Đề tài Tìm hiểu phương pháp kiểm tra hàn the (borat) trong chế biến một số sản phẩm giò chả theo Tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 8895:2012 nhằm ngăn chặn bán ra thị trường những thực phẩm chứa chất phụ gia hàm lượng vượt mức cho phép hay các chất bị cấm không được cho vào thực phẩm nằm trong danh mục của bộ y tế hoặc sản phẩm không đảm bảo chất lượng nhằm bảo vệ, giữ gìn sức khỏe cho người tiêu dùng. Mời các bạn cùng tham khảo.
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Giị, chả là món ăn được nhiều người u thích. Nó ln được bày biện đẹp mắt trên mâm cơm của người Việt đặc biệt là khơng thể thiếu trong các dịp lễ Tết. Tuy nhiên, nếu khơng lựa chọn giị, chả cẩn thận, người tiêu dùng phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc hàn the. Đây là hóa chất thường được cho vào giị, chả mục đích tạo độ giịn, dai, bảo quản được lâu. Hàn the có thể gây ngộ độc. Liều từ 5 gam trở lên đã gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong. Dùng với liều lượng thấp có thể gây ngộ độc mạn tính, ảnh hưởng đến gan, thận, gây biếng ăn và suy nhược cơ thể. Khi vào cơ thể, hàn the khó bị đào thải mà tích tụ trong gan, đến khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây tác hại mạn tính. Hàn the gây độc hại cho phụ nữ mang thai, trẻ em sử dụng thực phẩm với hàn the sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển trí não Trên thực tế hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm vẫn sử dụng hàn the để chế biến thức ăn với mục đích lợi nhuận, thu hút khách hàng, đặc biệt là trong nhóm sản phẩm giị chả, đây là một trong những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của con người Theo Chi cục an tồn vệ sinh thực phẩm Đồng Nai, ngày 30/07/2013 cơ quan chức năng đã lấy 32 mẫu giị, chả của 12 điểm bán lẻ tại chợ Tân Hiệp có 22 mẫu chứa chất cấm hàn the ở mức đậm đặc, trong đó lượng hàn the cao nhất ở gi ị lụa và giị chay. Điều đáng chú ý ở đây là những mặt hàng vi phạm này đều có nguồn gốc xuất xứ khơng rõ ràng và khi cơ quan chức năng làm việc với các tiểu thương về nguồn gốc thì các tiểu thương khai báo chung chung. Đồn kiểm tra đã lập biên bản tịch thu và tiêu hủy gần 10 kg giị chả các loại Qua kiểm tra việc chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh phát hiện tình trạng thực hành về giữ gìn bàn tay người chế biến, các dụng cụ chứa đựng thực phẩm chưa đảm bảo vệ sinh, dễ nhiễm các loại vi sinh; nhiều cơ sở cịn sử dụng các chất bảo quản khơng được phép sử dụng… (https://suckhoecong.vn/dongnaiphathiengiochadamdachanthe d4317.html) Nhằm ngăn chặn bán ra thị trường những thực phẩm chứa chất phụ gia hàm lượng vượt mức cho phép hay các chất bị cấm khơng được cho vào thực phẩm nằm trong danh mục của bộ y tế hoặc sản phẩm khơng đảm bảo chất lượng nhằm bảo vệ, giữ gìn sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như cung cấp nguồn chất dinh dưỡng tốt giúp cơ thể phát triển bình thường, khỏe mạnh thì việc kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm trước và sau sản xuất là vơ cùng quan trọng và cần thiết vì đây là một hình thức kiểm sốt chất lượng thực phẩm, nguồn ngun liệu trước khi chế biến hoặc bán ra thị trường Đối với