CÂUCÁMÙA THU
Có lẽ trong tất cả các sức mạnh,thời gian là thứ đáng sợ nhất.Bởi lẽ ,mỗi ngày mỗi
tháng,mỗi năm đi qua thời gian sẽ phủ lên tất cả rồi mọi thứ sẽ chìm dần vào quên
lãng.Song chính thởi gian lại sợ các vĩ nhân,phải lùi bước trước sáng tạo nghệ thuật
chân chính.Trải qua sự mài dũa,sàng lọc thì vẻ đẹp của nó như càng tỏa sáng để hôm
nay đến với chúng ta và còn mãi với mai sau.Chùm 3 bài thơ Thu Vịnh,Thu ẩm,Thu
điếu của Nguyễn Khuyến là một trường hợp tiêu biểu.Tiêu biểu hơn cả cho mùathu ở
đồng bằng Bắc Bộ là bài Thu điếu…
Ai đó đã từng nói Chiều là thu của một ngày và thu là chiều của một năm.Bởi lẽ tất
yếu,vẻ đẹp của mùathu – lại là vẻ đẹp của chiều thu dễ gợi lên trong lòng người
những cảm xúc xốn xang bâng khuâng xao xuyến.Nguyễn Khuyến cũng không ngoại
lệ.Say mê vẻ đẹp thơ mộng ấy,dây tơ lòng bén nhạy của thi nhân đã ngân lên những
bản đàn êm ái dịu nhẹ
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo ,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo .
Cái tôi trữ tình lặn phía sau ngôn từ.Ao thu là hình ảnh quen thuộc nơi vùng quê chiêm
trũng của Nguyễn Khuyến,vừa gợi cái tiết trời se lạnh của mùa thu,cái lạnh không
thấm vào da thịt,không buốt sương,nó chỉ nhẹ nhàng,mơn man,vừa gợi mặt nước
phẳng lặng,trong vắt.Cụm từ nước trong veo càng làm tăng vẻ đẹp ao thu. Âm eo là tử
vận hiểm hóc, diễn tả sự co lại, đọng lại không nhúc nhích, cho ta một cảm giác lạnh
lẽo, yên tĩnh một cách lạ thường,ấy thế mả câu thơ trôi chảy tự nhiên như không,không
có chút gì kỹ xảo cả.Không gian như càng mở rộng ra nhiều chiều,làn nước ao ở độ
giữa thu, cuối thu như trong hơn,sáng hơn đến vô ngần,tưởng như có thể nhìn thấu tới
tận đáy. Những tưởng trong “ao thu lạnh lẽo” ấy, mọi vật sẽ không xuất hiện, thế mà
thật bất ngờ: có một chiếc thuyền câu xinh xắn bé tẻo teo.Thiên nhiên được tô điểm
bởi dấu vết cuộc sống của con người càng làm chúng ta trở nên gần gũi,đồng điệu với
nhau biết là bao nhiêu !
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí ,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo .
Ao thu không còn tĩnh lặng nữa mà đã nổi sóng với hai thanh trắc ở đầu câu (sóng
biếc) và hai thanh trắc ở cuối câu (gợn tí) . Tác giả đã rất nhạy cảm , tinh tế khi chớp
được những biến động tinh vi của tạo vật .Gợn đã là sự chuyển động rất nhẹ,ấy thế
còn hơi gợn tí,sóng nhỏ bởi vì ao nhỏ,thế mà biếc thì thật là đẹp.Chỉ với từ vèo được
sử dụng tài tình,điêu luyện người đọc vẫn cảm nhận được những cơn gió heo may
đang hiu hiu thổi và phảng phất buồn Đến đây,ngòi bút của tác giả thật sự tinh tế đến
từng chi tiết nhỏ,hai câu thực đối với nhau rất chỉnh.Sóng biếc đối với lá vàng,hơi gợn
tí đối với khẽ đưa vèo,vận động chiều dọc tương xứng với chiều ngang thật tài tình.
Khác xa với những sắc màu thu cổ điển,ước lệ hay nhắc đến như rừng phong,ngô
đồng:
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu
Ngô đồng một lá rời cành
Báo cho thiên hạ tin lành thu sang
Ngô Chi Lan
Hay:
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
Lưu Trọng Lư
Và khác cả với nàng thu kiều diễm với tấm áo mơ phai trong tâm tưởng của Xuân
Diệu:
Đây mùathu tới – mùathu tới,
Với áo mơ phai dệt áo vàng
Đó là mùathu đích thực của quê hương làng cảnh Việt Nam.Thu này còn xanh
lắm,chưa rũa,chưa tàn,tưởng như sức sống mùa xuân vẫn còn vương vất đâu đây.Phải
có sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế cũng như gắn bó sâu sắc với làng quê thì nhà thơ
mới có thể nắm bắt được hồn cốt của mùathu như thế.Cái thú vị của bài Thu điếu ở
các điệu xanh,xanh ao,xanh bờ,xanh sóng,xanh tre,xanh trời,xanh bèo,có một màu
vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi .Lời bình của Xuân Diệu thật là tâm đắc
Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo .
Đối lập với tấm áo xanh ngắt nổi bật của trời thu là sự xuất hiện của nước thu với màu
xanh biếc đến nao lòng người ,nó dường như là sự pha trộn 1 cách khéo léo giữa sắc
xanh ngắt của trời,cái nắng long lanh,dịu nhẹ trên mặt ao và sự trong veo của
nước.Nước trời một sắc Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc là như thế này đây.Cả
không gian như được bao trùm bời các điệu xanh.Trời xanh ngắt vốn là nét tiêu biểu
của mùathu Việt Nam – là nơi ghi dấu ấn rõ ràng chất thu trong bước chuyển của tiết
giao mùa.Nếu bầu trời trong Thu vịnh cao đến thăm thẳm Trời thu xanh ngắt mấy tầng
cao,với Thu ẩm lại rộng đến mênh mông Do trời ai nhuộm mà xanh ngắt,thì đến với
Thu điếu lại hiện lên vẽ tĩnh lặng.Mây không trôi mà lơ lửng,trên bầu trời xanh ngắt
thật là thanh bình Đường làng quanh co với bóng tre trùm mát rượi,nhưng bao giờ
trong thơ Nguyễn Khuyến,tre nói thành trúc,ngõ trúc quanh co.Nguyễn Khuyến thích
cái hình thể loại cây chí khí ấy Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng.Màu xanh của trúc
đối lập với những nét quanh co của đường làng thật là gợi cảm nhưng cũng mang vẻ
đượm buồn,tĩnh mịch.Duy chỉ có một sắc vàng duy nhất đâm xiên giữa bao nhiêu sắc
xanh.Một chiếc lá vàng,một sắc vàng nhỏ xíu,khẽ đung đưa,khẽ phiêu mình trong cơn
gió để bộc lộ cá tính và bản lĩnh cá nhân.,trở thành tâm điểm của bức tranh thu. Quả
thật,đâu cứ phải toàn là sắc vàng mới dệt nên sắc thu.Cảnh thu trong Nguyễn Khuyến
mới thật đẹp,thật say đắm lòng người
Bức tranh thu được vẽ ra không chỉ với thi liệu mới,những hình ảnh độc đáo,chân thực
mà còn bởi những sắc màu rực rỡ tươi sáng trời thu.Thêm vào đấy là việc sử dụng
nhiều giác quan,từ láy khai thác triệt để khả năng gợi tả cũng như về ngữ âm của từ
ngữ Nôm như lạnh lẽo,veo,tẻo teo,gợn tí,đưa vèo,vắng teo… Tất cả tạo cho nhịp thơ
một âm hưởng lạ kỳ nhưng cũng rất hòa hợp.Mặc dù bài thơ được viết theo ở thể Thất
ngôn bát cú Đường luật nhưng giai từ,vần thơ vẫn bình dị,mềm mại dễ thấm vào lòng
người đọc như một bài ca.Nguyễn Khuyến đã múa những đường nét bút kì tài với thi
liệu từ chính cuộc sống hằng ngày ngay trên mảnh đất quê hương mình,với làng Yên
Đổ để dân tộc hóa làng quê Việt Nam.Đọc thơ,ta tưởng chừng như đang xem một bức
tranh mà cả tính nhạc và họa đều giao hòa,nối kết,không mang tính ước lệ,thơ Nguyễn
Khuyễn vẫn đậm đà chất hiện thực,rất đẹp,nên thơ vả rất đỗi thân quen
Bài thơ kết thúc với hình ảnh của người đi câu như một nét tự họa
Tựa gối ôm cần ,lâu chẳng được ,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Nhà thơ thu mình lại tựa gối ôm cần dường như để tương xứng với khung ao
nhỏ,chiếc thuyền bé tẻo teo.Người đi câu đang đắm chìm trong suy tư thì một cử động
đã làm cho nhà thơ sực tỉnh Cá đâu đớp động dưới chân bèo.Âm thanh mơ hồ ấy cũng
đã đủ để nói trạng thái rỗng không trong phút giây thi nhân tìm khuây trong thú tiêu
dao.Ba chữ đâu,đớp,động miêu tả một chút xao động trong làn ao và rất nhiều xao
động trong lòng thật là tài tình.
