Chínhsáchthuthậptưliệuvàcôngtácbảoquản
Margaret Child-Nguyêncốvấnvềcôngtácbảoquản
"Bất cứ vốn tài liệuthư viện nào cũng được thiết lập vì một hay nhiều mục
đích đã được xác định rõ ràng. Chương trình quản lý và phát triển tưliệu sẽ
định hướng và quyết định quá trình bổ sung tư liệu, kết hợp từng tưliệu riêng
lẻ thành bộ tưliệu rõ ràng mạch lạc, duy trì và bổ sung các bộ tưliệu đó,
hoặc thanh lý những tưliệu không cần thiết nhằm đảm bảo giảm chi phí cho
thư viện đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích cho người sử dụng" . Chínhsáchthu
thập tưliệu sẽ xác lập các tham số quyết định việc hình thành các chương
trình bảoquảntưliệu một cách có hệ thống. Chínhsáchthuthậptưliệu được
xây dựng trên cơ sở phương hướng hoạt động của cơquanbảo quản, trong đó
chỉ ra mục tiêu mà các bộ tưliệu cần đạt tới. Chínhsáchthuthậptưliệu cũng
xác lập thứtự ưu tiên làm cơ sở cho hoạt động bảoquản tập trung vào những
phần quan trọng nhất của các bộ tư liệu. Nói một cách hình tượng hoá, nếu
phương hướng hoạt động cho ta biết cái đích phải đến, thì chínhsáchthuthập
tư liệu nêu chi tiết con đường đi tới đó, còn chủ trương bảoquản đảm bảo
cho những hành lý có giá trị nhất không bị rơi vãi dọc đường.
Chính sáchthuthậptưliệu xác định phạm vi các bộ tưliệu hiện cóvà chỉ ra
phạm vi mở rộng các bộ tưliệu trong tương lai. Qua việc xác định nội dung
và hình thức của tưliệu thuộc diện được lưu trữ, định hướng sưu tập sẽ đảm
bảo tính thống nhất trong việc chọn lọc các tưliệu mới để đưa vào bộ sưu tập
hoặc thanh lý những tưliệu không còn cần thiết. Do có tính quyết định đối
với toàn bộ các bộ sưu tập trong thư viện, nên chínhsáchthuthậptưliệu sẽ
giúp người sưu tập tưliệuvàthủthư nhận thức được phạm vi và mức độ đa
dạng của các tưliệu lưu trữ, qua đó họ thấy được tổng thể các bộ tưliệu lưu
trữ, chứ không chỉ chú ý cục bộ đến từng phần tưliệu mà họ đảm trách. Quá
trình này sẽ giúp tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác, xác định điểm yếu
cũng như thứtự ưu tiên của các chức năng nhiệm vụ của tổ chức, ví dụ như
việc lập danh mục vàbảoquảntư liệu.
Chính sáchthuthậptưliệu cũng cần có tầm nhìn xa trông rộng; có nghĩa là
định hướng đó phải lượng tính đến số đầu sách ở các thư viện khác, đặc biệt
là những tưliệu ít được quan tâm nghiên cứu. Thực tế cho thấy, trong thời
gian gần đây, các thư viện lân cận đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc
truy cập tư liệu. Nhờ có sự phát triển của máy photo, hệ thống tự động hóa
ILL và ngày càng nhiều các tưliệuquan trọng phục vụ nghiên cứu được lưu
trữ dưới dạng vi phim, cũng như với khả năng số hoá các thông tin dưới dạng
văn bản điện tử theo yêu cầu của người sử dụng, mà người ta có thể truy cập
các tưliệu một cách dễ dàng, ít bị giới hạn bởi các phạm vi địa lý. Trong bối
cảnh đó, chínhsáchthuthậptưliệuvàbảoquản thường chú trọng tới những
tư liệu đặc biệt quan trọng đối với thư viện của mình, song không thể truy cập
được ở bất cứ thư viện nào khác.
