1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

228 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 228
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 1

NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆPBỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁNCÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC DOANH

NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

NĂM

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHUẨN

MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI

CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN

VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨNGÀNH KẾ TOÁN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS PHẠM ĐỨC HIẾU

2 TS HOÀNG THỊ VIỆT HÀ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Đức Hiếu và TS Hoàng Thị Việt Hà

Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác

Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2022

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn chân thành tới PGS.TS Phạm Đức Hiếu và TS Hoàng Thị Việt Hà, đã tận tình hướng dẫn và động viên tơi trong q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành luận án Sự khuyến khích, động viên vào những lúc tơi nản lịng, mất phương hướng, sự tận tâm và những góp ý, nhận xét của thầy cô đã định hướng giúp cho tôi rất nhiều trong quá trình bắt đầu bước chân vào con đường nghiên cứu khoa học Điều đó làm tơi rất cảm động và là nguồn động lực thúc đẩy tôi phải luôn tiếp tục cố gắng Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Trung tâm Sau Đại học, Khoa Kế tốn – Kiểm tốn Trường Đại học Cơng nghiệp Hà Nội đã luôn quan tâm, giúp đỡ cũng như đóng góp các ý kiến để tơi hồn thành luận án

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc các Thầy, Cô trong hội đồng đánh giá luận án các cấp đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để luận án được hồn thiện

Trong q trình nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ quý báu của các tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp, bạn bè, đồng nghiệp ở các trường khác Xin nhận lời cám ơn chân thành của tôi cho những sự giúp đỡ này

Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tơi đã ln quan tâm, động viên giúp đỡ tơi vượt qua mọi khó khăn trong q trình học tập và hoàn thành luận án

Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2022 Tác giả luận án

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH xi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 9

1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 9

1.1.1 Những lợi ích khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 9

1.1.2 Những thách thức khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 11

1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 14

1.2.1 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi quốc gia 14

1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi doanh nghiệp 23

1.3 XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG CẦN NGHIÊN CỨU 36

Kết luận chương 1 39

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 40

2.1 CÁC LÝ THUYẾT NỀN 40

2.1.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (The theory of planned behavior) 40

2.1.2 Lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại (new institutional sociology theory) 41

2.1.3 Lý thuyết đại diện (Agency theory) 44

2.1.4 Lý thuyết lợi ích xã hội (Public - Interest Theory) 45

2.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 46

2.2.1 Lược sử phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế 46

2.2.1.1 Giai đoạn đầu tiên: Từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 47

2.2.1.2 Giai đoạn thứ hai: Từ giữa thế kỷ 20 đến cuối thế kỷ 20 47

2.2.1.3 Giai đoạn thứ ba: Từ cuối thế kỷ 20 cho đến ngày nay 49

2.2.2 Đặc điểm và vai trò của chuẩn mực kế toán quốc tế 50

2.2.2.1 Đặc điểm cơ bản của chuẩn mực kế toán quốc tế 50

2.2.2.2 Vai trò 50

2.2.3 Kết cấu cơ bản của một chuẩn mực kế toán quốc tế 51

2.2.4 Các phương thức áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 51

2.2.5 Giới thiệu hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế 52

Trang 6

2.2.5.2 Các chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) 52

2.3 TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 53

2.3.1 Hội nhập kinh tế thế giới 54

2.3.2 Qui mô doanh nghiệp 55

2.3.3 Hệ thống văn bản pháp luật 55

2.3.4 Tổ chức nghề nghiệp 56

2.3.5 Nhận thức, thái độ của nhà quản trị 56

2.3.6 Trình độ của người làm kế tốn 57

2.3.7 Nhân tố chi phí cho việc áp dụng 58

2.3.8 Hiệu quả làm việc của Ủy ban Kiểm toán (Audit committee effectiveness) 59

2.4 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 60

2.4.1 Mơ hình nghiên cứu 60

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu 60

Kết luận chương 2 67

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 68

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 68

3.1.1 Quy trình nghiên cứu 68

3.1.2 Quy trình xây dựng bảng hỏi 70

3.1.3 Mẫu nghiên cứu 71

3.1.3.1 Mẫu nghiên cứu định tính 71

3.1.3.2 Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ 71

3.1.3.3 Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức 72

3.1.4 Thang đo các biến nghiên cứu 73

3.1.4.1 Thang đo các biến độc lập 73

3.1.4.2 Thang đo biến phụ thuộc 74

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 75

3.2.1 Mục đích nghiên cứu định tính 75

3.2.2 Quy trình nghiên cứu định tính 75

3.2.3 Thiết kế dàn bài phỏng vấn chuyên gia 76

3.2.4 Phương pháp thu thập dữ liệu định tính 76

3.2.4.1 Phương pháp chọn mẫu 76

3.2.4.2 Công cụ thu thập dữ liệu 77

3.2.5 Phương pháp xử lý dữ liệu định tính 78

3.2.5.1 Mã hóa dữ liệu 78

3.2.5.2 Tạo nhóm thơng tin 79

3.2.5.3 Kết nối thông tin 79

3.2.6 Kết quả nghiên cứu định tính 79

3.2.7 Xác định mơ hình nghiên cứu lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 81

Trang 7

3.3.1 Mục đích nghiên cứu định lượng 82

3.3.2 Quy trình nghiên cứu định lượng 82

3.3.3 Thiết kế và mã hóa thang đo định lượng 83

3.3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng 84

3.3.4.1 Phương pháp chọn mẫu 84

3.3.4.2 Công cụ thu thập dữ liệu 84

3.3.5 Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng 85

3.3.5.1 Mã hóa dữ liệu 85

3.3.5.2 Thống kê mô tả 85

3.3.5.3 Phân tích độ tin cậy của thang đo 85

3.3.5.4 Phân tích nhân tố khám phá 85

3.3.5.5 Phân tích hồi quy đa biến 86

3.3.5.6 Kiểm định Independent – samples T-test 87

3.3.5.7 Kiểm định One-Way ANOVA 88

Kết luận chương 3 89

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 90

4.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 90

4.1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam 90

4.1.2 Điều kiện niêm yết của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 92

4.1.3 Đặc điểm các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam 94

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ 97

4.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 98

4.2.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 99

4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN CHÍNH THỨC 102

4.3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 102

4.3.2 Thống kê mô tả 104

4.3.2.1 Thống kê mô tả và kiểm định dạng phân phối của thang đo biến độc lập 104

4.3.2.2 Thống kê mô tả và kiểm định dạng phân phối của thang đo biến phụ thuộc 106

4.3.3 Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 106

4.3.4 Kiểm định giá trị thang đo 108

4.3.5 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 109

4.3.5.1 Phân tích tương quan 109

4.3.5.2 Phân tích hồi quy đa biến 110

Trang 8

4.3.6.1 Kiểm định sự khác biệt giữa doanh nghiệp đang áp dụng và chưa áp dụng

IAS/IFRS 112

4.3.6.2 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp theo thời gian niêm yết 113 4.4 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 114

4.4.1 Tác động của nhân tố hội nhập kinh tế đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 114

4.4.2 Tác động của nhân tố qui mô doanh nghiệp đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 115

4.4.3 Tác động của nhân tố hệ thống pháp luật đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 115

4.4.4 Tác động của nhân tố tổ chức nghề nghiệp đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 116

4.4.5 Tác động của nhân tố nhận thức, thái độ nhà quản trị đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 117

4.4.6 Tác động của nhân tố năng lực người làm kế toán đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 117

4.4.7 Tác động của nhân tố chi phí đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 118

4.4.8 Mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết 118

4.4.9 Sự khác biệt giữa doanh nghiệp đang áp dụng và chưa áp dụng IAS/IFRS trong việc đánh giá mức độ tác động của các nhân tố 119

4.4.10 Sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp theo thời gian niêm yết trong việc đánh giá mức độ tác động của các nhân tố 119

Kết luận chương 4 121

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 122

5.1 KẾT LUẬN 122

5.2 KHUYẾN NGHỊ 123

5.2.1 Đối với cơ quan hoạch định chính sách 124

5.2.2 Đối với doanh nghiệp phi tài chính niêm yết 127

5.2.3 Tổ chức nghề nghiệp 130

5.2.4 Các cơ sở đào tạo 131

5.3 HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 131

Kết luận chương 5 133

KẾT LUẬN CHUNG 134

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ 135

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 136

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT Phần tiếng Việt

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BCTC Báo cáo tài chính

CMKTQT Chuẩn mực kế toán quốc tế

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

TTCK Thị trường chứng khoán

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

Phần tiếng Nước Ngồi Chữ viết

tắt Tiếng anh Tiếng việt

AC Audit committee Ủy ban Kiểm toán

AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CPA Certified Public Accountants Chứng chỉ hành nghề kiểm toán CPTPP Comprehensive and Progressive

