PhủTâyHồvàđềnthờthầnKim
Ngưu
Phủ TâyHồvàđềnKimNgưu thuộc thôn Tây Hồ, nay là phường Quảng An, quận
Tây Hồ, Hà Nội. PhủTâyHồ cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về phía Tây.
Phủ TâyHồ
Phủ nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây. Phủthờ Bà chúa Liễu
Hạnh – một trong những đại diện đạo Mẫu ở Việt Nam là một trong tứ bất tử của Việt
(Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh).
Tục truyền rằng: bà là Quỳnh Hoa -con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần
gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi
miền, qua đảo TâyHồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu
lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu.
Phủ TâyHồ
Như tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong lần đi thuyền dạo chơi
trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ
“Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi. Tiên chúa ở đây trong bao lâu không
ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ,
ông cho lập đềnthờ người tri âm. Cái xuất xứ ly kỳ của phủTâyHồ là thế.
Ngày nay, men theo con đường rợp bóng cây cuối khu biệt thự TâyHồ ở thủ đô Hà Nội,
giữa bát ngát hương sen và cảnh đất trời hòa quyện trong ánh nắng chiều tà, đảo nhỏ
được người xưa ví là “bãi đất cá vàng” nhô ra giữa mặt nước lung linh, đúng là cái thế
“đầu rồng, thân rồng, rùa cõng” khiến khách vãn cảnh cảm thấy âm dương đối đãi, tâm
hồn mình thư thái lạ.
Tam quan vào cổng PhủTâyHồ đắp đao lửa, mái làm giả ngói ống, dưới diềm khắc 4
chữ Hán “Phong đài nguyên các” (Đài gió gác trăng), câu đối hai bên trụ nói về sự tích
Phùng Khắc Khoan gặp Liễu Hạnh.
Phủ TâyHồ
Phủ chính có quy mô kiến trúc lớn, mặt trước Phủ có cửa tam quan 2 tầng, mái giữa có
ghi “Tây Hồ hiển tích” (Dấu để Tây Hồ), được trang trí tỉ mỉ, công phu.
Bốn cánh cửa giữa phần trên chạm tứ quý, phần dưới chạm tứ linh, giữa chạm đào thọ.
Qua tam quan vào là phương đình 2 tầng, 8 mái. Nhà tiền tế xây sát sau phương đình.
Phần thờ tự theo thứ tự từ ngoài vào: lớp thứ nhất thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn
linh và Hội đồng các quan, có tượng ông Hoàng Bảy, Hoàng Mười, 3 đôi câu đối ca ngợi
chúa Liễu Hạnh.
Lớp thứ hai, thờ Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu, có câu đối ca ngợi thắng cảnh Tây
Hồ. Lớp thứ ba thờ Tam Tòa Thánh Mẫu có cửa võng đề “Tây Hồ phong nguyệt” và đôi
câu đối ca ngợi bà Liễu Hạnh. Trên nóc mái giáp cửa hậu treo đại tự “Mẫu nghi thiên
hạ”, hai bên có câu đối bằng gỗ.
Lớp trên cùng hậu cung là nơi đặt tượng của bà Liễu Hạnh và tượng Chầu Quỳnh, Chầu
Quế. Trên cao là bức đại tự “Thiên tiên trắc giáng” và “Mẫu nghi thiên hạ”.
Sát Phủ chính là lầu Sơn Trang 3 tầng, 8 mái cong, lòng nhà có 2 tầng, tầng trên thờ
Quan Âm, tầng dưới là 3 động Sơn Trang chiếm 3 gian. Phía ngoài Phủ chính xây 2 am
thờ nhỏ thờ Cô và Cậu. Phía trước lầu có tháp nhỏ, dưới gốc si là tấm bia Từ chỉ của xã
Vĩnh Thuận dựng năm Thiệu Trị 5 (1845).
Di vật trong Phủ còn khá phong phú với nhiều câu đối, cửa võng, long ngai, bài vị, sập
thờ. Cửa cuốn, cửa võng được chạm khắc đẹp, mang nét nghệ thuật thế kỷ XIX .
Ngoài ra còn có các loại tàn, tán, lọng, 3 quả chuông đồng, 1 bát hương đồng ghi “Đông
Cung Điêu”, bát hương đá, 10 đạo sắc phong (3 đạo phong chúa cho Liễu Hạnh, 7 đạo
phong cho thầnKim Ngưu), 50 pho tượng tròn lớn nhỏ.
Đây là di tích trong quần thể di tích ven Hồ Tây, một thắng cảnh đẹp của Thủ đô.Phủ
Tây Hồ được công nhận là di tích lich sử – văn hóa năm 1996.
Đền KimNgưu đã bị đổ trong chiến tranh chống Pháp, nhưng vẫn còn dấu tích là cây đa
cổ thụ trên đó có bàn thờ mà dân làng TâyHồ dựng lên để thờ vị thầnKimNgưu (Trâu
Vàng).
Theo truyền thuyết, tiếng chuông làm bằng đồng đen của nhà sư Nguyễn Minh Không
đời Lý đã làm cho con trâu vàng bị giam giữ ở Trung Quốc tưởng là tiếng trâu mẹ gọi,
lồng về phía Việt Nam. Đường trâu vàng chạy lún thành sông Kim Ngưu. Đến phía tây
Kinh thành thì tiếng chuông tắt, trâu đã lồng và xéo nát một vùng thành hồKim Ngưu,
tức HồTây ngày nay.
Đền KimNgưu có Tam quan, phủ chính, điện thờ Mẫu, sân trong và nhà khách.
Trong những năm gần đây, quận TâyHồ đã có các cuộc hội thảo khoa học về đềnKim
Ngưu, để từ đó có cơ sở phục hồi một điểm di tích gắn với vùng Hồ Tây.
. Phủ Tây Hồ và đền thờ thần Kim
Ngưu
Phủ Tây Hồ và đền Kim Ngưu thuộc thôn Tây Hồ, nay là phường Quảng An, quận
Tây Hồ, Hà Nội. Phủ Tây Hồ cách. trâu vàng chạy lún thành sông Kim Ngưu. Đến phía tây
Kinh thành thì tiếng chuông tắt, trâu đã lồng và xéo nát một vùng thành hồ Kim Ngưu,
tức Hồ Tây ngày