Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 42 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
42
Dung lượng
268,07 KB
Nội dung
Giớithiệuhệthốngpháthiện-cảnhbáocháyvàphunnước
cứu hỏatựđộng
Nick Artim, Giám đ
ốc phụ trách mạng lưới chống hoả hoạn, Middlebury
Vermont
Tóm lược
Công tác quản lý các tài sản văn hoá cũng bao gồm nhiệm vụ bảo vệ và gìn giữ
các toà nhà của tổ chức, các bộ sưu tập, các thiết bị vật chất và những người
hoạt động trong tổ chức đó. Do vậy, cần có sự quan tâm thường xuyên để giảm
thiểu những tác động tiêu cực của các yếu tố khí hậu, ô nhiễm, trộm cắp, phá
hoại, côn trùng, ẩm mốc vàhoả hoạn.
Trong các yếu tố trên, hoả hoạn được coi là mối đe doạ nguy hiểm hơn cả do
tốc độ và tính tàn phá khủng khiếp của nó. Các vật thể nếu bị con người hoặc
môi trường tàn phá thì còn có thể khôi phục được. Các vật thể bị lấy cắp có thể
được phát hiện thu hồi. Còn những vật thể bị lửa huỷ hoại sẽ vĩnh viễn mất đi.
N
ếu không được kiểm soát một đám cháycó thể tàn phá tất cả các vật thể trong
một căn phòng chỉ trong vài phút vàthiêu rụi một toà nhà chỉ trong vài giờ.
Bước đầu tiên để ngăn ngừa hoả hoạn là xác định kịp thời vụ cháy, báođộng
cho các nhân viên làm việc trong toà nhà và sau đó báo cho các bộ phận cứu
hoả chuyên nghiệp.
Đây thường là chức năng của hệthốngphát hiện và cảnh báo cháy. Có nhiều
loại hệthống với những hình thức khác nhau để lựa chọn tuỳ thuộc vào những
đặc diểm cụ thể của khu vực cần bảo vệ.
Các chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống hoả hoạn đều thống nhất về cơ bản
rằng một hệthống vòi phunnướccứuhoảtựđộng có tác dụng lớn đối với một
chương trình kiểm soát hoả hoạn. Nếu được thiết kế, lắp đặt và duy trì một cách
phù hợp thì những hệthống này sẽ giúp giảm bớt những nguy cơ trong công tác
quản lý rủi ro, xây dựng nhà và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp. Chúng
còn giúp tăng cường tính linh động trong việc thiết kế toà nhà và tăng mức độ
an toàn với hoả hoạn nói chung.
Sau đây là những chi tiết về các hệthốngphát hiện và cảnh báocháy cũng như
hệ thống vòi phunnưóccứuhoảtựđộngbao gồm các thiết bị kèm theo, cách
hoạt độngvà phần giải đáp những thắc mắc chung.
1. Sự hình thành đám cháy
Trước khi tìm hiểu về hệthốngphát hiện hoả hoạn và vòi phun nư
ớc tự động, ta
cần phải nắm được những kiến thức cơ bản về sự hình thành và diễn biến của
một đám cháy.Với những thông tin này ta sẽ nhận thức rõ hơn về vai trò và
phương thức hoạt động của các hệthống an toàn hoả hoạn:
Về cơ bản, cháy là phản ứng hoá học trong đó 1 chất gốc carbon (ví dụ như
nhiên liệu) tiếp xúc với oxi (thường có trong không khí), được làm nóng tới
điểm chúng sẽ tạo ra những khí dễ cháy. Những khí này sau đó s
ẽ tiếp xúc với 1
chất nào đó có nhiệt độ cao đủ nóng để bùng phát thành lửa, tạo thành ph
ản ứng
cháy. Nói 1 cách đơn giản là nếu 1 chất dễ cháy tiếp xúc với 1 vật có nhiệt độ
cao thì sẽ gây ra cháy.
Các thư viện, phòng lưu trữ, bảo tàng, các công trình có giá trị lịch sử thư
ờng có
vô số những vật thể được coi là nhiên liệu như sách, các bản chép tay, băng ghi
âm, đồ tạo tác, các vật trang trí dễ cháy, tủ, đồ đạc và các hoá chất trong phòng
thí nghiệm. Cần ghi nhớ rằng bất cứ vật thể nào có thành phần cấu tạo từ gỗ,
nhựa, giấy, vải sợi hoặc các chất lỏng dễ bắt lửa đều là những nhiên liệu tiềm
tàng. Chúng cũng chứa các nguồn phát sinh ra lửa, bao gồm bất kì vật thể, hành
động hay quá trình tạo nên sức nóng. Các yếu tố này là đèn điện, các hệthống
điện, các thiết bị sưởi và điều hoà không khí, các hoạt động duy tuvà b
ảo tồn có
tạo ra hơi nóng và các thiết bị điện trong văn phòng. Các hoạt động như hàn, c
ắt
cũng là những nguồn có thể làm phát sinh ra lửa.Ngoài ra, thật không may là
hành động cố ý gây hoả hoạn cũng là 1 trong những nguyên nhân phổ biến nhất
phá hoại các tài sản văn hoá, và nó cũng cần phải được xem xét trong kế hoạch
phòng chống hoả hoạn.
Khi nguồn đánh lửa tiếp xúc với nhiên liệu thì sẽ tạo ra ngọn lửa và 1 đám cháy
do nguyên nhân khách quan sẽ bắt đầu với tốc độ chậm, âm ỉ trong thời gian từ
một và phút đến vài giờ. Giai đoạn khởi phát này phụ thuộc vào r
ất nhiều yếu tố
như cấu tạo vật chất của loại nhiên liệu và lượng oxi. Trong quá trình này, nhiệt
độ sẽ tăng dần lên, tạo thành ngọn lửa và do đó giảm bớt lượng khói. Mùi khói
đặc trưng là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu giai đoạn đầu của đám cháy. Và ở giai
đoạn này, việc phát hiện sớm (do người hay thiết bị tự động) và tiếp sau đó là s
ự
phản ứng kịp thời với các thiết bị khẩn cấp dành cho hoả hoạn có thể giúp kiểm
soát được đám cháy trước khi có những thiệt hại đáng kể.
Khi đám cháy đ
ạt đến giai đoạn cuối của thời kỳ khởi phát sẽ có đủ sức nóng để
tạo thành những ngọn lửa rõ rệt. Một khi những ngọn lửa xuất hiện thì đám
cháy sẽ chuyển từ 1 tình huống tương đối nhỏ thành 1 sự kiện nghiêm trọng do
ngon lửa lan nhanh và sức nóng tăng mạnh. Nhiệt độ có thể lên tới mức tối đa l
à
1000C (1800F) chỉ trong vài phút đầu. Chúng có thể làm b
ốc cháy những đồ vật
dễ bắt lửa và đe doạ tức thì sinh mạng cuả nhiều người trong căn phòng. Trong
vòng từ 3-5 phút, trần nhà sẽ đóng vai trò như thiết bị hướng nhiệt trong lò
nướng, làm nhiệt độ tăng cao đến giai đoạn “bùng cháy”, làm bốc lửa hầu như
cùng lúc tất cả các vật có thể cháy được trong căn phòng. Lúc này, hầu hết các
vật trong phòng đều bị huỷ hoại và con người không còn khả năng sống sót.
Khói với khối lượng vài nghìn m3/phút bốc cao, che phủ tầm nhìn và gây ảnh
hưởng đến các vật thể nằm ngoài đám cháy.
N
ếu khu vực nơi xảy ra đám cháy được xây dựng kiên cố thì sức nóng và lửa sẽ
thiêu huỷ tất cả các vật thể dễ cháy còn lại và sau đó tự tàn lụi. Tuy nhiên, nếu
khả năng chống chịu hoả hoạn của tường hay trần yếu (ví dụ như c
ửa mở những
sai phạm trong xây dựng tường trần, toà nhà có nhiều chất dễ cháy) thì đám
cháy có thể lan đến các khu vực lân cận và quá trình trên lại bắt đầu. Nếu như
đám cháy vẫn không được kiểm soát thì cuối cùng nó sẽ thiêu rụi toàn bộ toà
nhà và các vật thể bên trong.