Agreement for Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương EFA Exploratory Factors Analysis Phân tích nhân tố khám phá

EU European Union Liên minh Châu Âu

FAP Federation of Accounting Professions Liên đoàn nghề nghiệp kế toán FASB Financial Accounting Standards

Board

Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính Mỹ

FAT Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FSC Financial Supervisory Commission Cơ quan giám sát tài chính GAAP Generally Accepted Accounting

Principle

Nguyên tắc kế toán được thừa nhận

GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội

GT Grounded Theory Lý thuyết nền

IAS International Accouting Standards Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB International Accounting Standards

Board

Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế

IASC International Accounting Standard Committee

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế

Trang 10

Chữ viết

tắt Tiếng anh Tiếng việt

Auditors of Thailand Thái Lan

IFAC International Federation of Accountants

Liên đoàn kế toán quốc tế IFAS Indonesian Financial Accounting

Standards

Chuẩn mực báo báo tài chính Indonesia

IFRIC International Financial Reporting Interpretations Committee

Ủy ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS International Financial Reporting

Standards

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

IFRS for SMEs

International Financial Statement Standards for Small and Medium sized Entities

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế IOSCO The International Organisation of

Securities Commissions

Tổ chức quốc tế ủy ban chứng khoán

OTC Over the Counter Thị trường phi tập trung

PCA Principal Components Analysis Phân tích thành phần chính

PLS-SEM

Partial Least Square Strutural Equation Modeling

Mơ hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu từng phần

ROE Return on Equity Tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu

SARS The strength of auditing and reporting standards

Sức mạnh của chuẩn mực kiểm toán và báo cáo kiểm toán SFRS Singapore Financial Reporting

Standards

Chuẩn mực báo báo tài chính Singapore

TFRS Turkey Financial Reporting Standards Chuẩn mực báo báo tài chính Thổ nhỉ kỳ

UPCOM Unlisted Public Company Market Thị trường của những công ty đại chúng chưa niêm yết

VAS Vietnam Accounting Standards Chuẩn mực kế toán Việt Nam VFRS Vietnam Financial Reporting

Standards

Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam

WB World Bank Ngân hàng Thế giới

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế 9

Bảng 1.2: Tổng hợp trở ngại của việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 12

Bảng 1.3: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/IFRS trên phạm vi quốc gia 21

Bảng 1.4: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/IFRS trên phạm vi doanh nghiệp 33

Bảng 2.1: Tổng hợp lý do sử dụng các lý thuyết nền cho nghiên cứu 46

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IAS/IFRS trên phạm vi doanh nghiệp 53

Bảng 2.3: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu 65

Bảng 3.1: Tiến trình thực hiện nghiên cứu 69

Bảng 3.2: Đặc điểm mẫu chuyên gia trong nghiên cứu định tính 77

Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến của chuyên gia về mức độ tác động của các nhân tố 80

Bảng 3.4: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh 82

Bảng 4.1: Điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 93

Bảng 4.2: Phân loại doanh nghiệp niêm yết theo nhóm ngành và vốn điều lệ 94

Bảng 4.3: Phân loại doanh nghiệp theo thời gian và thị trường niêm yết 95

Bảng 4.4: Phân loại doanh nghiệp theo kế hoạch áp dụng IFRS và ý định niêm yết ở nước ngoài 95

Bảng 4.5: Phân loại doanh nghiệp theo số lượng lao động 96

Bảng 4.6: Phân loại doanh nghiệp theo cơng ty kiểm tốn 96

Bảng 4.7: Phân loại theo tình hình áp dụng và cấp độ áp dụng IFRS 97

Bảng 4.9: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha 99

Bảng 4.10: Phân loại theo vị trí cơng tác và giới tính của đối tượng tham gia khảo sát 103Bảng 4.11: Phân loại theo lĩnh vực chuyên môn được đào tạo và thâm niên công tác của đối tượng tham gia khảo sát 103

Trang 12

Bảng 4.13: Mô tả thống kê các thang đo biến độc lập 104

Bảng 4.14: Bảng tổng hợp đánh giá các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 105

Bảng 4.15: Mô tả thống kê các thang đo biến phụ thuộc 106

Bảng 4.16: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha 106

Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả hệ số Cronbach Alpha của các thang đo sau khi loại bỏ biến quan sát 107

Bảng 4.18: Kết quả phân tích tương quan 109

Bảng 4.19: Kết quả hồi quy đa biến, biến phụ thuộc là khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 110

Bảng 4.20: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 112

Bảng 4.21: Kết quả kiểm định kiểm định Independent Samples Test 113

Bảng 4.22: Kiểm định tính đồng nhất của các biến 113

Trang 13

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1: Qui trình nghiên cứu 6

Hình: 2.1 Mơ hình Thuyết hình vi dự định (Ajzen, 1991) 41

Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ban đầu 60

Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết điều chỉnh 81

Hình 4.1: Số lượng doanh nghiệp niêm yết từ năm 2017 đến 2021 91

Hình 4.2: Qui mơ vốn hóa từ năm 2017 đến 2021 91

Hình 4.3: Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước từ năm 2017 đến 2021 92

Hình 4.4: Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước từ năm 2017 đến 2021 92

Trang 14

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trang 15

doanh nghiệp Mặc dù VAS được xây dựng trên cơ sở của chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng chưa được cập nhật, sửa đổi trong một thời gian dài nên khơng thể đảm bảo cung cấp thơng tin có thể so sánh được với các doanh nghiệp tại các quốc gia khác Đây là một trong những cản trở trong tiến trình hội nhập của Việt Nam đối với các quốc gia trong khu vực và quốc tế

Trong “Chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo QĐ 480/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 03 năm 2013 đã xác định chủ trương nỗ lực hoàn thiện hệ thống kế tốn Việt Nam nói chung và hệ thống chuẩn mực kế tốn nói riêng Căn cứ theo Đề án áp dụng IFRS vào Việt Nam của Bộ Tài chính thì đối tượng áp dụng IFRS bao gồm các doanh nghiệp có nhu cầu, đủ khả năng và nguồn lực áp dụng IFRS gồm: công ty niêm yết Việt Nam, các cơng ty mẹ của các tập đồn kinh tế nhà nước quy mơ lớn có khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế; các công ty đại chúng quy mô lớn là cơng ty mẹ chưa niêm yết Đối tượng chính được xem là có thể đảm bảo được năng lực và điều kiện áp dụng hệ thống chuẩn mực này là các công ty niêm yết Các công ty này thường chịu sức ép từ các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các nhà đầu tư để tăng cường tính minh bạch của thông tài chính được cơng bố, cũng là đối tượng chính mà hiện tại hầu hết các nước trên thế giới đều yêu cầu hoặc cho phép lập báo cáo tài chính theo IFRS Tại Việt Nam, các doanh nghiệp niêm yết này được Bộ Tài chính khuyến khích áp dụng IFRS tự nguyện trong giai đoạn 2022-2025 của đề án theo quyết định 345/QĐ-BTC Theo đề án này thì các doanh nghiệp niêm yết khơng cịn lựa chọn áp dụng hay khơng áp dụng mà là doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho lộ trình áp dụng sắp tới Tuy nhiên, do đặc thù của IFRS là dựa vào nguyên tắc cho nên phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kỹ năng của người làm cơng tác kế tốn, điều này có thể phát sinh những thách thức trong quá trình áp dụng IFRS của các doanh nghiệp Theo đề án thì các doanh nghiệp chưa thật sự sẵn sàng áp dụng IFRS mà cần thời gian để chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, vật lực, nâng cấp hệ thống thông tin, phần mềm

Trang 16

áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp cho thấy việc áp dụng hệ thống chuẩn mực này bị ảnh bởi nhiều yếu tố, có yếu tố trong nghiên cứu này có tác động cùng chiều nhưng trong nghiên cứu khác lại tác động ngược chiều Các cơng trình nghiên cứu tiền nhiệm được thực hiện ở các bối cảnh, không gian và thời gian khác nhau cần kiểm định lại trong bối cảnh hiện nay theo Quyết định 345/2020/QĐ-BTC ngày 16/03/2020 của Bộ Tài chính

Dựa trên nền tảng học thuật của thế giới và trong nước về các nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, diễn biến thực tế từ thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong những năm qua thì việc nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là cần thiết trong

giai đoạn hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

 Nghiên cứu được thực hiện căn cứ theo mục tiêu tổng quát là xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế

Mục tiêu cụ thể:

Từ mục tiêu tổng quát, luận án đưa ra các mục tiêu cụ thể là:

 Xác định các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam

 Xây dựng mơ hình nghiên cứu để kiểm định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

 Đề xuất các khuyến nghị cho doanh nghiệp phi tài chính niêm yết và Cơ quan quản lý trong quá trình hội nhập Chuẩn mực kế toán quốc tế

Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung phân tích và trả lời các câu hỏi sau:

Trang 17

2 Mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam như thế nào?

3 Có sự khác biệt hay không giữa thời gian niêm yết khác nhau, tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp niêm yết đến việc đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế?

