Mục tiêu của đề tài Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất cây cao su; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su tại Huyện Chư Păh, tỉnh Gia lai; đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cao su trên địa bàn Huyện Chư Păh trong thời gian tới.
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ ANH TUẦN
PHÁT TRIÊN CÂY CAO SU HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
2016 | PDF | 121 Pages buihuuhanh@gmail.com
Đà Nẵng - Năm 2016
Trang 2
BO GIAO DUC VA DAO TAO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ ANH TUẦN
PHÁT TRIÊN CÂY CAO SU HUYEN CHU PAH, TINH GIA LAI
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS NINH THỊ THU THỦY
Đà Nẵng - Năm 2016
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu trong luận văn này là trung thực Nội dung công trình
nghiên cứu này chưa từng được ai công bó
Học viên
Lê Anh Tuấn
Trang 4MO DAU : - : : wal 1 Tính cấp thiết của đề tài _ — wel
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 2 4, Phương pháp nghiên cứu Tre 5 Bố cục đề tài 3 3 6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUANVE PHAT TRIEN CAY CONG G NGHIỆP
7
1 TÔNG QUAN VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN CÂY
1.1.2 Khái niệm phát triển cây công nghiệp +7
1.1.4 Khái niệm phát triển cây cao su 14
1.1.5 Ý nghĩa của phát triển sản xuất cây cao su "1 1.2 NỘI DƯNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIÊN CÂY CAO SU 16 1.2.4 Gia tăng kết quả và đóng góp của cây cao su với phát triển kinh tế
1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG ĐẾN PHÁT TRIÊN SẢN XUẤT CÂY
1.3.1 Điều kiện tự nhiên THHHHereererrerreree 26
Trang 51.3.4 Các chính sách của nhà nước đối với phát triển cây cao su 32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN CÂY CAO SU HUYỆN
2.1 ĐẶC ĐIỂM CUA HUYEN CHU PAH ANH HUONG TOI PHAT
2.1.1 Điều kiện tự nhiên " `
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 40 2.2 THUC TRANG PHAT TRIEN CAY CAO SU TAI HUYEN CHU PAH TRONG THỜI GIAN QUA se 8Ú 2.2.1 Thực trạng huy động và sử dụng các yếu tố nguồn lực sản xuất cây
2.2.3 Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phâm cao su 65
2.2.4 Kết quả và đóng góp của cây cao su với phát triển kinh tế - xã hội
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 72
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN CÂY CAO SU HUYỆN CHU"
3.1.1 Nhu cầu về sản phẩm cây cao su + 75 3.1.2 Chiến lược và định hướng phát triển cây cao su của tỉnh Gia Lai 82
Trang 6
3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây cao su
3.2.2 Giải pháp huy động và sử dụng các nguồn lực sản xuất cao su 3.2.3 Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất cây cao su
3.2.4 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su 3.2.5 Nâng cao hiệu quả sản xuất cây cao su
3.3 MỘT SỐ KIÊN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI (Bản sao)
Trang 71.1 | Sân lượng và kim ngạch xuất khâu cao su của Việt Nam 2 2.1 | Tống hợp khí hậu và thời tiết trong vùng 38 2.2 | Diện tích, cơ cau các đất phân theo thé nhudng Chu Pah 39 243 | Giá trị sản xuất của huyện Chư Pãh 4 2.4 | Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện 4 3.5, | Danh mục công trình dự kiến đầu tư hệ thông giao thông | „„
và mạng lưới điện tại huyện Chư Pãh giai đoạn 2017-2020
2.6 | Dân số và nguồn lao động của Huyện 49 2.7 | Diện tích có khả năng chuyển đôi trồng cao su s2 2.8 Diện tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu 52 2.9 | Dign tich thu hoạch một số cây công nghiệp lâu năm 33 2.10 | San lugng cao su qua các năm của huyện Chư Păh 33 2, | Diên Sieh, ning sult và sân lượng cao su tại Huyện Chur)
Pah
2.12 | Điện tích cao su ở một số địa phương năm 2015 35 2.13 | Các loại hình tô chức sản xuất cao su trên địa bàn huyện 61 2.14 | Giá trị và kim ngạch xuất khâu cao su của huyện Chư Păh | 67 3.1 | Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên các nước hàng đâu 78 3.2 | Bỗ trí diện tích phat trién cao su tới năm 2020 của tỉnh Gia Lai | 88
Trang 82.2 | Cơ cầu ngành kinh tế của huyện năm 2015 4 2.3 [ Tình hình sử dụng quỹ đất của Huyện Chư Pãh s 2.4 | Biểu đỗ đân số và lao động của huyện Chư Pah $6 3.1 | Sản lượng cao su thiên nhiên các nude Chau A 78
Trang 9
1 Tính cấp thiết của đề tài
“Trong những năm gần đây, cây cao su dang trở thành một cây trồng thể mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn Nông dân ở các tỉnh trồng nhiều cao su như Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Quảng Trị, Dak Lak, Gia Lai cũng giàu lên nhờ cây cao su Sản lượng, cao su thiên nhiên của Việt Nam trong mấy năm qua tăng khá mạnh, tính đến cuối năm 2014 Việt Nam xếp thứ 3 về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới với thị phần khoảng 7,9% (đứng sau Thái Lan (35,8%) và Indonesia (26,1%) theo IRSG) Tir 751,7 ngàn tấn năm 2010 lên 971,84 ngàn tấn năm 2015 Năm 2016, sản lượng cao su xuất khâu uée dat 1 triệu tắn và kim ngạch xuất khâu đạt khoảng 1,45 tỷ đô la mỹ Tăng vị thế của ngành
cao su Việt Nam trên thế giới ngày cảng được khẳng định Sản xuất và xuất khẩu cao su đã mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng trong các loại nông sản xuất khâu Sản xuất cao su phát triển tạo thêm nhiều việc làm góp phần ôn định sản xuất, cải thiện đời sống người lao động và tăng tích luỹ cho ngân sách nhà
nước Ngành cao su đã, dang va sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng của
một số tỉnh trong cả nước vì nó có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế quốc dân mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế xã hội Những năm gần đây, ngành cao su đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh Gia Lai,
góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, giải
quyết việc làm cho một lượng lớn dân cư, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo, ôn định an ninh chính trị, trật tự xã hội và là ngành mang lại nguồn thu
ngoại tệ lớn cho ngân sách thông qua xuất khâu
Củng với chủ trương của Tỉnh Gia Lai, Huyện Chư Pãh xác định phát triển cây cao su là ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành chiến lược quan trọng tạo.