Việc dập tắt thành công đám cháy phụ thuộc vào việc dập tắt những ngọn lửa
trước khi, hoặc ngay khi ngọn lửa bùng phát. Nếu không, thiệt hại sẽ rất nghi
êm
trọng và khó có thể phục hồi. Trong giai đoạn khởi phát của đám cháy, 1 người
được huấn luyện tốt có thể dùng các thiết bị dập lửa cầm tay có tác dụng như
bước hữu hiệu đầu tiên.
Tuy nhiên, nếu bước này không được thực hiện hoặc ngon lửa lan quá nhanh th
ì
các thiết bị này sẽ tỏ ra bất lực ngay trong phút đầu tiên. Ta phải cần đến các
phương pháp dập lửa nhanh hơn như vòi cứuhoả trong toà nhà hoặc các hệ
thống cứuhoảtự động.
Một đám cháy sẽ không chỉ gây thiệt hại cho các toà nhà, các vật thể bên trong
toà nhà cũng như hoạt động của tổ chức đó. Các hậu quả nói chung có thể xảy
ra là:
+ Các bộ sưu tập bị huỷ hoại: Hầu hết các viện bảo tồn di sản đều lưu giữ các
vật thể độc nhất vô nhị và không thể thay thế được. Đám cháy sẽ tạo sức nóng
và khói gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc huỷ hoại hoàn toàn những vật thể đó
mà không thể khôi phục được.
+ Gây ảnh hưởng đến những hoạt độngvà nhiệm vụ của tổ chức: Các tổ chức
này thường có những thiết bị cho giáo dục, các phòng thí nghiệm về bảo tồn,
các dịch vụ về thư mục, các văn phòng dành cho nhân viên quản lý và phục vụ,
các dịch vụ ăn uống, bán lẻ và hàng loạt các hoạt động khác. Một đám cháy sẽ
làm chúng ngưng trệ và gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nhiệm vụ của một tổ
chức cũng như khách hàng của nó.
+ Huỷ hoại về cơ sở hạ tầng: các toà nhà là nơi mà các bộ sưu tập được bảo vệ,
nơi diễn ra các hoạt độngvà nơi các nhân viên làm việc mà không bị ảnh hư
ởng
của các yếu tố về thời tiết, ô nhiễm, phá hoại cũng như hàng loạt các yẻu tố môi
trường khác. Một đám cháy có thể phá huỷ các bức tường, sàn nhà, các kết cấu,
trần/ mái nhà cũng như các hệthống chiếu sáng, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm,
cung cấp điện gây hư hại đến các vật thể bên trong toà nhà và làm phát sinh
các chi phí lớn.
+ Gây thiệt hại về mặt tri thức: sách vở, các bản chép tay, phim ảnh, băng ghi
âm và các tài liệu được sưu tập khác chứa đựng khối lượng thông tin khổng lồ
mà đám cháy có thể thiêu huỷ.
+ Gây thương tích hay ảnh hưởng đến tính mạng con người: đe doạ mạng sống
của các nhân viên và khách tham quan.
+ ảnh hưỏng xấu đến các mối quan hệ cộng đồng: Các nhân viên và khách tham
quan tin tưởng và những điều kiện an toàn của các toà nhà bảo tàng. Những
người trao tặng hoặc cho mượn các bộ sưu tập thường mong rằng chúng được
bảo vệ cẩn then. Một đám cháy lớn sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến l
òng tin
của công chúng và gây hậu quả nặng nề với quan hệ cộng đồng của tổ chức.
+ An ninh của toà nhà: hoả hoạn là mối đe doạ an ninh lớn nhất. Trong cùng
một khoảng thời gian, một vụ hoả hoạn do nguyên nhân khách quan hay chủ
quan có thể gây huỷ hoại cho các bộ sưu tập nhiều hơn bất cứ vụ trộm cắp nào.
