Triển vọngnghề nuôi cá
hô
Cá hô là loài cá có trong Sách Đỏ thế giới, còn Việt Nam thì
xếp vào loài “có nguy cơ tuyệt chủng”. Điều đáng mừng là
hiện nay có một chủ trại giống cá thát lát cườm ở ấp 4B, xã
Tân Thuận, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) - ông Trần
Hồng Ưng (Ba Ưng) đang thả nuôi hàng trăm con cá hô,
không chỉ được đánh giá là khá thành công, mà còn đầy triển
vọng cho bà con phát triểnnghềnuôi con cá này, khi ông còn
dự định sản xuất con giống
Chuyện ông Ba Ưng có thả nuôi 700 con cáhô đang rất thời
sự trong giới nuôi thủy sản ở Châu Thành A. Theo ông Ba
Ưng, trong một lần đi đám cưới ở một nhà hàng (TP.Hồ Chí
Minh). Ông thấy người ta đem ra đãi khách một con cá chiên
xù hơn kí lô. Thoạt nhìn giống cá chép, nhưng khi ăn thì thịt
nó rất ngon, không có xương nhỏ như cá chép. Hỏi ra mới
biết đó là cáhô và đĩa cá đó rất đắt. Thế là trong đầu ông nảy
sinh ý tưởng nuôi và sản xuất cáhô giống nhân tạo. Nhưng
vấn đề khó là con giống và cách cho sinh sản, vì trước tới giờ
ở Hậu Giang chưa có ai sản xuất con giống và cũng chưa có
ai bán con giống, trong khi nguồn cáhô trong tự nhiên thì đã
cạn kiệt từ lâu. Qua các nguồn thông tin, ông Ưng biết được
Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ thuộc
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II ở An Thái Trung
(Cái Bè, Tiền Giang) đã lai tạo thành công loài cá hô. Ông
liền nhờ người quen làm ở trung tâm, đặt mua 1.000 con,
nhưng cả năm trời mới mua được 700 con giống bằng ngón
tay cái, giá tới 7.000 đ/con.
Theo những người dân sống cố cựu ở Châu Thành A, trước
giải phóng, nhiều người đã bắt được cáhô 20-50 kg trên kênh
xáng Xà No và các kênh lớn khác. Riêng ngư dân ở các tỉnh
An Giang, Kiên Giang thì bắt được nhiều con cáhô nặng
100-160 kg. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, loài cá này
gần như tuyệt chủng. Ông Ba Ưng cam đoan rằng ở xứ Châu
Thành A này có lẽ chỉ có bà Năm Lượng (bà Lê Thanh
Tuyết, ở ấp 1B, thị trấn Một Ngàn) còn nuôi một con cáhô
nặng gần 30 kg. Chuyện Bà Năm còn sót lại một con cáhô
cũng là hy hữu, nhưng qua đó càng giúp cho ông tự tin trong
quyết định phát triển con cá quý hiếm này. Theo lời bà Năm
kể: “Sau giải phóng, ông Năm đi giăng lưới ở kênh Một (con
kênh này khá sâu, ăn thông ra kênh xáng Xà No) được 4 con
cá hô con đem về thả nuôi trong mương vườn gần nhà. Lúc
ông Năm còn sống, đi đốn trà quít, nào nhè trà nó rớt xuống
mương, con cáhô thấy động rướn vào chết phình bụng lên.
Con cá đó khoảng 15 kg, ổng vớt đem chôn. Còn một con lúc
sang hầm, mấy đứa nó ẵm trên tay con cá rất bự khoảng 22
kg nên nó vùng vẫy rớt trúng gốc cóc, sống không nổi. Hai
con còn lại lúc còn sống ổng nói nuôi để ổng dưỡng già. Vừa
rồi mừng tuần 100 ngày cho ổng, mấy đứa nó mần một con
trước cúng, sau ăn. Con cá đó cũng trên 20 kg. Con còn lại
năm nay không dưới 30 kg, năm rồi sang hầm thả chung với
các loài cá khác, bỏ nó vào bao hai giạ vậy mà chật ních, ló
cả khúc đuôi ra ngoài ”.