Trang 10lược và cấp thiết cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của Huyện, xuất phát từ thực tế địa phương và nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển cây cao su trên địa bàn, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triỂn cây cao sự
huyện Chư Păh, Tĩnh Gia lai” 2 Mục tiêu nghiên cứu
~ Hệ thống hóa những vấn đẻ lý luận về phát triển sản xuất cây cao su ~ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su tại Huyện
Chu Pah, Tinh Gia lai giai đoạn 2011 đến 2015
~ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cao su trên địa bàn
Huyện Chư Pãh trong thời gian tới
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
~ Đối tượng nghiên cứu: phát triển sản xuất cây cao su ~ Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: Huyện Chư Pãh, Tinh Gia lai
+ Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trong giai đoạn 201 1-2015, Các giải pháp định hướng đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
~ Phương pháp phân tích thống kê: Dựa vào số liệu báo cáo, thống kê để phân tích các yếu tố nguồn lực, đánh giá tình hình phát triển và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cao su, làm rõ những vấn để có tính quy luật, những nhận xét đánh giá đúng đắn Phương pháp này giúp cho việc tổng hợp và phân tích thống kê các tải liệu điều tra đồng thời hệ thống chỉ tiêu cho phép đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nghiên cứu
~ Phương pháp thu thập số liệu có liên quan đến đẻ tài, số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền và các ban ngành địa phương Các tài liệu liên
Trang 11phòng Kinh tế - Nông nghiệp huyện Chư Päh, và các loại sách báo, mạng
Internet
§ Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản vẻ phát triển cây cao su
Chương 2: Thực trạng phát triển cây cao su Huyện Chu Pah Tinh Gia Lai Chương 3: Giải pháp phát triển cây cao su Huyén Chu Pah Tinh Gia Lai 6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Phát triển cây công nghiệp dài ngày nói chung và phát triển cây cao su nói riêng được các nhà nghiên cứu của Việt Nam và các nước đang phát
triénhét sire quan tam
Bài viết của Trần Đức Viên, Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Hội thảo “Phát triển bền vững ngành Cao su Việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế" do Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương tổ chức tại Hà Nội (23/12/2009) Trong nghiên cứu này tác giả đã tập trung phân tích tình hình phát triển qua các giai đoạn từ trước và sau 1990 tới nay, đồng thời xem xét
tác động của tình hình thị trường thế giới tới sự phát triển của ngành sản xuất này nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO Trên cơ sở đó tác giả kiến nghị các giải pháp phát triển bền vững ngành sản xuất cao su như:
~ Giải pháp về thị trường nhằm tạo đầu ra ôn định cho sản phẩm; ~ Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cao su;
~ Đa dạng hóa hình thức sở hữu và nâng cao vai trò của Hiệp hội; ~ Mở rộng diện tích theo hướng nông lâm kết hợp
Bài viết của Trần An Phong và nhóm tác giả (1997) đã khái quát tình
Trang 12ngành này với những nét chủ yếu nhất Trong các yếu kém này đáng chú ý nhất
là (ï) năng suất thấp, (ii) giống cao su chất lượng chưa cao, (iii) trình độ của người sản xuất thấp, (4i) thiếu sự hợp tác liên kết trong sản xuất và chế biến Đây là những điểm cần phải chú ý và là cơ sở cho nghiên cứu của đề tài
Bài viết của tác giả Võ Đại Trung, Trung tâm khuyến nông - khuyến
ngư Quảng Bình đăng trên tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Quảng
'Bình — số 2/2015 đã khái quát tình hình chung về sự phát triển cao su tại tỉnh
Quảng Bình Đứng trước thực trạng giá mủ cao su sụt giảm như hiện nay Bài viết đã nêu những giải pháp thiết thực, Sự hỗ trợ và liên kết giữa các ban ngành, chính quyền địa phương với người dân và doanh nghiệp cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn tạm thời hướng đến sự phát triển bền vững là
giải pháp hết sức thiết thực cụ thể
~ Cần có sự liên kết giữa các ban ngành và người dân và doanh nghiệp cùng nhau chủ động tìm hướng đi mới như kết hợp trồng cao su và chăn nuôi, xen canh một số loại cây trồng ngắn ngày để lấy ngắn nuôi dài
~ Cần tuyên truyền, vận động giúp nông dân và doanh nghiệp yên tâm, tiếp tục duy trì và chăm sóc vườn cây cao su Tránh tình trạng chuyển đổi diện tích cao su sang cây trồng khác một cách tự phát
~ Chính quyền tỉnh và địa phương cần có phương án điều chỉnh quy hoạch chỉ tiết các vùng trồng cao su trên địa bàn, xác định bộ giống cao su, đai rừng chắn gió, quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác phù hợp
cho từng vùng để giảm tác động của thiên tai
~ Các ngành chức năng của tỉnh cần khẩn trương khảo sát, thử nghiệm chất đất từng vùng để bố trí lại cây trồng cho phủ hợp điều kiện tự nhiện, khí hậu, thô nhưỡng, lập địa, không để lặp lại tình trạng trồng-chặt, chặt-trồng ảnh
Trang 13giới thiệu khá rõ ràng về phương thức sản xuất cao su tự nhiên trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng Riêng phần phương thức canh tác tại Việt Nam đặc biệt là vùng Tây Nguyên rất đáng quan tâm, tác giả đã chỉ ra những đặc thù
và những lưu ý khi sản xuất tại đây cho dù có nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều thách thức như khó khăn về nguồn nước, truyền thống canh tác cũ và việc mở rộng quá mức sản xuất cũng như không gắn với phát triển rừng tự nhiên khiến
sản lượng và năng suất bị hạn chế, Gia Lai là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên nên cần phải chú ý đến những thuận lợi và khó khăn của khu vực nay dé có hướng đi và giải pháp tốt nhất làm cơ sở cho nghiên cứu của đẻ tài
Với việc phân tích ngành hàng cao su trên địa bàn tỉnh Kon Tum của tác giả Nguyễn Quang Hoà, luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội đã phân tích và đánh giá khá rõ về thực trạng phát triển ngành cao su trên địa bàn tỉnh Kon tum Một tỉnh có điều kiện tự nhiên tương tự với tỉnh Giai Lai
Ở Việt Nam, không chỉ tập trung vào phát triển cao su đại điền vì tiềm năng để phát triển cao su tiểu điền của các hộ nông dân với diện tích canh tác vừa phải và phù hợp với trình độ và nguồn lực của họ 1a rit lớn Do đó phát triển cao su tiêu điền như một xu hướng đáng quan tâm Dự án đa dạng hoá nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), #iướng dẫn vẻ phát triển cao su tiéu điền trong Dự án da dạng hoá nông nghiệp, Hà Nội là một trong đó
'Tuy nhiên cây cao su là cây công nghiệp dài ngày mà việc sản xuất đòi hỏi kỹ thuật khá cao do đó để phát triển phải chú trọng tới các giải pháp kỹ
thuật Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào giải quyết vấn đề này Các nghiên cứu này bao gồm:
~ Th.s Đỗ Kim Thành *Kỹ thuật thu hoạch mủ cao su”, Viện nghiên
Trang 14~ Báo cáo phân tích triển vọng ngành cao su tự nhiên của tác giả Nguyễn Tiến Đạt trên trang web wwawv.smes.vn đăng ngày 7/4/2011 Báo cáo nêu rõ về
tỉnh hình thị trường mủ cao su của các nước, tình hình tiêu thụ, giá cả Từ đó
phân tích, đánh giá hiệu quả và triển vọng của ngành cao su tự nhiên
~ Trần Ngọc Thuận, Phan Thành Dũng “Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012” Và “Quy trình kỹ thuật cây cao su bổ sung năm 2014”, Tập đoàn
Công nghiệp Cao su Việt Nam Tác giả nêu rõ quy trình kỹ thuật cần thực
hiện trồng và chăm sóc cao su từ giai đoạn KTCB đến giai đoạn kinh doanh Những công đoạn cần phải thực hiện để cây cao su sinh trưởng và phát triển
tốt nhất Hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật chăm sóc và khai thác cao su kinh doanh nhằm tăng năng suất trên một đơn vị diện tích.
Trang 151.1 TONG QUAN VE CAY CONG NGHIEP VA PHAT TRIEN CAY
CONG NGHIEP
1.1.1 Khái niệm cây công nghiệp
Dựa vào công dụng của sản phẩm nông nghiệp cho các mục đích sử
dụng khác nhau mà người ta chia nông nghiệp theo nghĩa hẹp thành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ Trong ngành trồng trọt cũng dựa vào tiêu chí đó người ta chia thành sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp Cây công nghiệp là những cây trồng mà sản phẩm của nó được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp Cây cao su, cây cà phê, cây mía, đậu tương, dầu gai, la những cây công nghiệp Trong các cây công nghiệp lại căn cứ vào thời gian ngắn hay dài của chu kỳ kinh doanh mà Tổng cục Thống kê chia thành cây công nghiệp lâu năm hay cây hàng năm
1.12 Khi
lệm phát triển cây công nghiệp
Phát triển cây công nghiệp là quá trình vận đông đi lên không ngừng theo hướng hoàn thiện hơn của hoạt động sản xuất cây công nghiệp về mọi mặt Đó là sự vận động lớn lên về quy mô sản xuất như phát triển cả về quy
mô xuất (diện tích sản xuất, sản lượng, giá trị sản lượng sản xuất), nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực; nâng cao vẻ chất lượng cây trông (chất lượng giống, sản phẩm, năng suất, hiệu quả kinh tế), hoàn thiện tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ồn định và cuỗi cùng đóng góp ngày càng lớn vào sản lượng và GDP chung của nền kinh tế Sự phát triển ở đây đi liền với sự bảo đảm ồn dịnh việc làm và nâng cao thu nhập cho người sản xuất và cộng đồng dân cư ở đó Đồng thời quá trình này bảo đảm chất lượng môi trường tự nhiên, sống của dân cư góp phần cho sản xuất phát triển.
