Kỳ vĩ ruộng bậc thang Hoàng Su Phì pdf

5 418 2
Kỳ vĩ ruộng bậc thang Hoàng Su Phì pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỳ ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Những ai một lần đến với Hoàng Su Phì – huyện vùng cao biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang – sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt ngắm lớp lớp thửa ruộng bậc thang uốn lượn bao quanh những sườn núi như những bậc thang lên thiên đường. Một bức tranh tuyệt mỹ trong không gian bao la và hùng của đất trời, thiên nhiên vùng cao biên giới, ngỡ như là sự sắp đặt của tạo hóa. Thế nhưng không phải vậy, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mang giá trị lịch sử, văn hóa, là kết quả công sức lao động cần cù và sáng tạo của biết bao thế hệ đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây trong quá trình khai hoang, sinh sống và tồn tại. Bức tranh thiên nhiên hoàn hảo Từ trung tâm thành phố Hà Giang đi dọc theo Quốc lộ 2 và tỉnh lộ 177 khoảng hơn 100km là tới huyện Hoàng Su Phì. Nằm ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, không khí nơi đây luôn trong lành và lạnh quanh năm. Đây là một nhánh của cao nguyên đá Đồng Văn nhưng đất đai phì nhiêu, ít có đá tai mèo như Đồng Văn, Mèo Vạc. Dù vậy, địa hình Hoàng Su Phì vẫn rất hiểm trở, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống các dãy núi cao và trung bình, thấp dần về hướng hai con sông chảy qua địa bàn là sông Chảy và sông Bạc. Ruộng bậc thang là hình thức canh tác trên đất dốc của rất nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Do ở các vùng cao, miền núi hiếm đất bằng để canh tác, nhất là trồng lúa nước, người ta khắc phục bằng cách chọn các sườn đồi, núi có đất màu rồi bạt tam cấp để tạo thành những vạt đất bằng. Sau đó tùy vào ý định canh tác mà có thể để khô hoặc dẫn nước từ những đỉnh núi cao hơn về. Hiện tại, chưa có tài liệu nào chính xác nhất về tuổi đời của ruộng bậc thang Tây Bắc, nhưng ước tính ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì đã có khoảng 300 năm, được khai phá, kiến tạo và mở rộng bởi công sức nhiều đời của những dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, trở thành một kiệt tác thiên nhiên do con người tạo nên. Ruộng bậc thang cũng đánh dấu quá trình định canh định cư, đem lại cuộc sống ấm no hơn cho các hộ gia đình tại Hoàng Su Phì. Với tổng diện tích khoảng 760 ha, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì tập trung chủ yếu ở Bản Phùng, Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Thông Nguyên, Nậm Ty và nằm rải rác ở 19 xã khác trong huyện. Từ thung lũng hẹp đến đồi núi thấp và ngược dốc lên đồi núi cao, cung đường đến “thiên đường ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì là một thách thức đối với những tài xế. Cũng rất nhiều du khách chọn xe gắn máy làm phương tiện để đến Hoàng Su Phì. Họ tự lái xe và tự do ngắm cảnh để có thể tận hưởng hết vẻ đẹp của thiên nhiên lôi cuốn. Tại Hoàng Su Phì, mùa lúa chín vàng thường vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm. Khi đó, màu xanh của mạ non ngày nào chuyển sang vàng rực rỡ. Từ trung tâm xã Bản Phùng có thể phóng tầm mắt khắp mọi hướng, đâu cũng là tầng tầng lớp lớp những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín, kéo dài từ làng này sang làng khác, từ đỉnh núi này sang núi nọ, trải dài xuống tận khe suối. Nhìn từ trên cao ruộng bậc thang như một dải lụa xanh đang tung bay trong gió rộng cả cây số từ đỉnh xuống chân núi. Mùa lúa đi qua, Hoàng Su Phì tiếp tục khoác chiếc áo mới với mùa hoa tam giác mạch, hoa cải vàng… Du khách lại có thêm lý do để đến Hoàng Su Phì lần nữa trong năm khi tiết trời chuyển từ thu sang đông và cả mùa đông lạnh giá. Ruộng bậc thang thể hiện sự kết tinh của sáng tạo và đức