các cơ sở kinh doanh, bn bán: Việc phân phối và bày bán các sản phẩm giị chả nói chung đã được kiểm nghiệm chất lượng theo đúng u cầu ở các cở sở uy tín và được cơ quan y tế kiểm tra an tồn vệ sinh thực phẩm có thầm quyền cấp phép sẽ giúp nâng cao uy tín, tạo dựng lịng tin cho khách hàng Từ những vấn đề nói trên, tơi mạnh dạn thực hiện đề tài “Tìm hiểu phương pháp kiểm tra hàn the (borat) trong chế biến một số sản phẩm giị chả theo Tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 8895:2012” PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1 Tìm hiểu chung về hàn the 2.1.1 Hàn the là gì? Hàn the hay cịn được biết đến với tên gọi là Borax. Đây là một hợp chất hóa học bao gồm các khống chất có quan hệ gần với nhau. Cấu tạo của hàn the là một hợp chất kết tinh có màu trắng, mềm, có nhiều cạnh. Và đặc biệt, nó rất dễ bị hịa tan trong nước. 2.1.2 Cơng thức hóa học của hàn the Hàn the là một loại muối của axit boric. Hợp chất này có cơng thức hóa học là Na2O4B7.10H2O. Đây là một hợp chất natri borat ngậm 10 phân tử nước, là một hợp chất hóa học quan trọng của bo. Nó là một chất rắn kết tinh màu trắng, mềm, nhiều cạnh dễ dàng hịa tan trong nước. Khi để ra ngồi khơng khí khơ, nó bị mất nước dần và trở thành khống chất tincalconit màu trắng như phấn (Na2B4O7.5 H2O). Borac thương phẩm được bán ra thơng thường bị mất nước một phần.Vậy natri borat là gì? Thực chất, đây chính là hàn the 2.1.3 Ứng dụng của hàn the trong sản xuất Hình: Natri borat Borac được sử dụng rộng rãi trong các loại chất tẩy rửa, chất làm mềm nước, xà phịng, chất khử trùng và thuốc trừ sâu. Một trong các ứng dụng được quảng cáo nhiều nhất là sử dụng làm nước rửa tay cho cơng nhân trong cơng nghiệp. Nó cũng được sử dụng làm men thủy tinh men gốm, thủy tinh và làm cứng đồ gốm sứ. Nó cũng rất dễ dàng chuyển thành axít boric hay các borat khác, và chúng có nhiều ứng dụng. Một lượng lớn borac pentahiđrat được sử dụng trong sản xuất sợi thủy tinh và xelulơza cách nhiệt như là chất làm chậm cháy và hợp chất chống nấm Một lượng lớn sử dụng trong sản xuất peborat natri mơnơhiđrat để sử dụng trong bột giặt. Hỗn hợp của borac và clorua amơni(NH4Cl) được sử dụng như là chất trợ chảy khi hàn các hợp kim chứa sắt như thép. Nó hạ thấp điểm nóng chảy của các ơxít sắt khơng mong muốn, cho phép nó chảy ra. Borac cũng được trộn với nước làm chất trợ chảy khi hàn các kim loại q như vàng hay bạc. Nó cho phép que hàn nóng chảy chảy tràn lên các mối nối cần thiết. Khi sử dụng trong hỗn hợp, borac cũng có thể dùng để trừ kiến đục gỗ và bọ chét 2.1.4 Tác hại của hàn the Borac cũng là một phụ gia thực phẩm tại một số quốc gia (nó bị cấm sử dụng tại Hoa Kỳ, Việt Nam và nhiều nước khác). Hàn the có tính sát khuẩn nhẹ, lại làm cho sản phẩm tinh bột, cá, thịt…, trở nên dai nên hay được các nhà sản xuất ở Việt Nam cho vào thực phẩm để sản phẩm chế biến ra dai và kéo dài thời gian bảo quản và sử dụng. Tuy nhiên hàn the có thể gây ngộ độc. Đây là một chất có độc và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng Hợp chất này được sử dụng rất nhiều trong cơng nghiệp, tuy nhiên khi sử dụng sai liều lượng, chúng có thể gây ảnh hưởng to lớn tới sức khỏe người dùng Theo Nghị