Trang 16Cây cao su có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang đại tại vùng Amazon khi được nhân trồng trong sản xuất với mật độ từ 400 - S71 cây/ha và chu kỳ
sống được giới hạn lại từ 30 - 40 năm, chia làm 2 thời kỳ:
~ Thời kỳ kiến thiết cơ bản (TKKTCB)
Là khoảng thời gian 07 năm của cây cao su tính từ khi trồng cây.Đây là
khoảng thời gian cần thiết để vành thân cây cao su đạt 50 cm (đo cách mặt đất
1m) Tuỳ điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống, ở điều kiện sinh thái đặc thù của
vùng duyên hải miễn Trung và Tây Nguyên, thời gian KTCB phổ biến là từ 7 - 8 năm Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian KTCB từ 06 tháng đến 01 năm
~ Thời kỳ kinh doanh (TKKD)
Là khoảng thời gian khai thác mủ cao su, cây cao su được khai thác khi có trên 70% tổng số cây có vành thân đạt từ 50 cm và độ dày vỏ cây mở cạo phải đạt từ 6mm trở lên, giai đoạn kinh doanh có thể dài từ 25 - 30 năm Trong,
giai đoạn này cây cao su vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn KTCB.Sản lượng mủ thấp ở những năm đầu tiên, sau đó cao dần ở những năm cạo thứ ba, thứ tư đến năm thứ năm, năm thứ sáu năng suất
đạt cao dần và ôn định Sau giai đoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ
18 trở đi năng suất giảm nhanh do ảnh hưởng tới các yếu tố sinh ly, gay dé do
mưa bão, bệnh làm giảm mật độ vườn cây đồng thời năng lực tái tạo mủ của
cây cũng giảm sút Các yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất
mũ cao su
Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Cao Su với chu kỳ dự toán 30 năm, chúng tôi chia chu kỳ sống của cây ra các giai đoạn như sau:
Trang 17Giai đoạn Giaiđoạn Giaiđoạn Giaiđoạn Giaiđoạn KTCB kinhdoanhđầu thịhvượng cầmchừng sútgiảm
~ Đặc tính của múi cao su:
Mù nước là sản phẩm chính thu được từ mủ cao su Mủ nước là một dung dịch thể keo, màu trắng đục như sữa hoặc có màu hơi vàng hoặc hơi hồng tuỳ theo giống cây Mủ nước có tỷ trọng từ 0,974 ( khi mủ có độ DRC = 40%) đến 0,991 ( khi DRC = 25%),
Thành phần mủ nước trung bình gồm:
Trong mũ nước có nhiều loại hạt như: phân tử cao su, hạt Lutoid, hat Frey - Wyssling chira trong 1 dung dịch gọi là mủ thanh Mũ thanh có cầu tạo gồm nước có hoà tan nhiều chất muối khoáng, Acid, đường, muối hữu cơ,
kích thích tố, sắc tố, enzym, có PH = 6,9 và có điểm đăng điện thấp Kết quả
theo doi cho thay mũ nước thu được vào buồi trưa có chứa hàm lượng đường, prôtein và tro là 300%, 100% và 50% so với mủ nước buồi sáng,
~ Điều kiện để cây cao su phát triển
Để cây Cao su phát triển tốt và cho hiệu quả cao cần chú ý đến các yêu cầu về kỹ thuật trồng Các yêu cầu đó là:
+ Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp từ 25 - 30°C Các vùng trồng cao su trên Thế giới hiện nay phần lớn ở ving
khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm bằng 28° + 2°C và biên độ nhiệt
trong ngày là 7 - 89C Ở nhiệt độ 25°C năng suất cây đạt mức tối hảo, nhiệt độ mát dịu vào buối sáng sớm ( I - 5 giờ sáng) giúp cây sản xuất mủ cao nhất
+ Lượng mưa: Cây cao su có thê trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ
1.500 - 2.000 mm nước/năm Ở những nơi không có điều kiện đất thuận lợi,
Trang 18cây cao su cần lượng mưa từ 1.800 - 2.200 mm nước/năm Các trận mưa lớn
kéo đài nhất là các trận mưa buỗi sáng gây trở ngại cho việc cạo mủ và đồng, thời làm tăng khả năng lây lan, phát triển của các loại nắm bệnh gây hại trên
mặt cạo cây cao su
+ Gió: gió nhẹ 1 - 2m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa
“Trồng cao su ở nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su, làm bị gãy cành, gãy thân, đồ cây, rễ cây cao su không phát
triển sâu và rộng được
+ Giờ chiếu sáng, sương mù:
Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây và như thế ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân là 1.800 - 2.800 giờ /năm và tối thiểu khoảng 1.600 giờ - 1.700 giờ/năm
Sương mù nhiều gây một tiểu khí hậu ướt tạo cơ hội cho các loại nắm bệnh phát triển và tắn công cây cao su như trường hợp bệnh phần trắng
+ Dat dai
Cây cao su có thể sống được trên hầu hết các loại đất và phát triển trên các loại đất mà các cây khác không thể sống được Cây cao su phát triển ở
vùng khí hậu nhiệt đới âm ướt nhưng thành tích và hiệu quả kinh tế của cây là
một vấn đề cần lưu ý hàng đầu khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy việc chọn lựa các vùng đất thích hợp cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần
được đặt ra
Tay Nguyên, trong đó Tinh Gia Lai nói chung và đặc biệt là Huyện Chu Pah néi riêng có dạng địa hình chính là: vùng gò đồi Trong đó: Cây cao
su thích hợp với các vùng đất gò đồi có độ cao trình thích hợp nhất từ 200
Trang 19-600 m Điều này là một thuận lợi lớn của địa phương trong việc nhân rộng
diện tích cây cao su Càng lên cao càng bất lợi do độ cao của đất có tương, quan với nhiệt độ thấp và gió mạnh
+ Dé cao
Cây cao su thích hợp với các vùng đất có độ cao tương đối thấp: Dưới 200 m, càng lên cao cảng bắt lợi do độ cao của đất có tương quan với nhiệt độ thấp và gió mạnh
+ Độ dắc
Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất Đất càng dốc, xói mòn cảng
mạnh khiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mắt đi nhanh chóng Khi trồng cao su trên các vùng dat dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn như hệ thống đê, mương, đường đồng mức Hơn nữa các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp khó khăn trong việc cao mũ, thu mủ và vận chuyển mủ Do vậy, trong điều kiện có thể lựa chọn
được nên trồng cao su ở đất có ít dốc
Mục tiêu của công tác trồng cao su là phải tạo nên một vườn cây có: + Mật độ đông đặc tốt (đảm bảo 95% mật độ thiết kế vào năm trồng) và tỷ lệ đồng đều cao để khi đưa vào khai thác số cây cạo nhiều sẽ cho sản lượng cao
+ Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản bằng cách đầu tư thâm canh, chọn đất thích hợp đối với quy mô phát triển cao su đại điền nên chọn các vùng liền khoảnh có diện tích tương đối tập trung nhằm giảm thiểu chỉ phí đầu tư đường vận chuyền và nhất là việc quản lý được tập trung, tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặc sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao,
+ Cần lưu ý nền đất là một trong những yếu tố cơ bản có tính quyết định đến hiệu quả kinh tế của vườn cây Việc chọn đất là mục tiêu xác định và xếp hạn các diện tích đắt có khả năng trồng cao su, cây cao su thích hợp vùng.
Trang 20đất cao, thoáng không bị ngập hoặc úng nước
~ Các loại bệnh
Cũng như các loài thực vật khác, cây cao su là mục tiêu tắn công của một số loài bệnh hại Theo ước tính của các cơ quan thống kê quốc tế, sâu bệnh đã làm mắt 20% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới , trong đó các loại bệnh làm mắt 15% sản lượng
Các loại bệnh cao su hầu hết đều đã được phát hiện, định danh rất sớm
phổ biến như bệnh phần trắng lá, bệnh héo đen đầu lá, bệnh rụng lá mùa mưa,
bệnh nắm hồng, bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh thối mốc mặt cạo, bệnh khô mủ
Mức độ tác hại của mỗi loại bệnh thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai, phương pháp chăm sóc dẫn đến các loại bệnh gây tác hai tram trong ở một vùng nhưng ở vùng khác thì mức độ ảnh hưởng loại bệnh này lại rất nhẹ hay hau như không được ghi nhận
Ở huyện Chư Ph, trong những năm gần đây, đã xuất hiện nhiều loại bệnh: loét sọc mặt cạo và nứt vỏ xì mủ (khoảng 1- 2% số cây trên 1 ha), bệnh phần trắng, bệnh rụng lá mùa mưa chiếm diện tích lớn đã làm giảm đi năng suất và sản lượng mũ cao su một cách đáng kể
Để việc phòng trị bệnh có hiệu quả, cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp sau:
+ Phải tập huấn nâng cao tay nghề cũng như trình độ hiểu biết về các
loại bệnh cho đổi ngũ kỹ thuật cũng như người dân được biết
+ Thường xuyên kiểm tra vườn cây nhất là các thời điểm bộc phát của mỗi loại bệnh Phải định danh đúng loại bệnh và xác định đúng mức độ bệnh để có hướng phòng trừ và xử lý hiệu quả mầm bệnh
~ Kỹ thuật khai thác mi
Khai thác mủ (cạo mủ) là tạo nên một vết cắt lấy đi một khoảng vỏ trên vỏ kinh tế của cây cao su Động tác này chủ yếu là cắt ngang các ống mủ nằm
Trang 21
trong lớp vỏ cạo khiến cho chất dịch đang chứa trong ống mủ chảy tràn ra ngoài để thu được một sản phẩm đặc biệt gọi là mủ cao su
Các nước trồng cao su trên thế giới đã đầu tư nhiều công sức để nghiên cứu tìm các biện pháp cạo mủ hợp lý nhằm đảm bảo chẳng những thu được mức sản lượng tối đa tại thời điểm khai thác mà còn phải đảm bảo sức khoẻ
cho cây để có thể khai thác đủ niên hạn kinh tế của cây Cho đến nay, việc cạo
mủ cao su là một công tác được lặp lại hầu như suốt năm theo một định kỳ nhất định ( 2 - 3 ngày/lần) và kéo dài từ 20 - 30 năm
Sản lượng khai thác mủ cao su phụ thuộc vào:
+ Tiêu chuẩn cây cạo
Cây đạt tiêu chuẩn thu hoạch ( mở cạo) khi bÈ vòng thân cây đo cách mặt đất 1 m đạt từ 50 cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1 m cách mặt đất phải đạt từ 6 mm trở lên Lô cao su KTCB có từ 70% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở cạo thì được đưa vào cạo mủ
+hời vu cao mi cao su trong nam
Mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào khai thác được tiền hành vào các tháng 3 - 4 và tháng 10 Đối với cạo úp, mở miệng cạo vào các tháng 3 - 4 (cao úp cả năm), tháng 7 (cạo úp 7 tháng/năm) hoặc tháng 9 (cạo úp 5 tháng/năm)
Rụng lá sinh lý hàng năm sớm hay muộn tuỳ theo dòng vô tính, nền đất
trồng ( đỏ, xám), vùng tiểu khí hậu Vì vậy vườn cây nào rụng lá trước thì cho
nghỉ trước.Nghỉ cạo lúc lá bắt đầu nhú chân chim, cạo mủ lại khi cây có tán lá
ổn định Vườn cây nào có tán lá ổn định trước thì cho cạo trước
~ Độ sâu cạo mũ: cạo cách tượng tầng 1,0 - 1,3 mm đối với cả 2 miệng
ngửa và úp Tránh cạo cạn, cạo sát, cạo phạm
~ Tiêu chuẩn đường cạo: đường cạo phải đúng độ dốc quy định, có lòng máng, vuông tiền, vuông hậu, không lệch miệng, không vượt ranh,
Trang 22không lượn sóng
~ Giờ cạo mũ: tuỳ theo điều kiện thời tiết trong năm, bắt đầu cạo mủ khi nhìn thấy rõ đường cạo Mùa mưa chờ vỏ cây khô ráo mới bắt đầu cạo.Nếu đến I1 - 12 giờ trưa mà vỏ cây còn ướt thì cho nghĩ cạo
b, Vai trò của cây cao su
Cây cao su từ khi trở thành hàng hóa, công dụng của nó ngày càng
được mở rộng.Hiện nay mủ cao su trở thành một trong bốn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới.Với vai trò quan trọng hàng đầu có hơn
50.000 công dụng được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong công nghiệp cũng như trong đời sống hàng ngày
Ngoài sản phẩm chính là mủ, nguồn gỗ từ việc chặt bỏ cây cao su già cdi để trồng mới là một nguồn thu đáng kể, hàng năm các công ty chế biến gỗ cao su thu vé hang trăm tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động
Ngoài ra, cây cao su còn có vai trò bảo vệ mội trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, bảo vệ lớp dat bé mat, giữ độ âm và cản gió cho vùng sinh thái
VỀ giá trị thương mại cao su thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp xăm lốp Giá cao su xuất khẩu bình quân tăng liên tục đã đem lại nhiều lợi ích thiết
thực cho đắt nước, tăng kim ngạch xuất khâu, thu ngoại tệ
1.1.4 Khái niệm phát triển cây cao su
“Trước hết hãy xem xét khái niệm về phát triển cây cao su Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nói chung có thể rút ra khái niệm như sau:
Phát triển cây cao su có thể được hiểu đồng nghĩa với việc phát triển
sản xuất cây cao su Theo nghĩa như vậy thì phát triển cây cao su là quá trình
vận động đi lên không ngừng theo hướng hoàn thiện hơn của hoạt động sản
xuất cao su về mọi mặt Đó là là sự vận động lớn lên về quy mô sản xuất cây'
Trang 23cao su như phát triển cả về số lượng cây cao su (quy mô sản xuất diện tích, sản lượng), gia tăng huy động và sử dụng tốt các nguồn lực; phát trién vé chất lượng cây cao su (chất lượng giống, sản phẩm, năng suất, hiệu quả kinh tế), hoàn thiện tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ồn định và cuối cùng đễ
sản lượng hay giá trị sản lượng ngày cảng cao đóng góp ngày càng lớn vào
sản lượng và GDP chung của nền kinh tế Sự phát triển ở đây đi liền với sự bảo đảm ôn dịnh việc làm và nâng cao thu nhập cho người sản xuất và cộng đồng dân cư ở đó Đồng thời quá trình này bảo đảm chất lượng môi trường tự nhiên, sông của dân cư góp phần cho sản xuất phát triển
1.1.5 Ý nghĩa của phát triỂn sản xuất cây cao su
Cao su loài cây có lịch sử gắn bó với mảnh đất Việt Nam khá lâu, cây cao su phát triển mạnh ở phía Nam và hiện đang được phát triển ra phía Bắc trong những năm gần đây Mủ cao su được ví như là “vàng trắng”, bởi từ lâu nay việc trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su đã trở thành một nghề mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Cây cao su phát triển đến đâu sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương đến đó
Các rừng cây cao su có khả năng chống xói mòn bảo vệ đất, việc trồng
cây cao su góp phần phủ xanh đất trồng đồi núi trọc cho hàng trăm nghìn héc
ta rừng đã bị thiêu rụi tàn phá dưới bàn tay con người, nó tiêu hủy đi các khí thải công nghiệp đang ùn ùn từ các nhà máy, dé san sinh ra khí ôxi cho chúng