4 Các khuyến nghị nào cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và Cơ quan quản lý để áp dụng thành cơng chuẩn mực kế tốn quốc tế?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam, khơng bao gồm các doanh nghiệp Upcom

Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp được thu nhập trong giai đoạn 2017- 2021 Các dữ liệu sơ cấp thu thập từ phỏng vấn sâu chuyên gia và khảo sát quan điểm của nhà quản lý, phụ trách kế toán, phụ trách tài chính đang làm việc tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện từ 05/2020-03/2021

Giới hạn nghiên cứu:

 Đề tài không nghiên cứu sâu về nội dung của từng chuẩn mực kế tốn quốc tế  Đề tài khơng nghiên cứu khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của

công ty bảo hiểm, ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự tại Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận án, tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính sẽ được thực hiện trước, theo sau đó là phương pháp định lượng, cụ thể:

Phương pháp nghiên cứu định tính

Trang 18

lý Nhà nước ban hành chuẩn mực kế tốn, thành viên biên dịch IFRS, kế tốn viên có kinh nghiệm lập báo cáo tài chính theo IFRS hoặc am hiểu về IFRS, kiểm tốn viên có kinh nghiệm kiểm tốn báo cáo tài chính được lập theo IFRS, giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu về chuẩn mực kế toán quốc tế Qua đó nhìn nhận được quan điểm của các chuyên gia về việc đánh giá khả năng áp dụng và những giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế được hiệu quả Từ các ý kiến đóng góp của chuyên gia, tác giả sẽ xây dựng mơ hình nghiên cứu chính thức và thang đo để điều tra, cũng như làm tư liệu đánh giá thực trạng hiện nay đối với khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp niêm yết được hiệu quả

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả điều chỉnh bảng hỏi và tiến hành khảo sát với công cụ được sử dụng là gửi thư trực tiếp hoặc qua Google form Đối tượng khảo sát là nhà quản lý, phụ trách kế tốn hoặc phụ trách tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Giai đoạn nghiên cứu này được thực hiện nhằm:

 Đo lường các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

 Kiểm định tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam

 Tìm hiểu sự khác biệt về đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam giữa các nhóm doanh nghiệp đang áp dụng và chưa áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế và giữa các nhóm doanh nghiệp có thời gian niêm yết khác nhau

Để thực hiện các mục tiêu trong nghiên cứu chính thức, luận án sử dụng phần mềm SPSS bằng cách đo hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi qui đa biến, kiểm định Independent – samples T-test, One-way ANOVA Mẫu nghiên cứu: Để đảm bảo tính đại diện, luận án đã thực hiện mẫu điều tra có quy mơ 489 quan sát của 489 doanh nghiệp Mẫu khảo sát được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (chọn mẫu thuận tiện)

Trang 19

Hình 1: Qui trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kế thừa Nguyễn Đình Thọ (2014).

Trang 20

Từ các cơng trình nghiên cứu trước, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như tổng hợp các lý thuyết nền liên quan tới vấn đề nghiên cứu như lý thuyết hành vi có kế hoạch (The theory of planned behavior), lý thuyết đại diện (agency theory), lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại (new institutional sociology theory), lý thuyết lợi ích xã hội (Public - Interest theory)

Tác giả xác định, xây dựng mơ hình nghiên cứu để kiểm định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam

b Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu đã nhận diện được 07 nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm Hội nhập kinh tế; qui mô doanh nghiệp; hệ thống pháp luật; tổ chức nghề nghiệp; nhận thức, thái độ của nhà quản trị, năng lực của người làm kế tốn, chi phí cho việc áp dụng Đồng thời, tác giả cũng đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến khả năng áp dụng hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc tế này Qua đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị để các doanh nghiệp niêm yết có sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế theo lộ trình sắp tới được thuận lợi và thành công mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý của Nhà nước Kết quả nghiên cứu còn giúp cho các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chuẩn mực kế tốn quốc tế Từ đó, doanh nghiệp thường xuyên quan tâm đến việc tổ chức, vận hành cơng tác kế tốn tại đơn vị thơng qua việc cử nhân sự tham gia vào các lớp đào tạo và bồi dưỡng kiến thức liên quan đến chuẩn mực kế tốn quốc tế

Ngồi ra kết quả nghiên cứu này cịn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách, hiệp hội nghề nghiệp trong việc thúc đẩy áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới

6 Những đóng góp mới của luận án

Thứ nhất, luận án đã điều chỉnh bổ sung thang đo vào hệ thống thang đo các nhân

tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế

Thứ hai, luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các nhân

Trang 21

nghề nghiệp, năng lực của người làm kế toán, hội nhập kinh tế và nhận thức, thái độ của nhà quản trị

Thứ ba, so với các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến khả năng áp

dụng IAS/IFRS, luận án đã xây dựng được mơ hình nghiên cứu đầy đủ hơn, bao quát được hầu hết các biến tác động lên vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là xem xét hành vi dự định của nhà quản lý trong khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết Việt Nam

Thứ tư, một khác biệt của luận án so với các nghiên cứu đi trước cùng vấn đề

nghiên cứu, đó là đối tượng khảo sát trong luận án này là những người đang làm trong các doanh nghiệp đủ năng lực theo đề án của Bộ Tài chính

Cuối cùng, luận án đã kiểm định sự khác biệt về đánh giá mức độ tác động của các

nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giữa các nhóm doanh nghiệp đang áp dụng và chưa áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế; giữa các nhóm doanh nghiệp có thời gian niêm yết khác nhau

7 Bố cục của luận án

Bố cục của luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, gồm 5 Chương: Chương 1- Tổng quan nghiên cứu

Chương 2- Cơ sở lý thuyết và các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế

Trang 22

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP

DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

IFRS (International Financial Reporting Standards) là bộ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được xây dựng bởi Hội đồng soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế IASB từ năm 2001 Trước năm 2001, IASB cịn có tên gọi là Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế IASC IASC đã soạn thảo Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS (International Accounting Standards) Sau đó, IASB chỉnh sửa các IAS hiện hành và ban hành các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) Mục tiêu của IASB là xây dựng các chuẩn mực kế tốn quốc tế có chất lượng cao, dễ hiểu, có thể thực thi và được chấp nhận trên tồn cầu dựa trên các nguyên tắc được xác định rõ ràng; tăng cường tính minh bạch, có thể so sánh được thông tin trong BCTC và các báo cáo khác liên quan đến tài chính, kế tốn; giúp các nhà đầu tư tham gia thị trường vốn quốc tế và những người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra các quyết định kinh tế; thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (Deloitte, 2018a) IASB đã hệ thống hóa xu hướng áp dụng IAS/IFRS của một số quốc gia, trong đó 144/166 quốc gia cho phép hoặc yêu cầu IAS/IFRS cho các công ty niêm yết trong nước, bao gồm các nền kinh tế chính như thành viên Liên minh Châu Âu, Úc, Canada, Thụy sĩ, Anh, Pháp, Ý , trong đó 98 quốc gia yêu cầu tất cả các doanh nghiệp niêm yết áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS (xem phụ lục 1.1 và phụ lục 1.2) Lợi ích của việc áp dụng IAS/IFRS cũng rất nhiều, nhưng áp dụng nó thực sự cũng là một thách thức không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả quốc gia

1.1.1 Những lợi ích khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế

Những người ủng hộ cho rằng chuẩn mực kế toán quốc tế là bộ chuẩn mực kế toán quốc tế duy nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế các quốc gia (Ritsumeikan, 2012) Xuất phát từ nhu cầu thơng tin kế tốn minh bạch hơn, bảo vệ quyền lợi của các đối tượng sử dụng thông tin, các bên đều mong muốn BCTC được trình bày theo bộ chuẩn mực tồn cầu thay vì chuẩn mực kế tốn quốc gia (Stainbank, 2014) Sở dĩ như vậy là do các chuẩn mực kế toán này đưa ra yêu cầu cao về nguyên tắc đo lường và ghi nhận, nhờ đó cung cấp thơng tin về tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp trung thực và minh bạch hơn so với quy định kế toán của các quốc gia

Những lợi ích của việc sử dụng một bộ chuẩn mực chung có thể hệ thống hóa thành các nhóm lợi ích như sau:

