Cách hâmấmsữa
Sữa mẹ sau khi đã bảo quản trong tủ lạnh và được rã đông (hoặc sữa bình đang cho
bé bú thì bị nguội), bạn có thể hâmấmsữa cho bé sử dụng.
Rã đông sữa mẹ
Khi rã đông sữa mẹ, bạn có thể để túi sữa đông lạnh dưới vòi nước ấm đang chảy
hoặc ngâm túi sữa trong cốc (bát) nước ấm 5-10 phút.
Bạn cũng có thể rã đông sữa mẹ bằng cách bỏ túi sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát
rồi để qua đêm. Nên đông lạnh sữa mẹ với số lượng nhỏ trong một túi, khi rã đông
sẽ nhanh hơn. Nên rã đông sữa cũ trước, sữa mới sau.
Bạn không nên rã đông sữa mẹ bằng cách đặt sữa trên mặt bàn ở nhiệt độ trong
phòng. Bạn cũng không nên đun sôi sữa mẹ để rã đông vì nhiệt độ cao làm mất các
chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
Sữa mẹ sau khi rã đông, đem đổ vào bình sữa hoặc cốc. Tiếp đến, bạn kiểm tra
xem độ ấm của sữa đã đạt chưa bằng cách nhỏ một vài giọt sữa lên mặt trong của
cổ tay mẹ, trước khi cho bé bú.
Ngoài ra, bạn không nên đông lạnh lại sữa đã tan đá.
Hâm ấm sữa bình
Sữa bình (giống sữa mẹ) cần có độ ấm bằng với nhiệt độ cơ thể để bé bú tốt. Khi
đang cho bé bú dở mà sữa bình bị nguội, bạn có thể hâmấmsữa bình rồi tiếp tục
cho bé bú. Cách hâm nóng sữa bình phổ biến là cha mẹ đặt bình sữa vào cái bát
hoặc một cái nồi sạch có chứa nước sôi.
Để sữa trong bình đủ ấm, hãy ngâm bình sữa trong vòng ít phút nhưng không quá
10 phút. Sữa đã được hâmấm phải được dùng trong vòng một tiếng đồng hồ vì vi
khuẩn có thể sinh sôi trong sữa ấm.
Nếu bé không bú hết sữa trong bình thì sau một tiếng, bạn nên đổ bỏ phần sữa thừa
đi. Đừng lo lãng phí bởi như thế mới an toàn cho bé. Sữa còn thừa trong bình có
thể bị hỏng vì vi khuẩn có hại (vi khuẩn phát triển và sinh sôi mạnh trong môi
trường sữa ấm). Các vi khuẩn này có thể bắt nguồn từ nước bọt của bé, đi qua núm
vú và vào sữa trong bình.
Ngoài ra, còn có vi khuẩn trong không khí, vi khuẩn từ núm vú, từ bình sữa do
khâu khử trùng không sạch. Tất cả các loại vi khuẩn này sẽ nhân lên gấp bội sau
một tiếng đồng hồ.
Với sữa mẹ được vắt ra rồi cho vào bình (cốc) thì quá thời hạn một tiếng, bạn cũng
nên vứt bỏ. Thời hạn này cũng được áp dụng cho các loại bột ăn dặm của bé sau
khi đã pha (nấu).
Mỗi lần pha sữa cho con, bạn nên phán đoán xem bé sẽ ăn hết bao nhiêu. Từ đó sẽ
pha sữa được chính xác, hạn chế sữa thừa. Hãy lắc đều sữa sau khi đã được hâm
ấm để trộn lẫn các lớp sữa với nhau và nên thử độ ấm của sữa bằng cách nhỏ vài
giọt sữa vào mặt trong cổ tay mẹ trước khi cho bé bú. Phù hợp nhất với bé là khi
sữa có độ ấm vừa phải (âm ấm).
Nhiều cha mẹ chọn mua bình sữa đặc biệt, có tác dụng giữ nhiệt hoặc máy chạy
điện làm ấmsữa bình. Nếu bạn muốn mua một chiếc, hãy tuân thủ chỉ dẫn của nhà
sản xuất nhưng không nên để bình ở chế độ ấm trong thời gian dài (không quá hơn
30 phút đến một giờ đồng hồ).
Điều nên tránh:
- Tránh hâmấmsữa trong lò vi sóng. Lò vi sóng có thể làm thay đổi thành phần
dinh dưỡng của sữa (đặc biệt là protein) và khiến sữa không đủ dinh dưỡng cho bé,
nhất là khi dùng lò vi sóng hâmsữa trong thời gian dài. Các lớp sữa trong bình
cũng nóng không đều và có thể làm bé bị bỏng miệng.
- Tránh hâm lại sữa vào buổi trưa nếu sữa đã được pha từ lúc sáng sớm trong bình.
Nên pha sữa bột mới vào bình cho mỗi cữ bú của bé. Đừng tin là bảo quản sữa
bình nguội trong tủ lạnh là an tâm, bởi vì ngay cả khi ở trong tủ lạnh, vi khuẩn
trong sữa bình vẫn có thể phát triển chậm.
Lưu ý: Việc hâmấmsữa bình còn phụ thuộc vào thời tiết. Nhiều bé vẫn bú ngoan
dù sữa trong bình không được ấm lắm trong thời tiết mùa hè (nhất là với bé đã đủ
lớn). Vì thế, cha mẹ có thể cho bé uống sữa mát mà không cần hâm ấm.
Phương Thảo
. Cách hâm ấm sữa
Sữa mẹ sau khi đã bảo quản trong tủ lạnh và được rã đông (hoặc sữa bình đang cho
bé bú thì bị nguội), bạn có thể hâm ấm sữa cho. lạnh lại sữa đã tan đá.
Hâm ấm sữa bình
Sữa bình (giống sữa mẹ) cần có độ ấm bằng với nhiệt độ cơ thể để bé bú tốt. Khi
đang cho bé bú dở mà sữa bình