Lượng khói và các loại khí độc hại lớn có thể gây lộn xộn và hoảng loạn, là cơ
hội tốt cho việc đột nhập bất hợp pháp và trộm cắp. Do đó, cần thiết phải có
những hoạt độngcứuhoả không hạn chế trong chương trình b
ảo vệ an ninh. Các
v
ụ cố ý gây hoả hoạn nhằm che giấu tội ác cũng khá phổ biến. Nhằm giảm thiểu
nguy cơ và hậu quả của nó, các viên bảo tồn nên thiết lập và thực hiện các
chương trình phòng chống hoả hoạn toàn diện, bao gồm các nỗ lục phòng ch
ống
cháy, cải thiện kết cấu xây dựng của toà nhà, các phương pháp phát hiện một
đám cháy ở giai đoạn đầu và cảnh báo cho những nhân viên chiệu trách nhiệm
về các trường hợp khẩn cấp và các phương tiện để dập tắt đám cháy một cách
hiệu quả. Mỗi yếu tố này có vai trò quan trọng để thực hiện thành công mục ti
êu
an toàn hoả hoạn của tổ chức. Nhà quản lý cần chỉ ra những mục tiêu cần phải
được bảo vệ nếu xảy ra cháyvà lập ra một chương trình để thực hiện yêu cầu
đó. Bởi vậy, câu hỏi cơ bản dành cho nhà quản lí tài sản là: “Tổ chức có thể
chịu được đám cháy lớn tối đa và thiệt hại tối đa là bao nhiêu?”. Trả lời được
câu hỏi này thì chương trình bảo vệ mục tiêu sẽ được xác lập.
2. Các hệthốngphát hiện và cảnh báocháy
2.1. Giớithiệu
Vai trò một chương trình chống hoả hoạn là xác định kịp thời đám cháyvà c
ảnh
báo cho các nhân viên trong toà nhà và cho các tổ chức cứu hoả. Đó là chức
năng của các hệthốngphát hiện và cảnh báo cháy. Tuỳ thuộc tình huống hoả
hoạn, kiến trúc nhà, loại hình và số lượng nhân viên, t
ầm quan trọng của các vật
thể lưu trữ và nhiệm vụ của của tổ chức mà các hệthống này có thể thực hiện
các chức năng khác nhau. Trước hết, chúng cung cấp 1 phương tiện xác định
đám cháy bằng phương pháp thủ công hoặc phương pháp t
ự động.Sau đó, chúng
cảnh báo cho mọi người trong toà nhà về tình trạng đám cháyvà yêu cầu mọi
người di tản khỏi toà nhà. Một chức năng phổ biến khác trong hệthống là
truyền tín hiệu báocháy tới phòng bảo vệ hoặc các tổ chức phản ứng nhanh
khác. Chúng cũng có thể đóng các thiết bị điện, thông gió và dừng các hoạt
động đặc biệt khác hoặc khởi động các thiết bị dập lửa tự động.
Phần này sẽ dành để mô tả các khía cạnh cơ bản của các hệthốngphát hiện và
cảnh báo cháy.
