Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
1,19 MB
Nội dung
Tết TrungthuởViệt
Nam
Đối với người ViệtNam thời cổ đại, TếtTrungThu được
diễn tả trong "Việt Nam Phong tục" của tác giả Phan Kế Bính
với tục: Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng
Nguyệt. Ðầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh
trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng,
vàng, trong đó thì lễ vật hàng đầu là bánh mặt trăng, ngày
nay gọi là bánh Trung Thu. Con gái hàng phố thi nhau tài
khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm
con tôm con cá coi cũng đẹp
Theo các nhà khảo cổ học, Tết TrungThuởViệtNam có từ
thời xa xưa, từng được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, là một
trong những Trống Đồng Đông Sơn có kích thước to lớn,
hình dáng cổ kính, tập trung hoa văn phong phú nhất. Còn
theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, TếtTrung
Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long
với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời
Lê - Trịnh thì TếtTrungThu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa
trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.
Theo "Tang Thương Ngẫu Lục", tác phẩm chữ Hán của 2 nhà
văn ViệtNam Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án viết khoảng
cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, thời vua Lê chúa Trịnh, Tết
Trung Thu được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ chúa. Còn
theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ
mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý
nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.
Nghiên cứu về nguồn gốc TếtTrung Thu, theo học giả người
Pháp P.Giran cũng từng viết trong “Magie et Religions
Annamites, Paris: Challamet, 1912" về TếtTrung Thu: Từ xa
xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời,
coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum
họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng).
Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra
và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non,
trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là
âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng
Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ
mở hội ăn Tết mừng trăng.
Theo phong tục Việt Nam, vào dịp TếtTrung Thu, cha mẹ
bầy cỗ cho các con để đón trăng rằm. Các vị mua và làm đủ
các loại đèn lồng thắp bằng nến treo trong nhà hoặc cho các
con mang đi rước đèn cùng bè bạn. Cỗ mừng TếtTrungThu
gồm: bánh Trung Thu, các loại bánh kẹo khác, trái cây
nhiều hay ít tùy hoàn cảnh của mỗi gia đình.
Trong văn học nghệ thuật có nhiều tác phẩm thơ ca, hội họa,
âm nhạc miêu tả TếtTrung Thu, trong đó có bài thơ của Tản
Đà Nguyễn Khắc Hiếu:
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười
2. Phong tục tín ngưỡng trong Tết TrungThuViệt
Là một nước nông nghiệp nên Tết TrungThuởViệtNam
chứa đựng nét tín ngưỡng riêng, đó chính là tín ngưỡng trong
lễ thức nông nghiệp, bao gồm cả phần lễ và phần hội. Tinh
thần của Lễ thức đó, trước hết thể hiện ở ý thức của người
nông dân đối với mùa vụ. Tháng Tám gieo trồng đã xong,
thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa
Đọi,1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi. Dưới
ánh trăng thu, các lão nông uống trà, nhắm rượu, ngắm trăng,
thưởng nguyệt, chiêm nghiệm dự đoán tiên tri. Bởi vậy mà
thành ngữ dân gian ta vẫn có câu “Muốn ăn lúa tháng Năm,
trông trăng rằm tháng Tám”.
Bánh Trung Thu
Người Việt hiện nay còn giữ được ít nhất hai lễ trong rằm
tháng Tám. Đó là lễ cúng trăng (trời đất) và Lễ cúng gia tiên
trên bàn thờ Tổ. Cả hai lễ đều có những lễ vật tương tự như
nhau: Hoa, các loại quả, bánh nướng, bánh dẻo, rượu. Riêng
lễ cúng gia tiên có thêm đĩa xôi. Ngoài những sản phẩm nông
nghiệp là hoa quả, rượu, xôi, có hai loại bánh mà người Việt
dành riêng cho lễ cúng Rằm tháng Tám là bánh dẻo và bánh
nướng, một loại tròn, một loại vuông, phản ánh nhận thức thô
sơ của người Việt cổ: Trời tròn, đất vuông. Khi phá cỗ người
ta tin rằng các loại lễ vật đều mang một ý nghĩa thiêng liêng,
ăn uống để tiếp thêm sức mạnh của trời đất, làm cho ta có đủ
sức chống lại mọi thiên tai, thiên dịch. Cũng trong dịp này
người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu
ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân
khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha
mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
[...]...Người Việt xưa không mấy khi dùng đèn lồng, trừ Rằm tháng Tám, người ta đua nhau làm đèn lồng, mua đèn ông sao, đèn con thỏ, đèn con cóc (thiềm thử), đèn cá chép,…Đó là những vật phẩm biểu trưng nhiều hàm ý Đèn con thỏ biểu hiện cho mặt trăng (ngọc thỏ) Đèn con cóc (thiềm thử) biểu thị sự cầu mong mưa thu n gió hòa của cư dân trồng lúa nước theo điển tích .
Tết Trung thu ở Việt
Nam
Đối với người Việt Nam thời cổ đại, Tết Trung Thu được
diễn tả trong " ;Việt Nam Phong tục" của. gian cười
2. Phong tục tín ngưỡng trong Tết Trung Thu Việt
Là một nước nông nghiệp nên Tết Trung Thu ở Việt Nam
chứa đựng nét tín ngưỡng riêng, đó