tính cần cù, kỹ năng canh tác sản xuất nông nghiệp ở trình độ cao. Tuy vậy, lịch sử hình thành ruộng bậc thang ở mỗi dân tộc có sự khác nhau do thời gian di cư, đặc trưng, tập quán canh tác sản xuất nông nghiệp tạo nên những nét riêng trên mỗi thửa ruộng. Người Dao và người Nùng thường làm ruộng xen kẽ những cánh rừng, thậm chí len lỏi mỗi nơi một ít nên họ thường khai hoang ở xa nhà. Còn người La Chí thì xung quanh nhà đều là ruộng, cùng lắm cạnh nhà là vườn rau chứ ít khi họ để đất trống. Chính thế khi đi từ trung tâm thành phố Hà Giang vào Hoàng Su Phì sẽ bắt gặp những đồng ruộng chín lốm đốm vàng trong rừng xanh tạo nên một phong cảnh độc đáo. Một điều khác nhau nữa là mùa khai phá ruộng của người Dao ở Bản Luốc, Sán Sả Hồ thường bắt đầu ngay sau khi ăn Tết xong, nhưng người La Chí ở Bản Phùng lại khai ruộng vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 Âm lịch. Ngoài ra, mỗi dân tộc có tín ngưỡng nông nghiệp, nghi lễ cúng bái, cầu mùa, cầu mưa, mừng cơm mới khác nhau, chứa đựng trong nó là kho tàng văn hóa từng tộc người. Giữ gìn và phát triển ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Ruộng bậc thang khó nhất là lúc khai hoang, tiếp nữa là khi chuẩn bị vào mùa cấy, việc làm cỏ đắp bờ cũng vô vùng khó khăn, bờ cao, mùa mưa nhiều nước dễ vỡ bờ nên nhiều nơi phải kè đá, đóng cọc quanh bờ. Nếu không làm kiên cố khi vỡ bờ là đất màu trôi hết, thậm chí thửa ruộng trên vỡ, thửa dưới cũng vỡ theo. Xác định được tầm quan trọng trong việc giữ gìn ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, bởi đây vừa là nguồn cung cấp lương thực cho đồng bào dân tộc nơi đây, vừa được chính thức công nhận là Di sản Văn hóa quốc gia, lãnh đạo tỉnh Hà Giang khẳng định trước mắt phải tiến hành quy hoạch ruộng, bà con chỉ được phép khai thác, trồng cấy chứ không được thay đổi, phá bỏ bờ ruộng, khai thác, sử dụng nguồn nước sao cho hợp lý, để có thể dẫn nước vào được ruộng cao, tiêu nước cho ruộng thấp… Ngoài ra, để nâng cao đời sống kinh tế cho người dân, huyện cũng đang tiến hành chuyển đổi giống lúa có năng suất, chất lượng cao để giao bà con canh tác thử nghiệm, nếu có hiệu quả kinh tế sẽ nhân rộng và phổ biến, chuẩn bị đưa vào sản xuất nhiều giống rau mới vào vụ đông để thâm canh theo mùa, giúp bà con nông dân làm giàu được trên những thửa ruộng bậc thang của cha ông. Cùng với đó, thấy rõ thế mạnh của Hoàng Su Phì với cảnh quan độc đáo của ruộng bậc thang, huyện đã thực hiện chủ trương phát triển du lịch theo hướng xã hội hóa, huy động các thành phần kinh tế, hộ gia đình tham gia. Nhiều biện pháp ưu tiên phát triển du lịch được triển khai như khuyến khích các tổ chức tham gia hoạt động du lịch; cho thuê dài hạn hệ thống nhà hàng, khách sạn thuộc huyện quản lý, trích ngân sách hỗ trợ người dân làm nhà vệ sinh, khôi phục làng nghề truyền thống… Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng tới việc mở các tour, tuyến, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển các sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực… nhằm quảng bá tiềm năng du lịch của Hoàng Su Phì. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, huyện đã xây dựng nhiều làng văn hóa du lịch cộng đồng nằm trên các tuyến du lịch tạo thành chuỗi các điểm liên kết, với mong muốn, có thể phát triển ruộng bậc thang Hoàng Su Phì trở thành điểm đến hấp dẫn, thường xuyên của du khách trong và ngoài nước. . Kỳ vĩ ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Những ai một lần đến với Hoàng Su Phì – huyện vùng cao biên giới phía Tây. liệu nào chính xác nhất về tuổi đời của ruộng bậc thang Tây Bắc, nhưng ước tính ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì đã có khoảng 300 năm, được khai phá,

Ngày đăng: 20/03/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan