1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận ca dao : Bằng Hữu Kim Ký Phú docx

9 289 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 166,02 KB

Nội dung

Điều thú vị ở đây là lất cả những quan niệm những suy tư mang tính triết lý về đời, về người ấy đã được trí thức xuất thân từ cửa Khổng sân Trình chọn lọc từ khó tàng Văn học dân gian đe

Trang 1

Tiểu luận ca dao : Bằng Hữu Kim Ký Phú

Trang 2

Bài phú dài 150 câu của Nguyễn Đôn Phục dưới đây không phái là trường hợp cá

bíệt - dạng tác phẩm thành văn có tên tác giả - được đưa vào cuốn sách này mà rải rác đây đó bên cạnh đại đa số nhũng tác phẩm dân gián không tên kết tinh từ trí tuệ quân chúng- từng được chắt lọc qua thời gian Còn có những bài ca dao, bài vè có mang tên tác giả Ơ những trường hợp nhự thế chúng tôi có chú thích Ở phần cuối trang để gìúp độc gìá biết rõ thêm nguồn xuất xứ

Người đọc bắt gặp Ớ bài Phú Bằng Hữu Kim Ký một kho ngôn ngữ dân gian gồm những tục ngữ thành ngữ phương ngôn cúa một vùng đất vô cùng phong phú, hàm súc về nội dung với tính triết lý và tính thẩm mỹ cao đề cậ đến hầu hết các

khía cạnh nhân sinh, từ tình yêu, tình cảm gia đình, tinh bè bạn đến tình yêu quê

hương đất nước; từ phương cách đối nhân xử thế đến những quan niệm về đạo lý,

về cái thiện và cái ác về cái cao thượng và cái thấp hèn của người đời v.v

Điều thú vị ở đây là lất cả những quan niệm những suy tư mang tính triết lý về đời,

về người ấy đã được trí thức xuất thân từ cửa Khổng sân Trình chọn lọc từ khó tàng Văn học dân gian đem sắp xếp hệ thống lại một cách công phu trong bố cục

Trang 3

của một bài phú có vần điệu có đối xứng theo luật bằng trắc vừa kết hợp được tính

cổ điển nghiêm chỉnh và tính dân gian phóng khoáng thâm thúy mềm mại Tác phầm Phú Bằng Hữu Kim Ký là một minh chứng sống động về sức sống bền vững của văn hóa dân gian trong đời sống tinh thần củạ dân tộc

(l) Tác giả : Nguyễn Đôn Phục, quê làng Phương Danh, phủ An Nhơn, tỉnh Bình

Định, đỗ Cử nhân khoa quý dậu năm Tự Đức thứ 26 (1873)

Phú Bằng Hữu Kim Ký

Người trong trời đất,

Học dõi thánh hiền

Sang hèn đã có mấy thiên,

Thương ghét mặc dầu tình thế

Cha nói ngang, quan nói hiếp, hiếp – ngang phận phải chịu lòn; Cú rằng có, vọ

rằng không, không có đôi mỏ đôi chối

Đất đã đắp, đắp cho nên núi, chín chầy phải gắng công lao

Đường dầu đi, đi dốc tới nơi, ngàn dặm chi nài lao khổ

Tuy gần mực thì đen, gần đèn thì tỏ; song có thân phải dốc, có vóc phải toan Đừng quen người gậy múa vườn hoang, mà học kẻ trống qua nhà sấm

Trang 4

Tài trí xem còn thấy chậm, hát xay Iúa, múa lại tắt đèn; phận duyên hỡi biết hèn,

khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt

Song mà khi này còn khi khác, mía sâu có đốt, nhà dột có nơi; muốn cho lòng đó

tỏ lòng đây, chuông đánh mới kêu, đèn khêu mới sáng

Mựa chớ đem lòng đen bạc, khá tua giữ dạ sắt đinh

: Một con sâu khuấy rầu nồi canh, lầm lỡ đó đà thấy vậy

Ba mươi cái răng đóng trăng cái lưỡi, hèn gì này phải lo âu

Miễn là mất lòng trước mà được lòng sau; khi một miệng kín mà chín miệng hở Cũng mong hiệp một nhà Tần Sở, thần cậy đa, đa cậy thần; Dễ muốn phân hai

ngả Sâm Thương, Phật giả ni, ni giả Phật

Khôn thì sống, mống thì chết, lời kia tục những thường rằng; Đầu trở xuống,

cuống trở lên, lẽ ấy ai mà chẳng thấu

Thương nên tốt, ghét nên xấu, lành đôn gần, dữ lại đồn xa

: Gẫm cũng phường con ông cháu cha; phải chi nhà thuyền mượn lái mướn

Người hiền xem tướng, rậm mày thì ắt cả lông; Đầy tớ kể công, cao ngày lại thêm

dày kén

Khó nhìn lời, côi nhìn lẻ, chẳng nói - nói thì thương; giàu đổi bạn, sang đổi hầu,

không phô - phô hóa ghét _

Đời còn biết so hơn tính thiệt, đây bao nài kể việc xưa sau

Đừng lo mụ vãi trọc đầu, chớ sợ con đò khát nước

Trang 5

Trách là trách cưu giành ô thước, hiềm vì hiềm gởi bạ nhành dâu

Lươn đã cả kiếp lấm đầu, gà lại một nhà bôi mặt

Vì con heo phải đèo khúc chuối, công phu đã chẳng so đo; liều nắm cải vãi vườn

dâu, ngày khắc họa nên cây trái

Nghĩ nào sợ chết thiêu cháy dái, hơi đâu lo làm đĩ thủng đồ

Thà khi đầy tớ người khôn, hơn lúc quân sư đứa dại

Bụng làm dạ chịu, có gian thì có ngoan; mũi dại lái mang, làm lớn ai cho làm

láo

Bến trong thì nhờ, bến nhơ thì chịu, nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong

Ăn cơm mới nói chuyện cũ, kẻ thiếu việc người lại dư công

Vì muốn cho bán thịt mua lòng, dễ tránh lúc đau chân há miệng

Kiến ăn cá, cá rồi ăn kiến, mựa đừng ỷ thế ỷ thần, rồng lộn rắn, rắn lại lộn rồng,

khuyên chớ rằng khôn rằng giỏi

Cháo nấu dầu lòng suy nghĩ, đỗ cua thua thú đỗ mèo, cơm no lo việc đèo bòng,

giờ mẹo trèo qua giờ tý

Kìa cao lớn đã từng mấy nổi, khiến người thù để ba năm; Nọ rộng dài ước có bao

lăm, xui kẻ lời phò tám sải

Mười hai bến dạ dầu dốc trải, bao nài lái mũi một đôi; Băm sáu nghề lòng nó muốn vui, phải gắng ngày ba, đêm bảy

Song còn nghĩ:

Trang 6

Rừng cao công gáy, em chị có ngàn; Đồng rộng gió luồn, vui buồn nhiều nỗi Một mặt hơn mười gói, nói là nói cho kêu; người sống bằng đống vàng, vì chăng

có vì chỗ

Ai cho nói vãi thì lại nói vơ, hễ muốn ăn Phải lăn vô bếp

Nơi sao ăn chẳng hết, nơi sao thết chẳng khắp Nói với khôn không lại, nói với

dại không cùng

Đừng hung hăng như trâu húc nhà thần; mà lật đật như ma trật đám quải

Suy đi nghĩ lại cơm mắm thấm về lâu; nhắm trước nhắm sau, bến hiên thuyền

đậu

Dạ gịữ dạ mựa đừng sợ lậu, nhà có vách, ngạch có tai; lòng dặn lòng đâu dám

đơn sai, ăn coi nồi, ngồi coi hướng

Chớ thấy của đời mơ tưởng, con trê cũng tiếc, con diếc cũng ham; Đừng cho

miệng thế thị phi, bánh sáp trao đi, bảnh chì trao lại

Trách mấy kẻ nhiều lời phải trái, nước lã khuấy nên hồ; ghét thay người học thói

hàm hồ, bát ngô xô chẳng chết

Bới lông tìm vết thế gian lắm chuyện sâu cay; thiên hạ mấy người xởi lởi ?