định 115/2018/NĐCP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an tồn thực phẩm: Nếu cơ sở sản xuất sử dụng hàn the mức xử phạt là 4050 triệu đồng; nếu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, sử dụng thực phẩm có hàn the mức xử phạt 710 triệu đồng 2.2 Cách nhận biết giị chả chứa hàn the: Dựa vào mùi vị: Giị lụa ngon có mùi vị đặc trưng, sau khi nuốt xong, vị cịn đọng lại nơi cuống họng. Khi nhai, giị chả sạch có vị thơm ngọt, mềm, khơng bị bã, khơng có cảm giác khơ rắn. Nếu ăn giị thấy có mùi thơm nồng, thơm sực thì cần cẩn trọng vì rất có thể đó là giị lụa được tẩm ướp chất phụ gia Sử dụng cảm quan bên ngồi: Giị chả ngun chất khơng có hàn the cũng như chất phụ gia khi cắt miếng giị ra sẽ thấy có những lỗ rỗng. Cịn nếu như cắt miếng giị ra mà bên trong mịn đẹp thì chứng tỏ rằng chúng đã được ướp chất phụ gia. Giị chả chuẩn khơng hàn the khi sờ vào bề mặt có cảm giác hơi ướt, màu trắng ngà hơi ngả hồng. Cịn giị có chứa hàn the sờ vào có vẻ hơi sần sùi Sử dụng giấy thử ngâm nước nghệ tươi rồi phơi khơ, ấn vào bề mặt của giị lụa. Sau 1 phút, nếu thấy giấy chuyển đổi màu sắc từ vàng sang đỏ thì có nghĩa là giị chả đó có chứa hàn the. Dung dịch nghệ hoặc giấy tẩm nghệ trong mơi trường kiềm (pH >7) sẽ chuyển từ màu vàng sang đỏ cam. Hàn the có tính kiềm nên khi tác dụng với giấy nghệ thì làm giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang đỏ Hình: Dùng giấy tẩm nghệ phát hiện hàn the Sử dụng que Kit test nhanh Hình: Que Kit test nhanh thử hàn the trong thực phẩm Kiểm tra hàn the trong thực phẩm theo một số hướng dẫn: Tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 8895:2012; Quyết định số: 3390/2000/QĐBYT ban hành ngày 28/09/2000 2.3 Phương pháp kiểm tra hàn the (borat) trong chế biến một số sản phẩm giị chả theo Tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 8895:2012 Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp định tính và bán định lượng để xác định natri borat và axit boric trong thực phẩm 2.3.1 Phương pháp định tính axit boric và natri borat Ngun tắc 2.3.1.1 Thuốc thử và vật liệu thử Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và chỉ sử dụng nước cất khơng chứa borat hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác + Axit clohydric (HCl), nồng độ 36% + Dung dịch amoniac, nồng độ 25% + Nước vơi trong hoặc dung dịch canxi hydroxit + Giấy nghệ Cân từ 1,5 g đến 2,0 g bột nghệ, cho vào bình nón dung tích 250 ml, thêm 100 ml cồn 800. Lắc mạnh trong 5 min rồi lọc qua giấy lọc vào đĩa thủy tinh đáy phẳng (ví dụ: đĩa Petri). Nhúng giấy lọc vào dịch lọc cho thấm đều. Lấy giấy lọc ra, để khơ nhiệt độ phịng, sau khoảng 1 h cắt giấy lọc thành những dải giấy có kích thước 1 cm x 6 cm Có thể chuẩn bị giấy nghệ từ nghệ tươi Bảo quản giấy nghệ trong lọ kín, tránh ánh sáng, ẩm và CO2, SO2, NH3, NO… Sử dụng giấy nghệ trong vịng 10 ngày sau khi chuẩn bị Sợi len lơng cừu 2.3.1.2 Thiết bị, dụng cụ Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phịng thử nghiệm thơng thường và cụ thể các thiết bị, dụng cụ sau: (1a) Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg (2a) Cối và chày sứ (3a) Nồi cách thủy (4a) Lị nung (5a) Cốc có mỏ (6a) Đũa thủy tinh (7a) Pipet 