1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kinh nghiệm trồng bí ngô mật vụ đông doc

2 444 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 94,71 KB

Nội dung

Kinh nghiệm trồng ngô mật vụ đôngngô mật là cây rau hàng hóa được nông dân ở huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) trồng nhiều vụ qua với diện tích hàng năm khoảng trên 400 ha, sản lượng thu được trên 1.000 tấn. Với giá bán bình quân 3.500 đ/kg thì giá trị thu được từ cây ngô mật là trên 3,5 tỷ đồng. Sau đây là kinh nghiệm đã được nông dân huyện Tân Yên thực hiện: 1. Đặc điểm chính của giống Bí ngô mật có thân bò lan trên mặt đất, phân nhánh khoẻ. Hoa cái mọc từ đốt thứ 15, quả phát triển tốt nhất ở đốt thứ 23 - 25. Quả hình cái trùy, khi chín vỏ màu vàng chanh, thịt quả màu vàng đỏ, chất lượng thơm ngon. Trọng lượng quả đạt 2,5 - 4 kg, quả có thể quản quả được trên 90 ngày ở điều kiện bình thường. Sau trồng 70 - 90 ngày, cây cho thu hoạch, năng suất bình quân 1.400 - 2.000 kg/360 m2. Điều kiện khí hậu thích hợp để trồng cây ngô mật là: nhiệt độ từ 20 - 320C, số giờ chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày, nhất là giai đoạn ra hoa. 2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc - Thời vụ trồng từ 15/8 - 5/10. Nếu trồng sau ngày 15/10 quả đậu nhiều nhưng không chín và hay bị thối. - Chọn đất và làm đất: Chọn đất pha cát hoặc thịt nhẹ chủ động nước. Làm luống như làm luống trồng dưa hấu, cặp luống rộng 5,5 - 6 m. - Ươm cây con: Xử lý hạt giống bằng nước nóng khoảng 40 - 500C trong 1 - 2 giờ, sau đó đãi sạch và ủ hạt đến khi nứt nanh rồi đưa ra gieo. Nên gieo ươm cây con trong bầu, khi cây con đạt 1 - 2 lá thật thì đem ra trồng - Mật độ trồng: 250 - 300 cây/360 m2, khoảng cách cây x cây/luống 40 - 50 cm. Khi cây ngả ngọn được 4 - 5 lá thì bấm ngọn, hướng cây bò sang bên kia luống. - Bón phân: + Lượng phân bón cho 1 sào (360 m2): 300 - 500 kg phân chuồng; 20 kg NPK (5:10:3); 15 kg NPK (16:16:8); 3 kg kaliclorua ; kết hợp phun phân bón qua lá. + Cách bón: Bón lót 100% phân chuồng; 100% NPK (5:10:3). Bón thúc bằng NPK (16:16:8), lần 1 khi phân nhánh, lần 2 khi cây ra hoa đậu quả. Các lần bón thúc kết hợp tưới đủ nước, tốt nhất dùng phương pháp tưới thấm qua rãnh (bơm nước đầy rãnh để tự ngấm). - Cắt tỉa nhánh, định hướng dây và tuyển quả: Cần bấm ngọn khi cây có 4 - 5 lá thật để cây phân nhánh sớm. Chỉ giữ lại 2 nhánh bò song song, chủ động tỉa bỏ các nhánh phụ khác để tận dụng ngọn làm rau. Lựa chọn những quả dài có cuống to, hình dáng đẹp, nhiều lông và nên để 2 quả/gốc. - Do thân lá phát triển rất mạnh (5 - 6 m) nên cần có rãnh thoát nước tốt, dùng các dụng cụ tre nứa làm cầu cho ngọn vượt sang luống bên mới phát huy hết năng suất thân, lá và quả của bí. 3. Phòng sâu và bệnh Bí ngô mật ít bị sâu hại. Trong điều kiện thời tiết mưa ẩm nhiều cây dễ bị bệnh sương mai, thối thân ở giai đoạn cây con; bệnh phấn trắng, thán thư ở giai đoạn phát triển quả. Với những bệnh trên cần chủ động phòng trừ bằng các thuốc Ridomil, Alvil, Scor… Lưu ý: Cây rất mẫn cảm với ánh nắng mặt trời vì vậy thời điểm nào có ánh nắng mặt trời chiếu 13 giờ/ngày trở lên thì không nên trồng. . Kinh nghiệm trồng bí ngô mật vụ đông Bí ngô mật là cây rau hàng hóa được nông dân ở huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) trồng nhiều vụ qua với. được từ cây bí ngô mật là trên 3,5 tỷ đồng. Sau đây là kinh nghiệm đã được nông dân huyện Tân Yên thực hiện: 1. Đặc điểm chính của giống Bí ngô mật có thân

Ngày đăng: 19/03/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w