Hệ thốngdẫnđường hỗ trợtránhbão:
“Mắt thần”chotàuthuyềntrênbiển
Nằm trong chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước về “Nghiên cứu, phát triển
và ứng dụng công nghệ tự động hóa” KC.03/06-10, vừa qua, Hội đồng KHCN đánh giá
nghiệm thu cấp Nhà nước đã tiến hành nghiệm thu đề tài mã số KC.03.04/06-10 “Nghiên
cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị và hệ thốngdẫnđường hỗ trợtránh bão chotàuthuyền
trên biển”
do ThS.Nguyễn Trung Kiên (Viện Tự động hóa kỹ thuật quân sự) làm chủ nhiệm và đề
tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các cấu kiện và hệthống tự động hóa phục vụ giám sát,
điều khiển, điều hành cho các tòa nhà cao tầng” mã số KC.03.12/06-10 do PGS.TS.Trần
Quang Vinh (Trường ĐH Công nghệ) làm chủ nhiệm.
Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu, hai đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung
KHCN như đăng ký trong thuyết minh và hợp đồng và đạt các chỉ tiêu đặt ra. Nhóm
nghiên cứu luôn bám sát mục tiêu ban đầu đề ra nên đề tài có giá trị thực tiễn cao. Cả hai
đề tài được đánh giá loại khá.
Tuy nhiên, theo Hội đồng nghiệm thu, để hai đề tài này được phát triển ứng dụng rộng rãi
trong thực tế cần đề nghị Bộ KH&CN cho phép mở dự án sản xuất thử nghiệm. Đề nghị
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗtrợ phát triển thử nghiệm đối với đề tài
KC.03.04/06-10.
Trong điều kiện thời tiết bình thường, biển đẹp thật hiền hòa. Ngược lại, biển thật hung
dữ trong phong ba bão táp. Vì vậy, để có thể khai thác được các nguồn lợi từ biển đòi hỏi
các tàuthuyền hoạt động trênbiển phải được trang bị các thiết bị và hệthốngthông tin
liên lạc, dẫn đường, cảnh báo - báo động khẩn cấp, bao gồm các hệthốngtrêntàu thuyền,
các hệthốngtrên bờ và hệ thống vệ tinh.
Ở các nước phát triển, hệthống này rất được quan tâm. Đối với Việt Nam, hệthống
thông tin liên lạc, dẫnđườngcho các tàu đánh bắt hải sản, khai thác biển và du lịch mang
tính đặc thù riêng. Để trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin liên lạc, dẫnđường đòi hỏi
kinh phí rất cao và hệthống này cũng chỉ thực hiện tốt chức năng thông tin liên lạc, còn
đối với chức năng phòng tránh bão chưa đủ vì tàuthuyền này có đặc điểm: số lượng
thuyền viên hạn chế và được phân công công việc chặt chẽ theo đặc điểm hoạt động của
nghề biển; trình độ sử dụng các thiết bị điện tử hiện đại, trình độ ngoại ngữ của thuyền
viên hạn chế nhất là đối với ngư dân các tàu cá. Do vậy việc nhận đủ và xử lý thông tin
về bão gặp không ít khó khăn. Hơn nữa, tình trạng tàuthuyền đánh bắt thủy sản không
trang bị hoặc trang bị không đầy đủ thiết bị thông tin hoặc ngư dân sử dụng trang thiết bị
thông tin không hiệu quả, sai mục đích là một thực tế đáng quan tâm. Do vậy, rất cần có
một phương tiện có tính đặc thù, dễ thao tác sử dụng để giúp ngư dân có thể nhanh chóng
tiếp nhận được bản tin báo thời tiết khẩn cấp trong bất cứ điều kiện nào, đồng thời còn
phải tính toán chỉ ra hướng thích hợp chotàuthuyền vượt ra khỏi khu vực có bão theo
đường nhanh nhất, kiểm soát cảnh báo nếu tàuthuyền di chuyển sai hướng đã chỉ dẫn với
mục đích hỗtrợtránh bão cho ngư dân.
