Độc đáo Gốm Quảng Đức docx

6 389 0
Độc đáo Gốm Quảng Đức docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Độc đáo Gốm Quảng Đức Con sông Cái hẹp dòng, nước chảy xiết khi về gần đến biển bỗng hiền hòa và đẹp như một bức tranh thủy mạc. Một sự đối xứng tình cờ mà không ngẫu nhiên, bên kia sông là làng lụa Tân Châu nổi tiếng một thời, bên này sông là làng gốm cổ Quảng Đức một thời vang bóng. Làng gốm cổ Quảng Đức đã trở thành quá vãng nhưng hàng ngàn hiện vật gốm cổ Quảng Đức trong các bộ sưu tập hoặc đang trôi nổi đây đó thì không lặng im. Nghệ nhân cuối cùng Chúng tôi về làng gốm cổ Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, Phú Yên vào một ngày chớm Xuân. Con sông Cái vẫn hiền hòa và đẹp như xưa, song bên kia sông, tiếng thoi đưa làng lụa Tân Châu đã im tiếng từ lâu, bên này sông, không khí sôi động của một làng nghề sầm uất cũng đã lùi vào dĩ vãng đã hơn nửa thế kỷ. Trong làng chỉ còn đúng 2 nhà làm gốm nhưng chỉ làm những đồ đơn giản, chủ yếu là chậu hoa. Hỏi những người từ trung niên trở xuống về nghề gốm Quảng Đức chỉ nhận được cái lắc đầu, hoặc có biết thì cũng đại loại là nghe các cụ kể lại…Chiến tranh đã làm cho nghề gốm Quảng Đức lụi tàn. Trong làng chỉ còn 2 nghệ nhân biết khá tường tận về gốm cổ Quảng Đức và còn nắm được kỹ thuật chế tác là cụ Nguyễn Thịnh và Nguyễn Dần, năm nay đều đã ngoài 80 tuổi. Khi chúng tôi đến nhà, cụ Nguyễn Thịnh đang mệt nằm trên võng, nhưng khi nghe nói đến gốm cổ Quảng Đức, mắt cụ bỗng sáng lên và ngồi dậy trò chuyện với khách. Theo cụ Nguyễn Thịnh thì gốm Quảng Đức có lịch sử trên 300 năm, khỏang cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Khai sinh ra nghề gốm này là dòng họ Nguyễn ở Bình Định mang nghề vào. Cụ Nguyễn Thịnh cho biết, khi xưa làng gốm thịnh vượng lắm. Các lò gốm trong làng quanh năm đỏ lửa, trên bến dưới thuyền tấp nập, cả làng lúc nào cũng nhộn nhịp. Cả tỉnh duy nhất chỉ có một làng gốm, đặc biệt vị trí thuận lợi bên kia sông Cái chính là điều kiện cho nghề gốm Quảng Đức phát triển. Hồi đó hầu như cả tỉnh Phú Yên này đều dùng gốm Quảng Đức. Không chỉ trong tỉnh, gốm Quảng Đức còn có mặt trong khu vực miền Trung, TâyNguyên và cả Nam Bộ. Nghe đâu trong một chiếc tàu đắm được phát hiện tại Bình Thuận cũng phát hiện thấy gốm Quảng Đức, điều đó cho thấy gốm Quảng Đức còn được tiêu thụ ở ngoài nước. Hai bình voi cổ Quảng Đức Độc đáo gốm Quảng Đức Cũng củi, cũng đất như bao làng gốm khác nhưng các nghệ nhân làng Quảng Đức đã cho ra đời một dòng gốm độc đáo không lẫn vào đâu được. Theo ông Phan Đình Phùng, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Phú Yên, một người rất tâm huyết với gốm Quảng Đức thì sự giản dị, mộc mạc, có phần xù xì, thô ráp của gốm cổ Quảng Đức với màu men giản dị, khiêm nhường nhưng rất bí ẩn đã tạo nên sự hấn dẫn, ấn tượng đối với các nhà nghiên cứu cũng như những nhà sưu tầm. Nhưng bí quyết nào tạo nên sự độc đáo đó? Cụ Nguyễn Thịnh giải thích: gốm Quảng Đức chỉ làm từ duy nhất đất sét ở xã An Định. Đất xét xanh dùng để chế tác đồ gốm thông dụng, còn đất sét vàng dùng làm đồ gốm cao cấp. Đất sét xanh trộn với đất sét vàng làm các đồ có kích cỡ lớn như chóe, chậu…Nguyên liệu thì như thế còn nhiên liệu cũng có sự đặc biệt, ấy là củi mằng lăng, lửa đượm mà lại lâu tàn. Nhưng yếu tố quyết định nhất làm nên đặc sắc gốm Quảng Đức là vỏ sò. Vỏ sò đầm Ô Loan nhiều vô kể, được chở từ thôn 8, xã An Ninh Đông theo đường sông Cái. Theo quan sát của cụ Nguyễn Thịnh thì vỏ sò nung nóng chảy ra lớp men bao phủ mặt gốm làm cho sản phẩm gốm nhiều hình, nhiều vẻ trông rất độc đáo. Ông Trần Thanh Hưng, một người chuyên nghiên cứu, sưu tầm gốm Quảng Đức hiện đang làm việc tại Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Phú Yên giải thích thêm: trên thế giới, việc sử dụng vỏ sò để đo nhiệt độ lò đã xuất hiện khá sớm, từ thế kỷ XIII ở Ý, song