MêmẩnBàNàgiữanắngnóngmiền
Trung
Thiên nhiên kỳ thú BàNà với đặc trưng là vùng tiểu khí hậu có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông
đủ trong một ngày đã khiến tôi mêmẩn khi đặt chân đến nơi đây và lạc vào những ngỡ
ngàng, quyến rũ.
Khác với lần trước là mùa mưa và chỉ thoáng qua, lần này tôi đến BàNà (Đà Nẵng) trong
một ngày đầu tuần cuối tháng 5, đúng giữa trưa hè nắng gắt. Nhưng dường như cái nắng
nóng ấy không làm cho tôi vơi đi cái cảm giác háo hức khám phá Bà Nà.
Con đường từ chân núi lên đỉnh BàNà dài 15 km tuy đã được rải nhựa, thuận tiện hơn
cho giao thông. Nhưng tôi đã khám phá BàNà từ cáp treo, bắt đầu từ đồi Vọng Nguyệt,
rồi ẩn hiện trong mây và băng qua khu rừng nguyên sinh bên dưới để đến đỉnh núi, ngắm
cảnh bao la hùng vĩ, ngắm suối mơ, ngắm thác tóc tiên 9 tầng mây…
Tuyến cáp treo này được biết đã vừa đạt cả 4 kỷ lục thế giới, đó là tuyến cáp treo một dây
dài nhất thế giới ( 5.801m); độ chênh giữa ga đi và ga đến cao nhất thế giới (1,368.93m);
chiều dài một sợi cáp không nối dài nhất thế giới (11.587m); cuộn cáp nặng nhất thế giới
(141,24 tấn).
Cáp treo đạt 4 kỷ lục thế giới
Trong sắc trời xanh ngắt, phóng xa tầm mắt từ trên cao của BàNà mà không hề bị che
khuất, tôi mới cảm nhận hết được những nét riêng có, hữu tình của phố biển Đà Nẵng và
vùng duyên hải miềntrung này. Nhìn từ độ cao gần 1.500 m của đỉnh BàNà so với mực
nước biển là cả một vùng “non xanh nước biếc” trải rộng ngay trước mắt, từ chân núi cho
đến tận biển xa.
Thuộc dãy Trường Sơn, nằm ở địa bàn xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách trung tâm
TP.Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam, BàNà xưa đã nổi tiếng là vùng núi có giá trị sinh
thái đặc trưng với nhiều loài động thực vật quý hiếm cần được bảo vệ như trầm hương,
gụ lậu, sến mặt, thông chàng, trĩ sao, gấu đen Châu Á, vượn má hung…
Các tài liệu thống kê cho thấy, hệ thực vật ở BàNà đa dạng và độc đáo với khoảng 136
họ, 379 chi và hơn 543 loài, trong đó khoảng 250 loài cây thuốc; 256 loài động vật có
xương sống (61 loài thú, 178 loài chim, 17 loài bò sát).
Bà Nà còn được biết đến nhiều hơn bởi thiên nhiên ưu đãi có một không hai đã biến nơi
đây trở thành địa danh có tiềm năng du lịch to lớn. Trong cái nắng, nóng oi nồng đến khó
tả, sẽ thật ngạc nhiên nếu ai đó nói ở miềntrung có địa danh mà một ngày thưởng thức đủ
4 mùa, đêm lạnh và rét.
Trọn vẹn một ngày đêm, tôi khám phá, chứng kiến nhiều điều kỳ thú, về thời tiết, khí hậu
và cả hệ sinh thái riêng có của Bà Nà. Tại đỉnh núi Bà Nà, tận hưởng cái giá lạnh mùa
đông trong giữa mùa hè, ngắm thành phố Đà nẵng trong lung linh huyền ảo, tôi đã được
tận hưởng giây phút bình yên, thanh lặng của riêng mình. Khoảnh khắc thật tuyệt vời!
Sáng thức dậy sau đêm lạnh rét là cả một cảm giác của mùa xuân. Vẫn vấn vương chút se
lạnh của đêm trước, nhưng chỉ khoảng 7 giờ sáng thôi là đã ngập tràn ánh nắng, độ ẩm
nhẹ, nhiệt độ lúc này chỉ khoảng 18 độ C, đủ để cho những mầm cây vươn mình, trồi lên
khỏi mặt đất. Những giọt sương lung linh vẫn còn vương đọng trên những cánh hoa, tán
lá, rồi tan biến khi mặt trời đã chói trang nơi đỉnh núi.
Chỉ có buổi trưa là rõ nhất khí hậu mùa hè, nhưng cũng không oi nồng đặc trưng như cái
nắng của miền trung. Nắngnóng ở BàNà chỉ thoáng qua trong khoảng vài giờ đồng hồ,
rồi lại nhường chỗ cho tiết trời của mùa thu khi về chiều.
Quả không ngoa khi từ lâu người ta đã ví BàNà là của “trời cho” tại dẻo đất miềntrung
này, là “sân thượng” của Đà Nẵng với muôn loài hoa và là Sapa thứ hai của Việt Nam.
Khí hậu BàNà thích hợp cho sinh trưởng của vô vàn sắc hoa cận ôn đới. Những đóa cẩm
tú cầu to giống hình mâm xôi, nở căng tròn. Loài lan đất gặp độ cao trên ngàn mét ở đây
cũng nở đầy núi như cỏ dại, chìa ra những cánh môi rung rung trước gió. Những bụi mua
rừng lá lớn, vạm vỡ, hoa to, trái mọng, thân đầy những gai mềm thẫm sắc.
Anh bạn đi cùng hiện làm hướng dẫn viên du lịch thuộc Hà Nội Tourist miềnTrung thấy
tôi hào hứng đã vội khoe, nếu đi vào mùa xuân, xen giữa các loài hoa này sẽ thấy sắc đỏ
nổi bật của đào chuông – loại hoa đặc trưng nhất ở vùng núi này. Hoa khoe sắc, lá chen
hoa, tất cả biểu hiện cho một sức sống hoang dại, tràn trề sinh lực ít gặp ở những vùng
núi khác.
Theo câu chuyện kể của anh bạn, nguồn gốc cái tên BàNà cũng có nhiều sự tích. Thứ
nhất, cho rằng nơi đây từng có người BaNa sinh sống. Thứ hai, từ “Nà” được hiểu là
ruộng, xưa kia ở đây có ba mặt bằng lớn nên gọi là Ba Nà, dần dần đọc thành Bà Nà. Thứ
ba, khi người Pháp đến khảo sát, khu vực này có nhiều cây chuối nên BàNà là phát âm
của từ chuối trong tiếng pháp mà thành. Nhà văn Nguyên Ngọc lại cho rằng, chữ BàNà
là tiếng Người Katu nghĩa là “núi của tui”. Cảnh sắc BàNà cũng ẩn hiện trong câu thơ:
“Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo; Nền cũ, lâu đài bóng tịch dương”
Bức tượng phật chùa Linh Ứng cao 30m, lưng tựa núi, mặt hướng ra biển uy nghi.
Từ năm 2004, nhân dân trong vùng đã công đức, phát tâm và xây dựng trên đỉnh núi Bà
Nà một ngôi chùa đồ sộ, có tên là chùa Linh Ứng với một bức tượng Phật lộ thiên cao
30m, đúc bằng đá trắng Ngũ Hành Sơn, lưng tựa đỉnh Bà Nà, mặt tượng hướng ra biển.
Không biết ngôi chùa này đã cao nhất Đông Nam Á, lớn nhất Đông Nam Á chưa, nhưng
để xây dựng được một ngôi chùa, một bức tượng Phật như thế ở độ cao gần 1.500m quả
là một kỳ công.
Bà Nà nay đã trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói
riêng và là điểm du lịch nổi tiếng đối với quốc tế. Hiện tại, Đà Nẵng vẫn đang trong quá
trình chỉnh trang, khôi phục, bảo tồn các khu văn hóa Phật giáo, một số biệt thự cổ và đầu
tư xây dựng khách sạn… để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, xứng
đáng với tiềm năng, lợi thế riêng có của Bà Nà.
. Mê mẩn Bà Nà giữa nắng nóng miền
Trung
Thiên nhiên kỳ thú Bà Nà với đặc trưng là vùng tiểu khí hậu có 4 mùa. khí hậu mùa hè, nhưng cũng không oi nồng đặc trưng như cái
nắng của miền trung. Nắng nóng ở Bà Nà chỉ thoáng qua trong khoảng vài giờ đồng hồ,
rồi lại nhường