ta được hít thở không khí trong lành, tạo cân bằng về mặt sinh thai, góp phần tốt trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên
Củng với sự mở rộng quy mô và diện tích của các doanh nghiệp nằm
trên địa bàn có cây cao su đứng chân thì cơ sở hạ tầng của địa phương như
đường xá, điện nước, bệnh viện, trường học, khu giải trí cũng được xây
Trang 24dựng và phát triển đến đó, tham gia phân bố dân cư hợp lý giữa vùng thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thu hút lao động cho các vùng sâu, các xã đặc biệt khó khăn, vùng cận biên giới, vùng định cư của các dân tộc ít
người, góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh tại các vùng biên giới 1.2 NOI DUNG VA TIEU CHi PHAT TRIEN CAY CAO SU
1.2.1 Huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực cho sản xuất cây cao sư
Sản xuất cây cao su là hoạt động sản xuất nông nghiệp với đặc điểm rất
cơ bản của quá trình này là hoạt động gắn liền với đất và diễn ra trên đất nên
gia tăng sản lượng cao su phải bắt đầu từ khai thác diện tích đất canh tác cao su phủ hợp
Sự gia tăng quy mô sản xuất cao su thể hiện ở quy mô diện tích trồng
cây cao su cũng như số lượng và quy mô các nhà sản xuất cao su và cuối cùng thể hiện ở mức sản lượng cao su sản xuất ra cũng như giá trị sản lượng Diện tích gieo trồng tăng lên những điều này gặp giới hạn về đất đai và quy luật hiệu suất giảm dẫn theo quy mô do đó đến mức nào phải chú trọng hơn tới
phát triển về chất tức tăng năng suất cây trồng
Nếu phát triển về số lượng chỉ có tính chất nhất thời nhằm khai thác ản xuất khác sẵn có Tuy nhiên
những yếu tố sản xuất này không phải vô tận đẻ khai thác phát triển nên khó
tiềm năng đất đai, tài nguyên và các nhân tố
có thể phát triển mãi theo con đường này Phát triển cây cao su phải tập trung
nâng cao năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm cao su sẽ cho phép giải quyết những khó khăn này
Năng suất cây cao su phản ánh mức sản lượng cao su trên mỗi đơn vị diện tích gieo trồng Năng suất cây cao su chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố
ất, thời tiết, giống và kỹ thuật canh tác chăm bón và thu
Trang 25Nâng cao năng suất cây cao su là quá trình không ngừng áp dụng kỹ thuật và công nghệ để cây cao su có thể phát triển sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng sản xuất và cho sản phẩm ngày cảng tăng về năng suất và bảo đảm các tiêu chuẩn sản phẩm tốt nhất đáp ứng được nhu cầu thị trường Nâng cao năng suất cây cao su phải bắt đầu từ khâu giống trên cơ sở không ngừng áp dụng công nghệ sinh học để cải tạo giống cũ tạo ra những giống mới có thỏa mãn những tiêu chuẩn sản phẩm, chịu đựng được môi trường ngày càng biển đổi Đề cây cao su có thê phát triển sinh trưởng và có năng suất cao trên không gian đã quy hoạch phát triển cây trồng này
Phát triển cao su còn đỏi hỏi mở rộng từ trồng trọt sang chế biến đặc biệt là chế biến sâu cho ra những sản phẩm cao su có hàm lượng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao và khắt khe Chỉ có như vậy mới bảo đảm sự
phát triển bền vững cây cao su
Sự phát triển về sản lượng trong sản xuất cao su là việc làm gia tăng
khối lượng sản phẩm cao su sản xuất, gia tăng tổng giá trị sản xuất cao su, gia tăng sản lượng hàng hóa cao su điều đó được thực hiện thông qua:
~ Gia tăng các yếu tổ đầu vào như;
+ Gia tăng quy mô diện tích cây trồng, tuy nhiên khả năng này có giới
hạn do quỹ đất bị hạn chế Vì vậy người ta phải thực hiện gia tăng quỹ đất
thông qua việc khai hoang, phục hóa, khi khai hoang nên kết hợp cả 2 phương pháp: khai hoang thủ công và khai hoang cơ giới dé khai thác tân dụng quỹ
đất và liền vùng liền thửa Công tác khai hoang càng đảm bảo chất lượng thì việc chăm sóc vườn cây về sau càng thuận lợi ít tốn kém
Cần lưu ý nền đắt là một trong những yếu tố cơ bản có tính quyết định đến hiệu quả kinh tế của vườn cây Việc chọn đất là mục tiêu xác định và xếp hạng các diện tích đất có khả năng trồng cao su, cây cao su thích hợp vùng đất cao, thoáng không bị ngập hoặc úng nước Cần chống xói mòn đối với diện
Trang 26tích đất trồng cao su vì trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất xảy ra ngay sau khi thảm thực vật tự nhiên bị đốn hạ, mức độ xói mòn càng nghiêm trọng trên các đắt dốc, đắt sườn đồi Do đó cần áp dụng các biện pháp chống xói mòn như che phủ mặt đất bằng một thảm thực vật, trồng cao su theo đường đồng mức
+ Gia tăng số lượng, trình độ người lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động Lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất cao su vì
cây cao su là cây trồng lâu năm đòi hỏi phải có đủ nguồn lao động am hiểu về khoa học kỹ thuật Cây cao su đòi hỏi sự chăm sóc kịp thời và đúng quy trình
kỹ thuật mới làm cho năng suất tăng, chất lượng tốt Nếu người sản có trình
độ văn hoá cao, có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cao su sẽ lựa chọn giống cây trồng, biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân
bón một cách hợp lý thì cây sinh trưởng, phát triển tốt tạo ra năng suất cao,
chất lượng tốt Ngược lại, người sản xuất có trình độ văn hoá thấp, thiếu kinh
nghiệm trong sản xuất cây cao su sẽ không nắm bắt được kỹ thuật thâm canh,
chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho kết quả và hiệu quả thấp 'Tuy nhiên, lao động của các nông hộ có đông về số lượng nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động thấp, trình độ văn hoá, khoa
học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế Để phát triển sản xuất cây cao su yêu cầu trước mắt và lâu dài là phải bồi dường một đội ngũ lao động có chất lượng cao phù hợp với tình hình mới Cần thường xuyên có các khoá tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc để bà con áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất nhằm nâng
cao hiệu quả
+ Gia tăng vốn đầu tư: Trong sản xuất cây cao su, vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, thiếu vốn cây cao su sẽ chậm lớn, sản lượng mủ ít Mặt khác
Trang 27do cây cao su có chu kỳ sống dài trên 30 năm, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn,
thời gian đầu tư ban đầu (Kiến thiết cơ bản) kéo dai nhiều năm ( từ 7 - 8 năm)
cho nên tất cả các khâu trong công tác trồng phải được chuẩn bị chu đáo và triển khai đúng quy trình Vì thế Nhà nước cần phải có các chương trình hỗ trợ vốn cho người trồng cao su
~ Chuyển dịch cơ cấu diện tích cây cao su theo hướng tăng tỷ trọng diện tích trồng những giống cây cao su có năng suất, hiệu quả kinh tế cao
~ Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong trồng trọt, thu hoạch để nâng
cao chất lượng sản phẩm, giảm chỉ phí và hao hụt trong sản xuất, chế biến và