2.3.1.3 Lấy mẫu Mẫu gửi đến phịng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện. Mẫu khơng bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt q trình vận chuyển hoặc bảo quản 2.3.1.4 Cách tiến hành Chuẩn bị mẫu thử Nghiền nhỏ mẫu thử trong cối sứ (2a), nếu cần. Chuyển mẫu th ử đã nghiền vào cốc có mỏ (5a) có dung tích thích hợp. Đun nhẹ mẫu thử trên nồi cách thủy (3a) cùng với lượng nước vừa đủ để mẫu thử rắn hoặc bán rắn chuyển sang dạng lỏng. Axit hóa mẫu bằng axit clohydric, sử dụng 7 ml dung dịch HCl cho 100 ml mẫu thử dạng lỏng Chú thích 1: Nếu mẫu có chứa chất béo thì làm lạnh dịch lỏng bằng nước đá hoặc để trong tủ lạnh rồi gạn bỏ lớp chất béo đã đơng lại Chú thích 2: Nếu mẫu có màu thì cho sợi len lơng cừu vào dịch lọc để khử màu Phép thử sơ bộ Nhúng dải giấy nghệ vào mẫu thử dạng lỏng đã axit hóa cho thấm đều. Lấy giấy ra và để khơ tự nhiên Nếu màu của giấy nghệ chuyển từ vàng sang đỏ cam thì tiếp tục hơ giấy nghệ trên miệng lọ dung dịch amoniac sau đó hơ trên miệng lọ dung dịch axit clohydric Tiến hành đồng thời một mẫu trắng, thay 25 g mẫu thực phẩm bằng 25 ml nước và thực hiện như trên Phép thử khẳng định Cân 25 g mẫu thử đã nghiền nhỏ, kiềm hóa bằng nước vơi trong hoặc dung dịch canxi hydroxit sau đó cho bay hơi đến khơ trên nồi cách thủy (3a). Nung mẫu thử đã làm khơ trong lị nung (4a) cho đến khi các chất hữu cơ hóa tro. Để nguội, thêm 15 ml nước, dùng đũa thủy tinh (6a) khuấy đều rồi thêm từng giọt dung dịch axit clohydric cho đến khi hỗn hợp có tính axit rõ rệt. Nhúng mảnh giấy nghệ vào trong hỗn hợp nói trên và hong khơ 2.3.1.5 Đọc kết quả Mẫu thử có chứa axit boric hoặc natri borat nếu màu của giấy nghệ chuyển từ vàng sang đỏ cam, khi tiếp tục hơ giấy nghệ trên hơi amoniac thì màu đỏ cam chuyển thành màu xanh đậm và chuyển lại màu đỏ hồng khi hơ giấy nghệ trên hơi axit clohydric Sau khi phân tích định tính thì tiến hành phân tích bán định lượng đối với những mẫu có kết quả dương tính với hàn the. Gi ới hạn phát hiện của phương pháp này là 10ppm 2.3.2 Phương pháp bán định lượng axit boric và natri borat Ngun tắc Nếu màu của giấy thử tương đương với màu của giấy chuẩn thì nồng độ hàn the trong dung dịch phân tích sẽ tương đương với đồng độ hàn the của ống chuẩn đã nhúng giấy chuẩn đó Nếu màu nằm giữa 2 giấy chuẩn thì giá trị được ước là trung bình của 2 nồng độ Nếu màu vượt q màu của dãy chuẩn thì ta chỉ hút 5ml mẫu sau đó pha lỗng với nước cất thành 10ml thêm một giọt HCl đặc. Rồi lại so màu như trên nhưng kết quả đọc được lại nhân đơi Hình: Màu của dãy giấy curcumin sau khi nhúng và để khơ sau 1 giờ 2.3.2.1 Thuốc thử và vật liệu thử Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và chỉ sử dụng nước cất khơng chứa borat hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác Dung dịch axit boric chuẩn, nồng độ 1% (phần khối lượng/thể tích) Cân 1 g axit boric, chính xác đến 0,1 mg, cho vào bình định mức dung tích 100 ml, thêm nước đến vạch. Lắc cho axit boric tan hết (có thể đun nóng nhẹ trên nồi cách thủy cho tan hồn tồn) + Axit clohydric (HCl), nồng độ 36% + Giấy nghệ 2.3.2.2 Thiết bị, dụng cụ Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phịng thử nghiệm thơng thường và cụ thể các thiết bị, dụng cụ sau: (1b) Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg. (2b) Cối và chày sứ. (3b) Bình nón, dung tích 125 ml. (4b) Đũa thủy tinh. (5b) Bếp điện. (6b) Bể làm lạnh hoặc tủ lạnh. (7b) Màng lọc, làm bằng sợi thủy tinh. (8b) Pipet. (9b) Ống nghiệm, có nút đậy, dung tích 15 ml, ví dụ ống Pyrex hoặc loại tương đương. 