việc dùng sò huyết chèn vào bao gốm, tạo nên hiện tượng hỏa biến trong quá trình nung để làm nên nhiều màu sắc cho sản phẩm thì chỉ có gốm Quảng Đức. Gốm cổ Quảng Đức Một tấm lòng với gốm Quảng Đức Có thể khẳng định ông Trần Thanh Hưng là người có bộ sưu tập gốm Quảng Đức phong phú nhất hiện nay. Trong ngôi nhà 194 đường Nguyễn Công Trứ, TP Tuy Hòa, Phú Yên ông Hưng dành hẳn gian phòng lớn nhất để trưng bày gốm Quảng Đức. Đầy ắp những gốm là gốm, từ chóe, chậu đến bình, nậm… trong đó có cả cặp bình vôi Quảng Đức vốn là sở hữu của ông Ngô Đình Cẩn. Ông Hưng cho biết, năm 1992, trong một chiến điền dã tại một buôn đồng bào dân tộc miền núi ở huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, giáp với Gia Lai, ông phát hiện một chiếc chóe rượu màu xanh lá mạ rất ấn tượng. Hỏi các già làng thì được biết, chiếc chóe này mua từ Tuy An và không riêng gì Sơn Hòa mà ở Cheo Reo, Phú Bổn, Phú Túc (Gia Lai), từ thời xa xưa bà con cũng xuống làng Quảng Đức, Tuy An để mua những chiếc chóe như thế về ủ rượu. Linh cảm của một người sưu tầm cổ vật mách bảo cho ông đây có thể là một dòng gốm độc đáo của Phú Yên hiện đã tàn lụi. Chính từ đó ông dành nhiều thời gian, công sức và tiền của để sưu tầm, tìm hiểu và giới thiệu gốm Quảng Đức. Cũng theo ông Hưng, thời gian gần đây, trên trang web www.asia.si.edu, Mục nghệ thuật Đông Nam Á đã giới thiệu khá nhiều hiện vật gốm cổ Quảng Đức như bình voi, hũ rượu, các loại chóe…Rất tiếc là các nhà nghiên cứu nước ngoài chưa biết chính xác xuất xứ của dòng gốm này mà chỉ ghi địa danh sản xuất là Tuy Hòa, miền Trung Việt Nam. Còn tại Việt Nam, gốm Quảng Đức có mặt tại chợ đồ cổ Lê Công Kiều (TP.HCM) và các bộ sựu tập tư nhân nhưng cũng không nhiều người biết địa danh xuất xứ của nó. Do đó, ông Hưng đang có dự định thành lập bảo tàng như nhân chuyên về gốm Quảng Đức. Gian phòng trưng bày gốm Quảng Đức Bảo tồn gốm Quảng Đức Khôi phục kỹ thuật chế tác gốm Quảng Đức, không để dòng gốm này vĩnh viễn thất truyền là việc cấp bách của tỉnh Phú Yên. Mới đây, Sở VHTT&DL Phú Yên cùng Viện Khảo cổ học Việt Nam có dự định chế tác lại một mẻ gốm cổ Quảng Đức. Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam Nguyễn Giang Hải cho rằng, công việc không đơn giản nhưng vẫn có thể làm được, vì hiện ở làng Quảng Đức còn hai nghệ nhân là các cụ Nguyễn Thịnh và Nguyễn Dần. Còn theo ông Phan Đình Phùng và ông Trần Thanh Hưng thì bảo tồn gốm Quảng Đức không phải là khôi phục một làng nghề, đưa sản phẩm gốm Quảng Đức ra cạnh tranh trên thị trường. Nếu chế tác thành công gốm cổ Quảng Đức thì chúng ta làm được một điều vô cùng ý nghĩa là chứng minh cho không chỉ riêng các nhà nghiên cứu Việt Nam mà cả thế giới một kỹ thuật chế tác gốm độc đáo chỉ có ở Quảng Đức. Thứ nữa là bảo tồn theo cách xây dựng Quảng Đức thành một địa chỉ du lịch, nằm trong quần thể du lịch của địa phương gồm những di tích và thắng cảnh đã được xếp hạng quốc gia rất gần nhau như thành cổ An Thổ, đầm Ô Loan, gành Đá Dĩa, chùa Đá Trắng, địa đạo gò Thì Thùng… Không còn cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền khi xưa nhưng cái làng cổ bên dòng sông thơ mộng này có đủ điều kiện để trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn. Đây cũng là việc làm ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 400 năm Phú Yên vào năm 2011, cùng với việc tổ chức triễn lãm gốm Quảng Đức đúng vào dịp 400 năm Phú Yên như lời ông Đào Tấn lộc, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên. . phát hiện thấy gốm Quảng Đức, điều đó cho thấy gốm Quảng Đức còn được tiêu thụ ở ngoài nước. Hai bình voi cổ Quảng Đức Độc đáo gốm Quảng Đức Cũng. chuyên về gốm Quảng Đức. Gian phòng trưng bày gốm Quảng Đức Bảo tồn gốm Quảng Đức Khôi phục kỹ thuật chế tác gốm Quảng Đức, không để dòng gốm này

Ngày đăng: 19/03/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan