ĐămSăntrongđoạntríchchiếnthắng
"Mtao Mxây"
1. Thể loại
Sử thi là một thể loại tự sự, thường được thể hiện bằng thơ, xuất hiện rất sớm
trong lịch sử văn học "nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý
nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử.
Về kết cấu, sử thi là một câu chuyện được kể lại có đầu có đuôi với quy mô
lớn Các nhân vật chính của sử thi là những anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức
mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng
được miêu tả khá tỉ mỉ, đầy đủ từ cách ăn mặc, trang bị, đi đứng đến những trận giao
chiến với kẻ thù, những chiến công lừng lẫy và đôi khi cả những nét trong sinh hoạt
đời thường của họ nữa, điều đáng chú ý là tất cả những cái này đều được miêu tả trong
vẻ đẹp kì diệu khác thường. Sở dĩ như vậy là vì sử thi ra đời vào thời điểm nối tiếp sau
thần thoại, tức là từ thế giới của các vị thần bắt đầu chuyển sang thế giới của con
người, do đó cái nhìn đậm màu sắc thần kì nói trên đối với các nhân vật trong sử thi là
không tránh khỏi…
Trong sử thi, chủ yếu mô tả hành động của nhân vật hơn là những rung động
tâm hồn. Nhưng trong những câu chuyện kể, cốt truyện thường được bổ sung thêm
những mô tả có tính chất tĩnh tại và những cuộc đối thoại trang trọng có tính nghi
thức" (Theo Lê Bá Hán ? Trần Đình Sử,…, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo
dục, 2004).
2. Tác phẩm
ở Việt Nam có hai loại sử thi dân gian là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng.
Sử thi anh hùng miêu tả sự nghiệp và chiến công của người anh hùng trong khung
cảnh những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng. ĐămSăn là
sử thi anh hùng của người Ê-đê.
Chiến tranh là một trong những đề tài trung tâm của sử thi anh hùng. Đặc điểm
này được thể hiện nổi bật trongtríchđoạn Chiến thắng Mtao Mxây. Chiến công và sự
nghiệp anh hùng của nhân vật trung tâm trong sử thi là niềm tự hào, là lí tưởng x• hội
của toàn thể cộng đồng. Hình tượng người anh hùng sử thi có ý nghĩa biểu trưng cao.
Sử thi ĐămSăn là một trong những thiên sử thi nổi tiếng được lưu truyền rộng
rãi ở Tây Nguyên. Tác phẩm có bốn phần :
Phần 1 : Theo tục "nối dây" (chuê nuê)(1), ĐămSăn lấy hai chị em Hơ Nhị và
Hơ Bhị (chương 1, 2).
Phần 2 : Các tù trưởng Quạ (Mtao Gơrư) và Sắt (Mtao Mxây) độc ác cướp vợ
Đăm Săn và tranh giành quyền lực, mưu làm cho bộ tộc ĐămSăn suy sụp. ĐămSăn
đã đánh bại hai tù trưởng để bảo vệ hạnh phúc gia đình và cuộc sống ấm no của bộ tộc
(chương 3, 4, 5).
Phần 3 : ĐămSăn có khát vọng trở thành một tù trưởng hùng mạnh, vươn tới
một cuộc sống phóng khoáng, chàng chặt cây smuk, cây sinh mệnh của dòng họ vợ,
chinh phục thiên nhiên, đi bắt Nữ thần Mặt Trời nhưng thất bại (chương 6, 7).
Phần 4 : ĐămSăn chết, ĐămSăn ? cháu ra đời lại theo con đường của cậu
mình, dấn thân vào cuộc chiến đấu mới (chương 8).
3. Tóm tắt đoạntrích
Đăm Săn đột nhập vào nhà Mtao Mxây và gọi hắn ra thách đấu. Mtao Mxây do
dự, được ĐămSăn nhường quyền đánh trươớc nhưng đươờng khiên của hắn không
đâm trúng Đăm Săn. Đến lượt ĐămSăn rung khiên múa vun vút. Chàng đã đâm trúng
đùi và ngươời Mtao Mxây nhương đều không thủng. ĐămSăn thấm mệt, vừa chạy
vừa ngủ và mộng thấy ông Trời, được ông Trời bày cho cách dùng cái chày mòn ném
vào vành tai Mtao Mxây. Mtao Mxây ngã lăn ra đất và bị ĐămSăn cắt đầu bêu ngoài
đươờng. Chàng kêu gọi tôi tớ, dân làng của Mtao Mxây đi theo mình. Về làng, Đăm
Săn mở tiệc ăn mừng linh đình, kéo dài suốt cả mùa khô. ĐămSăn ngày càng hùng
mạnh, giàu có, "danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi".
4. Cách đọc và kể
Thể hiện giọng đọc và kể theo các vai : Đăm Săn, Mtao Mxây, dân làng, tôi tớ
và người kể chuyện.
? Giọng ĐămSăn : quyết liệt, hùng tráng.
? Giọng Mtao Mxây : khôn khéo, mềm mỏng.
? Giọng dân làng : tha thiết.
