Đểbé3-4tuổihiểuvềsựchếtchóc
Cái chết là một trong những chủ đề nhạy cảm giữa cha mẹ và các bé. Dù vậy, cái
chết vẫn là một phần tự nhiên của cuộc sống và bé cần hiểuvề nó cũng như tìm
cách vượt qua nỗi buồn.
>> Nói với bévề cái chết của vật nuôi
>> Giúp bé đối diện với mất mát
Bé 3-4tuổi đã có nhận thức phần nào đó vềsựchết chóc. Bé chứng kiến hoặc xem
một đám ma trên tivi, bé biết về những cái chết của con chim, con thú nuôi, côn
trùng. Một số bé có trải nghiệm buồn từ sự ra đi của người thân hoặc vật cưng của
bé.
Tuy nhiên, có nhiều khía cạnh vềsựchếtchóc mà những bétuổi mầm non vẫn
chưa hiểu hết. Ví dụ, bé chưa hiểuchết có nghĩa là không bao giờ được gặp lại
hoặc cái chết là điều không thể tránh với con người và loài vật.
Không ít bé tin là khi chết, người ta vẫn ăn, ngủ và làm được những việc bình
thường hoặc có “phép thần” để “bay lên trời” hay “chui xuống đất”.
Cho dù bạn có giải thích nhiều đến thế nào thì bé3-4tuổi vẫn chưa hiểu nguyên
nhân thật sự gây nên chết chóc. Ngay cả khi cha mẹ cảnh báo thì bétuổi này vẫn
nghĩ cái chết sẽ không xảy ra tới bé.
Điều cha mẹ nên làm
Đừng lẩn tránh câu hỏi của bé: Bé mầm non tò mò về cái chết là điều bình thường,
thậm chí bé chưa từng bị mất đi người thân yêu. Cha mẹ nên giải đáp mọi thắc mắc
của bévề cái chết, đừng e dè những câu chuyện về các em bé mà phải mất đi ông
hay bà của mình.
Giải đáp đơn giản: Bé chưa thể kiểm soát quá nhiều thông tin quan trọng cùng lúc.
Ở giai đoạn này, cách đơn giản nhất để giải thích về cái chết là khi cơ thể đó không
còn hoạt động được nữa: “Chú Jonh đã mất rồi con ạ. Chú không thể đi, ăn, ngủ và
nhìn thấy thứ gì nữa. Chú cũng không còn biết đau nữa”.
Bày tỏ cảm xúc của mẹ: Đau lòng trước cái chết là cảm giác chung, cho người lớn
và các bé. Nói với bévề cảm xúc này, đểbé khóc vì mẹ biết bé nhớ bà.
Cẩn thận khi nói giảm, nói tránh: Người lớn dùng nhiều ngôn ngữ để tránh nói về
cái chết như “yên nghỉ”, “ngủ mãi mãi”… nhưng với các bé, phụ huynh tránh nói
rằng “bà đang ngủ” hoặc “đi xa”. Bé có thể lo lắng khi lên giường đi ngủ có nghĩa
là sẽ chết hoặc khi mẹ rời nhà đi làm hoặc tới siêu thị, mẹ sẽ không trở về.
Khi nói với bévề nguyên nhân cái chết thì nên đơn giản: “Bà đã rất già rồi con ạ”.
Nếu ông bà bị ốm trước khi chết, cần trấn an với bé rằng cảm sốt bình thường,
không có nghĩa là bé sắp chết. Hãy giải thích với bévề các nguyên nhân con người
có thể bị ốm và sẽ vượt qua nó nếu uống thuốc hay đi khám bác sĩ.
Chuẩn bị cho các phản ứng khác nhau của bé: Đau buồn không phải là cảm xúc
duy nhất của béđể vượt qua sự mất mát, bé còn có thể cảm thấy có lỗi hoặc tức
giận. Trấn an với bé rằng những gì bé từng nói hay từng làm không thể gây ra cái
chết. Cũng đừng ngạc nhiên nếu bé ném sự tức giận sang bố mẹ, bác sĩ và y tá hoặc
thậm chí bị shock.
Sự khủng hoảng tâm lý khiến bé hay mè nheo hơn hoặc bị căng thẳng, sợ hãi trong
chính ngôi nhà của bé.
Cố gắng để cuộc sống của bé không bị xáo trộn: Nên duy trì nếp sinh hoạt của bé
như thường lệ đểbé không bị khủng hoảng thêm. Bé cần được đi ngủ, thức dậy
đúng giờ, ăn uống hoặc đi mẫu giáo như thói quen vốn có…
Đừng cố gắng hoàn hảo: Nếu sự mất mát làm bạn đau khổ thì đừng tỏ ra như
không có gì. Bạn có thể khóc trước mặt bé và nhờ tới sự giúp đỡ của bạn bè, người
thân để vượt qua nỗi đau này.
Phương Thảo
. Để bé 3-4 tuổi hiểu về sự chết chóc
Cái chết là một trong những chủ đề nhạy cảm giữa cha mẹ và các bé. Dù vậy, cái
chết vẫn là một phần. thì bé 3-4 tuổi vẫn chưa hiểu nguyên
nhân thật sự gây nên chết chóc. Ngay cả khi cha mẹ cảnh báo thì bé tuổi này vẫn
nghĩ cái chết sẽ không xảy ra tới bé.