Một chương trình bảoquảntưliệu thành công cần phải dựa trên một phương
hướng hoạt động rõ ràng và một định hướng sưu tập chi tiết. Bất cứ một
chương trình bảoquản nào cũng đặt ra thứtự ưu tiên đối với các tưliệu cần
bảo quản, vì ngay cả những thư viện có khả năng tài chính mạnh nhất cũng
không thể bảoquản được hết các tưliệu lưu trữ qua mọi thời gian. Chính
sách thuthậptưliệu giúp xác định thứtự ưu tiên bảoquản vì nó xác định cấp
độ cho việc thuthậptưliệu theo từng chủ đề nội dung. Cấp độ này thường
được xác định tương ứng với tầm quan trọng của bộ tưliệu đó đối với các
chương trình và phương hướng hoạt động của thư viện. Các nhà quản lý công
tác sưu tập vàbảoquản thường vận dụng phương pháp luận khách quan trong
việc xác định cấp độ của bộ tư liệu, chủ yếu thông qua các thông số về số
lượng và chủng loại của tư liệu. "Bản tổng quan của nhóm thư viện nghiên
cứu (RLG) là một phương pháp đánh giá cấp độ sưu tập tưliệu trong đó chỉ
rõ đến điểm mạnh và điểm yếu theo từng chủ đề nội dung trong một đơn vị
thư viện riêng lẻ hay trong một hệ thống thư viện, hay trong một khu vực địa
lý nhất định thông qua việc sử dụng các tiêu chí và mô tả được chuẩn hoá" .
Bản tổng quan sử dụng thước đo có số xác định tương ứng với các định nghĩa
chuẩn hoá để mô tả mức độ sử dụng tưliệu của khách hàng. Hệ thống thước
đo được liệt kê dưới đây theo thứtự giảm dần như sau: đầy đủ nhất(5),
nghiên cứu (4), trung bình (3), cơ bản (2), tối thiểu (1), nằm ngoài lĩnh vực
(0); trong đó mức (1) và mức (2) lại được chia nhỏ ra thành hai mức, còn
mức (3) được chia nhỏ thành ba mức nữa nhằm phân biệt rõ ràng những tư
liệu nào là hữu ích trong việc mô tả các bộ tưliệu nhỏ hơn. Bản hướng dẫn
viết phần trình bày chủ trương lưu trữ tưliệu của Hiệp hội thư viện Mỹ
(ALA) ( đã trích dẫn ở phần 1) cung cấp thêm một số thông tin về việc sử
dụng bản tổng quan trong chủ trương lưu trữ tư liệu.
Tuy vậy, mức độ sử dụng tưliệu không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá
tầm quan trọng của tưliệu đối với thư viện, dựa vào đó mà đặt ra các vị trí ưu
tiên bảo quản. Một đặc điểm quan trọng nữa để đánh giá là liệu bộ tưliệu đó
có chứa đựng những tưliệucó giá trị cổ hoặc có giá trị đặc biệt gắn kết với
thư viện không. Khi làm việc với các tưliệu lưu trữ, ta cần chú ý đến giá trị
hiển nhiên của tưliệu đó. Các giá trị này làm cho các tưliệu thực sự cần thiết
vì ý nghĩa quan trọng về pháp lý, quản lý và/hoặc tài chính của chúng đối với
một tổ chức.
Một khi được suy xét cẩn thận kỹ càng toàn diện, định hướng sưu tập sẽ đưa
ra luận điểm quan trọng để tham khảo khi ra quyết định vềbảoquảntư liệu.
Các quyết định về lưu trữ tưliệu cũng phải thể hiện chínhsáchthuthậptư
liệu nếu định hướng này là sự chỉ đạo đáng tin cậy trong côngtác triển khai
và quản lý các bộ sưu tập. “Tất cả các định hướng về việc quản lý sưu tập,
cần được đưa ra ngay từ khi nhập tư liệu, phải tính đến quá trình xuống cấp
về lý tính của tưliệu đó cũng như nhu cầu cần thiết phải lưu trữ tư liệu”3.
Như vậy, ở mỗi giai đoạn trong quá trình thu thập, xử lý, cất trữ, truy cập,
bảo dưỡng và cuối cùng là thanh lý tư liệu, mọi nhân viên thư viện, đặc biệt
là những ai liên quan đến côngtác triển khai vàquản lý tư liệu, phải nhận
thức rõ được định hướng lưu trữ trong quyết định và hành động của họ.
Các quyết định lưu trữ tưliệu không chỉ tính tới tầm quan trọng của tiêu đề
đối với một lĩnh vực lưu trữ hay việc có cần phải lưu giữ tưliệu dưới dạng
bản in, văn bản khổ nhỏ hay điện tử để thuận tiện nhất cho người sử dụng, mà
còn cần cân nhắc tới những yêu cầu lưu giữ lâu dài của các hình thức văn bản
này. Nếu một tiêu đề được in trên giấy có chứa a-xít hoặc nếu kinh nghiệm
cho thấy một loạt các tưliệu đặc biệt dễ bị đánh cắp hoặc có những phần
trong đó bị cắt mất, thì nhất thiết phải lưu trữ tưliệu này dưới dạng phim hay
văn bản điện tử để có thể đạt được tuổi thọ lý tính dài hơn hoặc sự an toàn
cao hơn.
Những việc tưởng như hết sức đơn giản như hỏi về cách thức lưu trữ tưliệu
trước đây và kiểm tra tình trạng hiện tại của tư liệu, lại hết sức quan trọng.
Một nhà quản lý côngtác lưu trữ thông minh luôn xem xét kỹ lưỡng bất cứ tư
liệu sắp đưa vào lưu trữ nào để tìm ra những dấu hiệu cho thấy tình trạng dễ
bị hư hỏng, sự hư hại trên bề mặt hay về lý tính, sự xuống cấp của bìa sách,
nấm mốc cũng như sự sinh trưởng của sâu bọ trong đó. Đối với việc viện trợ
tư liệu cũng cần xác định rõ rằng thư viện có thể sẽ chọn lọc để thanh lý một
số lượng tưliệu khỏi bộ sưu tập không chỉ vì những tưliệu này không thuộc
phạm vi lưu trữ hoặc chúng trùng với những tưliệu lưu trữ sẵn có tại thư
viện, mà còn bởi chi phí lưu trữ quá tốn kém, vượt quá khả năng của cơquan
lưu trữ.
Khi ta đã nhập tư liệu, thì lúc này việc quản lý tưliệu tốt phải bao gồm cả các
biện pháp nhằm ngăn chặn quá trình xuống cấp của tưliệu trong tương lai. Ví
dụ, các quyết định sử dụng loại chất liệu nào đối với phần bìa sách quảng cáo
của thư viện, phải ý thức được rằng những bìa sách đáp ứng các tiêu chuẩn
quốc gia hiện nay có khả năng bảovệsách tốt và lâu dài. Trên thực tế, đây là
cách thức phát huy tốt nhất tính hiệu quả của chi phí mà một thư viện cần
thực hiện để bảoquản những tưliệu dự định bổ sung vào vốn tưliệu lưu trữ.
Tương tự như vậy, cần bảovệ các tưliệu lưu trữ và bản viết tay trong các cặp
và các hộp được kiềm hoá ngay khi nhập về kho lưu trữ.
Các nhà quản lý lưu trữ cần hợp tác với những người phụ trách côngtácbảo
quản để đảm bảocó một môi trường tối ưu nhất cho côngtác lưu trữ tưliệu
có giá trị lâu dài. Nghiên cứu tại Thư viện Quốc hội và Viện Lưu giữ Hình
ảnh cho thấy rõ ràng rằng tuổi thọ của các tưliệu lưu trữ ở trong điều kiện
môi trường nhiệt độ và độ ẩm ổn định, vừa phải, tăng lên đáng kể. Trong thời
gian gần đây, khi ngân sách dành cho tưliệu bị cắt giảm nhiều, các nhà quản
lý lưu trữ càng ý thức được thực tế là việc mua ít hơn số lượng tưliệu dự
phòng để thay thế sẽ làm tăng thêm khoản tiền dành cho việc nhập thêm các
đầu tưliệu mới.
Khi số lượng tưliệu bị hư hỏng không thể phục hồi được, các nhà sưu tầm và
đội ngũ bảoquảncó thể phối hợp với nhau để đề ra những quyết định sáng
suốt nhất xem liệucó nên hay không nên thay thế tưliệu cũ, và nếu thay thế
thì thay thế bằng tưliệu nào. Ví dụ, trong hầu hết các trường hợp, việc yêu
cầu thêm một bản copy của một cuốn sách bị hư hỏng sẽ chẳng mấy tác dụng
nếu cuốn sách này được in trên giấy có lượng a-xít cao và bìa kém chất
lượng. Kiến thức của một người sưu tầm về điểm mạnh, điểm yếu và chi phí
liên quan của một số lựa chọn sẵn cóvềcông việc chỉnh sửa: như chụp phim,
sao chụp tư liệu, chụp kỹ thuật số sẽ quyết định liệucó nên tiến hành công
việc chỉnh sửa và cách thức chỉnh sửa như thế nào cho phù hợp.
Ngoài ra, một số các thư viện nghiên cứu hàng đầu như ở Đại học Havard và
Đại học Texas gần đây đã cho xây dựng các khu giữ lạnh cách biệt. Những
khu này được thiết kế rất cẩn thận, không chỉ nhằm giảm bớt số lượng sách
quá lớn tại thư viện trong trường, mà còn tạo ra môi trường lưu trữ có nhiệt
độ và độ ẩm thấp, ổn định, để làm tăng tuổi thọ của các tưliệu sưu tập bằng
giấy và phim cũ. Các nhà quản lý lưu trữ và những người phụ trách côngtác
bảo quản đang phối hợp với nhau để xác định những tưliệu sưu tầm nào có
giá trị nhất, để chuyển chúng vào môi trường lưu trữ đặc biệt này.
Một dấu hiệu của sự tương tác, dựa vào nhau ngày càng tăng giữa việc quản
lý lưu trữ vàcôngtácbảoquản tại các thư viện Mỹ là thay đổi về bản chất
khi đánh giá các yêu cầu đề ra. Nếu như trong những năm 1970 và đầu những
năm 1980, khi các chương trình bảoquản lần đầu tiên được đưa vào ứng
dụng, các cuộc điều tra trên tưliệu lưu trữ chỉ nhằm đơn giản xác định điều
kiện lý tính của những tưliệu này. Ngày nay, các cuộc điều tra cũng đã thu
thập được các số liệuvề điều kiện môi trường lưu trữ, việc phòng ngừa hoả
hoạn, phòng tránh tai nạn, mức độ sử dụng và giá trị. Các yếu tố cuối cùng
lâu nay vốn vẫn thuộc phạm vi quản lý tư liệu.
Có lý do lịch sử cho sự thay đổi này. Phong trào bảoquản ở đất nước này chủ
yếu bắt đầu khi phải đứng trước tình trạng một số lượng ngày càng tăng các
tài liệu in trên giấy a-xít bị hư hỏng trong các kho của những thư viện nghiên
cứu ở Mỹ. Cuộc khủng hoảng lan rộng này rõ ràng đã vượt ra khỏi tầm kiểm
soát của những giải pháp truyền thống, sử dụng việc thay thế hay phục hồi cơ
bản là các biện pháp khắc phục trước mắt đối với một quyển, một bộ, hoặc
một nhóm nhỏ các bản viết tay hoặc bản ghi. Vào giữa những năm 1970, nhu
cầu cần có những giải pháp lớn mang tính đồng bộ càng rõ nét hơn. Bước
đầu, sự lựa chọn tối ưu là chụp vi phim, đặc biệt đối với các bộ sưu tập quan
trọng, có khối lượng lớn trong các thư viện nghiên cứu, đây là cách thức gọi
là “những bộ sưu tập vĩ đại” để cứu lấy phần cốt yếu trong di sản tri thức của
chúng ta.