? Đặc biệt, giọng người kể chuyện trong thiên sử thi này rất linh hoạt : khi thủ
thỉ, khoan thai : "Nhà Mtao Mxây đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đầu cầu thang đẽo
hình chim ngói. Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này trông quả thật là đẹp. Cầu
thang rộng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một ché đuê vẫn
không sợ chật" ; cũng có khi dồn dập đặc tả một không khí giao tranh dữ dội : "Đăm
Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa,
chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
Còn Mtao Mxây thì bước cao bước thấp chạy hết b•i tây sang b•i đông. Hắn vung dao
chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu" ; khi lại hướng về đối
thoại với người nghe và xen lẫn bình luận : "Thế là Mtao Mxây phải đi ra. Bà con
xem, khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ
tợn như một vị thần", "Thế là, bà con xem, nhà ĐămSăn đông nghịt khách, tôi tớ chật
ních cả nhà ngoài", "Bà con xem, chàng ĐămSăn uống không biết say, ăn không biết
no, chuyện trò không biết chán"
II ? Kiến thức cơ bản
1. Các phương thức nghệ thuật trong tác phẩm sử thi anh hùng đều tập trung
tạo nên âm hưởng hùng tráng rất đặc trưng của thể loại sử thi. Dựa vào những sinh
hoạt được kể trong sử thi Đăm Săn, có thể đoán bản trường ca xuất hiện từ rất lâu đời.
Từ thuở các tù trưởng có đến hàng nghìn nô lệ, hàng nghìn trâu bò, vải sợi phơi đầy
sào, thịt trâu, thịt bò treo đầy khắp các nhà rông. ấy là thời mà chế độ nô lệ đang rất
thịnh hành ở các vùng rừng núi Tây Nguyên (ước đoán vào khoảng giữa thế kỉ XVII).
Sử thi ĐămSăn mang đầy đủ những đặc điểm của một sử thi anh hùng. Thể hiện bức
tranh về con người và thiên nhiên hùng vĩ nhưng người kể chuyện không chú trọng
nhấn vào miêu tả. Tác phẩm tập trung phản ánh những biến cố "khá dữ dội" trong
cuộc sống của đồng bào Ê-đê ; phản ánh những khát vọng lớn lao của họ trong buổi
đầu lịch sử. Tư tưởng, tình cảm của nhân dân được gửi gắm trong hình tượng nhân vật
Đăm Săn, người anh hùng có sức mạnh phi thường, có phẩm chất cao quý và có
những chiến công lừng lẫy.
Có thể chia đoạntrích Chiến thắng Mtao Mxây thành 4 phần :
? Phần một (từ đầu cho đến Ngươi cứ múa đi, ơ diêng?!) : ĐămSăn thách đấu
Mtao Mxây.
? Phần hai (Từ Mtao Mxây rung khiên múa vậy cho đến …cắt đầu Mtao Mxây
đem bêu ngoài đường) : Cuộc giao đấu giữa ĐămSăn và Mtao Mxây (gồm hai hiệp,
ranh giới giữa hai hiệp đấu là đoạn Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị…).
? Phần ba (từ ĐămSăn (nói với tôi tớ Mtao Mxây) cho đến Chúng ta ra về nào
!) : ĐămSăn kêu gọi dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây đi theo mình.
? Phần bốn (còn lại) : ĐămSăn cùng dân làng làm lễ cúng thần linh và ăn
mừng chiến thắng.
2. Các nhân vật tham gia vào các sự kiện và thực hiện các hành động trong câu
chuyện là Đăm Săn, Mtao Mxây, Hơ Nhị ? vợ của Đăm Săn, ông Trời, dân làng, tôi tớ
của ĐămSăn và của Mtao Mxây. Mỗi nhân vật đều có vai trò nhất định đối với quá
trình diễn biến của các sự kiện. Chẳng hạn : ĐămSăn là nhân vật trung tâm, chi phối
toàn bộ diễn biến của cốt truyện ; Mtao Mxây ? nguyên nhân của cuộc xung đột (cướp
vợ Đăm Săn), là đối thủ của nhân vật trung tâm ; Hơ Nhị và ông Trời : giúp sức, trợ
lực cho Đăm Săn, thúc đẩy cốt truyện diễn biến đến chiếnthắng của Đăm Săn. Bên
cạnh đó có nhân vật quần chúng làm hậu thuẫn cho nhân vật trung tâm, thể hiện thái
độ và sức mạnh lí tưởng của quần chúng – cộng đồng hiện thân ở người anh hùng sử
thi.