2.3.2.3 Lấy mẫu Mẫu gửi đến phịng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện. Mẫu khơng bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt q trình vận chuyển hoặc bảo quản 2.3.2.4 Cách tiến hành Chuẩn bị mẫu thử Nghiền nhỏ mẫu thử trong cối sứ (2b), nếu cần. Dùng cân (1b), cân 25 g mẫu đã nghiền, chính xác đến 0,1 mg, cho vào bình nón dung tích 125 ml (3b) chứa 50 ml nước. Dùng đũa thủy tinh (4b) để khuấy trộn mẫu. Đậy bình nón bằng mặt kính đồng hồ hoặc phễu loại nhỏ Đun mẫu thử đến sơi trên bếp điện (5b) trong khi vẫn khuấy. Khơng được để q nhiệt. Làm nguội mẫu thử bằng cách đặt bình nón chứa mẫu trong bể làm lạnh (6b) hoặc đặt trong cốc có mỏ dung tích thích hợp và để trong tủ lạnh, cho đến khi chất béo có trong mẫu đơng đặc lại (khoản 30 min). Vớt bỏ lớp chất béo đơng đặc và lọc mẫu thử qua màng lọc bằng sợi thủy tinh (7b) Chuẩn bị dung dịch màu chuẩn Dùng pipet (8b) lấy lần lượt 0,00; 0,10; 0,20; 0,50; 0,75; 1,00; 2,50 và 5,00 ml dung dịch axit boric chuẩn, cho vào ống nghiệm dung tích 15 ml (9b). Pha lỗng dung dịch bằng nước đến 10 ml và thêm 0,7 ml dung dịch axit clohydric. Đậy nút ống nghiệm để tránh bay hơi Dung dịch màu chuẩn đã pha sử dụng được trong 6 tháng khi bảo quản kín trong ống nghiệm (9b) Xác định Dùng pipet (8b) lấy 10 ml dịch lọc, cho vào ống nghiệm dung tích 15 ml (9b). Thêm 0,7 ml dung dịch axit clohydric. Đậy nút ống nghiệm và trộn đều Dùng kẹp giấy để nhúng một đầu giấy nghệ vào dung dịch thử đã axit hóa ngập đến ½ chiều dài của giấy. Hong khơ nhanh dải giấy trong khơng khí rồi đặt lên tờ giấy lọc màu trắng Thực hiện tương tự với các dải giấy nghệ trong các dung dịch màu chuẩn Đặt các dải giấy nghệ đã nhúng vào dung dịch màu chuẩn và đã hong khơ cạnh dải giấy đã xử lý với dung dịch thử và để khơ 1h đến 2h ở nhiệt độ phịng So sánh màu của các dải giấy bằng cách đặt dải giấy đã xử lý với dung dịch thử vào giữa từng cặp giấy chuẩn, tốt nhất là trong ánh sáng tự nhiên Sử dụng các dải giấy chuẩn mới cho mỗi dãy phần mẫu thử Nếu màu của giấy thử nằm ngồi dải màu của dãy giấy chuẩn thì pha lỗng dịch lọc, ví dụ dùng 5 ml dịch lọc, 5 ml nước, 0,7 ml dung dịch axit clohydric và nhân kết quả cuối cùng với 2 2.3.2.5 Biểu thị kết quả Với thể tích dịch lọc 10 ml (tương ứng với 5 g mẫu thử) thì các dung dịch màu chuẩn đã pha tương ứng với hàm lượng axit boric trong mẫu thử lần lượt là 0,00; 0,02; 0,04; 0,10; 0,15; 0,20; 0,50 và 1,00 % khối lượng Dựa vào nồng độ của dung dịch xử lý giấy chuẩn đã biết để xác định hàm lượng axit boric trong mẫu thử tương ứng bằng cách so sánh màu của giấy chuẩn và giấy thử Nếu màu của giấy thử nằm trong dải của hai giấy chuẩn thì ước tính hàm lượng trong dải hai giá trị đó 2.3.3 Báo cáo thử nghiệm Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ: Mọi thơng tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử; Ngày