Dạybé(3-4tuổi)biếtchiasẻ
“Trả đây. Của tớ chứ” – con bạn hét lên và giằng lấy khi thấy bé hàng xóm cầm
chiếc xe tải đồ chơi của mình. Bạn nhanh chóng can thiệp để các bé được chơi
chung nhưng một lần nữa, bé hét lên: “Không” khi cậu bạn hàng xóm vẫn tiếp tục
tiến tới bộ sưu tập đồ chơi ôtô của bé. Tại sao bé không biếtchiasẻ đồ chơi với
bạn bè? Câu trả lời là bébiết nhưng có thể lúc đấy chưa phải là thời điểm thích hợp
để bé chịu chơi chung.
3-4 tuổi, bé có thể bỏ ra vài tiếng đồng hồ mỗi ngày để chơi cùng các bé khác. Các
bé biết thay phiên nhau trong các trò chơi và bớt đi cái tôi “chiếm hữu” khi chơi
chung so với 1-2 năm trước. Tuy nhiên, bé vẫn khá bốc đồng và nôn nóng sợ bị lấy
mất đồ chơi; do đó, kiên nhẫn ngồi nhìn món đồ chơi thèm muốn để chờ bạn bên
cạnh chơi xong là một thách thức đối với bé.
Tuy nhiên, có rất nhiều bé ở tuổi mầm non thích vẽ tranh tặng cô giáo, làm quà
tặng cha mẹ hoặc nhường đồ ăn với bạn bè. Các bé thích hào phóng một khi tâm
trạng vui vẻ và tự nguyện. Dù vậy, bạn có thể “gieo mầm hạt giống chia sẻ” cho bé
bằng cách khuyến khích sự rộng lượng của bé, cũng như nhẹ nhàng ngăn cản khi
bé xuất hiện tính ích kỷ.
Điều cha mẹ nên làm để dạybéchiasẻ
Biến chiasẻ thành niềm vui: Dạybé các hoạt động hợp tác, trong đó người chơi
cùng làm việc với nhau hướng tới một mục tiêu chung. Ví dụ, lần lượt ghép hình
hay xếp từng khối hình với nhau. Các hoạt động chiasẻ gồm cả nhà cùng quét, dọn
nhà hoặc đi mua sắm.
Đưa cho bé một vài thứ để béchiasẻ với các bạn, ví dụ một ít đồ ăn hoặc một cuộn
giấy dán tường đầy màu sắc để béchia nhau trong suốt thời gian chơi chung.
Đừng phạt khi bé keo kiệt: Nếu bạn mắng bé ích kỷ khi bé không chịu chiasẻ hoặc
phạt bé bằng cách tước quyền chơi chung của bé thì bạn chỉ nuôi dưỡng sự oán hận
và tính không hào phóng cho bé. Để khuyến khích chia sẻ, nên tập trung vào điều
tích cực thay vì nhăm nhăm cảnh cáo và trách phạt bé. Khi bé trưởng thành, bésẽ
tự hiểu rằng chiasẻ với bạn bè – những người đang ngày càng trở nên quan trọng
với bésẽ đem lại niềm vui cho bé nhiều hơn là khư khư giữ cho riêng mình.
Dàn xếp: Khi các bé cãi vã vì một món đồ chơi, hãy giúp các bé dàn xếp ổn thỏa.
Nếu bạn chơi của bé đang giữ rịt một đồ chơi, hãy giải thích cho con bạn về cảm
xúc của người bạn đó. Ví dụ: “Tom rất thích đồ chơi đó và bạn ấy không muốn
chơi chung với ai bây giờ”. Sau đó, giúp con bạn chiasẻ cảm xúc bằng lời.
Còn khi bé không hào phóng, hãy hỏi xem bé có chuyện gì. Bạn có thể khám phá
ra rằng, bé không muốn chơi chung quả bóng với bạn xung quanh vì đó là món quà
đặc biệtbé được tặng từ người ông nội mới mất.
Dạy cho bé cách tự giải quyết: Nếu bé khăng khăng ôm chiếc xe tải đồ chơi trước
ngực trong khi cậu bạn bên cạnh cũng đòi chơi thì rất có thể bé đang nghĩ: “Xe tải
là của mình, không phải của bạn ấy”. Bé không chấp nhận chuyện chơi chung vì
không biết cách. Mẹ có thể khuyến khích các bé chơi lần lượt với xe tải (chuẩn bị
một đồng hồ hẹn giờ để đánh dấu thời gian chơi cho từng bé). Trấn an bé, chiasẻ
không phải là bé phải cho đi và chỉ ra rằng, nếu béchiasẻ xe tải với bạn Tôm thì
bạn ấy sẽ cùng chơi chung với bé đoàn tàu hỏa mà bạn ấy mới được tặng.
Hỏi ý kiến của bé: Trước khi chơi, hãy hỏi xem liệu có thứ gì bé không muốn chia
sẻ không và giúp bé tìm chỗ tốt nhất để giữ những đồ chơi đặc biệt. Sau đó, yêu
cầu bé tìm một số thứ mà bé vui vẻ chơi chung, chẳng hạn điện thoại đồ chơi, các
khối xây dựng, dụng cụ thể thao đồ chơi, nhạc cụ… Điều đó khiến bé thoải mái với
chơi chung khi khách tới nhà.
Tôn trọng đồ cá nhân của bé: Nếu bé nhận thấy quần áo, sách truyện, đồ chơi của
bé đang bị đối xử “thô bạo” thì bésẽ không thể chiasẻ dù chỉ một giây. Vì thế, hãy
hỏi bé nếu bạn muốn mượn bút chì màu của bé và cho phép bé được từ chối cho
mượn. Hãy chắc rằng, anh chị em trong nhà, ông bà, bố mẹ và người trông bé tôn
trọng đồ cá nhân của bé. Người nhà nên hỏi mượn bé rồi mới sử dụng và phải biết
cách giữ gìn cẩn thận.
Gương mẫu: Cách tốt nhất để bé 3-4 tuổi hiểu về sự hào phóng là được chứng kiến
nó. Do đó, hãy chiasẻ kem của bạn với bé. Cho bé mượn khăn len ấm áp của mẹ…
Sử dụng từ "chia sẻ" để mô tả những gì mẹ đang làm và đừng quên dạybé những
“tài sản vô hình” (như cảm xúc, niềm vui…) có được thông qua chia sẻ. Quan
trọng nhất là cần để cho bé thấy bố mẹ biết nhường nhịn, thỏa hiệp và chiasẻ với
nhau và với người khác.
Phương Thảo
. từng bé) . Trấn an bé, chia sẻ
không phải là bé phải cho đi và chỉ ra rằng, nếu bé chia sẻ xe tải với bạn Tôm thì
bạn ấy sẽ cùng chơi chung với bé đoàn. sắc để bé chia nhau trong suốt thời gian chơi chung.
Đừng phạt khi bé keo kiệt: Nếu bạn mắng bé ích kỷ khi bé không chịu chia sẻ hoặc
phạt bé bằng