Lẽ dĩ nhiên, khi phong trào lưu trữ phát triển, thì các giải pháp bảoquản cũng
ngày càng được cải thiện. Ngày càng có nhiều các nhà quản lý lưu trữ chuyên
nghiệp nắm bắt được kinh nghiệm nhằm giải quyết tất cả các nhu cầu vềbảo
quản của tổ chức họ. Các chương trình đào tạo được triển khai đã khuyến
khích việc phân tích các nhu cầu đó và đề xuất ra những ý tưởng mới về giải
pháp. Các dịch vụ bảoquản trong vùng cung cấp kinh nghiệm về đào tạo và
tư vấn cho hàng loạt các cơquanvà tổ chức, mà nhiều tổ chức trong số này
không đủ lớn để có một nhà quản lý lưu trữ chuyên trách, mà thường kết hợp
công việc lưu trữ với các trách nhiệm khác. Các cuộc điều tra tìm hiểu khoa
học để xác định nguyên nhân xuống cấp của tưliệuvà phim ảnh đã đưa ra
được những gợi ý về cách thức kéo dài tuổi thọ, các biện pháp được áp dụng
hữu hiệu nhất cho toàn bộ tưliệu lưu trữ và thậm chí cả các kho lưu trữ.
Một trong những đặc điểm gây ngạc nhiên nhất của quá trình phát triển diễn
ra hơn 20 năm qua, là trọng tâm của bảoquản đã ngày càng xa rời dần với
nhu cầu cứu lấy các tưliệu lưu trữ. Nhiệm vụ cứu chữa không còn chủ yếu để
nhằm giữ được các thông tin có giá trị nghiên cứu lớn khỏi bị nguy cơ hư hại.
Ngày nay, các chương trình lưu trữ là những nỗ lực rộng khắp nhằm ngăn
chặn sự xuống cấp dần dần của cả thư viện cũng như các tưliệu lưu trữ. Vì
vậy, côngtácbảoquản đã trở thành một phần không thể thiếu được của công
tác quản lý lưu trữ, vàcôngtácquản lý lưu trữ về phần mình đã ngày càng
quan tâm hơn đến việc duy trì sức chống đỡ của tưliệu với thời gian, không
chỉ trong hiện tại.
Ghi chú
1. Bonita Bryant, tái bản, Hướng dẫn về tài liệuvề định hướng sưu tập.
Hướng dẫn Quản lý và Triển khai lưu trữ. (Chicago và London: Hiệp hội thư
viện Hoa Kỳ, 1989).
2. Larry R.Oberg, “Đánh giá định hướng lưu trữ đối với lưu trữ tại các thư
viện nhỏ”. Thư viện Đại học và nghiên cứu 49.3 (5/1988): trang 187-96.
3. Ellen Cunningham Kruppa, “Vai trò của chuyên gia bảoquản trong việc
Triển khai côngtác Lưu trữ”, Bản tin của Thư viện Wilson (11/1992): trang
27
. Chính sách thu thập tư liệu và công tác bảo quản
Margaret Child - Nguyên cố vấn về công tác bảo quản
"Bất cứ vốn tài liệu thư viện. tham khảo khi ra quyết định về bảo quản tư liệu.
Các quyết định về lưu trữ tư liệu cũng phải thể hiện chính sách thu thập tư
liệu nếu định hướng này là