và phương pháp lấy mẫu, nếu biết; Ngày nhận mẫu; Ngày thử nghiệm; Phương pháp thử đã dùng, viện dẫn tiêu chuẩn này; Kết quả thử và đơn vị biểu thị kết quả trong trường hợp bán định lượng; Các chi tiết đặc biệt quan sát được trong q trình thử nghiệm; Tất cả các chi tiết thao tác khơng qui định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy ý lựa chọn, có thể ảnh hưởng tới kết quả PHẦN 3: KẾT LUẬN Kiểm nghiệm thực phẩm đúng chuẩn an tồn vệ sinh là một u cầu cấp bách vì: Thực phẩm bẩn là tác nhân làm gia tăng một số bệnh đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh ung thư trong cộng đồng hiện nay ngày càng cao Thực phẩm khơng an tồn gây ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh, thương hiệu du lịch quốc gia Một số biện pháp giúp tăng cường vệ sinh an tồn thực phẩm: Người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm có thành phần ghi rõ trên nhãn mác ở các hệ thống kinh doanh uy tín, có thương hiệu chất lượng cao Tích cực tun truyền, giáo dục về vệ sinh an tồn thực phẩm trong trường học, cộng đồng Các cơ quan chức năng thường xun kiểm tra và có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn vì lợi nhuận Các viện nghiên cứu, kiểm nghiệm thực phẩm cần trang bị hệ thống máy móc, phương tiện hiện đại, đảm bảo đưa ra kết quả chính xác về độ an tồn đảm bảo vệ sinh của thực phẩm Phương pháp khác: Phân tích định lượng bằng máy đo mật độ quang Hình: Máy đo mật độ quang Sản phẩm phụ gia thay thế hàn the được cấp phép bởi BYT. Hình: VMCNonphosChất tạo dai giịn từ thiên nhiên thay thế hàn the, phosphat Cơng dụng: Giúp tạo cấu trúc, độ giịn dai cho sản phẩm, thay thế hàn the, và các sản phẩm có gốc phosphate Hoạt chất thiên nhiên được chế biến từ rong biển, lúa mì, tinh bột sắn hồn tồn khơng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Tạo liên kết tốt giữ thịt cá, mỡ và nước PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO https://visitech.vn/sp/kitkiemtranhanhhanthe/ https://m.thanhnien.vn/laiphathiengiochachuahanthepost20053.amp https://socongthuong.thaibinh.gov.vn/tintuc/kythuatantoanmoitruong/sudung hanthechebienbaoquanthucphamloinguoisanxu.html https://thuvienphapluat.vn/vanban/Viphamhanhchinh/Nghidinh1152018NDCP quydinhxuphatviphamhanhchinhveantoanthucpham360333.aspx ... quyền cấp phép sẽ giúp nâng cao uy tín, tạo dựng lịng tin cho khách hàng Từ những vấn? ?đề? ?nói trên, tơi mạnh dạn thực hiện? ?đề? ?tài ? ?Tìm? ?hiểu? ?phương? ? pháp? ?kiểm? ?tra? ?hàn? ?the? ?(borat)? ?trong? ?chế? ?biến? ?một? ?số? ?sản? ?phẩm? ?giị? ?chả ? ?theo Tiêu? ?chuẩn? ?Quốc? ?gia:? ?TCVN? ?8895:2012? ??... Quyết định số: 3390/2000/QĐBYT ban hành ngày 28/09/2000 2.3? ?Phương? ?pháp? ?kiểm? ?tra? ?hàn? ?the? ?(borat)? ?trong? ?chế ? ?biến? ?một? ?số ? ?sản? ?phẩm giị? ?chả? ?theo? ?Tiêu? ?chuẩn? ?Quốc? ?gia:? ?TCVN? ?8895:2012 Phạm vi áp dụng:? ?Tiêu? ?chuẩn? ?này quy định? ?phương? ?pháp? ?định tính và bán định ... Hình: Dùng giấy tẩm nghệ phát hiện? ?hàn? ?the Sử dụng que Kit test nhanh Hình: Que Kit test nhanh thử? ?hàn? ?the? ?trong? ?thực? ?phẩm ? ?Kiểm? ?tra? ?hàn? ?the? ?trong? ?thực? ?phẩm? ?theo? ?một? ?số? ?hướng dẫn:? ?Tiêu? ?chuẩn? ?Quốc? ? gia: TCVN 8895:2012;