TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-🙦🙤🕮🙦🙤 -
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TÊN ĐỀ TÀI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN
TỘC VÀ SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
GVHD: Th.S Ngô Thị Thu Hoài
Thành phố Hồ Chí Minh, 2022
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu: 1
3 Phương pháp nghiên cứu: 1 PHẦN NỘI DUNG 2 CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC _ 2 1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 2
1.1.1 Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam _ 2 1.1.2 Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin coi cách mạng là sự nghiệp quần chúng _ 3
1.1.3 Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới _ 3
1.2 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kế dân tộc _ 5
1.2.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng _ 5 1.2.2 Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng 6 1.2.3 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân 7
1.2.4 Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng 8
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY 10 2.1 Thực trạng đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta hiện nay 10
2.1.1 Tích cực 10 2.1.2 Hạn chế _ 11 2.1.3 Nguyên nhân _ 12
2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong công cuộc đổi mới hiện nay _ 13
Trang 32.2.1 Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc _ 13 2.2.2 Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc 19
PHẦN KẾT LUẬN _ 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO _ 24
Trang 4
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Đại đoàn kết toàn dân bao gồm rất nhiều khía cạnh về cách thức cũng như phương pháp xây dựng và phát triển, Trong đó bao gồm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải phát huy tổng hợp nội lực từ bên trong, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kẻ thừa truyền thống đoản kết của cha ông cùng những nhận thức tải tỉnh, thông suốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường cách mạng đúng đắn, phát huy tổng hợp sức mạnh toàn dân dựa trên nền tảng kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân nghĩa, đoàn kết toàn dân; đồng thời phải có lòng khoan dung và lòng tin yêu con người Do đó việc tìm hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này là hết sức cần thiết để mỗi chúng ta hiểu rõ hơn vai trò và trách nhiệm của minh trong cuộc sống, đối với mọi người, với đất nước Từ đó, giúp chúng ta xác định một cái nhìn đúng đắn về lông đoàn kết, nhân nghĩa trong mỗi con người để tự hoàn thiện mình, sống tốt hơn và có ý nghĩa hơn
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của lòng yêu nước, của nhân nghĩa, tỉn yêu con người Từ đó mỗi cá nhân sẽ tự phát huy hơn nữa lòng nhân nghĩa của bản thân mình để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn Nắm vững được tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc
3 Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp các phương pháp logic với các phương pháp khác như: so sánh, tổng hợp, phân tích, chứng minh
Trang 52
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là đã vận dụng và phát triển sáng tạo, chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng.”1
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nằm trong nhận thức chung của cơ
sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh được tiếp cận về phương diện đoàn kết
1.1.1 Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam
Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết:” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
1Bộ giáo dục đạo tạo (2006), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 99
2 Hồ Chí Minh (1986), Hồ Chí Minh toàn tập-tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, trang 370
Trang 63 trong quá trình dựng nước và giữ nước, làm nên truyền thống yêu nườc, đoàn kết của dân tộc Dù lúc thăng, lúc trầm nhưng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam bao giờ cũng là tinh hoa đã được hun đúc và thử nghiệm qua hàng nghìn năm lịch sử chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1.1.2 Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin coi cách mạng là sự nghiệp quần chúng
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân
là người sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng
Chủ nghĩa Mác-lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng Lê-nin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công nhân với nông dân là hết sức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản Rằng nếu không có
sự đồng tình và ửng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được
Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1.1.3 Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới
Không chỉ được hình thành từ những cơ sở lý luận suông, tư tưởng này còn xuất phát
từ thực tiễn lịch sử của dân tộc và nhiều năm bôn ba khảo nghiệm ở nước ngòai của Hồ Chí Minh
a) Thực tiễn cách mạng Việt Nam
Trang 74
Là một người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc mình, Hồ Chí Minh nhận thức được trong thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh thay đổi triều đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta với tư tưởng “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” và “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước” Chính chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc trong chiều sâu và bề dày của lịch sử này đã tác động mạnh mẽ đến
Hồ Chí Minh và được người ghi nhận như những bài học lớn cho sự hình thành tư tưởng của mình
Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho thời kỳ cai trị và
