1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Những góc nhìn điêu khắc Việt Nam doc

10 431 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 198,43 KB

Nội dung

Những góc nhìn điêu khắc Việt Nam Nghệ thuật điêu khắc đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong mỗi đô thị. Trên thế giới, có những tác phẩm điêu khắc đã trở thành biểu tượng cho mỗi thành phố, là niềm tự hào, yêu thích của người dân. Còn tượng đài ở Việt Nam thì sao? ( ảnh bên Tượng đài Lý Thái Tổ - Bên Hồ Gươm Hà Nội) Nghệ thuật điêu khắc nói chung, đặc biệt là tượng đài đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, tốn nhiều giấy mực của các nhà lí luận phê bình và lịch sử mỹ thuật, những nhà báo, nhà điêu khắc tâm huyết, quan tâm đến nền văn hóa tạo hình của đất nước…Trong tương lai, chỗ đứng của điêu khắc Việt Nam vẫn chưa được khẳng định, sự kết hợp giữa kiến trúc với điêu khắc luôn gặp phải những vướng mắc để rồi công chúng không được hưởng những giá trị đích thực của điêu khắc tại các đô thị. Trách nhiệm này thuộc về các nhà quản lý, nhà chuyên môn và tiếng nói của công luận. Chúng tôi mong muốn thông qua chuyên đề này nhận được nhiều sự đóng góp của đông đảo những người trực tiếp, gián tiếp góp phần làm đẹp bộ mặt đô thị và các không gian kiến trúc khác. Chất lượng của Điêu khắc - Kiến trúc luôn phải song hành, mang lại sự cảm nhận và đánh giá khách quan của những người cảm thụ nó. Đô thị đang thiếu một không gian thẩm mỹ ! “Đô thị của chúng ta có nhiều không gian ở, không gian làm việc, không gian đi lại nhưng thiếu một không gian thẩm mỹ. Tôi đi qua rất nhiều khung cảnh, thấy nó gợi cho tôi khát vọng của người thưởng thức chứ không phải của nhà chuyên môn. Như dọc đường Láng - Hoà Lạc (Hà Nội) có những vườn cây rất đẹp mà đứng ở đó ta có cảm giác cần trang trí thêm vào những khối đá trắng, gỗ, màu sắc, nước tạo thành môi trường thẩm mỹ cho người thưởng thức. Có một nghịch lý là điêu khắc của chúng ta không đặt vào môi trường cụ thể. Chúng ta chỉ làm nghệ thuật thuần tuý chứ không suy ngẫm cụ thể xem chỗ này cần đặt cái gì, hình thức như thế nào, màu sắc ra sao, tỷ lệ, hình tượng như thế nào. ở đây mỗi môi trường đòi hỏi “sự kết duyên chứ không phải sự cưỡng hôn” Các nhà kiến trúc điêu khắc phải đến tận nơi, am hiểu về môi trường, ngồi như một người thưởng thức, xem chỗ này thèm khát cái gì, thiếu cái gì, cần trang trí thế nào ” PGS. Hoạ sĩ Đặng Quý Khoa - ĐH Mỹ thuật Hà Nội Quy hoạch kiến trúc & Quy hoạch tượng đài? “Kiến trúc và Tượng đài có thể coi là hai anh em sinh đôi. Nếu không có quy hoạch kiến trúc thì tượng đài cũng khó có thể xây dựng đẹp được. Nếu có một thiết kế tổng thể tốt thì không khó có một tượng đài đẹp. Xây dựng tượng đài luôn có 2 gói thầu: gói thầu về xây dựng tổng thể và gói thầu về thiết kế tượng đài. Tuy gói thầu tượng đài là gói thầu chủ thể nhưng gói thầu xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Kiến trúc tạo ra khoảng không gian cho tượng đài. Những nhà kiến trúc quy hoạch là những nhà hoạch định. Hiện nay chúng ta nên kết hợp giữa quy hoạch kiến trúc và quy hoạch tượng đài. Nếu có một nền móng tốt, một không gian đẹp và quy hoạch tốt thì chúng ta sẽ không bao giờ thiếu một không gian quảng trường đẹp”. Ông. Nguyễn Phú Cường - Vụ phó Vụ Mỹ thuật (Bộ Văn hóa - Thông tin) Tượng đài chưa được xứng tầm ? “ Tượng đài