Nuôi cáhôđăngquầng
Trước đây cáhô có rất nhiều, nhưng việc đánh bắt quá mức
và tận diệt cùng sự ô nhiễm môi trường đã làm cáhô ngày
càng vắng bóng trên sông Tiền, sông Hậu. Trước nguy cơ
tuyệt chủng của loài cá quý này, Trung tân giống thủy sản
Nam bộ đã thuần dưỡng và cho sinh sản thành công cá hô,
mở ra triển vọng cho nghề nuôi cáhô thương phẩm trong
dân. Trung tâm quốc gia giống thủy sản Nam bộ đã đưa cáhô
giống cho các chủ bè và chủ đăngquầng ở các tỉnh An Giang
và Đồng Tháp nuôi thử nghiệm và bước đầu đã đem lại kết
quả rất tốt.
Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn
nhất trong họcá chép (Cyprinidae), thường thấy sống ở các
sông Mae Klong, Mekong và Chao Phraya ở Đông Nam Á.
Được Ủy ban sông Mekong đưa vào Sách đỏ vì có nguy cơ
tuyệt chủng, cáhô là một loài cá di cư, thường sinh sống ở
những hồ lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng
cũng có thể bơi vào kênh, rạch để kiếm thức ăn. Cáhô non có
thể sống ở các chi lưu nhỏ, hay ở các đầm. Chúng bơi đến
nơi ưa thích để tìm thức ăn hay sinh sản. Chúng di chuyển
không nhanh, với thức ăn chính là các loài rong và hoa quả, ít
khi là động vật sống. Ở sông Mekong, người ta thường thấy
giống cá này xuất hiện vào khoảng tháng 10. Cáhô có phần
đầu khá to so với thân, và không có râu tuy thuộc họcá chép.
Người ta đã thấy có con cáhô dài tới 3 m, nặng 300 kg.
Vị trí nuôi
Chọn nuôi ven các bờ sông và kênh lớn, ít ảnh hưởng đến
giao thông thủy (kênh cụt, bãi bồi), quan tâm đến các yếu tố
về dòng chảy, bờ kênh (không bị xói lở, tốt nhất là có bãi bồi
sau sông), chất đáy (ổn định), tốc độ nước chảy (0,5 m/giây),
độ sâu (1,5 - 2 m), chất lượng nước (không bị ô nhiễm bởi
hóa chất nông nghiệp và chất thải công nghiệp).
Làm đăngquầng
Xung quanh khu vực nuôi cần có hệ thống cọc bằng gỗ hoặc
bê tông vững chắc để đỡ cho hệ thống đăng phụ làm từ tre
hoặc lưới. Đăng phụ cần được neo cột thật chắc với hệ thống
cọc đỡ và luôn cao hơn mặt nước lúc cao nhất 0,5 m. Diện
tích đăng tùy thuộc vào vị trí nuôi và khả năng của mỗi gia
đình, có thể từ vài công đến vài hecta. Hình dạngđăng phụ
thuộc vào tính chất dòng chảy: ở vùng nước chảy mạnh có
thể làm theo dạng chữ V, U hoặc W, còn ở chỗ nước chảy
đều thì làm theo kết cấu hình thẳng.
Mật độ thả và cỡ giống
Nếu vùng nuôi không thể cải tạo thành ao thì kích thước của
mắt lưới và đăng tre phải nhỏ hơn kích thước của cá giống.
Cỡ cá giống có thể biến động từ 30 - 50 g/con. Thả cá với
mật độ 2 - 3 con/m3 nước, vào lúc chiều mát, nước yên tĩnh
(không bị ảnh hưởng bởi xuồng ghe chạy). Chăm sóc và quản
lý
Cá hô được nuôiđăngquầng với mật độ dày nên phải được
cung cấp đủ thức ăn, nghiêng về nguồn gốc thực vật như
cám, bột bắp, rong, rau muống, có thể thêm thức ăn công
nghiệp, với lượng hàng ngày bằng khoảng 3 - 5% trọng
lượng cá.
Cần theo dõi sự thay đổi của môi trường, dòng chảy, tốc độ,
màu sắc và độ trong của nước, thường xuyên kiểm tra hệ
thống đăng chính và phụ; làm vệ sinh thường xuyên; kiểm
soát sự thất thoát của cá; vào buổi sáng theo dõi hoạt động
bơi lội, màu sắc và sự tăng trưởng của cá để đánh giá chính
xác tỷ lệ sống, tình trạng sức khỏe và sức ăn.
Nuôi cáhô trong đăngquầng có thuận lợi là nguồn nước ít bị
ô nhiễm do nước luôn chảy và ít có dịch bệnh. Cáhô lớn
nhanh, nếu chăm sóc tốt mỗi con mỗi năm tăng được khoảng
2 kg. Nếu nuôi đến khi cá đạt trên 10 kg thì càng được giá
hơn.
.
Nuôi cá hô đăng quầng
Trước đây cá hô có rất nhiều, nhưng việc đánh bắt quá mức
và tận diệt cùng sự ô nhiễm môi trường đã làm cá hô ngày
càng. đưa cá hô
giống cho các chủ bè và chủ đăng quầng ở các tỉnh An Giang
và Đồng Tháp nuôi thử nghiệm và bước đầu đã đem lại kết
quả rất tốt.
Cá hô (Catlocarpio