2.2. Bảng kiểm soát
Bảng kiểm soát là “bộ não” của hệthốngphát hiện vàbáo cháy. Nó chịu trách
nhiệm giám sát nhiều thiết bị cảnh báo “đầu vào”, ví dụ như các thiết bị phát
hiện cháy hoạt động thủ công hay tự động, sau đó khởi động các thiết bị cảnh
báo “đầu ra” như còi, chuông, đèn báo, quay số điện thoại khẩn cấp và các thiết
bị kiểm soát toà nhà. Các bảng kiểm soát rất đa dạng, từ đơn giản (thiết bị đầu
vào và 1 thiết bị đầu ra) đến phức tạp (các thiết bị điều khiển bằng vi tính kiểm
soát một vài toà nhà trong cùng một khu vực). Có 2 loại bảng kiểm soát cơ bản
như sau:
- Các hệthốngphát hiện và cảnh báocháy kiểu “truyền thống”: là phương pháp
được sử dụng từ rất lâu. Trong hệthống này, 1 hay nhiều hệthống mạch được
thiết kế chạy trong toà nhà hoặc khu vực bảo vệ. Mỗi mạch điện có 1 hoặc
nhiều thiết bị phát hiện hoả hoạn. Việc lựa chọn và lắp đặt các thiết bị này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như yêu cầu cảnh báo thủ công hay tự động, điều kiện
nhiệt độ và môi trường xung quanh, dạng hoả hoạn có thể xảy ra và tốc độ phản
ứng mong muốn. Do vậy, một hoặc nhiều thiết bị này thường được đặt dọc theo
mạch điện tuỳ thuộc vào những nhu cầu và mối quan tâm khác nhau.
Khi hoả hoạn xảy ra, một hoặc nhiều thiết bị sẽ hoạt động, làm đóng m
ạch điện.
Bảng kiểm soát chuyển sang chế độ khẩn cấp, kích hoạt một hoặc nhiều mạch
điện báocháy để rung chuông báo cháy. Bảng kiểm soát này có thể gửi tín hiệu
cháy tới 1 bảng kiểm soát khác để tình trạng này có thể được giám sát từ xa.
Trong dạng hệthống này, mọi phát hiện và cảnh báocháy do thiết bị phần cứng
điều khiển. Thiết bị này bao gồm nhiều mạch dây, cầu chì đóng mở và vô số
điốt. Do cách bố trí này, các hệthống thực sự điều khiển và giám sát các đoạn
mạch của toàn hệthống chứ không phải từng thiết bị riêng lẻ.
Để giải thích rõ hơn, ta lấy ví dụ 1 hệthốngbáocháy của 1 toà nhà gồm có 5
mạch dây đánh số từ A đến E, mỗi mạch có 10 thiết bị phát hiện khói và 2 hộp
vận hành bằng tay đặt ở nhiều phòng ở mỗi khu vực (A-E ). Nếu đám cháy xuất
hiện ở một trong những phòng thuộc khu vực A, máy phát hiện khói sẽ báo
hiệu. Bảng kiểm soát cháy sẽ thôngbáo có đám cháy ở đoạn mạch (khu vực) A.
Nhưng nó không ch
ỉ rõ loại máy nào phát hiện hoặc ở vị trí cụ thể nào trong
khu vực. Bộ phận nhân viên bảo vệ sẽ phải kiểm tra toàn bộ khu vực để xác
định thiết bị nào đang báo cháy. Nếu mỗi khu vực có nhiều phòng, hoặc có
nhiều vùng cấm thì sẽ tốn nhiều thời gian và cơ h
ội quý giá kịp thời dập tắt đám
cháy có thể bị bỏ lỡ.
Ưu điểm của những hệthống này là chúng tương đối đơn giản, phù hợp với các
toà nhà nhỏ và vừa. Nhân viên giám sát không cần phải được đào tạo quá
chuyên sâu.
Hạn chế của nó là đối với những toà nhà lớn, việc lắp đặt sẽ rất tốn kém vì cần
nhiều mạch điện để kiểm soát chính xác các thiết bị báo động.
Các hệthống này cũng đòi hỏi nhiều nhân lực, chi phí duy trì h
ệ thống cao. Mỗi
thiết bị báođộng cần phải được thay thế, lau chùi và kiểm tra định kỳ để tránh
hỏng hóc. Với hệthống loại này không có cách nào xác định chính xác thiết bị
nào đang cần bảo dưỡng. Do vậy, ta phải tháo vàbảo dưỡng từng chiếc một. Vì
thế nó rất tốn thời gian, nhân lực và đòi hỏi nhiều cố gắng. Khi một sai sót xảy
ra, báođộng chỉ chứng tỏ là đoạn mạch có vấn đề chứ không chỉ ra cụ thể nơi
nảy sinh vấn đề. Hậu quả là kỹ thuật viên phải kiểm tra lại toàn bộ đoạn mạch
để xác định sai hỏng.
- Các hệthống “thông minh”: là sản phẩm của công nghệ phát hiện và cảnh báo
cháy hiện đại. Khác với phương pháp báođộng truyền thống, những hệthống
này kiểm soát từng thiết bị báocháy qua các bộ vi xử lý và ph
ần mềm hệ thống.
Thực ra, mỗi hệthốngbáocháythông minh là một máy vi tính nhỏ giám sát và
điều khiển một tập hợp các thiết bị đầu vào và đầu ra.
Cũng giống như hệthống truyền thống, hệthốngthông minh gồm có một hoặc
nhiều đoạn mạch chạy xung quanh toà nhà hoặc khu vực. Một hoặc nhiều thiết
bị báođộng cũng được đặt dọc theo những đoạn mạch này. Điểm khác biệt chủ
y
ếu giữa 2 hệthống là ở cách mà mỗi thiết bị này được kiểm soát. Với hệthống
thông minh, mỗi thiết bị báođộng (thiết bị phát hiện tự động, hộp điều khiển
bằng tay, công tắc vòi phun nư
ớc v.v…) đều có một “địa chỉ” cụ thể. Những địa
chỉ này được lập trình từng cái một trong bộ nhớ của bảng kiểm soát với những
thông tin như loại thiết bị, vị trí và chi tiết về cách hoạt động của chúng.
Bộ vi xử lý của Bảng kiểm soát gửi tín hiệu liên lạc thường xuyên đ
ến mỗi đoạn
mạch. Bằng cách này, nó liên hệ đến từng thiết bị báođộng để xác định được
trạng thái của chúng (bình thường hay khẩn cấp ). Quá trình giám sát này được
thực hiện liên tục với tốc độ cao, cứ 5-10 giây lại cho thông tin cập nhập của hệ
thống.
Hệ thống này cũng giám sát điều kiện hoạt động của mỗi đoạn mạch, xác định
bất cứ lỗi mạch nào có thể xảy ra. ưu việt của các hệthống này là khả năng xác
định chính xác vị trí xảy ra lỗi mạch. Vì vậy, thay vì ch
ỉ thôngbáo có lỗi ở đoạn
[...]... như tên gọi của nó, hệthống đường ống ướt là một hệthống mà luôn có nước trong đường ống vòi phun Khi một vòi phun hoạt động thì ngay lập tức nước được phun vào đám cháy Các ưu điểm của hệthống đường ống ướt là: + Tính đơn giản và đáng tin cậy của hệ thống: Các hệthống này có ít các bộ phận cấu thành nhất và do đó là hệthống có ít các bộ phận có thể hỏng hóc nhất Nó tạo cho hệ thống tính tin cậy... hệthống hoạt động khẩn cấp + Các kết nối vòi rồng cứu hoả: Các nhân viên cứuhoả thường trợ giúp hệthống vòi phun bằng cách lắp đặt các kết nối vòi rồng này với hệthống vòi phun Khi thiết kế hệthống vòi phun nói chung cần tính đến cả nhu cầu về cung cấp nước cho chúng nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệthống 3.4 Các loại hệthống Có 3 loại hệthống vòi phun cơ bản là hệthống đường ống... động khi nó tựphát hiện ra nguồn khói, nhiệt hay lửa một cách độc lập Để vòi phunphunnước cần có đủ hai yếu tố riêng lẻ đó Trước hết, hệ thốngphát hiện hoả hoạn phải xác định được một đám cháy đang phát triển rồi mở van cảm ứng, cho phép nướcchảy vào trong hệthống đường ống và tạo ra một hệ thống đường ống ướt một cách hiệu quả Sau đó, các đầu vòi phun mở ra để nướcphun vào đám cháy ở một số... phận cơ bản của một hệthống vòi phun là các vòi phun, hệthống ống dẫn, và một nguồn nước đáng tin cậy Hầu hết các hệthống đều cần một thiết bị báo động, các van kiểm soát hệthốngvà các phương tiện để kiểm tra các thiết bị trên Các vòi của hệthống làm nhiệm vụ phunnước vào một khu vực cháy nhất định (diện tích thường là 14-21m2 hay 150-225ft2), mỗi vòi phun hoạt động ở mức cảm ứng nhiệt thực tế... hệthống vòi phun đúng quy cách sẽ phát hiện ra sức nóng của ngọn lửa, báođộngvàphunnước dập lửa chỉ trong một vài phút sau khi ngọn lửa xuất hiện Trong hầu hết các trường hợp, hệthống này kiểm soát ngọn lửa chỉ trong vòng vài phút sau khi được kích hoạt, và cho hiệu quả tốt, hạn chế thiệt hại hơn nhiều so với trường hợp không có hệthống ống phun Ưu điểm của hệthống ống phun là: - Xác định và. .. một đám cháy đang lan: Các hệthốngphunnước luôn trong tư thế sẵn sàng, kể cả khi có ít người trong toà nhà Phản ứng của nó với hoả hoạn hầu như tức thời - Lập tức cảnh báo: kết hợp với hệthốngbáocháy của toà nhà, hệthốngphunnướctựđộng sẽ thôngbáo ngay cho những người trong toà nhà và nhân viên bảo vệ về đám cháy - Hạn chế thiệt hại do sức nóng và khói gây nên: Hiển nhiên là nếu đám cháy bị... tài sản được hệthống này bảo vệ 3.2 Các bộ phận và hoạt động của hệthống ống phunnướcHệthống ống phunnước này là một tập hợp các ống nước với một nguồn cung cấp nước ổn định ở những khoảng cách nhất định trên các ống này, người ta lựa chọn và đặt các van độc lập, được kích hoạt khi nhiệt độ lên cao Chúng có dạng như những vòi hoa sen, có nhiệm vụ phunnước vào đám cháy Hầu hết các hệthống này đều... sử dụng hệthống này chủ yếu là ở những nơi nhạy cảm với nước nếu phù hợp Sự khác biệt giữa các loại vòi phun cảm ứng là ở hệthống van khoá nước Về cơ bản nó là một hệthống cảm ứng gồm các vòi phun mở Khi hệ thốngphát hiện hoả hoạn hoạt động, nó sẽ thả lỏng van khoá nướcvà lập tức đưa nướcchảy qua tất cả các vòi phun vào một khu vực nhất định Ta thường thấy các ứng dụng của các loại hệthống van... loại thiết bị phát hiện và cảnh báo khác nhau thường được coi là bước cần thiết đầu tiên để xác định được loại hệthống phù hợp 3 Hệthống ống phunnước 3.1 Giớithiệu Đối với hầu hết các đám cháy, nước là tác nhân dập lửa hữu hiệu nhất Các vòi này phunnước trực tiếp vào ngọn lửa, làm nguội bớt đám cháyvà ngăn không cho các vật dễ cháy bên cạnh không bắt lửa Chúng có hiệu quả nhất khi đám cháy mới ở... hợp, hệthống cảm ứng được thiết kế thêm đặc tính liên động theo đó khí nén hoặc khí nitơ được bơm vào hệthống đường ống Nó cho hai hiệu quả cùng lúc đó là ngăn không cho nước dò rỉ và giữ nước không chảy vào hệthống ống dẫn khi phát hiện nhầm sự kiện cháy Do vậy, hệthống này được ứng dụng phổ biến trong các nhà kho làm lạnh Ưu điểm vượt trội của hệthống này là để nướcchảy cần phải có hai hành động . Giới thiệu hệ thống phát hiện-cảnh báo cháy và phun nước
cứu hỏa tự động
Nick Artim, Giám đ
ốc phụ trách mạng. Lập tức cảnh báo: kết hợp với hệ thống báo cháy của toà nhà, hệ thống phun
nước tự động sẽ thông báo ngay cho những người trong toà nhà và nhân viên
bảo