áp bức của chúng đối với dân tộc ta trong suốt gần 80 năm trời ròng rã Nhưng cũng chính trong vòng gần 80 năm đó, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc lại sôi nổi hơn bao giờ hết Nó kết thành một làn sóng vô cùng to lớn, mạnh mẽ, nó lướt qua mọi
sự nguy hiểm, khó khăn thông qua các xu hướng khác nhau để cứu nước dù cuối cùng tất
cả các xu hướng đó đều bị thất bại
Hồ Chí Minh đã nhận ra được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong giai đọan này Đây cũng chính là lý do, là điểm xuất phát để Người quyết tâm từ Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước
Trang 85 chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết
tổ chức…”3
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặt quyết định trong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giành dân chủ cho nhân dân Từ chỗ chỉ biết đến Cách mạng Tháng Mười theo cảm tính, Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đường Cách mạng Tháng Mười và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới Đặc biệt là bài học về sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông binh đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng Điều này giúp Người hiểu sâu sắc thế nào là một cuộc “cách mạng đến nơi” để chuẩn bị lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi vào con đừơng cách mạng những năm sau này
1.2 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kế dân tộc
1.2.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng dân tộc, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp
Chiến lược tập hợp mọi lực lượng dân tộc không phải là bất biến, mà luôn vận động, biến đổi, phát triển Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng có thể và cần thiết phải điều chỉnh các chính sách, phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau trong cộng đồng dân tộc Có như vậy chiến lược đại đoàn kết dân tộc mới phát huy hết vai trò tích cực của mình
Đối với những đối tượng khác nhau và những thời kỳ lịch sử khác nhau, chiến lược đại đoàn kết dân tộc được khái quát thành những luận điểm có tính chân lý như sau:
• Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta
3 Vũ Thị Kim Xuyến (7/10/2015), Tư tưởng Đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu- tuong , [truy cập 30/5/2022]
Trang 96
• Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi
• Đoàn kết là then chốt của thành công
• Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công
Đó là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam
Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX thất bại có một nguyên nhân sâu xa là cả nước đã không đoàn kết được thành một khối thống nhất Người thấy rằng, muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới
Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà tư tưởng đoàn kết là tư tưởng
cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam
Đoàn kết quyết định thành công cách mạng vì: đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn
có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào một mối thống nhất Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô, mức độ của thành công
Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng Để thấy rõ hơn vị trí của sức mạnh lực lượng toàn dân đoàn kết trong thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám, chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra: Vì sao có cuộc thắng lợi đó? Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho ta Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo là cờ Việt Nam để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết Không ai thắng được lực lượng đó Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”4
1.2.2 Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương trương, chính sách của Đảng Vì Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt
4 Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn tập-tập 3, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, trang 256
Trang 107 Nam, sức mạnh của Đảng là ở sự nhất trí và sự đoàn kết trong Đảng là hạt nhân của sự đoàn kết của tất cả các tổ chức chính trị – xã hội và trong toàn xã hội
Mục tiêu của Đảng hay của cách mạng là “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc” Muốn đoàn kết được lực lượng toàn dân, theo Hồ Chí Minh cần phỉa thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng nghe quần chúng, tôn trọng quần chúng, biết vận động, tổ chức, giáo dục quần chúng …có như vậy mới được quần chúng ủng hộ, giúp
đỡ và mục tiêu của Đảng mới được thực hiện Hồ Chí Minh dạy rằng “Dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng song”
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng hay của Đảng Cộng sản là đại đoàn kết dân tộc
để xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà Bởi vì, Cách mạng là sự nghiệp của của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng Muốn đoàn kết được lực lượng toàn dân, theo Hồ Chí Minh, cần phải tuyên truyền huấn luyện làm sao cho nhân dân hiểu được mục đích, chính sách, đường lối ấy
Chỉ có như vậy thì mục tiêu, nhiệm vụ Đảng mới trở thành mục tiêu, nhiệm vụ của toàn dân tộc và đại đoàn kết mới trở thành một đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng trong cuộc đấu tranh tự giải phóng Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp hướng dẫn những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực
có tổ chức và thành sức mạnh
1.2.3 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm dân là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc Theo Người, các khái niệm đồng nghĩa thường được dùng là dân, nhân dân, đồng bào, quốc dân …ở đây khái niệm dân được dùng với tư cách là khái niệm chung cho tất cả Khái niệm dân được hiểu là tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là từng người dân Việt Nam