phải có sự kết hợp với kiến trúc. Nếu tượng đài được đặt ở một nơi không có nhiều công trình kiến trúc thì nó không có ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu đặt tượng ở nơi có nhiều công trình kiến trúc thì mới tạo ra nhiều tranh cãi. Bởi lẽ đó, tượng đài trong các đô thị Việt nam luôn là sự không hài lòng và tại sao lại gây nhiều tranh cãi? Vì các tượng đài khi xây dựng thường không để ý đến cảnh quan kiến trúc xung quanh, dựng tượng thiếu sự đồng bộ cả về cảnh quan lẫn kiến trúc. Tượng đài ở Hà Nội hiện nay đã có nhưng chưa đẹp, bởi nó thiếu một không gian cho chính nó, nhiều lúc trông tượng đài lại giống như tượng trang trí công viên vậy. Có lẽ Hà Nội quá trật hẹp nên không có không gian cho tượng đài, tượng đài đang không được đặt ở vị trí xứng tầm” Th.S Phạm Thị Thịnh - Trường ĐH Xây dựng Tượng đài - Thừa hay thiếu? “ Hoạ sỹ Lương Xuân Đoàn đã từng kêu ca về tình trạng nhà nhà làm tượng, nơi nơi làm tượng đài, tượng đài xấu làm hỏng cả kiến trúc và ngược lại. Đúng là nếu cứ như xu hướng hiện nay thì chúng ta thừa tượng đài chiến thắng, danh nhân có chất lượng, ý tưởng và ngôn ngữ tượng đài không khác nhau là mấy, đặt chỗ nào, ghép vào cảnh quan nào cũng được nhưng không thấy có hồn. Nói về tượng đài chiến tranh chúng ta phải học tập tượng đài của Liên Xô cũ : Khẩu súng thì bị soắn nòng như cái gút dây thừng, cái búa dáng mạnh xuống thanh kiếm để biến nó thành lưỡi cày, người lính thì cúi nhìn xuống đất với khẩu súng buông nơi tay. Tượng Hồng quân ở Vinhút đi vào lòng dân đến nỗi chính quyền hiện nay không giám phá bỏ hoàn toàn mà phải di dời đến một công viên đẹp của thủ đô Litva. Thực sự thì Việt Nam còn thiếu nhiều loại tượng đài thích hợp cho đô thị, cho nông thôn, cho các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật, thậm chí trong đời thường, nơi này nơi kia cần có được tượng của những người bình thường, một nghệ nhân, một con voi, con trâu hay khóm tre trúc cũng gây được tình cảm mạnh mẽ và bền vững về đất nước, con người Việt Nam” Nguyễn Văn Khánh - Cán bộ Nhà Xuất Bản giáo dục. Từ tượng nhỏ phóng lên thành tượng đài? “ Thật sự thì chúng ta chưa có đủ trình độ làm những tượng đài to, tượng ngoài trời. Chúng ta cần thêm một thời gian nữa để có những trải nghiệm trên lĩnh vực này. Những tượng đài Việt Nam hiện nay chủ yếu là từ tượng nhỏ phóng to lên mà thành. Những nhà điêu khắc không chủ ý làm thành tượng đài, chính vì thế khi phóng to bị lộ ra những yếu điểm khó khắc phục. Ngoài ra, kinh phí là một vấn đề. Để làm một tượng đài phải trải qua nhiều công đoạn như làm khuôn, mẫu thạch cao trước sau đấy mới nặn tượng bê tông, sau nữa mới là chất liệu quý; nhưngViệt Nam hiện nay vẫn bỏ qua các giai đoạn mà đắp thẳng tượng chính luôn. Chính vì vậy về mặt thẩm mỹ và chất lượng đều không đảm bảo. Có lẽ chúng ta cần một thời gian nữa để có một “sở trường” PGS. Nguyễn Đức Lai - Đại học Xây dựng Hà Nội Đã là Tượng thì phải có ấn tượng ! “ Khi chúng ta làm một pho tượng thì ấn tượng tạo hình, ấn tượng thị giác là quan trọng nhất. Phải có tượng trước rồi mới đến các tiểu tiết làm cho nó sinh động hơn lên. Tượng vua Lý Thái Tổ của chúng ta đứng xa trông đuồn đuỗn. Thời gian đó chúng ta xem phim Trung Quốc rất nhiều, tôi cũng đồng ý với nhà PBMT Nguyễn Quân, tôi chỉ thấy tượng đó giống Tần Thuỷ Hoàng mà không thấy ông vua Lý nào cả. Xin hỏi