tiêu thụ sản phẩmbằng cách đi trước đón đầu, nhập các dây truyền công nghệ
sản xuất tiên tiến trên thế giới, da dạng hóa sản phẩm, mẫu mã để bắt kip với
xu hướng của thị trường, ưu tiên cho sản xuất những loại sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiểu của thị trường Từng bước thay thế dần các dây chuyển chế biến mủ lạc hậu.Phối hợp với các viên nghiên cứu, tham quan và học hỏi những mô hình, kỹ thuật canh tác có hiệu quả của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.Từng bước sử dụng cơ giới hóa thay thế cho lao động thủ công nhằm giảm chỉ phí đầu tư, tăng cường công tác quản lý trong sản xuất, chế biến nhằm giảm hao hụt vật tư, nâng cao hiệu quả công việc
~ Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản bằng cách đầu tư thâm canh,
chọn đất thích hợp đối với quy mô phát triển cao su đại điền nên chọn các vùng liền khoảnh có diện tích tương đối tập trung nhằm giảm thiểu chỉ phí đầu tư, quãng đường vận chuyền và nhất là việc quản lý được tập trung, tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, chú trọng kỹ thuật thâm canh để gia tăng lên về năng suất, chất lượng sản phẩm và
tăng thu nhập/đơn vị diện tích cây cao su
Kết quả huy động và sử dụng các nguồn lực trong sản xuất cây cao su thể hiện bằng các chỉ tiêu:
Trang 28~ Diện tích cây cao su, cơ cấu diện tích cao su;
~ Số lượng lao động và trình độ đội ngũ lao động trong sản xuất cao su; ~ Vốn đầu tư trong sản xuất cao su;
~ Năng suất mủ cao su;
~ Thu nhập/ha cao su;
~ Mức và tỷ lệ tăng diện tích giống mới trong sản xuất; ~ Tỷ lệ các khâu sản xuất áp dụng kỹ thuật mới;
1.2.2 Phát triển các hình thức tỗ chức sản xuất cây cao su
Sản xuất cao su phải được tiến hành trên quy mô tương đối lớn, do vậy,
việc tổ chức sản xuất để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đắt đai của từng vùng là rất quan trọng trong điều kiện đất đai có hạn Sản phẩm chính của cây cao su là mủ cao su, yêu cầu mủ nước sau khi khai thác ở vườn cây cần phải đưa nhanh đến nhà máy chế biến Do vậy, bố trí sản xuất trồng cao su phân tán sẽ làm giảm chất lượng mủ trong quá trình vận chuyển, đồng thời sẽ làm tăng, chỉ phí vận chuyển Mặt khác quá trình sản xuất cao su là quá trình sản xuất có trình độ chuyên môn hóa cao, mang cả đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với quy trình kỹ thuật canh tác và công nghệ chế biến phức
tạp nên việc tô chức sản xuất lại càng quan trọng
Trong phát triển sản xuất cây cao su cần lựa chọn và hoàn thiện các
hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ Các hình thức tổ chức sản xuất trong sản xuất cao su hiện nay bao gồm: Hộ sản xuất cao su, trang trại cao su, công ty,
nông trường cao su
~ Hộ sản xuất cao su: Kinh tế nông hộ thực sự phát triển nhanh từ khi có chính sách giao quyền sử dụng đắt đến hộ gia đình Nhà nước cần tạo ra cơ chế thích hợp nhằm thúc đây loại hình này phát triển và kết hợp với
Trang 29thé
tế hộ gia đình
tủa cộng đồng, hạn chế nhược điểm sản xuất nhỏ, manh mún của kinh ~ Trang trại cao su: Là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, được hình thành và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa Quy mô sản xuất và vốn đầu tư lớn hơn hộ gia đình, trình độ sản xuất cao hơn.Ở Gia Lai kinh tế trang trại đang đà phát triển, đây là chủ trương phát triển kinh tế đúng
hướng phủ hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn, các trang trại gắn sản xuất với chế biến nông sản; áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật, để từng bước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phan tích cực phát triển kinh tế - xã hội trên dia ban tỉnh Nâng doanh thu trên ha đất canh tác, đi đầu trong việc sử dụng đất đai có hiệu quả
~ Nông trường trồng cao su: Đây là hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ nông nghiệp ở mức độ cao Quy mô sản xuất tương đối lớn và tập trung, bộ máy tổ chức sản xuất khá hoàn chỉnh với đầy đủ các phòng bộ phận chuyên trách, phụ trách được cơ cấu bao gồm các đội sản xuất trực tiếp là công nhân, nông dân Bộ máy gián tiếp và ban điều hành phụ trách các hoạt động về kỹ thuật, tài chính, chế biến và kinh doanh Mô hình này phát triển mạnh trong khoảng những năm đầu của thế kỷ 21.Đặc điểm của mô hình tổ chức này là từ khâu sản xuất đến chế biến kinh doanh tiêu thụ sản phẩm được tổ chức bài bản và chuyên môn hóa.Toàn bộ bộ máy nông trường bao gồm trụ sở thường
gắn với khu vực sản xuất (vườn cây) Ưu điểm gần với nơi trồng sản xuất sản phẩm, gần gũi với người công nhân, nông dân Nắm bắt tình hình sản xuất một cách nhanh chóng và thực hiện hết các công công đoạn từ sản xuất cho
đến tiêu thụ sản phẩm, được tổ chức cao hơn và quy mô hơn so với mô hình trang trại
~ Công ty cao su: Trong những năm gần đây, việc xây dựng các công ty liên doanh sản xuất các sản phẩm từ cao su đã tăng lên Đây là mô hình
Trang 30sản xuất hiện dai va đang được triển khai mạnh trong những năm gần đây.Ưu điểm của mô hình này là có thể quản lý sản xuất quy mô lớn, bao gồm nhiều nông trường sản xuấtKỹ năng quản lý sản xuất tiêu thụ, marketing được nâng tầm cao hơn Trụ sở Công ty thường ở khu vực trung tâm kinh tế hoặc giao thông thuận lợi, không nhất thiết phải bám sát vùng sản xuất
Cúc tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh
~ Số hộ và tỷ lệ thay đổi số hộ sản xuất cao su;
~ Số lượng trang trại, mức tăng số lượng trạng trại sản xuất cao su; ~ Tỷ lệ trang trại trong tông số;
~ Số lượng doanh nghiệp sản xuất cao su
~ Tỷ lệ các doanh nghiệp trong tổng số các cơ sở sản xuất cao su; 1.2.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su là quá trình mở rộng quy mô khách hàng cũng như sản lượng và giá trị sản phẩm cây cao su trên thị trường Quá trình này cũng là quá trình chiếm lĩnh thị trường bảo đảm và tăng dần thị phần của các nhà sản xuất cao su bằng nhiều biện pháp khác nhau
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su đòi hỏi phải có được các sản phẩm cao su có chất lượng cao, phong phú về chủng loại phù hợp với nhu
cầu tiêu thụ chung trên thế giới thay vì chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc là thị trường còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro; tiết giảm chỉ phí giá thành sản xuất để có giá bán cạnh tranh; hình thành một hệ thống kênh thu mua và phân phối sản phẩm được tô chức tốt và có hiệu quả đi liền với công tác marketing tốt
Thong thường các kênh thu mua và phân phối ở Việt Nam tổ chức tự
phát và rất đơn giản, thiếu tính chuyên nghiệp và tổ chức bài bản Do đó đã hạn chế rất nhiều tới khâu tiêu thụ sản phẩm Nhưng cũng phải rằng sản
phẩm cao su của Việt Nam chủ yếu là mủ cao su mới qua sơ chế hay dạng.