cụ thể và dùng để chỉ mọi con dân đất Việt, con Rồng cháu Tiên, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, tín ngưỡng, tôn giáo… Như vậy, có thể hiểu chủ thể của đại đoàn kết dân tộc là Dân
Trang 118 Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân, với ý nghĩa là thực hiện đoàn kết tất cả những người Việt Nam đang sống trong nước hay đang định cư ở nước ngoài và cho dù định cư ở nước ngoài thì người Việt Nam cũng không bỏ được cái gốc dân tộc Cần phải huy đọng tập hợp mọi người dân vào khối đại đoàn kết nhằm thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc Muốn làm được điều đó thì phải
kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung dung độ lượng với con người và xóa bỏ mọi định kiến cách biệt “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì người đó dù trước đây chống chúng
ta, thì bây giờ chúng ta vẫn thật thà đoàn kết với họ”5 Đại đoàn kết dân tộc luôn mở rộng cửa để đón tiếp những con người con người lầm đường lạc lối mà biết ăn năn hối cải
1.2.4 Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
Theo Hồ Chí Minh, dân tộc hay quần chúng nhân dân khi chưa được giác ngộ về tổ chức và giác ngộ về lợi ích, mục tiêu, lý tưởng thì chỉ là số đông chưa có sức mạnh Muốn
có sức mạnh quần chúng phải được tổ chức, gioác ngộ về lợi ích, mục tiêu, lý tưởng và hoạt động theo đường lối chính trị đúng đắn Vì thế, việc quy tụ quần chúng nhân dân vào những
tổ chức yêu nước phù hợp với từng bước phát triển của cách mạng là sự quan tâm ngay từ đầu của Hồ Chí Minh và là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng ta
Tổ chức thể hiện sức mạnh vật chất của khối đại đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận thực hiện tổ chức, giác ngộ quần chúng về lợi ích, mục tiêu, lý tưởng và định hướng hoạt động của quần chúng theo đường lối chính trị đúng đắn nhằm hình thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc mặt trận có thể có tên gọi khác nhau, nhưng tựu chung lại chỉ là một tổ chức chính trị rộng rãi tập hợp đông đảo các tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tổ chức, đảng phái, cá nhân yêu nước ở trong
và ngoài nước phấn đấu vì mục tiêu độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do hạnh phúc của nhân dân như : Hội phản đế Đồng minh năm 1930; Mặt trận dân chủ năm 1936; Mặt trận nhân dân phản đế năm 1939; Mặt Trận Việt Minh năm 1941; Mặt trận Liên Việt năm
5 Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn tập-tập 9, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, trang 244
Trang 129 1946; Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam 1960; mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1955
và 1976
Mặt trận được xây dựng và hoạt động theo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông (Về sau người nêu thêm là liên minh công nông và lao động trí óc), dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ đó mở rộng Mặt trận, để Mặt trận thực sự trở thành một tổ chức chính trị rộng lớn quy tụ được cả lực lượng của cả dân tộc, tập hợp được lực lượng toàn dân, thành một khối vững chắc
Thứ hai Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố
và không ngừng mở rộng Lợi ích tối cao của dân tộc là Tổ quốc độc lập và thống nhất, xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh Vậy phải làm cho mọi người đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết và trước hết Mỗi cá nhân lại có những lợi ích riêng khác nhau, nếu lợi ích riêng đó chính đáng, phù hợp với lợi ích chung thì cần được tôn trọng, nếu không phù hợp sẽ dần dần được giải quyết bằng nhận thức về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng
Thứ ba, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ: Đoàn kết chặt chẽ với các tầng lớp nhân dân, các Đảng phái, đoàn thể, các nhân sĩ, tôn giáo…, trong Mặt trận, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Đoàn kết phải thật sự Người viết “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường phải nhất trí Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học hỏi những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”
Đảng cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận Dân tộc thống nhất, lại vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc Muốn lãnh đạo được Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc, dân đại và thật sự đoàn kết nhất trí Đảng cộng sản Việt Nam vừa là Đảng của giai cấp công nhân, của
Trang 1310 nhân dân lao động và của cả dân tộc Người viết: “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt đọng nhất và chân thực nhất Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đứng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”6
Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng Đảng phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hóa, khơi gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, hết sức tránh gò ép, quan liêu mệnh lệnh Sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong Mặt trận Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh bên trong, để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng
Từ đó, Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hình thành ba tầng Mặt trận ở Việt Nam là: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đại đoàn kết Việt – Miên – Lào và Mặt trận nhân dân tiến bộ thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc xâm lược
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Thực trạng đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta hiện nay
6 Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn tập-tập 3, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, trang 168