Đừng quen trục lợi, tham ván bán thuyền; phải nghĩ thân duyên, liệu cơm gắp

mắm

Lịch sự đủ điều lich sự, 1 để lỗ đeo hoa; đàn bà ba thứ đàn bà, mặt dường nào

ngao dường ấy

Trang 7

Tai nghe mắt thấy, chớ như ốc nọ mượn hồn; ăn ham chắc, mặc ham bền, mựa

học mua trâuvẽ bóng

Vì nhíêu sãi và cửa chùa không ai đóng; thà ít thầy mà đãy lại đầy thêm

Dẫu khoe cả vú lấp miệng em, cả hèm lấp miệng hũ; song cũng làm thầy đất ta,

làm ma đất người

Trải qua, nhiều sự nực cười; gẫm lại nhiều đường thắm thiết

Cảm là cảm gà nuôi con vịt, chít chiu nào kẻ nâng niu; thương những thương cá

bỏ giỏ cua, hiếp đáp nhiều bề tủi hổ

Dễ chẳng muốn lời kia cặn kẽ, nóng súng – sung phải nổ, đau gỗ - gỗ phải kêu; song chi bằng lẽ nọ êm đềm, cơm mình ăn ngon, con mình dễ khiến

Hầu mong cả tiếng, làm dâu nhà cả thế; làm rể nhà nhiều con; Lại sự vô duyên,

bằng lông quăng chẳng đi, bằng chì quăng xa lắc

Rượu chẳng say, chè say quá mức, môn không ngứa, ráy ngứa nỗi gì ?

Nói ra là sự vân vi : ấu sao tròn mà bồ hòn sao méo ?

Thiệt vậy chớ phòng khi dễ, lành làm thúng mà lủng cũng làm mê

Bảy mươi chưa què, chớ khoe rằng trọn

Cầm dấu sao khỏi dính tay, trách chi những lễ

Ba mươi đời đĩ bợm thì mắc điếm thầy,

Rót nước phải toan chừa cặn, miễn đặng xíu tình

Trang 8

Sao cho lèo lái phân minh, giỏ có quai, chài có chóp, chớ để tôm cá, lộn xộn,

quân vô tướng hổ

vô đầu

Dám đâu cử cá hành câu, mà lại tham mùi chè gắp

Nhiều ít cũng là ơn nghĩa, miếng khi đói bằng gói khi no; thiệt hơn chớ khá so đo,

một đời ta

ba mươi đời nó

Chớ ăn đằng sóng mà nói đằng gió, hễ một câu nhịn là chín câu lành

Chẳng qua vì nghĩa vì tình, nào phải rằng vinh rằng nhục

Đắng mà ruột thịt, chẳng chọc - chọc đau lòng; ngọt cũng người dưng, dầu

thương - thương giúp miệng

Lẽ dời đổi nay sông mai biển, khiến quên nơi bến đò xưa; chốn nương nhờ cội cả

bóng cao, xin đừng phụ nơi đây dạ cũ

Ăn chưa no, lo chưa tới, để đèo bòng cóc nọ leo thang; học còn It, chí eòn hèn,

dám mong mỏi

voi kia đẻ trứng

Miễn có đức không sửc mà ăn; bằng chẳng biết lo, của kho cũng hết

Phận mình biết, ăn bằng hôm, lo bằng mai, duyến ai nấy nhờ, tắm khi nào vuốt

mặt khi ấy

Tuy mừng đặng cá sau gặp buổi chợ; phòng khi trâu trắng mất mùa

Trang 9

Biết đâu cao nấm mồ, trao duyên gởi phận; ta cũng bắt buồm coi gió, cầm lái dõi

sông

Dễ khoe khoang vợ cậy thế chồng; cũng may mắn con nhờ đức mẹ

Liệu lời liệu lẽ, sao cho phải phải phân phân; dầu đặng ốâu chăng cũng mặc,

không không có có

Bởi vì cơm chúa nên múa tối ngày; chớ thấy ăn khoai vác mai chạy quấy

Sao cho có chí, sắt mài rồi cũng nên kim chớ có lưu tâm, sành rán muốn cho ra

mỡ

Dầu mà không mợ thì chợ cũng đông; e khi có chồng như gông vào cổ

Đừng khinh dại ngộ, cha nó lú còn chú nó khôn; phải nghĩ nguồn cơn, mẹ tốt sữa

nên con mới mập

Chớ dớn dác cái cù cái đập, mà dựa hơi lũ cá lòng tong

Nhẫy đồng vì bởi nước sông, có gió nên rung mõ

Trách đòn gánh, nọ công trau rồi lại đè vai; sợ lũ gà kia vì vắng chủ đã toan bươi

bếp

Nói sao cho hết tình đời ai dại ai khôn, kể thử mà nghe lời thế tục, tục thanh

thanh tục

Ai chưa nhắm mắt về cùng mười đất chín trời, thì phải cắn răng với năm cha ba

mẹ

Ngày đăng: 19/03/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w