3. Cuộc chiến đấu của ĐămSăn tuy có mục đích riêng là giành lại vợ, nhưng
lại có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với lợi ích của toàn thể cộng đồng. Điều này
được thể hiện qua lời nói và hành động của các nhân vật. Về lời nói : ĐămSăn kêu
gọi tôi tớ của Mtao Mxây đi theo mình sau khi đã đánh thắng tù trưởng của họ, nói với
dân làng và tôi tớ làm lễ cúng thần linh, ăn mừng chiến thắng. Về hành động, chi tiết
miêu tả các nhân vật : Tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây tự nguyện đi theo ĐămSăn ;
cảnh dân làng ăn mừng chiến thắng,…
4. Đoạntrích thể hiện khá rỡ nét những đặc sắc của nghệ thuật sử thi. Trước
hết, đó là nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ : Ngôn ngữ người kể chuyện biến hoá linh hoạt
? khi chậm rãi khoan thai, khi ào ạt mạnh mẽ, trong các đoạn miêu tả nhà Mtao
Mxây, tả chân dung Mtao Mxây, tả cuộc giao tranh giữa ĐămSăn và Mtao Mxây ?
nhất là những đoạn miêu tả cảnh ăn mừng sau chiếnthắng của Đăm Săn. Ngôn ngữ
đối thoại trongđoạntrích được khai thác triệt để từ nhiều góc độ, đã góp phần khắc
hoạ rõ nét hình tượng nhân vật (trong các lời đối thoại giữa ĐămSăn với Mtao Mxây,
lời của ĐămSăn nói với tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây, đối thoại giữa ĐămSăn
với dân làng của mình sau chiến thắng). Đặc biệt, trong ngôn ngữ của nhân vật có
nhiều chỗ sử dụng các câu mệnh lệnh mang âm hưởng hiệu triệu, vang vọng (ơ các
con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu ! ; Hãy đánh lên các tiếng chiêng… ; Hãy đánh
lên tất cả…) thấm đẫm chất sử thi anh hùng. Mặt khác, trong ngôn ngữ của người kể
chuyện, tác giả thường xen lẫn những lời trực tiếp hướng đến người nghe (Bà con
xem… ; Thế là, bà con xem…). Dạng lời này có tác dụng lôi cuốn người nghe nhập
cuộc đồng thời góp phần bộc lộ trực tiếp thái độ, sự phấn khích mang sắc thái diễn
xướng của sử thi anh hùng, nó tạo ra sự giao tiếp sử thi, khơi gợi mối đồng cảm cộng
đồng, giao hoà sử thi.
Việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và phóng đại đã tạo cho đoạntrích những
hiệu quả diễn đạt ấn tượng. Chẳng hạn, miêu tả Mtao Mxây : "khiên hắn tròn như đầu
cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một vị thần giữa một
đám đông mịt mù như trong sương sớm” ; “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp
khô". Hoặc miêu tả ĐămSăn : "Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần
xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua
phía tây" ; "Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc" ;
"Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung" ;
"đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre" ; "Bắp chân chàng to bằng cây xà
ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm
ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc"…
Bên cạnh đó, các phép so sánh, phóng đại trong ngôn ngữ nhân vật cũng được huy
động tối đa : với Mtao Mxây "Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như gà rừng mới mọc
cựa êchăm",… với ĐămSăn : "Cầu cho ta được bình yên vô sự, nạn khỏi tai qua, lớn
lên như sông nước, cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp ; Hãy đánh lên tất cả
cho ở dưới vỡ toác các cây đòn ngạch… để nghe tiếng chiêng ăn đông uống vui như
mừng mùa khô năm mới của ta vậy"…
Biện pháp so sánh, phóng đại tạo ra sức hấp dẫn cho sử thi, đó là cách diễn đạt,
mô tả bằng hình ảnh sinh động, tạo ấn tượng về sức mạnh, vẻ đẹp thần thánh, siêu
phàm đúng với tính chất hùng tráng, mang tầm vũ trụ của nhân vật và hành động của
sử thi anh hùng.
5. Chiến thắng Mtao Mxây, tríchđoạntrongĐămSăn ? sử thi anh hùng của
người Ê-đê, kể về chiến thắng của ĐămSăntrong cuộc chiến đấu với Mtao Mxây.
Cuộc chiến đấu của ĐămSăn tuy có mục đích riêng là giành lại vợ từ tay tù trưởng
khác nhưng lại mang ý nghĩa và tầm quan trọng đối với lợi ích của cả cộng đồng.
Chiến công của anh hùng ĐămSăn là niềm tự hào, thể hiện lí tưởng, khát vọng của
toàn thể cộng đồng. Từ nghệ thuật xây dựng tình tiết, sự kiện, ngôn ngữ cho đến các
biện pháp tu từ so sánh và phóng đại trongđoạntrích đều nhằm tô đậm vẻ đẹp, sức
mạnh mang tầm vóc sử thi hoành tráng của hình tượng nhân vật người anh hùng Đăm
Săn trongchiến công lẫy lừng. Vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng ĐămSăn là
biểu tượng cho sức mạnh, ý chí của cộng đồng người Ê-đê xa xưa.
. anh hùng.
5. Chiến thắng Mtao Mxây, trích đoạn trong Đăm Săn ? sử thi anh hùng của
người Ê-đê, kể về chiến thắng của Đăm Săn trong cuộc chiến đấu với. 4 : Đăm Săn chết, Đăm Săn ? cháu ra đời lại theo con đường của cậu
mình, dấn thân vào cuộc chiến đấu mới (chương 8).
3. Tóm tắt đoạn trích
Đăm Săn đột