Bảng 1.1: Tổng hợp lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế

Lợi ích của việc áp dụng IFRS Nguồn

Cải thiện chất lượng thông tin Jermakowicz (2004); Jermakowicz và Gornik-Tomaszewski (2006); Horton và cộng sự (2013); Christensen, Lee, Walker, và Zeng (2015);Guermazi và Khamoussi (2018); Thi, Anh, và Tu (2020)

Trang 23

Lợi ích của việc áp dụng IFRS Nguồn

của thị trường vốn

Tiết kiệm chi phí xây dựng chuẩn

mực kế tốn Nobes và Parker (2016); Jermakowicz và Gornik-Tomaszewski (2006) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cai và Wong (2010); Hossain và cộng sự (2015); Herath và Alsulmi

(2017); Oppong và Aga (2019)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Cải thiện chất lượng thông tin trên BCTC

IFRS yêu cầu thông tin được công bố phải phản ánh sự phát triển của thị trường tại thời điểm báo cáo thông qua đánh giá lại giá trị hợp lý, giá trị có thể thu hồi của tài sản và nợ phải trả Do đó, báo cáo tài chính theo IFRS sẽ cung cấp cho các nhà quản lý thơng tin đáng tin cậy hơn để đánh giá tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm báo cáo cũng như dự báo hiệu quả kinh doanh và dòng tiền trong tương lai để đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp và hiệu quả Trong hai cuộc điều tra được thực hiện bởi Jermakowicz (2004) tại Bỉ và Jermakowicz và Gornik-Tomaszewski (2006) tại Liên minh châu Âu, hầu hết những người được hỏi thì tin rằng việc áp dụng IFRS giúp cải thiện việc so sánh và minh bạch BCTC Cơng trình của Christensen, Lee, Walker, và Zeng (2015) đã thu thập dữ liệu về giá cổ phiếu của 34 quốc gia tự nguyện áp dụng IFRS trong giai đoạn 1999 – 2004 để phân tích Nhóm học giả cho rằng việc áp dụng IFRS tự nguyện sẽ cải thiện chất lượng thơng tin kế tốn thay vì các quốc gia áp dụng bắt buộc Horton và cộng sự (2013) khẳng định rằng việc áp dụng IFRS đã cải thiện chất lượng thông tin của thị trường vốn và tăng việc so sánh thông tin Guermazi và Khamoussi (2018) đã nghiên cứu tác động của việc chuyển đổi từ chuẩn mực kế toán quốc gia sang IFRS ở Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2000 đến 2014 Kết quả thực nghiệm của nhóm tác giả cho rằng BCTC cải thiện chất lượng thông tin hơn khi áp dụng IFRS Bùi Thị Ngọc và cộng sự (2020) thực hiện một nghiên cứu với 23 cuộc phỏng vấn sâu và khảo sát thông qua bảng hỏi với 92 chuyên gia là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu từ các viện nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực chứng khốn, ngân hàng, tài chính tại Việt Nam để thu thập một số ý tưởng về lộ trình, đối tượng và phạm vi áp dụng IFRS; đánh giá lợi ích và thách thức khi áp dụng IFRS Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả này cho rằng việc lập báo cáo tài chính theo IFRS sẽ cải thiện tính minh bạch của báo cáo tài chính

Tăng tính thanh khoản và hiệu quả của thị trường vốn

Trang 24

thanh khoản thị trường và giảm chi phí vốn của các công ty bắt buộc áp dụng IAS/IFRS

Chuẩn mực kế tốn đóng vai trị then chốt trong việc giảm chi phí giao dịch trong việc truyền đạt thông tin giữa các bên liên quan, hỗ trợ so sánh thông tin dễ dàng hơn, tiết kiệm được chi phí kiểm tốn và chi phí tìm kiếm các thông tin bổ sung, thúc đẩy kênh thông tin chính thức, kích thích chia sẻ thơng tin, tăng cường giao tiếp giữa doanh nghiệp với cổ đông và nhà đầu tư, thị trường vốn toàn cầu hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn (lãi vay sẽ rẻ hơn nếu cung cấp thông tin minh bạch và rủi ro thông tin ở mức thấp) (DeFond và cộng sự, 2011)

Tiết kiệm chi phí xây dựng chuẩn mực kế toán

Việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế làm giảm đáng kể chi phí trong việc xây dựng chuẩn mực kế tốn (Nobes và Parker, 2016) Cơng trình của Jermakowicz và Gornik-Tomaszewski (2006) cho rằng rất tốn kém chi phí để phát triển các chuẩn mực kế toán từ đầu và hầu hết các nước đang phát triển thiếu nguồn lực tài chính Do đó, đây sẽ là một chiến lược tiết kiệm chi phí cho các nước đang phát triển áp dụng IAS/IFRS

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Cai và Wong (2010) đã xem xét tác động của việc áp dụng IFRS đối với việc hội nhập kinh tế toàn cầu giữa các nước G8 Kết quả nghiên cứu cho rằng việc áp dụng IFRS đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, tăng cường hội nhập thị trường tài chính tồn cầu so với các quốc gia chưa áp dụng IFRS Hossain và cộng sự (2015) khẳng định rằng việc áp dụng IFRS trong các doanh nghiệp ở Bangladesh thu hút đầu tư nhiều hơn vì báo cáo tài chính minh bạch và đáng tin cậy Herath và Alsulmi (2017) đã chứng minh rằng việc áp dụng IFRS tại Ả Rập Saudi đã làm thay đổi môi trường đầu tư, cho phép quốc gia này đa dạng hóa nền kinh tế, thu hút nhiều cơ hội đầu tư nước ngoài và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho thế hệ trẻ Cơng trình của Oppong và Aga (2019) vận dụng lý thuyết thể chế để kiểm tra tác động của việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đối với tăng trưởng kinh tế Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu được công bố bởi Chỉ số phát triển thế giới (WDI) của 28 quốc gia quan sát trong 10 năm (2005 - 2014) tại thị trường Châu Âu Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc áp dụng IFRS giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này

1.1.2 Những thách thức khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế

Trang 25

Bảng 1.2: Tổng hợp trở ngại của việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế

Trở ngại của việc áp dụng IFRS Nguồn

Giá trị hợp lý I Alsaqqa và N Sawan (2013); Jones và Finley (2011); Trabelsi (2016) và Edeigba và cộng sự (2018); Samaha và Khlif (2016); Oghogho và cộng sự (2016), Nguyễn Đức Phong và Tangl, A (2019) Thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực

tế về IFRS Jermakowicz và Gornik-Tomaszewski (2006); Masoud (2014); Zakari (2014); Odo (2018) Chi phí chuyển đổi Winney và cộng sự (2010); Msrlolu v cng s (2013); Klỗa v cng s (2014); Oghogho và cộng sự (2016); Miao và cộng sự (2017)

Ngôn ngữ Evans (2004); Winney và cộng sự (2010); Hellman và cộng sự (2015); Nobes và Stadler (2018)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Giá trị hợp lý

IFRS sử dụng kế toán giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường để xác định các số liệu về tài sản và nợ phải trả Giá trị hợp lý khó được đo lường trong mơi trường khơng có thị trường hoạt động để thực hiện việc định giá và quản lý các phương pháp định giá (I Alsaqqa và N Sawan, 2013) Cơng trình của Jones và Finley (2011); Trabelsi (2016) và Edeigba và cộng sự (2018) đã chứng minh rằng do IFRS yêu cầu trình bày tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp theo giá trị thị trường tại thời điểm báo cáo, nên thị trường cần tương đối phát triển để có thể cung cấp thơng tin đáng tin cậy Nghiên cứu của Samaha và Khlif (2016), Oghogho và cộng sự (2016) cho thấy rằng thị trường vốn và thị trường tài chính chưa phát triển, một số cơng cụ tài chính như trái phiếu chuyển đổi, chứng khốn phái sinh, cổ phiếu ưu đãi chưa được giao dịch rộng rãi Do đó, hầu hết các cơng ty khơng có kinh nghiệm trong việc thực hiện các giao dịch trong những bối cảnh này Thị trường đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nên khơng thể cung cấp thông tin xác thực về giá trị do chưa có sẵn các yếu tố xác định giá trị hợp lý Ngoài ra, việc xác định giá trị hợp lý của các thị trường rất khác nhau và việc áp dụng IFRS giữa các quốc gia cũng khác nhau nên khó so sánh các thơng tin giữa các báo cáo tài chính IFRS yêu cầu một số kỹ thuật phức tạp và đánh giá chủ quan như: lập ước tính giá trị hợp lý khi chưa có giá thị trường, giá trị có thể thu hồi, ghi nhận tổn thất tài sản và lợi thế thương mại, xác định giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai Nguyễn Đức Phong và Tangl, A (2019) cho rằng IFRS hướng tới việc định giá tài sản bằng cách sử dụng giá trị hợp lý hơn là giá gốc Trong khi đó, VAS được ban hành dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế, sử dụng giá gốc nên việc sử dụng phương pháp đo lường giá trị hợp lý rất khó thực hiện ở Việt Nam khi thực hiện một số kỹ thuật như xác định lãi suất hiệu lực, tổn thất tài sản, đường cong lãi suất, lãi suất cố định và lãi suất thả nổi…

Thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế về chuẩn mực kế toán quốc tế

Trang 26

nghiên cứu do Masoud (2014) thực hiện xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng IFRS của một số nền kinh tế thị trường mới nổi Tác giả đã kết luận rằng một trở ngại gặp phải trong q trình áp dụng là kế tốn viên thiếu các kỹ năng cần thiết để triển khai IFRS Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kinh nghiệm thực tế và do khơng có hoặc hạn chế về nguồn lực đào tạo thích hợp Vấn đề tương tự cũng được xác định trong trường hợp của Libya, sự thiếu hụt kỹ năng và kiến thức không đầy đủ của các kế toán viên là một trong những trở ngại gặp phải khi áp dụng IFRS (Zakari, 2014) Nghiên cứu của Odo (2018) ở Nigeria cho thấy rằng trình độ của kế tốn viên khơng đủ để đáp ứng các u cầu của IFRS do họ khơng có hiểu biết thấu đáo về IFRS để đọc hoặc áp dụng IFRS trong thực tế

Chi phí chuyển đổi

Chi phí là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp Winney và cộng sự (2010) cho rằng thách thức lớn nhất khi áp dụng IFRS là chi phí chuyển đổi Mısırlıoğlu và cộng sự (2013) cũng xác nhận rằng các công ty niêm yết của Thổ Nhĩ Kỳ đã không áp dụng IFRS một cách nhất quán vì quá trình triển khai IFRS rất khó khăn và cần nguồn tài chính lớn Các chi phí đầu tư khá cao khi áp dụng IFRS bao gồm đào tạo nhân viên đáp ứng yêu cầu, chuyển đổi hệ thống kế tốn, thay đổi hệ thống thơng tin và phần mềm kế toán, cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và đào tạo nhận thức của nh u t (Klỗa v cộng sự, 2014; Oghogho và cộng sự, 2016) Thách thức về phía hiện trạng của doanh nghiệp như các quy trình nội bộ hiện tại cần được điều chỉnh để gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận hoạt động với thông tin tài chính trong q trình áp dụng IFRS Miao và cộng sự (2017) đã thực hiện một nghiên cứu những thách thức khi áp dụng IFRS tại Trung Quốc Nhóm tác giả đã sử dụng bảng hỏi thang đo Likert khảo sát 394 doanh nghiệp Nghiên cứu đã làm rõ những thách thức của việc áp dụng IFRS ở Trung Quốc bao gồm chi phí thực hiện IFRS, dịch IFRS sang tiếng phổ thông, đào tạo IFRS cho kế tốn và thiếu cơ sở hạ tầng

Ngơn ngữ

Trang 27

dùng và người lập báo cáo tài chính Winney và cộng sự (2010); Nobes và Stadler (2018) đã nhấn mạnh rằng các lỗi và sự khác biệt trong bản dịch có thể làm những người đọc thực thi không đúng bản chất của IFRS Khi các phiên bản IFRS không phải tiếng Anh được sử dụng, một số ý nghĩa sẽ bị mất khi dịch sang ngôn ngữ khác Điều này ảnh hưởng đến việc so sánh tồn cầu của các thơng lệ báo cáo tài chính theo IFRS Hellman và cộng sự (2015) cho rằng sự khác biệt về kế toán quốc tế vẫn tồn tại ngay cả sau khi sự hội tụ quốc tế ngày càng tăng và việc áp dụng IFRS rộng rãi nếu vẫn cịn trở ngại về ngơn ngữ

1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC

ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

Trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế ở bất kì quốc gia nào, doanh nghiệp luôn là một tế bào của nền kinh tế tạo ra của cải vật chất cho xã hội Do đó khó có thể có một nền kinh tế “khỏe mạnh” nếu các tế bào của nền kinh tế đó “khơng khỏe” Doanh nghiệp khơng thể thoát ly khỏi bối cảnh của nền kinh tế Việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của doanh nghiệp đều chịu sự chi phối của các nhân tố môi trường quốc gia như pháp lý, kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục Doanh nghiệp là đơn vị trực tiếp thực thi các chủ trương, chính sách của quốc gia Để thúc đẩy quá trình áp dụng IAS/IFRS của các doanh nghiệp không chỉ quyết tâm từ quốc gia mà cần cả sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp Do đó, trong nội dung này, tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu tiền nhiệm về các nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi quốc gia và trong phạm vi doanh nghiệp

1.2.1 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi quốc gia

Có khá nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới về các nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi quốc gia Khi thiết lập một hệ thống kế tốn quốc gia thì việc xem xét các yếu tố môi trường cụ thể của mỗi quốc gia là cần thiết Trong những năm gần đây, các học giả bắt đầu chú ý nhiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế và xem xét điều gì quyết định việc áp dụng bộ chuẩn mực này của các quốc gia

Trang 28

Nghiên cứu của Zeghal và Mhedhbi (2006) đã điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng IAS/IFRS của 64 quốc gia đang phát triển Nhóm học giả đã xem xét các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, trình độ học vấn, mức độ mở cửa kinh tế bên ngồi, văn hóa và thị trường vốn có ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế hay không? Các nhân tố được đo như sau: tăng trưởng kinh tế được xác định bằng mức tăng GDP/người; trình độ học vấn được tính bằng tỷ lệ biết chữ của quốc gia; mức độ mở cửa kinh tế ra bên ngồi được tính bằng tỷ lệ FDI/GDP; văn hóa được đo bằng biến giả, gán là 1 nếu quốc gia có văn hóa Anh -Mỹ và ngược lại được gán là 0; thị trường vốn được đo bằng biến giả, gán là 1 nếu có thị trường vốn và ngược lại được gán là 0 Dữ liệu được thu thập từ trang web của World Bank Nghiên cứu đã sử dụng thống kê mô tả, hồi qui đơn biến và hồi qui đa biến để phân tích Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các nước đang phát triển có tỷ lệ biết chữ cao, có thị trường vốn và có nền văn hóa ảnh hưởng văn hóa Anh – Mỹ thì có khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế

Sử dụng các yếu tố môi trường, Archambault và Archambault (2009) đã xem xét quyết định của 120 quốc gia phát triển và đang phát triển cho phép hoặc không cho phép các công ty niêm yết áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Mơ hình thực nghiệm của nhóm tác giả bao gồm các nhân tố liên quan đến văn hóa, hệ thống chính trị và hệ thống kinh tế Đối với nhân tố văn hóa được đo bằng tỷ lệ biết chữ cao; nhân tố chính trị được đo bằng mức độ tự do chính trị, hệ thống pháp luật theo thông luật được gán là 1, ngược lại là 0; nhân tố kinh tế được đo bằng các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, tỷ lệ lạm phát cao, niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài, tỷ lệ nhập khẩu so với xuất khẩu Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ trang web World of lnformation, World Factbook, World Bank, Freedom House và trang web của Deloitte Kết quả hồi quy đa biến cho thấy rằng các quốc gia có nhiều khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế khi mức độ giáo dục và hoạt động nhập khẩu tăng lên Ngoài ra, nghiên cứu đã chứng minh việc cho phép áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với các công ty niêm yết dường như bị ảnh hưởng đáng kể bởi mức độ phát triển kinh tế

Trang 29

Nghiên cứu của Clements, Neill, và Stovall (2010) đã xem xét ảnh hưởng của sự đa dạng văn hóa và quy mơ quốc gia đối với quyết định áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của 61 nền kinh tế mới nổi Nhân tố văn hóa được đo thơng qua mơ hình Hofstede (Hofstede, 1980) Kết quả cho thấy rằng khơng có sự khác biệt đáng kể về văn hóa giữa việc áp dụng và khơng áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng các quốc gia lớn không muốn áp dụng hệ thốngchuẩn mực kế toán này Nhóm tác giả cho rằng các quốc gia lớn hơn đã có một bộ chuẩn mực kế tốn quốc gia được thiết lập sẵn và do đó các quốc gia này sẽ rất miễn cưỡng áp dụng bộ chuẩn mực kế tốn quốc tế vì tốn nhiều chi phí để thay đổi