Dẫn chúng tôi đến tham quan trại cá, ông Ưng cho biết, bầy
cá hô lớn nhanh như thổi, hơn 2 tháng trước bé xíu bằng
ngón tay, nhưng bây giờ nó bằng bắp tay. Hình dáng cá gần
giống như cá chép, nhưng miệng rộng hơn. Theo đúng tài
liệu hướng dẫn, đối với cá nuôi, nếu theo đúng quy trình kỹ
thuật mỗi năm cá sẽ tăng trọng lượng lên khoảng 3 kg và hao
hụt rất ít. Kỹ thuật chăm sóc cũng khá đơn giản, chủ yếu là
tuân theo thói quen của cá như: Cá chỉ nổi lên mặt nước ăn
vào buổi tối, ao nuôicá phải được đào sâu khoảng 3 m
Thức ăn để nuôicá cũng dễ kiếm, chủ yếu là thực vật như
bèo cám, rau cải xanh, đọt mì, đọt lang Nếu không có thời
gian rảnh để cắt rau, thì người nuôi có thể dùng thức ăn công
nghiệp để nuôi cá. Về đầu ra cho con cá, ông Ba Ưng cho
rằng không cần phải bận tâm, vì trung tâm giống cũng đã
cam kết mua lại hết cá thịt với giá thấp nhất là 160.000
đ/kg/con; còn đối với cá trên 1 kg, thì mua từ 180.000 đ/kg
trở lên.
Ông Ba Ưng khẳng định rằng: Đây là loài cátriển vọng, rất
thích hợp với nguồn nước ở địa phương. Hiện ông Ba Ưng
mua được cặp cáhô sắp trưởng thành, ông dự định nhờ người
quen ở Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam
bộ thụ tinh nhân tạo cho cáhô khi chúng trưởng thành. Hơn
nữa, cán bộ trung tâm này cũng đã hứa sẽ hướng dẫn đầy đủ
kỹ thuật để sinh sản. Bởi vì loại cá này nếu nuôi tập trung thì
không thể sinh sản được. Muốn nhân giống, thì cách duy nhất
là phải có sự can thiệp của con người. Thường thì cá có trọng
lượng từ 3 kg trở lên là có thể kích thích cho sinh sản. Hiện
ông Ba Ưng dự tính, thu hoạch xong đợt này, sẽ tự nhân
giống nuôi tiếp, không chỉ dưới ao, mà thả cá xuống ruộng,
để cá có thể sinh sống trong điều kiện tự nhiên, khi đó mức
tăng trọng của cá sẽ cao hơn
Theo tàiliệu của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước
ngọt Nam bộ thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II ở
An Thái Trung (Cái Bè, Tiền Giang): Cáhô là loài cá thuộc
họ với cá chép nhưng to hơn, từ 5 đến 6 tuổi mới trưởng
thành và nặng trung bình gần 10 kg. Ở môi trường tự nhiên,
cá nặng 20 kg trở lên. Sau 3 năm sưu tầm, lai tạo, thuần
chủng cá, đến nay, trung tâm này đang nuôi giữ 40 con cáhô
trưởng thành và đã lai tạo thành công thế hệ cá F1. Bên cạnh
đó, trung tâm đã lai tạo thành công gần 10.000 con cáhô bột
được gửi nuôitại các hộ ở Đồng Nai và cá đang phát triển
tốt.
Ngoài việc lai tạo thành công giống cá hô, trung tâm còn có
một ngân hàng tinh trùng của các loại cá. Ngân hàng này hiện
đang lưu giữ gen của 30 loài cá nước ngọt Đồng bằng sông
Cửu Long, trong đó có nhiều loại cá đã nằm trong Sách Đỏ
Việt Nam và thế giới
KIỀU DIỄM - NHẬT THY (Báo Hậu Giang, 8/1/2008)
.
Triển vọng nghề nuôi cá
hô
Cá hô là loài cá có trong Sách Đỏ thế giới, còn Việt Nam thì
xếp vào. còn đầy triển
vọng cho bà con phát triển nghề nuôi con cá này, khi ông còn
dự định sản xuất con giống
Chuyện ông Ba Ưng có thả nuôi 700 con cá hô đang