Đó là những lý do để đề tài KC.03.04/06-10 “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị và
hệ thốngdẫnđường hỗ trợtránh bão chotàuthuyềntrên biển” được triển khai.
Thiết bị này có khả năng tự động hóa dẫnđường
cho ngư dân, hỗtrợchotàu cá của ngư dân biết
hướng bão và tránh bão trên cơ sở thông tin
Duyên hải Việt Nam hiện có. Thiết bị có khả
năng tự động thu thập thông tin dự báo bão, áp
thấp nhiệt đới do hệthốngthông tin Duyên hải
của Việt Nam phát ở cự ly cách bờ biển khoảng
400 hải lý, đó là các bản tin thời tiết biển và
cảnh báo khí tượng được phát trên các tần số 518kHz và 490kHz từ các đài phát thanh từ
Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp.HCM, tự động cảnh báo cho các thủy thủ đoàn bằng âm thanh,
ánh sáng khi tàuthuyền trong vùng biển không an toàn, vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp
nhiệt đới, vùng lãnh hải nước ngoài, hoặc vùng tranh chấp, chỉ huy chotàuthuyền thoát
khỏi vùng biển không an toàn.
Ưu điểm là thiết bị có khả năng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, đáp ứng yêu cầu
điều kiện cho các tàu đánh bắt xa bờ. Thông tin hiển thị có cả phần giao diện bằng tiếng
Việt nên rất phù hợp với các ngư dân và các thủy thủ không biết tiếng Anh. Ngoài ra còn
tích hợp cả bản đồ điện tử khu vực Biển Đông, máy định vị GPS và la bàn điện tử trợ
giúp cho ngư dân xác định được vị trí hiện tại đang hoạt động tránh các vấn đề vi phạm
vùng lãnh hải của nước ngoài.
Trong quá trình triển khai thử nghiệm thực tế, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lắp đặt hệ
thống trêntàuchờ hàng Tân Bình 05-VN2481.VT số hiệu 3WDN IMO 8114273 thuộc
Công ty vân tải biển và thương mại Trường Tân. Qua thời gian thử nghiệm, các chức
năng của hệthống (thu bản tin NAVTEX, xác định hướng di chuyển, định vị tàu…) so
sánh trực tiếp với các thiết bị hàng hải được trang bị trêntàu theo chuẩn GMDSS được
đánh giá là tương đương. Các tính năng cảnh báo, dẫnđường và hiển thị được đánh giá là
phù hợp với thực tế hoạt động của tàuthuyềntrênbiển nhất là đối với các tàuthuyền
đánh bắt xa bờ.
Theo đánh giá của GS.TSKH. Cao Tiến Huỳnh - Chủ nhiệm Chương trình KC.03 “Tính
mới của thiết bị này là Việt Nam chưa có đơn vị nào nghiên cứu và chế tạo được. Đề tài
đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn đăng ký bản quyền sáng chế. Tuy nhiên, cần
phải thực hiện tiếp một dự án sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ, đưa vào ứng
dụng thực tế rộng rãi ”
Đề tài đã tạo ra một hệthống tự động hóa dẫn đường, hỗtrợtránh bão chotàuthuyềntrên
biển phục vụ cho đại đa số tàuthuyền đánh bắt xa bờ của bà con ngư dân Việt Nam. Hy
vọng rằng với giá cả hợp lý, việc đưa kết quả nghiên cứu áp dụng vào thực tế sẽ được bà
con ngư dân ủng hộ để trang bị rộng rãi cho các tàuthuyền đánh cá và khai thác biển.
. Hệ thống dẫn đường hỗ trợ tránh bão:
“Mắt thần” cho tàu thuyền trên biển
Nằm trong chương trình KH&CN trọng. nghệ, đưa vào ứng
dụng thực tế rộng rãi ”
Đề tài đã tạo ra một hệ thống tự động hóa dẫn đường, hỗ trợ tránh bão cho tàu thuyền trên
biển phục vụ cho