Dựa trên lý thuyết thể chế để dự đoán khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, Judge, Li, và Pinsker (2010) đã cố gắng giải thích tại sao một số nền kinh tế đã nhanh chóng chấp nhận chuẩn mực kế tốn quốc tế trong khi những quốc gia khác chấp nhận một phần chuẩn mực kế toán quốc tế và một số quốc gia vẫn tiếp tục chống lại không áp dụng Mẫu nghiên cứu bao gồm 132 nền kinh tế đang phát triển, chuyển tiếp và đã phát triển trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2007 Các tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước để xây dựng giả thuyết nghiên cứu và sử dụng số liệu thứ cấp từ trang web của Deloitte, World Bank Kết quả nghiên cứu cho rằng có sự tác động của ba áp lực đồng nhất thể chế: áp lực cưỡng chế (được đo bằng viện trợ nước ngoài/GDP), áp lực bắt chước (được đo bằng tỷ lệ phần trăm giá trị nhập khẩu/GDP) và áp lực quy phạm (được đo bằng trình độ học vấn trung học) đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các quốc gia này

Al-Omari (2010) vận dụng khung lý thuyết thể chế để xác định áp lực áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ở Jordan theo các khía cạnh cưỡng chế, quy phạm và bắt chước Tác giả đã xác định rằng Ngân hàng Thế giới và thị trường vốn là áp lực cưỡng chế, các cơng ty kiểm tốn Big 4 là áp lực quy phạm; các đối tác thương mại và các tập đoàn đa quốc gia là áp lực bắt chước Nghiên cứu đã sử dụng số liệu thứ cấp để kiểm định giả thiết đặt ra

Trang 30

thúc đẩy bởi áp lực thể chế hơn là các yếu tố kinh tế (được đo bằng tăng trưởng kinh tế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi)

Cơng trình của Mulyadi, Soepriyanto, và Anwar (2012) đã phân tích tác động của chuẩn mực kế tốn quốc tế đối với thuế ở bốn quốc gia châu Phi là Libya, Nigeria, Tunisia và Nam Phi Các quốc gia này vẫn sử dụng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của quốc gia làm cơ sở cho việc tính thuế Việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các khoản mục trong BCTC, do đó, nợ thuế cũng sẽ thay đổi Thách thức chính đối với các nhà làm luật ở các quốc gia này là cải cách toàn diện luật thuế Tác giả chỉ dừng lại tổng hợp nghiên cứu trước, thiếu bằng chứng thực nghiệm

Nghiên cứu của Shima và Yang (2012) đã sử dụng khuôn mẫu ký thuyết của Choi và Meek để kiểm tra ảnh hưởng của các đặc điểm môi trường đến quyết định có áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế của các quốc gia Mẫu nghiên cứu bao gồm 73 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn từ năm 2000 - 2007 Dữ liệu được thu thập từ trang web của World Bank Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng tài chính, thuế và lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ở một quốc gia nhất định, các quốc gia là thuộc địa Anh, các đối tác thương mại có áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế, hệ thống pháp luật theo thơng luật, trình độ học vấn và tăng trưởng kinh tế đã ảnh hưởng tích cực đến quyết định áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán này

Kế thừa và phát triển nghiên cứu của Zeghal và Mhedhbi (2006), nghiên cứu của Zehri và Chouaibi (2013) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của 74 quốc gia mới nổi (37 quốc gia áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế có hoặc khơng có sửa đổi và 37 quốc gia đã khơng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho đến năm 2008) bao gồm yếu tố văn hóa, mức độ tăng trưởng kinh tế, sự sẵn có của thị trường vốn, mức độ phát triển giáo dục, công ty kiểm toán, hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống pháp luật và chính trị Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng các nước đang phát triển thuận lợi nhất cho việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế là những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có nền văn hố Anh – Mỹ, hệ thống giáo dục bậc cao, hệ thống pháp lý dựa trên thơng luật và được kiểm tốn bởi Big 4

Trang 31

nền kinh tế Kết quả nghiên cứu đã chứng minh sự tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển các hệ thống và thực hành kế toán của một quốc gia

Nghiên cứu của Stainbank (2014) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các nước châu Phi bao gồm tăng trưởng kinh tế, trình độ học vấn, độ mở kinh tế, văn hóa và quy mơ thị trường vốn Mẫu nghiên cứu bao gồm 32 quốc gia Châu Phi Tác giả kết luận rằng khi các nước châu Phi có tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức vốn hóa thị trường cao thì có nhiều khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Biến văn hóa là yếu tố quan trọng nhất trong các biến giải thích, cho thấy rằng các quốc gia châu Phi có nền văn hóa ảnh hưởng văn hóa Anh có nhiều khả năng chấp nhận chuẩn mực kế toán quốc tế hơn

Cơng trình của Cardona, Castro-González, và Ríos-Figueroa (2014) đã tiến hành nghiên cứu để kiểm tra tác động của nhân tố văn hoá và kinh tế đối với quyết định áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của một quốc gia Số liệu nghiên cứu dựa trên khảo sát của PwC vào tháng 04 năm 2012 Nhóm học giả đã kiểm định bằng hồi qui đa biến ở 69 quốc gia nằm trong sáu vùng sau: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Châu Đại Dương Nghiên cứu cho rằng nhân tố văn hố khơng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định thực hiện áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của một quốc gia Trong khi đó nhân tố kinh tế lại có tác động mạnh mẽ đến quyết định áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của một quốc gia

Nghiên cứu của Masoud (2014) đã xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của 48 nền kinh tế thị trường mới nổi, trong đó 43 quốc gia đã áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế và 35 quốc gia khơng áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế trong giai đoạn 2006 - 2014 Tác giả đã vận dụng lý thuyết thể chế, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết hợp pháp để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Các nhân tố được đề cập trong nghiên cứu bao gồm văn hóa, hệ thống chính trị, mơi trường pháp lý, tăng trưởng kinh tế, tư nhân hóa, đầu tư trực tiếp nước ngồi, quy mơ doanh nghiệp, thanh khoản, chi phí sử dụng vốn, chất lượng kiểm toán và sự minh bạch Nghiên cứu đã sử dụng thống kê mơ tả, phân tích nhân tố, hồi qui đơn biến và đa biến để kiểm định mơ hình Kết quả kiểm định cho rằng các nhân tố sau tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế: văn hóa, hệ thống giáo dục, môi trường pháp lý, tăng trưởng kinh tế, tư nhân hóa, tính thanh khoản, chất lượng kiểm tốn và minh bạch Các nhân tố cịn lại khơng ảnh hưởng gồm hệ thống chính trị, đầu tư trực tiếp nước ngồi, qui mơ doanh nghiệp, chi phí sử dụng vốn

Trang 32

quan và hồi qui đa biến, kết quả cho thấy các nhân tố như tăng trưởng kinh tế, trình độ học vấn, sự tồn tại thị trường tài chính và hệ thống pháp luật là những yếu tố ảnh hưởng tích cực việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Các nhân tố khác liên quan đến văn hoá, sự mở cửa cho thị trường bên ngồi và hệ thống chính trị khơng có tác động đáng kể đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Tuy nhiên nghiên cứu này sử dụng mẫu khảo sát chưa mang tính đại diện cao và cơ sở để xây dựng mơ hình nghiên cứu cịn mang tính chủ quan

Dương Hồng Ngọc Khuê và Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016) đã tổng hợp các nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn từ năm 2006 – 2014 về các nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế Nhóm tác giả đã cho rằng sự khác biệt trong môi trường kinh doanh, hệ thống pháp lý và nền văn hóa, tăng trưởng kinh tế và thị trường vốn dẫn đến sự đa dạng về kế tốn giữa các quốc gia trên thế giới Cơng trình này chỉ đưa ra các nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong phạm vi quốc gia, từ đó nhóm tác giả gợi ý các chính sách cho Việt Nam trong việc lựa chọn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Nghiên cứu chưa kiểm định lại mơ hình đã thiết lập, thiếu bằng chứng thực nghiệm

Trần Quốc Thịnh (2016) đã tổng hợp các bài nghiên cứu có liên quan trong giai đoạn từ 2007 – 2014 Tác giả đã kết luận rằng các yếu tố về kinh tế, pháp lý, văn hóa và chính trị tác động và ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các quốc gia Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tổng hợp các nghiên cứu có liên quan nhằm xem xét việc ảnh hưởng cũng như các yếu tố cấu thành trong những nhân tố đến việc áp dụng hệ thống chuẩn mực kế tốn của các quốc gia để gợi ý các chính sách cho Việt Nam trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế

Trang 34

Bảng liệt kê các cơng trình nghiên cứu được trình bày trong phụ lục 1.3 Dưới đây là bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vị quốc gia