Trang 31rất nhiều
thô.Nhược điểm lớn này khiến khâu tiêu thụ sản phẩm phụ thuộ vào thị trường thế giới và tác động mạnh tới khâu sản xuất
'Thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su quyết định đầu ra và trong điều kiện 'Việt Nam đây là điều kiện quyết định sự phát triển cây cao su Trong những năm gần đây, do các công ty liên doanh sản xuất các sản phẩm từ cao su đã tăng lên nên một phần sản lượng mủ cao su cũng được sử dụng nhiều hơn tại thị trường trong nước để làm nguyên liệu cho các nhà máy này Mặc dù thị phần cao su nguyên liệu thô ở thị trường trong nước còn khiêm tốn so với thị trường xuất khẩu, nhưng nếu các công ty được đầu tư thích đáng hơn nữa thì tỷ trọng xuất
khâu cao su nguyên liệu thô sẽ giảm xuống do các sản phẩm của công nghiệp
chế biến cao su phát triển và có khả năng xuất khâu được
Bang 1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao sư của Việt Nam Sản lượng xuât khâu (ngàn tân) | 760] 780 | 1.045 | 1.100 | 935,7 | 971,84 Giá trị xuât khâu (ty đông) 23| 32| 28| 25| lã| 135
(Nguén: website Tập đoàn CN Cao sư Việt Nam và mạng Internet)
Cao su Việt Nam sản xuất chủ yếu để xuất khẩu, với tỷ trong 85-90% sản lượng tiêu thụ tại thị trường quốc tế Cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng sản xuất chủ lực của Việt Nam, kể từ khi lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khâu đạt trên 1 tỷ USD vào năm 2006 và liên tục đạt trên dưới Itỷ USD cho đến năm 2009 Năm 2010 cao su tăng trưởng đột biến, cả nước xuất khẩu 760.000 tấn cao su và lần đầu tiên kim ngạch xuất khâu mặt hàng này vượt
mốc 2 tỉ USD (đạt 2,3 tỉ USD) Năm 2011 xuất khẩu 780.000 tấn, nhưng giá trị xuất khâu lại tăng vọt lên đến 3,2 ty USD Nam 2013, Việt Nam xuất khâu dat 1,1 triệu tắn với kim ngạch đạt 2,5 tỷ USD So với năm 2012, tăng 5,2% về lượng nhưng về kim ngạch lại giảm 12,9% Năm 2014, xuất khẩu khoảng 935,7 ngàn tắn và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD Năm 2015, giá trị
Trang 32xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 1,35 tỷ USD tương đương 971,84 triệu
tắn Tuy giá cao su trong những năm qua có chiều hướng giảm, chưa có dấu
hiệu phục hồi mạnh mẽ nhưng cao su vẫn được đánh giá là mặt hàng chủ lực
của nước ta Xuất khâu cao su đứng vị trí thứ hai sau gạo trong số các mặt hàng nông sản và vị trí cây cao su ngày cảng góp phần quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước Có thể nói, ngành cao su Việt Nam đang phát triển vững mạnh, có tiếng vang trên trường quốc tế và đóng góp quan trọng
cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước Thị phần sản lượng cao su của Việt
Nam chỉ chiếm một số lượng nhỏ so với tổng sản lượng thế giới và thị phần
đóng góp của Việt Nam cũng tăng dẫn theo chuỗi thời gian Năm 2005 sản
lượng cao su của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6% tổng sản lượng thể giới,
nhưng đến năm 2014 sản lượng cao su của Việt Nam chiếm khoảng 7,9%
tổng sản lượng cao su tự nhiên sản xuất trên thế giới Năm 2015, sản lượng, cao su của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tông sản lượng cao su của thể giới
Tiêu chí phản ánh
~ Doanh thu và mức tăng doanh thu của sản phẩm cao su;
~ Thị phần và mức tăng thi phần của sản phẩm cao su trên thị trường;
~ Số các nhà phân phối tham gia;
1.2.4 Gia tăng kết quả và đóng góp của cây cao su với phát triển kinh tế xã hội của địa phương
'Có thể thấy những lợi ích rất rõ từ những vùng trồng cây cao su ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung Cây cao su đã giúp cho nhiều người nông dân trở thành những người công nhân với tư duy sản xuất hiện đại, quy củ với đồng lương ồn định.Đời sống của người dân trong các khu vực trồng cây cao su được nâng lên rõ rệt nhờ nhiều hoạt động phục vụ cho sự phát triển của cây cao su Các rừng cây cao su có khả năng chồng xói
Trang 33
mòn bảo vệ đắt, việc trồng cây cao su góp phần phủ xanh đắt trồng đồi núi trọc, tạo cân bằng về mặt sinh thái, góp phần tốt trong việc bảo vệ môi trường
tự nhiên
Cây cao su được phát triển còn góp phần thực hiện phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày
cảng hợp lý hơn Cây cao su khi phát triển không chỉ cho phép khai thác có
hiệu quả tài nguyên mà còn tận dụng nguồn lao động đang dư thừa hiện nay
tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động Nhiều địa phương coi phát triển cây
cao su được coi là một giải pháp để xóa đói giảm nghèo hữu hiệu Việc phát
triển các nông trường cao su, nhà máy chế biến mủ cao su đã thúc đẩy việc hình thành hàng loạt các thi tran, thị tứ (trung tâm kinh tế - xã hội) tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồi núi khó khăn qua đó đã góp phần xoá đói, giảm nghèo, điều hoà dân cư trên phạm vi cả nước, thúc đẩy quá trình định canh định cư các đân tộc ít người, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần cho nhân dân địa phương
Rõ ràng cây cao su không chỉ có vai trò lớn với sự phát triển kinh tế mà cả với sự phát triển xã hội Nó đã đóng góp vào tạo ra nhiều sản lượng hơn, tạo ra tích lũy vốn, nâng cao kỹ thuật, tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động
Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng là một vùng có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh Sân bay Pleiku cùng
Quốc lộ 14, 25, 19 và đường Hồ Chí Minh nói kết Gia Lai với các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương
khác trong cả nước Gia Lai có tông diện tích tự nhiên là 15.485 km2, độ cao trung bình so với mặt biển từ 800 — 900 m Đỉnh núi cao nhất là núi Konkokinh (1.748 m) Gia Lai có 17 đơn vị hành chính: thành phố Pleiku; thị xã An Khê; thị xã A Yun Pa và các huyén: Dak Po, Dak Doa, Chu Pah, Chur Pưh, Chư Prông, Chư Sê, Phú Thiện, Đức Cơ, La Grai, Kbang, Krông Pa, Kong Chro, Mang Yang, la Pa.
Trang 34Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh ĐăkLäk, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.Phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia hiện ít có dân sinh sống, do vậy đây là điểm tập
kết của những người vượt biên trái phép từ các địa phương kéo về Các thế
lực thù địch lợi dụng địa bàn phức tạp để xuyên tạc, kích động dân chúng gây
mắt ôn định về chính trị và quốc phòng an ninh Vì vậy, việc phát triển sản
xuất cao su ở địa bàn Gia Lai còn mang ý nghĩa giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc địa phương, ngăn chặn nạn chặt phá rừng trái phép và đặc biệt
hơn nữa nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng, chống các hiện tượng xâm lắn biên giới, xâm nhập lãnh thổ Việt Nam trái phép, truyền đạo kích động đồng,
bào bạo loạn và ngăn chặn bọn phản động vượt biên trái phép
Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và đóng góp của cây cao su:
~ Giá trị sản xuất cao su;
~ Thu nhập của người lao động;
~ Tỷ trọng giá trị sản xuất của cây cao su trong tông giá trị sản xuất của địa phương/hoặc trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp;
~ Đồng góp của sản xuất cao su trong giải quyết việc làm; ~ Đồng góp của sản xuất cao su trong xóa đói giảm nghẻo; ~ Đóng góp của sản xuất cao su vào ngân sách trên địa bàn;
1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN PHÁT TRIÊN SẢN XUẤT
CÂY CAO SU
~ Đất đai: Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở
vùng nhiệt đới âm, thích hợp với các vùng đắt có bình độ tương đối thấp dưới
200m Càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của gió cảng mạnh không thuận lợi cho cây cao su phát triển Bình độ lý tưởng được khuyến cáo
để trồng cao su là vùng xích đạo, trong đó có Việt Nam, có thể trồng cao su ở'
độ cao đến 500 - 700m.
Trang 35~ Độ đốc: Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8% Với độ dốc 8-30% thì vẫn trồng được nhưng cần chú ý đến các biện pháp chống xói mòn Độ dốc liên quan đế độ phì nhiêu của đắt, đất cảng dốc thì xói mòn cảng mạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt mắt đi nhanh chóng Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đắt, chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương, đường đồng mức, Hơn nữa, các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về
nhà máy chế biến
~ Độ sâu tầng đất: Độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy
nhiên trong thực tế nếu độ sâu tằng đất là 0,8-2m thì vẫn có thể trồng được, độ pH trong đất thích hợp cho cây cao su là 4,5-5,5, giới hạn pH đất có thể
trồng cây cao su là 3,5-7,0 Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt
(0-30cm) tối thiểu là 20%, ở lớp đất sâu hơn (>30em) tối thiểu là 25% Dat nơi có mùa khô kéo dài, thì thành phần sét phải đạt 30-40% Ở các vùng khí hậu khô đất có tỉ lệ sét từ 20-25% (đất cát pha sét) được xem là giới hạn cho
cy cao su Dat có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 0,8m lớp đất mặt
là ít thích hợp cho việc trồng cao su Các thành phẩn hạt thô sẽ gây trở ngại
cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bắt lợi đến khả năng dự trữ nước
của đất
~ Khí hậu nhiệt độ:Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ 22-30% và khoảng nhiệt độ tối
thích là 26-28°C (nhiệt độ 25°C là nhiệt độ mà năng suất cây có thẻ đạt mức tối đa) Ở nhiệt độ này, môi trường sẽ mát dịu vào buôi sáng sớm (1giờ-5giờ), giúp cây sản xuất mủ cao nhất Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế
giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 20-28%C
Nhiệt độ thấp hon 18°C, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ
Trang 36
sinh trưởng của cây chậm lại Nếu nhiệt độ thấp hơn 10°C, hat mat site nay mam hoàn toàn, đối với cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài Nhiệt độ thấp hơn 5°C, cây sẽ bị nứt vỏ,
chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô và cây chết Nếu nhiệt độ lớn hơn
30°C, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong khai thác, làm giảm năng suất
mủ Nhiệt độ mà cao hơn 40°C, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn
đến cây chết
~ Lượng mưa và độ ẩm: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa I.800-2.500 mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100-150 ngày/năm Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là trên 75%, đồng thời độ âm không khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai thác Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tinh chất cơn mưa cũng rất quan trọng Việc khai thác mũ tập trung vào buổi sáng, vì thé số ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều thì
năng suất càng giảm
~ Gió: Gió nhẹ 1- 2m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa “Trồng cao su ở nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su, làm bị gãy cành, gãy thân, đỗ cây, rễ cây cao su không phát triển sâu và rộng được
~ Giờ chiếu sáng, sương mù: Giờ chiễu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây và như thế ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây Ánh sáng đẳy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân là
1.800- 2.800 giờ /năm và tối thiểu khoảng 1.600- 1.700 giờ/năm
Sương mù nhiều gây một tiêu khí hậu ướt tạo cơ hội cho các loại nắm bệnh phát triển và tắn công cây cao su như trường hợp bệnh phin tring
Trang 37~ Khä năng chịu hạn: Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công ngiệp khác như: tiêu, cà phê, Tuy nhiên cây cao su trồng mới từ 6
tháng trở xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong vườn ươm thì không thể chịu han qua | thang Nhung cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4-5 tháng
~ Khả năng chịu úng: Cây cao su cũng thê hiện một sức chịu đựng tốt Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ,
nếu bị ngập sâu khoảng 30-40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội tác động mạnh mẽ tới sự phát triển sản xuất cây cao su, phát triển sản xuất cây cao su cũng không thể tách rời khỏi điều kiện kinh tế - xã hội mà nó lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế - xã hội, đó là sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Do đó, với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao sẽ giúp các ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là ngành sản xuất ô tô tăng mạnh kéo theo sự tăng trưởng của các ngành phụ
thuộc, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất cây cao su
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để đây mạnh hơn nữa xuất khẩu
của đất nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khuyến khích các doanh
nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động và tích cực hội nhập thành
công vào kinh tế khu vực và thế giới
~ Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất Do đặc điểm của việc phát triển cây cao su phải gắn liền với cơ sở hạ tằng nên phát triển cây cao su đến đâu sẽ có các công trình điện, đường giao thông, trường học, trạm xá
đến đó, góp phần hình thành và mở rộng các khu thị trấn, thị tứ tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế và dịch vụ, xóa đói, giảm nghèo.
Trang 38Do vậy, trong sản xuất phát triển cây cao su cơ sở hạ tầng là nhân tố làm ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến việc vận chuyền vật tư, phân bón cũng như trong việc thu mua vận chuyển mủ cao su, làm cho chỉ phí sản xuất tăng cao Ngược lại khi cơ sở hạ tầng tốt thì sẽ giúp cho người nông dân đỡ vất vả hơn, giao thông đi lại thuận tiện sẽ giúp cho việc vận chuyển dễ dàng, góp phần làm tăng năng suất và giảm chỉ phí sản xuất
~ Aguôn lao động:
Gia lai là một tỉnh miền núi có dân số trẻ, có nguồn lao động dồi dào,
số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng lên cả vẺ trình độ lẫn kiến thức Sức trẻ là đặc
điểm nỗi trội, là tiềm năng nguồn nhân lực của tỉnh
'Tuy nhiên, phần lớn số lao động có tay nghề cao và có trình độ cơ bản
từ trung cấp trở lên lại chủ yếu tập trung tại các khu đô thị Tình trạng thiếu
hụt đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực phát triển sản xuất cây cao su là rất lớn, đa số các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai diện tích cây cao su phần lớn tập trung ở
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vấn đề tuyển dụng
nguồn lao động có trình độ tay nghề phục vụ cho phát triển sản xuất cây cao
su là hết sức khó khăn Nguồn lao động chủ yếu của các doanh nghiệp đa số
là người đân địa phương, người đồng bao din tộc thiểu số, có nhận thức va
trình độ tay nghề còn thấp nên chưa đáp ứng được hết yêu cầu, chưa phát huy được hết vai trò nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ phát triển sản xuất cây cao su mang lại Mặc dù, nguồn lao động ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế nhưng với tỉnh thần cần cù, chịu khó, ham học hỏi cùng với việc tuyên
truyền, bồi dưỡng, tấp huần và thường xuyên mở các lớp đảo tạo tay nghềvề cây cao su thì thời gian tới, nguồn lao động chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu.
Trang 39cầu về phát triển sản xuất cây cao su, góp phân tăng thu nhập và nâng cao
hiệu quả
13.3 TI
= Gié ca: Trong nén kinh té phat trién, thi trường vừa là điều kiện vừa
là phương tiện để thực hiện tái sản xuất và là khâu trung gian cần thiết giữa người sản xuất và người tiêu dùng Xác định thị trường cho sản phẩm có tác dụng quan trọng nhằm xác định đúng mục tiêu, kế hoạch sản xuất của ngành Vì vậy nghiên cứu thị trường luôn là vấn đề quan tâm đối với các đơn vị sản
xuất kinh doanh, các nhà nghiên cứu kinh tế
Song song với vấn đề lựa chọn thị trường, thì vấn để giá cả các nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra là vấn đề có thể quyết định rất lớn đến thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh.Đặc biệt hơn, cao su là cây công nghiệp lâu năm nên yếu tố biến động giá cả ảnh hưởng rất lớn Sản xuất cao su là quá trình sản xuất hàng hóa, do vậy sẽ luôn gắn với thị trường và giá cả cũng chư chịu sự tác động của chúng
~ Nhu cẳu: Nhu cầu cao su thiên nhiên là một nhân tố quan trọng, góp phần làm ảnh hưởng đến qui mô hoạt động của ngành cao su Nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên phụ thuộc khá nhiều vào chu kỳ phát triển kinh tế,
doanh số tiêu thụ ô tô, giá dầu thô
Ngành sản xuất cao su thiên nhiên phụ thuộc khá nhiều vào thị trường sản xuất ôtô do phần lớn các sản phẩm được sử dụng cho việc chế tạo săm lốp ô tô Do đó, sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng,
đến nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên
Sản phẩm cao su thiên nhiên có thẻ được thay thế bằng cao su hỗn hợp chủ yếu sản xuất bằng dầu thô Do đó, thế cân bằng trong giá cả cao su thiên nhiên và cao su hỗn hợp được thiết lập có liên quan đến giá dầu, nếu giá dầu tăng thì giá thành chế tạo cao su hồn hợp trở nên đắt giá so với cao su thiên
Trang 40nhiên, do đó nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên sẽ có xu hướng tăng dẫn đến giá cũng tăng, tạo nên mối quan hệ cùng chiều giữa giá dầu thô và giá cao su
thiên nhiên
~ Sự cạnh tranh: Cạnh tranh là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh đề giành được những điều kiện thuận lợi
hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao
thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển nhằm giảm mức hao phí lao
đông cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết dé thu được
nhiều lãi
Trong sản xuất cao su không những chịu tác động cạnh tranh từ yếu
tố thị trường mà còn chịu tác động to lớn từ sản phẩm thay thế, đó là cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu thô Khi nhu cầu cao su tăng cao, nguồn
cung từ các vườn trồng cao su không đủ cung cấp, một số nước có nhiều tiến bộ về công nghiệp hóa dầu đã sản xuất thành công cao su tổng hợp từ dầu thô Ngay từ khi xuất hiện, cao su tổng hợp đã cho thấy ưu điểm được sản xuất tập trung với quy mô lớn tại các nước có nhu cẩu sử dụng cao như: Hoa Kỳ, Nhật
đều, có chứng chỉ kiểm phẩm đi kèm từng lô hàng Do những ưu điểm trên,
Nga và một số nước Tây Âu; chủng loại đa dạng, đồng cao su tông hợp nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường cao su thế giới và trở thành đối thủ cạnh canh với cao su thiên nhiên, nhất là trong những giai đoạn giá dầu mỏ xuống thắp như hiện nay
1.3.4 Các chính sách của nhà nước đối với phát triển cây cao su a Chính sách về đất dai
Chính phủ đã đưa ra các quyết sách đổi mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cao su như chính sách giao đất, giao rừng, đồn