1,0 điểm b/ Nhà thơ muốn nói đến tinh thần làm việc hăng say, miệt mài của người dân chài 0,5 điểm Từ nghĩa thực: Hình ảnh đoàn thuyền lướt trên mặt biển có cảm giác như mặt trời cùng ch
Trang 1SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
HÀ NỘI HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA TUYỂN SINH VÀO LỚP 6
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM
MÔN: TIẾNG VIỆT Ngày: 16/06/2010
Bài 1 (5 điểm)
1/ (1 điểm) Học sinh trả lời đúng:
a/ Đó là các từ đồng âm (0,25 điểm)
b/ Đó là các từ nhiều nghĩa (0,25 điểm)
c/ Đó là các từ (láy) tượng thanh (0,25 điểm)
d/ Đó là các từ (láy) tượng hình (0,25 điểm)
2/ (1 điểm) Điền đúng các cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
a/ Bóc ngắn cắn dài (0,25 điểm)
b/ Cầu được ước thấy (0,25 điểm)
c/ Tay bồng tay bế (0,25 điểm) d/ Trống đánh xuôi kèn thổi ngược (0,25 điểm) 3/ (3 điểm) Học sinh cần trả lời được:
a/ Các từ thuộc chủ đề thiên nhiên: gió khơi, mặt trời, biển, mắt cá (1,0 điểm)
b/ Nhà thơ muốn nói đến tinh thần làm việc hăng say, miệt mài của người dân chài (0,5 điểm)
Từ nghĩa thực: Hình ảnh đoàn thuyền lướt trên mặt biển có cảm giác như mặt trời cùng chuyển động theo => gợi liên tưởng đến cuộc chạy đua giữa thiên nhiên và con người, thê hiện khí thế lao động hào hùng của những người dân chài (1,0 điểm)
(Gạch chân đúng từ ngữ thể hiện phép nối) (0,5 điểm)
Bài 2 (5 điểm)
1/ (1,5 điểm)
a/ Đoạn văn trên trích trong bài: “Mùa thảo quả” (0,25 điểm) của nhà văn Ma Văn Kháng (0,25 điểm) b/ Chuyển câu đúng (4) và (5) thành một câu ghép (không được bớt từ) (0,5 điểm)
c/ Câu đơn có nhiều vị ngữ là câu số (6) và (7) (0,5 điểm)
(Tìm sai một câu trừ 0,25 điểm.) 2/ (1,5 điểm)
a/ Học sinh ghi đúng các từ láy: đột ngột, chon chót, nhấp nháy (0,75 điểm)
b/ Học sinh phân tích đúng câu (3), chỉ ra chính xác trạng ngữ (0,25 điểm), chủ ngữ (0,25 điểm), vị ngữ (0,25 điểm)
Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên/
những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng
CN
Trang 23/ (2 điểm)
a/ Học sinh trả lời được các ý sau:
Đoạn văn trên thuộc thể loại văn miêu tả (0,25 điểm)
Vì nội dung đoạn đã tả lại những đặc điểm của rừng thảo quả khi vào mùa (0,25 điểm)
b/ Học sinh trả lời các ý sau:
Tác giả viết như vậy vì màu đỏ nổi bật của chùm thảo quả khi chín gợi liên tưởng tới: “những đốm lửa hồng” ngày càng rực rỡ, tràn ngập khu rừng (1,0 điểm)
Chính nhờ cách so sánh này, rừng thảo quả vào mùa hiện lên vô cùng sinh động và gợi cảm (0,5 điểm)
Bài 3 (5 điểm)
1/ Học sinh trả lời đúng: cái quạt điện (0,5 điểm)
Học sinh nêu được: vì Tháp Bút có dáng hình ngọn bút vươn thẳng như đang viết lên bầu trời – trang vở xanh – nên tác giả tưởng tượng Tháp Bút: “viết thơ lên trời cao” (0,5 điểm)
2/ Học sinh trả lời được:
Nhà thơ nói đến “xanh cây, trăng vàng, hoa” không chỉ nói đến vẻ đẹp của thắng cảnh Hà Nội mà qua những hình ảnh này còn gợi lên nhiều điều:
xanh cây -> sức sống (0,25 điểm)
trăng vàng -> hòa bình, yên ả (0,25 điểm)
hoa bay -> đẹp rực rỡ, lung linh (0,25 điểm)
Từ đó, gợi lên một Hà Nội dù bom đạn bắn phá ác liệt vẫn tràn đầy sức sống, mãi là một thành phố hòa bình, yên ả, đẹp rực rỡ và thơ mộng (0,25 điểm)
3/ (1,0 điểm) Học sinh gạch chân đúng ba từ:
Ngạc nhiên (khổ 1)
Tự hào (khổ 2)
Ca ngợi (khổ 3)
(Sai một từ trừ 0,25 điểm)
4/ (2,0 điểm) Trong đoạn văn học sinh viết cần có các ý chính sau:
Hà Nội là một thành phố hiện đại (0,5 điểm)
Hà Nội có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử (0,5 điểm)
Hà Nội hào hoa, kiên cường …(0,5 điểm)
Hà Nội đang trên đà phát triển, vươn lên (0,5 điểm) -> thể hiện niềm tự hào về Thủ đô thân yêu
(Thưởng 0,5 điểm nếu học sinh trình bày được ý này)
Lưu ý: Phần cảm thụ, học sinh cần diễn đạt trôi chảy, viết câu đúng ngữ pháp