Bảng 1.3: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi quốc gia

Nhân tố/Tác giả Kinh tế Chính trị Văn hóa Pháp luật Giáo dục trường Thị vốn Đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài Chất lượng kiểm toán Ding, Jeanjean, và Stolowy (2005) x x Zeghal và Mhedhbi (2006) x x x x x Archambault và Archambault (2009) x x x Ramanna và Sletten (2009, 2014) x Clements, Neill, và Stovall (2010) x

Judge, Li, và Pinsker

(2010) x x x Al-Omari (2010) x x x x Lasmin (2011) x x Mulyadi, Soepriyanto, và Anwar (2012) x Shima và Yang (2012) x x x x Zehri và Chouaibi (2013) x x x x x x x x Baruni và Sentosa (2014) x Stainbank (2014) x x x x x Cardona, Castro-González, và Ríos-Figueroa (2014) x x Masoud (2014) x x x x x Nguyễn Thị Thu Phương (2014) x x x x x x Dương Hoàng Ngọc Khuê và Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016) x x x x Trần Quốc Thịnh (2016) x x x x Damak-Ayadi và cộng sự (2020) x x x x x x x

Trang 35

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều học giả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi quốc gia Căn cứ kết quả tổng hợp ở bảng 1.3, các nhân tố này có thể hệ thống hóa thành các nhóm nhân tố như sau:

Nhân tố kinh tế: được thực hiện bởi các cơng trình của Ding, Jeanjean, và

Stolowy (2005), Zeghal và Mhedhbi (2006), Archambault và Archambault (2009), Shima và Yang (2012), Zehri và Chouaibi (2013), Baruni và Sentosa (2014), Stainbank (2014), Cardona, Castro-González, và Ríos-Figueroa (2014), Nguyễn Thị Thu Phương (2014), Dương Hoàng Ngọc Khuê và Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016), Trần Quốc Thịnh (2016), Damak-Ayadi và cộng sự (2020) Nhân tố này được đo bằng GDP (www.worldbank.org) Công trình của Damak-Ayadi và cộng sự (2020), đo lường mạng lưới kinh tế theo tỷ lệ phần trăm thương mại với các đối tác thương mại đã áp dụng IFRS dành cho DNNVV, dữ liệu được thu thập từ World Factbook (www.cia.gov)

Nhân tố chính trị: được thực hiện bởi các cơng trình của Archambault và

Archambault (2009), Zehri và Chouaibi (2013), Masoud (2014), Nguyễn Thị Thu Phương (2014), Trần Quốc Thịnh (2016), Damak-Ayadi và cộng sự (2020) Nhân tố này được đo thông qua thang đo Gastil Index 1978 của Freedom House Riêng Nguyễn Thị Thu Phương (2014) đo bằng thang đo Likert 5 điểm

Nhân tố văn hóa: được thực hiện bởi các cơng trình của Ding, Jeanjean, và

Stolowy (2005), Zeghal và Mhedhbi (2006), Archambault và Archambault (2009), Clements, Neill, và Stovall (2010), Shima và Yang (2012), Stainbank (2014), Cardona, Castro-González, và Ríos-Figueroa (2014), Masoud (2014), Nguyễn Thị Thu Phương (2014), Trần Quốc Thịnh (2016), Dương Hoàng Ngọc Khuê và Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016), Damak-Ayadi và cộng sự (2020) Nhân tố này được một số tác giả đo đo thơng qua mơ hình Hofstede và biến nhị phân khi quốc gia có nền văn hóa Anglo – Saxon được gán là 1 hoặc 0, một số tác giả khác đo bằng thang đo Likert 5 điểm

Nhân tố pháp luật: được thực hiện bởi các cơng trình của Ding, Jeanjean, và

Stolowy (2005), Al-Omari (2010), Mulyadi, Soepriyanto, và Anwar (2012), Shima và Yang (2012), Zehri và Chouaibi (2013), Nguyễn Thị Thu Phương (2014), Trần Quốc Thịnh (2016), Dương Hoàng Ngọc Khuê và Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016), Damak-Ayadi và cộng sự (2020) Nhân tố này được một số tác giả được đo bằng biến nhị phân, quốc gia có hệ thống pháp luật theo thơng luật được gán là 1, ngược lại là 0 Riêng Albaskri (2015), Boumediene và cộng sự (2016), Al-Absy và Ismail (2019) đo nhân tố này bằng thang đo Likert 5 điểm

Nhân tố giáo dục: được thực hiện bởi các cơng trình của Zeghal và Mhedhbi

Trang 36

Stainbank (2014), Masoud (2014), Nguyễn Thị Thu Phương (2014), Damak-Ayadi và cộng sự (2020) Nhân tố này được một số tác giả đo bằng tỷ lệ biết chữ của quốc gia, một số tác giả khác đo bằng thang đo Likert 5 điểm

Nhân tố thị trường vốn: được thực hiện bởi các cơng trình của Zeghal và

Mhedhbi (2006), Judge, Li, và Pinsker (2010), Al-Omari (2010), Lasmin (2011), Zehri và Chouaibi (2013), Stainbank (2014), Nguyễn Thị Thu Phương (2014), Dương Hoàng Ngọc Khuê và Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016) Nhân tố này một số tác giả đo bằng biến nhị phân, quốc gia có thị trường vốn được gán là 1, ngược lại là 0, một số tác giả khác đo bằng thang đo Likert 5 điểm

Nhân tố đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài: được thực hiện bởi các cơng

trình của Zeghal và Mhedhbi (2006), Judge, Li, và Pinsker (2010), Al-Omari (2010), Lasmin (2011), Zehri và Chouaibi (2013), Stainbank (2014), Masoud (2014), Damak-Ayadi và cộng sự (2020) Nhân tố này được một số tác giả đo bằng FDI/GDP; một số tác giả khác đo bằng thang đo Likert 5 điểm

Nhân tố chất lượng kiểm toán: được thực hiện bởi các cơng trình của

Al-Omari (2010), Zehri và Chouaibi (2013), Masoud (2014), Damak-Ayadi và cộng sự (2020) Nhân tố này được đo bằng biến nhị phân, được kiểm toán bởi big 4 được gán là 1, ngược lại là 0

1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi doanh nghiệp

Bên cạnh các cơng trình về các nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong phạm vi quốc gia thì cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập trong phạm vi doanh nghiệp như:

Sharif (2010) đã xem xét nhận thức của kế toán viên về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Iraq như chính sách của chính phủ, thị trường vốn, trình độ học vấn, tổ chức nghề nghiệp và quy mô công ty Tác giả đã sử dụng bảng hỏi theo thang đo Likert 5 điểm để khảo sát 50 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Iraq Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thơng qua phần mềm SPSS Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thị trường vốn, trình độ học vấn, tổ chức nghề nghiệp, quy mơ cơng ty có ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp tại quốc gia này

Trang 37

mực kế toán, các yếu tố ảnh hưởng đến việc các nước đang phát triển áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, các lập luận ủng hộ và không ủng hộ trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Tác giả đã đề xuất rằng các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Nghiên cứu này thiếu bằng chứng thực nghiệm để kiểm định các giả thiết đặt ra

Cơng trình của Hallberg và Persson (2011) đã sử dụng lý thuyết đại diện, lý thuyết hợp pháp, lý thuyết thể chế, lý thuyết tín hiệu để xem các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến việc áp dụng tự nguyện chuẩn mực kế toán quốc tế trong thị trường vốn khơng được kiểm sốt của 84 công ty tại Thụy Điển Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các BCTC của 84 công ty niêm yết Các yếu tố được đề cập là sự phân tán quyền sở hữu, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, chất lượng kiểm toán, số lượng doanh nghiệp trong cùng ngành có áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế, quy mơ doanh nghiệp, niêm yết ở nước ngồi, khả năng sinh lời, nhà đầu tư nước ngồi Nhóm tác giả đã chứng minh rằng quyết định tự nguyện áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế có liên quan đến việc sử dụng một trong bốn công ty kiểm tốn big 4 và số lượng các cơng ty trong cùng ngành áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế một cách tự nguyện Hai giả thuyết này là hai giả thuyết duy nhất trong số tám giả thuyết không bị bác bỏ Các lý thuyết được sử dụng để giải thích việc áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế tự nguyện là lý thuyết đại diện, lý thuyết hợp pháp, lý thuyết thể chế và lý thuyết tín hiệu nhưng chỉ có hai lý thuyết được xem là hữu ích trong việc giải thích nghiên cứu thực nghiệm là lý thuyết hợp pháp và lý thuyết thể chế

Đồng quan điểm với Hallberg và Persson (2011), nghiên cứu của Albu và cộng sự (2011) đã sử dụng lý thuyết thể chế cũng cho rằng Big 4 đóng một vai trị sâu sắc trong tồn cầu hóa kế tốn và thể hiện áp lực quy phạm ảnh hưởng đến quyết định của Romania trong việc thực hiện chuẩn mực kế tốn quốc tế Ngồi ra, nhóm tác giả này nhận định thêm nhân tố pháp luật, áp lực từ bên ngồi và tổ chức nghề nghiệp có tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Tuy nhiên nghiên cứu này chưa được đo lường và kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến việc áp dụng hệ thống chuẩn mực quốc tế này

Trang 38

quả nghiên cứu cho thấy rằng chuẩn chủ quan và kiểm sốt nhận thức có ảnh hưởng đáng kể đến ý định của việc áp dụng sớm chuẩn mực kế toán quốc tế

Moqbel, M., và cộng sự (2013) đã vận dụng mơ hình chấp nhận cơng nghệ và lý thuyết hành vi có kế hoạch để điều tra sự chấp nhận IFRS như một ngơn ngữ kế tốn và báo cáo tài chính phổ biến tại Mỹ Nhóm tác giả cho rằng cơng nghệ thơng tin có thể giúp ích rất nhiều cho các nhà phân tích kế tốn, tài chính và kiểm tốn trong quá trình chuyển đổi sang IFRS Việc chuyển sang IFRS sẽ đòi hỏi một lượng lớn các ứng dụng cơng nghệ thơng tin thay đổi Nhóm tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp trong nghiên cứu Bảng hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm Cỡ mẫu sử dụng trong nghiên cứu gồm 84 người ở Miền nam Texas của Mỹ, trong đó có 31 giảng viên và sinh viên, còn lại 53 người là kế toán kiểm toán chuyên nghiệp Xét về giới tính của đối tượng tham gia khảo sát gồm 37 người là nam và 47 người là nữ Số năm kinh nghiệm làm việc trung bình của những người được hỏi là 5,6 năm Dữ liệu được xử lý thông qua phần mềm PLS-SEM (Partial Least Square Strutural Equation Modeling - Mơ hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu từng phần) Nhóm tác giả đã kiểm định nhận thức về sự quen thuộc, nhận thức về rủi ro và nhận thức về tính hữu ích của IFRS Kết quả nghiên cứu cho rằng cả ba biến trong mơ hình đều có sự tác động đối với sự sẵn sàng áp dụng IFRS, trong đó Nhận thức về rủi ro là rào cản lớn nhất trong việc áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế này Nhóm tác giả đề xuất rằng cần giảm thiểu nhận thức về rủi ro, nâng cao nhận thức về sự quen thuộc với IFRS và nêu bật những lợi ích của IFRS là những bước cần thiết để nâng cao ý định áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế

Tarca, Morris, và Moy (2013) đã xem xét mối quan hệ giữa việc sử dụng các chuẩn mực kế tốn quốc tế và nguồn tài chính của các cơng ty Nhóm tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp 408 công ty niêm yết của Đức Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các công ty có nhiều tài chính bên ngồi hơn (tỷ lệ cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ) có nhiều khả năng áp dụng IFRS

Trang 39

từ các cơ quan quản lý, khó khăn trong việc đào tạo bổ sung cho các chuyên gia và hệ thống công nghệ thông tin chưa phù hợp trong việc xử lý các chuyển đổi sang IFRS Tác giả cho thấy rằng trong số các yếu tố hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và kiểm sốt nhận thức có ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến ý định áp dụng IFRS trong khi thái độ khơng có tác động đáng kể Mặt khác, trong số các yếu tố mơi trường, trình độ giáo dục và hệ thống pháp lý ảnh hưởng đáng kể đến ý định áp dụng IFRS, tuy nhiên, phát triển kinh tế và thị trường vốn khơng có tác động đáng kể

Albaskri (2015) đã xem xét nhận thức của kế toán viên về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Lybia như chính sách của chính phủ, thị trường vốn, trình độ học vấn, tổ chức nghề nghiệp Tác giả đã sử dụng bảng hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm để khảo sát 288 kế tốn viên của các cơng ty tại Lybia Nghiên cứu chỉ sử dụng phương pháp định lượng và sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định giả thuyết đặt ra Sau khi phân tích hồi qui đa biến, tác giả kết luận rằng các tổ chức nghề nghiệp và chính sách của chính phủ có ý nghĩa tích cực đối với việc áp dụng IFRS ở Libya Hai nhân tố gồm thị trường vốn và trình độ giáo dục khơng có ý nghĩa đối với việc áp dụng IFRS ở Libya

Trần Thị Thanh Hải (2015) đã kiểm định mơ hình 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng khung pháp lý về kế toán trong các DNNVV ở Việt Nam Từ đó, tác giả đã đề xuất xây dựng bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV được tiếp cận theo bộ chuẩn mực kế toán dành cho DNNVV Các nhân tố đã được kiểm định trong nghiên cứu này bao gồm: cơ sở hạ tầng kế toán, bản thân hệ thống chuẩn mực, người làm kế toán, tính bắt buộc tuân thủ và mối quan hệ lợi ích chi phí đều tác động cùng chiều đến việc vận dụng khung pháp lý về kế toán trong các DNNVV ở Việt Nam Mức độ giải thích của mơ hình chỉ có 39,1%

Trong cơng trình của Boumediene và cộng sự (2016) đã xem xét những trở ngại khi áp dụng IAS/IFRS tại Tunisia Nhóm tác giả đã khảo sát thông qua bảng hỏi gửi trực tiếp đến 400 CPA tại Tunisia, thu hồi được ý kiến của 71 CPA Bảng hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm Phương pháp hỗn hợp được sử dụng trong nghiên cứu này Nhóm tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 21.0 để tiến hành thống kê mơ tả, phân tích thành phần chính và phân tích cụm phân cấp của các nhân tố Các nhân tố gây trở ngại đến việc áp dụng IFRS ở Tunisia gồm hệ thống thuế, nhận thức, thái độ của nhà quản trị và chi phí

Trang 40

quốc tế, BCTC được kiểm toán Bằng việc kết hợp phương pháp định tính và định lượng, kết quả của nghiên cứu chỉ ra được một số nhận định liên quan đến việc áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: IFRS dành cho DNNVV thích hợp hơn với các doanh nghiệp chưa niêm yết có quy mơ vừa và lớn, có các hoạt động liên quan quốc tế với mong muốn minh bạch thơng tin tài chính Tuy nhiên, thực tế với những đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam như: quy mơ cịn hạn chế, hoạt động liên quan đến quốc tế cịn ít, cơ sở hạ tầng về kế tốn còn hạn chế, nghiên cứu đề xuất hướng áp dụng IFRS dành cho DNNVV hợp lý là điều chỉnh trong thời gian ngắn và tiến tới áp dụng hoàn toàn khi việc áp dụng IFRS hoàn tất đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện theo đề án của Bộ Tài chính

Nghiên cứu của Lahmar và Ali (2017) cho thấy việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp ở Libya bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, hệ thống thuế của Libya, hệ thống pháp luật, văn hóa và ngơn ngữ Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp hỗn hợp để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này đã thu thập dữ liệu bằng cách thiết kế bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 điểm Tổng cộng có 274 bảng hỏi được khảo sát từ các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, những người nghiên cứu chương trình giảng dạy kế tốn, kế tốn viên và quản lý tài chính, người lập BCTC và kiểm tốn viên bên ngồi Kết quả nghiên cứu cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS ở Libya gồm nhân tố kinh tế, hệ thống thuế, hệ thống pháp luật, văn hóa, ngơn ngữ Nhân tố không ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS là nhân tố trình độ học vấn

Nghiên cứu của Mehrnaz (2017) đã xác định các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, trình độ học vấn, hệ thống pháp luật, đầu tư nước ngồi có tác động đến việc áp dụng IAS/IFRS tại IRAN Tác giả đã sử dụng phương pháp hỗn hợp để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu Cơng trình này đã khảo sát 176 đối tượng có kiến thức về kế tốn với trình độ từ cao đẳng trở lên, bảng hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm Nghiên cứu đã sử dụng thử nghiệm tương quan Pearson để phân tích mối quan hệ giữa các biến và phân tích hồi quy đa biến để kiểm định Một mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố gồm tăng trưởng kinh tế, trình độ học vấn, hệ thống pháp luật, đầu tư nước ngoài và việc áp dụng IAS/IFRS đã được tác giả kiểm định Tuy nhiên chỉ có trình độ học vấn và hệ thống pháp luật có tác động tích cực đến việc áp dụng IAS/IFRS ở Iran Mẫu khảo sát trong nghiên cứu này chưa mang tính đại diện cao

Ngày đăng: 22/11/2022, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN