làm hơn là những việc bạn đã làm… Hãy đi thám hiểm. Hãy mơ. Hãy khám phá”. Để có một tinh thần và một cơ thể tốt, bạn đừng sống trong hối tiếc. . Hối tiếc 01/07/2013 by Trung Nguyen Leave a Comment Hối tiếc là gì? Làm thế nào để thoát cảm giác hối tiếc? Hối tiếc là cảm giác của. Sự hối tiếc có thể làm sức khỏe bạn giảm sút nếu cứ để sự leo thang từ một việc bé như con kiến thành ra một con voi! Ví dụ như nếu có chàng trai nọ hối

Ngày đăng: 20/03/2014, 04:21

Xem thêm

w