Văn chương là tấm gương phản ánh tâm hồn.Vì vậy,để viết được thơ văn hay,trước
hết,thi sĩ phải có một tấm lòng.Qua bức tranh thu tưởng như kín đáo,lãng mạn,ta thấy
ẩn hiện tấm lòng của nhà thơ.Bút pháp tả cảnh ngụ tình chi phối bài thơ này.Có thể nói
câu cá chỉ là cái cớ,đúng hơn là dụng ý nghệ thuật để nhà thơ thể hiện cảm hứng thu và
tâm trạng của mình.Đó là tâm trạng u hoài chứa trong cảnh vật một vẻ hắt hiu quanh
quẽ.Mặt nước lạnh lẽo như phản chiếu cõi lòng nhà thơ.Cảnh càng thanh vắng,nỗi u
hoài càng bộc lộ sâu sắc.Nhà thơ đang suy ngẫm về cuộc đời,thời cuộc,hiện tình đất
nước,về sự bất lực của bản thân chăng ?Nhà thơ cố gắng tạo cho mình một tâm thế
người ẩn sĩ trong hoàn cảnh đất nước bị giặc Pháp xâm lược.Việc ông rút lui khỏi quan
trường là một hành động dũng cảm,cao đẹp.Người câucá tưởng như đang tận hưởng
sự thanh thản trong không gian ẩn dật lánh đời thì bỗng không gian ấy bị phá vỡ.Tiếng
cá quẫy động dưới chân bèo đã phá tan sự tĩnh lặng như đánh thức nhà thơ khỏi tâm
trạng ẩn dật lành đời đó.Trách nhiệm với đất nước,thời thế đã thay đổi,không thể ẩn
dật như nhà Nho xưa được nữa.Nhưng Câucámùathu không phải chỉ cốt nói tâm
trạng Thi dĩ ngôn chí.Vẻ đẹp mùathu quê hương đã thấm đẫm trên từng câu chữ bài
thơ chính là tình yêu sâu nặng của ông đối với thiên nhiên tạo vật,đối với cảnh sắc quê
nhà mà dẫu có buồn đến mấy ông cũng không thể lãng quên.Nguyễn Khuyến đã viết
với những tình cảm chân thành nhất Lối thơ giản dị,nhẹ nhàng nhưng không vì thế
mất đi sự điêu luyện.Đó là sự điêu luyện đến tinh giản mà chỉ những ngòi bút kì khôi
mới viết nên được.Phải là người tha thiết sống,tha thiết yêu mới viết được nhựng
những trang thơ hay và hàm súc như thế.Bài thơ cho ta thấy rất rõ vẻ đẹp tâm hồn của
một con người bình dị,gẵn bó sâu sắc với quê hương,biết rung động với những vẻ đẹp
đơn sơ của thiên nhiên,biết hướng về sự thanh sạch và trách nhiệm đối với non
nước,cuộc đời.
Quả đúng như nhà nghiên cứu phê bình văn học đã nhận xét Nguyễn Khuyến là người
đầu tiên trong lịch sử văn học Nôm dân tộc phản ánh được một cách cụ thể,sinh động
bức tranh sinh hoạt hằng ngày của làng quê vào trong thơ ông.Ông được mệnh danh
là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì ông viết nhiều,viết đúng,viết hay về thiên
nhiên,con người,cuộc sống thôn quê.Bằng tình yêu thiên nhiên nồng nhiệt cùng với tài
năng thi sĩ của mình,Nguyễn Khuyễn đã tái hiện nên một cảnh thu,một tình thu chan
chứa,nồng nàn và nên thơ.Chắc chắn rằng,sau mỗi lần đọc bài thơ này ta càng thấy yêu
làng quê,đấy nước mình hơn.Thu điếu quả là một bài thơ đẹp !
. của Xuân
Diệu:
Đây mùa thu tới – mùa thu tới,
Với áo mơ phai dệt áo vàng
Đó là mùa thu đích thực của quê hương làng cảnh Việt Nam .Thu này còn xanh
lắm,chưa. xưa được nữa.Nhưng Câu cá mùa thu không phải chỉ cốt nói tâm
trạng Thi dĩ ngôn chí.Vẻ đẹp mùa thu quê hương đã thấm đẫm trên từng câu chữ bài
thơ chính