các nhà Hà Nội học có ai biết vua Lý ra sao, không ai biết mặt mà cứ ngồi tranh cãi ông ấy mặc cái gì, đi giầy gì thì lạ thật. Hội đồng cứ chấm tiểu tiết thì làm sao có bức tượng đẹp được” Hoạ sĩ Vũ Huyên - Hội Mỹ thuật Việt Nam “Chân dung” hay “chân dung Bác Hồ” ? “ Người ta thấy hình ảnh Bác Hồ xuất hiện ở nhiều nơi. Nhưng quả thật từ trước đến nay hiếm có tượng Bác Hồ làm tôi thấy xúc động thật sự như khi tôi nghiên cứu về cuộc đời của Người qua sách báo. Tất cả những pho tượng Bác Hồ cả to lẫn nhỏ, cả tượng đài nữa, tôi đều thấy nó trơn trượt và vô cảm như những tiêu ngữ in trên một tờ đơn. Chỉ duy nhất có một lần tôi thấy một pho tượng của Người làm tôi thấy xúc động và sợ hãi. Đó là tượng “ Chân dung Bác Hồ ” của nhà điêu khắc Lê Công Thành trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2000 (nhưng trong triển lãm này pho tượng chỉ có tên là “chân dung” chứ không phải là “chân dung Bác Hồ”. Khi tôi tới gặp nhà điêu khắc Lê Công Thành để hỏi chuyện nghề nghiệp, có nhắc đến pho tượng trên, thì ông Thành nói là tượng bác Hồ đấy, nhưng khi đem ra triển lãm, do trông khác những tượng Bác Hồ thường thấy nên Ban tổ chức đòi đổi tên” Nhà báo Vũ Lâm - Báo Thể thao Văn hóa. Cửa ô phía Nam - phải biết chờ đợi “ Việt Nam chưa có khái niệm gắn giữa điêu khắc và kiến trúc. Tượng đài Việt Nam phần lớn là do hoạ sỹ làm. Một số nước trên thế giới, khi quy hoạch họ đã dành chỗ sẵn cho tượng đài. Việt Nam bây giờ mới đặt ra vấn đề này thì cũng đã muộn. Theo tôi, lúc này Việt Nam chưa đủ điều kiện để làm tượng đài lớn. Mặt khác, tượng đài cũng không nhất thiết phải có quy mô lớn. Và dù lớn hay nhỏ khi đã làm cũng phải được suy nghĩ chín chắn, có sự kết hợp của nhiều ngành. Cửa ô phía Nam Hà Nội hiện nay không nhất thiết phải lấy mốc hoàn thành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Chúng ta đã có quy hoạch rồi, hãy biết chờ đợi và phải có sự chuẩn bị chín muồi rồi hãy nên thực hiện, chắc chắn công trình sẽ có giá trị gấp nhiều lần”. KTS. Khôi Nguyên. Giảng dạy điêu khắc ở trường kiến trúc “ Trước đây giờ dạy của của môn mỹ thuật ở trường kiến trúc, xây dựng là 150 giờ, hiện nay chỉ còn 60 giờ. Lượng giờ dạy ít hơn một nửa nên việc giảng dạy bộ môn mỹ thuật nói chung và điêu khắc nói riêng chỉ tập trung vào những nội dung cơ bản, giáo viên chưa thể diễn đạt cho sinh viên thấy được hết ý nghĩa của môn học. Sinh viên học cũng rất qua loa, đại khái, coi như một môn phụ. Chẳng hạn như bộ môn điêu khắc chỉ gói gọn 3 bài trong một tuần. 3 bài là quá thiếu, sinh viên chỉ được tiếp cận mà thiếu hẳn phần sáng tác nên giảng viên chưa thấy sự sáng tạo của sinh viên. Về tài liệu và thực tế hầu như không có. Theo tôi, môn học nào cũng cung cấp cho sinh viên kiến thức, môn mỹ thuật là một bộ môn cần được chú ý hơn và cần được đánh giá như các môn khác. Một mặt để khuyến khích các thày cô trong bộ môn giảng dạy tốt hơn, truyền đạt, hướng dẫn tốt hơn, tăng thêm tính thẩm mỹ cho sinh viên, mặt khác tạo cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về tạo hình và tỷ lệ, hỗ trợ cho những bộ môn kiến trúc chính sau này ” Th.s Vũ Xuân Tiệp - Trường ĐH Kiến trúc. Chiến thắng Két - Bắc Giang Mục đích cộng đồng hay chính trị hoá nghệ thuật? “ Tượng đài ở việt Nam hiện nay chưa có 1 thước đo, chưa có một quy chuẩn nào. Vì thế dẫn đến một loạt các vấn đề liên quan về hiện