1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

đáp án đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 2 - cắt gọt kim loại - mã đề thi cgkl - lt (10)

7 568 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 307,5 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 2 (2008-2011) NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ đề thi: DA CGKLLT 10 Câu Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 a- Cho lắp ghép trụ trơn có kích thước danh nghĩa là 55mm miền dung sai kích thước lỗ là H7, kích thước trục là m6. - Lập sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép? - Lắp ghép đó cho thuộc nhóm lắp ghép nào? Xác định độ hở, độ dôi giới hạn của lắp ghép? b- Giải thích kí hiệu vật liệu: 65Mn; WCCo10; 100W9V5? Đáp án a. đồ phân bổ miền dung sai: - Tra bảng dung sai Lỗ φ55H7    = += 0EI 30ES Trục φ55m6    += += 11ei 30es Lập sơ đồ phân bố miền dung sai lắp ghép. 1,5 1 - Lắp ghép đó cho thuộc nhóm lắp ghép trung gian, miền kích thước bề mặt lỗ, bố trí xen lẫn miền dung sai bề mặt trục. Như vậy kích thước bề mặt lỗ được phép dao động trong phạm vi có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích thước bề mặt trục và lắp ghép được có thể là độ hở hoặc độ dôi. - Xác định độ hở, độ dôi của lắp ghép. Trường hợp nhận được lắp ghép có độ hở thì độ hở lớn nhất. S max = D max – d min = ES – ei S max = 0, 030 – 0, 011 = 0, 019 mm - Trường hợp nhận được lắp ghép có độ dôi thì độ dôi lớn nhất. N max = d max – D min = es – EI N max = 0, 030 - 0 = 0, 030 mm b- Giải thích kí hiệu vật liệu: - 60CrM: Đây là thép hợp kim thành phần gồm: 6%Cờ rôm, 1% Môlip đen còn lại là các thành phần khác như C, S v.v - WCCo10: 10% Côban, còn lại là 90% là Cacbit Wonfram và chất kết dính. loại này thường dùng để gia công gang, vật liệu giòn, chịu va đập. - 100W9V5: 1%Cácbon, 9%Wonfram,5% Vanadi; đây là thép gió dùng làm dao cắt có tốc độ cắt trung bình, Vc=20 đến 50 m/ph, nhiệt độ cắt chịu được khoảng 650 độC, chịu va đập. 0,5 2 Trình bầy nguyên tắc chọn chuẩn tinh, chuẩn thô cho ví dụ minh họa.? Đáp án Chuẩn thô dùng để gá đặt chi tiết gia công lần thứ nhất trong quá trình gia công cơ. Khi chọn chuẩn thô phải đảm bảo 2 yêu cầu: - Phân phối đủ lượng dư cho các bề mặt gia công. - Đảm bảo độ chính xác cần thiết về vị trí tương quan giữa các bề mặt không gia công với những bề mặt sắp gia công. Dựa vào những yêu cầu trên người ta đề ra 5 nguyên tắc chọn chuẩn thô: * Nguyên tắc 1: Nếu chi tiết gia công có 1 bề mặt không cần gia công thì nên lấy bề mặt đó làm chuẩn thô; như vậy sẽ làm cho sự thay đổi vị trí tương quan giữa bề mặt gia công và bề mặt không cần gia công là nhỏ nhất. Ví dụ: Trên hình vẽ lấy mặt A làm chuẩn thô để gia công các bề mặt B, C, D sẽ đảm bảo đồng tâm với A (Hình vẽ) * Nguyên tắc 2: Nếu chi tiết có 1 số bề mặt không cần gia công thì nên chọn bề mặt nào có yêu cầu chính xác về vị trí tương quan cao nhất đối với các bề gia công làm chuẩn thô. * Nguyên tắc 3: Nếu chi tiết có tất cả các bề mặt đều phải qua gia công thì chọn mặt nào có lượng dư đều và nhỏ nhất làm chuẩn thô. * Nguyên tắc 4: Bề mặt chọn làm chuẩn thô nên tương đối bằng phẳng không có ba via, đậu rót, đậu ngót hoặc gồ ghề quá. * Nguyên tắc 5: Chuẩn thô chỉ được dùng một lần trong cả qúa trình gia công. Ví dụ: Trên hình vẽ nếu lần gá thứ nhất lấy mặt 2 làm chuẩn thô để gia công. mặt 1 và lần gá 2 cũng lấy mặt 2 làm chuẩn gia công mặt 3 thì khó đảm bảo độ đồng tâm giữa mặt 1 và mặt 3. 2 1,5 A B C D Các nguyên tắc khi chọn chuẩn tinh: * Nguyên tắc 1: Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính như vậy sẽ làm cho chi tiết g/c có vị trí tương tự như khi làm việc. * Nguyên tắc 2: Cố gắng chọn chuẩn định vị trùng với gốc kích thước để sai số chuẩn = 0. * Nguyên tắc 3: Chọn chuẩn sau khi gia công không vì lực cắt ,lực kẹp mà chi tiết bị biến dạng quá nhiều. Lực kẹp phải gần bề mặt gia công, đồng thời mặt định vị cần có đủ diện tích. Khi mặt chuẩn nhỏ phải tăng kích thước một cách giả tạo(lỗ tâm) hoặc dùng điểm tỳ bổ sung. * Nguyên tắc 4: chọn chuẩn tinh sao cho đồ gá đơn giản và sử dụng thuận tiện. * Nguyên tắc 5: Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn thứ nhất để tránh sai số tích lũy cho những lần gá sau. Ví dụ: Khi gia công trục bậc nên chọn chuẩn tinh là 2 lỗ tâm để gia công tất cả các bề mặt . Như vậy sai số tích lũy sẽ giảm. 0,5 3 - Nêu các yếu tố của ren (vẽ hình, đinh nghĩa? - Tính các thông số để gia công ren sau: M24 (ren ngoài) M30 (Ren lỗ) Đáp án * Các yếu tố của ren 2 1 2 3 - Bước ren P: Là khoảng cách của hai đỉnh ren của hai vòng ren liên tiếp đo trên đường song song với tâm chi tiết - Góc nâng của ren µ: là góc tạo bởi tiếp tuyến của đường xoắn ốc với mặt phẳng vuông góc với đường tâm của hình trụ. tg µ = dtb S .Π ; dtb : đường kính trung bình của ren. Góc µ càng nhỏ thì khả năng tự hãm (không nới lỏng) của mối lắp ghép ren càng cao. - Đường kính đỉnh ren d, D: là đường kính của một hình trụ có đường tâm trùng với đường tâm của ren và bao lấy đỉnh ren ngoài và đáy ren trong. - Đường kính chân ren d1, D1: là đường kính của một hình trụ có đường tâm trùng với đường tâm của ren và bao lấy đáy của ren ngoài và đỉnh của ren trong. - Đường kính trung bình của ren dtb, Dtb: là trung bình của đường kính đỉnh ren với đường kính chân ren. dtb = 2 1dd − - Góc trắc diện ε: là góc bởi 2 cạnh bên của ren đo theo tiết diện vuông góc với đường tâm của chi tiết - Chiều cao ren H: là chiều cao từ đỉnh ren đến đáy ren đo theo phương vuông góc với tâm chi tiết . H =0,86603 x P * Tính thông số để gia công Ren: + M24 ren bu lông : Theo TCVN 2248-77: Đây là ren hệ mét tiêu chuẩn : M24 x3 có P= 3 (mm) và Góc ε = 60 o Đường kính danh nghĩa: ddn ( đường kính danh nghĩa ) = 24 mm Chiều cao lắp ghép ren: H1=0,54127 x P = 0,54127 x 3 =1,624 Chiều cao ren( chiều sâu cắt gọt ): h3 =0,61343 x P = 0,61343 x3= 1,84 Đường kính đáy ren: d3 = d - 2 x h3 = 24 - 2x 1,84 = 24- 3,68 = 20,32 mm + M30 ren đai ốc : Đây là ren hệ mét tiêu chuẩn: M30 x3,5 và Góc ε = 60 o P= 3,5mm Đường kính lỗ để cắt ren: D1 = 26,211 mm Đường kính chân ren: D1 = 26,211 mm Chiều cao lắp ghép ren H1=0,54127 x P = 0,54127 x 3,5 =1,894mm Chiều cao cắt gọt ( chiều sâu cắt gọt): H3= 0,61343 x P = . 61343x3.5=2,147 Đường kính đáy ren lỗ = D1 + 2 x H3 = 26,211 + (2 x 2,147) = 26,211 + 4,294 = 30,505 mm 4 Chọn dao gia công và tính toán các yếu tố cần thiết để phay, kiểm tra răng bánh răng trụ răng thẳng có m=2, Z=26, profin gốc 0 0 20= α , f 0 =1, c=0. 25m. Chia trên ụ chia có: i=1/40, biết số lỗ trên đĩa chia đồng tâm là: 31 33, 37, 39, 43, 45, 47, 49, 54 v.v ? Đáp án 1,5 * Chọn được dao để gia công Vì Z = 26 nên ta chọn dao phay số 5 trong bộ dao phay mođunl 2 (bộ dao 8 con) * Viết được công thức và tính được số vòng quay của tay quay đầu phân độ: Số vòng quay tay quay của đầu phân độ n tq = 13 7 1 13 20 26 40 Z N === hay 39 21 1 Vậy mỗi lần phay một răng ta phải quay tay quay đầu phân độ đi là 1 vòng 21 khoảng trên hàng lỗ 39 * Tính được chiều cao răng: Chiều cao răng h=2, 25m=2, 25. 2=4,5mm . 0,5 0,5 0,5 Cộng (I) 7 II. Phần tự chọn, do trường biên soạn Cộng (II) 3 Tổng cộng (I + II) 10 ……., ngày ….tháng năm 2011 . lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 2 (20 08 -2 0 11) NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: . . 61343x3.5 =2, 147 Đường kính đáy ren lỗ = D1 + 2 x H3 = 26 ,21 1 + (2 x 2, 147) = 26 ,21 1 + 4 ,29 4 = 30,505 mm 4 Chọn dao gia công và tính toán các yếu tố cần thi t

Ngày đăng: 19/03/2014, 03:24

w