trạng, thiết kế, xây dựng… Tôi cũng cảm thấy khái niệm tượng đài còn mông lung, không có một khái niệm hay quy ước cho nó. Trong bối cảnh đó, khoảng 15 năm trở lại đây thì đã có hàng trăm tượng đài lớn nhỏ được dựng lên với một số các trường phái, ý nghĩa và vật liệu… Chưa ở đâu có phong trào xây dựng tượng đài với tốc độ nhanh như ở Việt Nam. Đây là hiện tượng bất bình thường trong văn hóa, nghệ thuật ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung trong thế giới hội nhập hiện nay. Khó có thể tìm thấy một nước thứ hai trên thế giới có phong trào xây dựng tượng ào ạt trong một thời gian ngắn như vậy bằng 100% ngân sách nhà nước như Việt Nam. Vậy đây là thứ nghệ thuật phục vụ mục đích cộng đồng hay chỉ là một hoạt động chính trị hoá nghệ thuật ở quy mô lớn nhằm phục vụ lợi ích cá nhân của một số người?” Vũ Tuấn Trường - Sinh viên ĐH Xây dựng. Tượng đài nên thiết kế đúng nghĩa và đơn giản “ Các khu đô thị mới hiện nay chưa quan tâm đến việc bố trí các tác phẩm điêu khắc, ngay cả nhà trẻ, trường học, bệnh viện người ta còn “quên” thì ai còn quan tâm đến tượng đài. Vì vậy, việc xây dựng tượng đài cần đưa vào tiêu chuẩn qui phạm trong quy hoạch xây dựng, giá trị của tượng đài không tính bằng tiền mà đây là giá trị xã hội, những không gian công cộng, môi trường xung quanh để mọi người giao lưu. Một xã hội phát triển mọi người có xu hướng gặp nhau nơi công cộng nhiều hơn gặp nhau ở nhà. Trong thiết kế tượng đài chúng ta nên ứng dụng những công nghệ hiện đại, thiết kế đúng ý nghĩa và đơn giản sẽ là những tác phẩm có giá trị nhất. ở Mỹ có khu tưởng niệm những lĩnh Mỹ tử trận tại chiến trường Việt Nam được làm rất đơn giản nhưng rất ý nghĩa. Công trình có hình chữ V và mũi tên cắm ngập vào lòng đất không thể rút ra được, đây còn là mũi tên găm vào da thịt nước Mỹ. Trên mặt đất có hai nhóm tượng nhỏ là những y tá đang băng bó vết thưưong và nhóm còn lại là một số người lính đang lê lết”. GS.TS Trịnh Duy Luân - Viện trưởng Viện Xã hội học đô thị. Khi hoạ sỹ làm thay nhà điêu khắc “ Nghệ thuật không phải từ trên trời rơi xuống. Nghệ thuật phải đi từ cái gốc, từ từng con người cụ thể. Chúng ta có một đội ngũ đông đảo như thế nhưng chưa hẳn là đã có nghệ thuật tốt. Nghệ sĩ phải có chuyên môn cao, có tài thực sự để làm mầm mống cho nghệ thuật phát triển. Hiện nay, khâu yếu của chúng ta là ở các nhà tổ chức, ở cơ cấu hội đồng. Một nhà điêu khắc thực thụ đi thi với một hoạ sĩ, nhà điêu khắc hỏng hết bởi cơ cấu hội đồng chưa đúng, hoạ sĩ đi chấm cho nhà điêu khắc Cái gì cũng phải có chuyên môn của nó. Bác sĩ da liễu lại cứ đi mổ tim. Khó lắm. Nhà văn không thể là hoạ sĩ, hoạ sĩ không thể là nhà điêu khắc như thế thì bạn chẳng là ai cả”. Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo - Chủ tịch HĐNT chuyên ngành Điêu khắc Hội Mỹ thuật Việt Nam. Tượng trong bảo tàng nghệ thuật nước Nga Tượng Pie đại đế Nhà chuyên môn chỉ là thứ yếu “ Nhìn lại tượng đài trên toàn quốc trong thời gian gần đây, nói chung về chất lượng nghệ thuật thường được thực hiện qua các khâu duyệt của một hội đồng nghệ thuật do Bộ Văn Hóa - Thông tin giới thiệu, đơn vị chủ đầu tư giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng xét duyệt tượng đài - Với một lý do đơn giản: Đơn vị chủ chi! Xem thế đủ biết thời buổi cơ chế thị trường bỗng các nhà chuyên môn chỉ là vai trò thứ yếu! Có nơi, có địa phương, ý kiến của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tượng đài chỉ còn là ý kiến có tính tư vấn - Còn chọn phương án nào lại là chuyện của chủ đầu tư.” Nhà điêu khắc Nguyễn Vũ An Nhà điêu khắc hay ông chủ ? “ Một nguyên nhân khiến tượng đài của chúng ta thiếu hấp dẫn vì tượng đài thường được rất nhiều ý kiến đóng góp đến mức trở nên tròn trịa thiếu hẳn bản sắc cá nhân, nghệ sĩ chỉ là người tái hiện những góp ý của bên A. Theo tôi, chất lượng tác phẩm ngoài trách nhiệm của tác giả còn là trách nhiệm bên A. Nếu bên A biết sử dụng tác giả, tôn trọng ý kiến tác giả sẽ có những tác phẩm tốt hơn nhiều. Người ta quên với suy nghĩ đổ lỗi cho tác giả nhưng không thể có tác phẩm tốt mà có một ông chủ tồi. Lựa chọn phương án, lựa chọn tác giả, phương án tổ chức thuộc bên A. Một ngôi nhà đẹp, người ta khen tặng kiến trúc sư nhưng theo tôi phải khen tặng “ông chủ” vì ông chủ mới là người quyết định cuối cùng.” Nhà điêu khắc Đinh Xuân Việt - ĐH Mỹ thuật Hà Nội Quản lý tượng đài đang bị bỏ quên “Việc quản lý tượng đài hiện nay chưa thật sự là vấn đề quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ban ngành quản lý. Muốn tượng đài luôn mới, sạch sẽ thì ta phải quan tâm, lau chùi, dọn dẹp xung quanh chứ để như hiện nay thì thật sự không có gì sống mãi với thời gian được. Có những tượng không phải là quá đẹp như tượng đài Lênin trên đường Điện Biên Phủ là một ví dụ hay tượng đài quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh ở vườn hoa Hàng Đậu. Đó không phải là những tượng đài đẹp nhất nhưng nó có cảnh quan xung quanh và được bảo dưỡng thường xuyên nên nó được đánh giá rất cao trong các tượng đài cả nước hiện nay. Vậy vấn đề đặt ra là gì? Đó không phải là việc bỏ nhiều tiền ra để làm một tượng đài hoành tránh mà đó là phải biết đặt nó vào đâu tỷ lệ ra làm sao, có phù hợp với cảnh quan xung quanh không và phải có một công tác quản lý bảo dưỡng như thế nào. Có lẽ vấn đề này đang là mỗi bức xúc của người nghệ sỹ: làm ra một tượng đài đẹp nhưng không đặt trên một nền móng tốt, cảnh quan xung quanh không xứng tầm, hay làm xong không được quan tâm quản lý bảo dưỡng. Chính vì thế làm cho đứa con tinh thần của họ không được đánh giá cao, bị chê, bị phán xét…” Họa sĩ Trần Khánh Chương - Tổng thư ký Hội Mỹ Thuật Việt Nam Có nên dừng tượng đài đến khi đủ điều kiện mới làm? “ Hiện nay trình độ của ta chưa thể làm những tượng đài to như tượng đài Điện Biên Phủ được vì ta thiếu một sự trải nghiệm. Chính vì vậy, ý kiến cho rằng nên dừng xây dựng tuợng đài đến năm 2020 ( khi có điều kiện) thì mới làm chưa phải là một ý kiến hợp lý. Vì trong thời gian chững lại đó ta sẽ làm gì, hay lại mất đi chính 20 năm kinh nghiệm đó. Theo tôi chúng ta vẫn nên làm nhưng chỉ làm bằng bê tông vì thứ nhất hoàn toàn đỡ tốn kém cho nhà nước, thứ hai chỉnh sửa cũng dễ dàng hơn và quan trọng là ta học hỏi thêm nhiều những kiến thức đúc kết từ đó, kể cả những điều hay và điều dở”. . Những góc nhìn điêu khắc Việt Nam Nghệ thuật điêu khắc đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong mỗi đô thị. Trên thế giới, có những tác. thể là nhà điêu khắc như thế thì bạn chẳng là ai cả”. Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo - Chủ tịch HĐNT chuyên ngành Điêu khắc Hội Mỹ thuật Việt Nam. Tượng

Ngày đăng: 19/03/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w