Xây dựng mô hình thực nghiệm trồng Chanh tứ quý trên vùng đất đồi huyện Lập Thạch Xây dựng mô hình thực nghiệm trồng Chanh tứ quý trên vùng đất đồi huyện Lập Thạch Mã số 09/TKTNVP 2015 Cơ quan chủ trì[.]
Trang 1Xây dựng mô hình thực nghiệm trồng Chanh tứ quý trên vùng đất đồi
huyện Lập Thạch
Mã số: 09/TKTNVP-2015
Cơ quan chủ trì: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lập Thạch
Chủ nhiệm đề tài: Ths Hà Văn Quyết
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Lựa chọn địa điểm thích hợp với mục tiêu của mô hình
Trồng, theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại của giống Chanh tứ quý trên vùng đất đồi huyện Lập Thạch
Đánh giá kết quả triển khai thực nghiệm, so sánh hiệu quả kinh tế với trồng một số loại cây trồng khác hiện có của địa phương, đề xuất giải pháp nhân rộng
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chanh tứ quý còn được gọi với tên khác là Chanh tứ thì, Chanh 4 mùa, là cây
họ bưởi có nguồn gốc từ chanh Lim ca Châu Mỹ, là cây dễ tính, thích ứng rộng, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt Chanh có thể sống và phát triển ở nhiệt độ từ 13 - 390C, thích hợp nhất từ 23 - 290C Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống chanh, tuy nhiên do trải nghiệm thực tế, nhiều bà con nông dân đánh giá cao cây Chanh tứ quý Đây là giống chanh có nhiều ưu thế nhất hiện nay do năng suất cao và ít sâu bệnh hơn những giống chanh khác (chanh tàu, chanh giấy, chanh ta, chanh california…) Thành phần dinh dưỡng trong chanh gồm có nhiều nguyên tố cần thiết cho hoạt động của con người, ngoài việc làm gia vị cần thiết cho các món ăn, chanh còn có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh như chữa đau rát cổ họng, ăn chanh thường xuyên có tác dụng chống ung thư và đặc biệt
là hàm lượng vitamin C rất cao, nhóm vitamin B pectin, chất chống ôxy hóa, kali, calci,… Sau một năm trồng, có thể cho quả vụ đầu và thời gian thu hoạch có thể kéo dài 10 - 13 năm Hàng năm cho thu hoạch 4 lứa, trung bình 10 - 15kg/lứa/cây Năng suất bình quân đạt 35 - 40 tấn quả/ha, giá trị sản xuất đạt 500 - 700 triệu/ha/năm, cao hơn rất nhiều so với các cây trồng khác sẵn có tại địa phương
Thực hiện đề tài, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lập Thạch đã lựa chọn xã Liễn Sơn là nơi triển khai mô hình với quy mô 1ha Chanh tứ quý Đã tổ chức mở 01 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây Chanh tứ quý cho 100 hộ dân
Trang 2Đến tháng 6, đơn vị thực hiện đề tài đã cấp phát cây giống, phân bón, đồng thời hướng dẫn người dân cách bón phân cũng như chăm sóc Kết quả 01 ha Chanh
tứ quý được trồng, đảm bảo về tỷ lệ sống và diện tích
Đánh giá từ nghiệm thu cơ sở cho thấy, diện tích đảm bảo đủ 01ha trồng và cây sinh trưởng phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của đề tài Tháng 11/2015, cây chanh
đã ra hoa và kết quả, nhưng đây là lứa quả bói đầu tiên nên nhóm nghiên cứu đã hướng dẫn người dân xử lý bỏ lứa quả này để cho cây phát triển, tạo tán ổn định Vì chanh mới trồng, hệ số sử dụng đất chưa cao nên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn các hộ tham gia đề tài trồng xen cây ngắn ngày như lạc, vừng, ngô, bí,… có tác dụng giữ ẩm cho đất, chống xói mòn rửa trôi, đồng thời mang lại thu nhập cho người dân
Qua kết quả thực tế cho thấy, cây Chanh tứ quý sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh hại Trồng Chanh tứ quý được dự tính mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây trồng trước đây là trồng sắn và bạch đàn (hàng năm cho thu lãi chỉ từ 10 - 20 triệu đồng), điều đó thể hiện thông qua việc hạch toán chi phí đầu tư cho diện tích 01ha trồng Chanh tứ quý và doanh thu sản phẩm Trong phạm vi đề tài, giống Chanh
tứ quý mới được trồng 6 tháng, bắt đầu cho quả bói nên không thể tính được năng suất, chỉ đánh giá được các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của cây Cây Chanh tứ quý phát triển chiều cao mạnh vào tháng 9 đến tháng 11, khi đó bộ rễ đã khỏe mạnh, thời tiết mát mẻ hơn nên cây tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trung bình giai đoạn này là 11cm/tháng, đường kính thân 0,3 cm/tháng, sau 5 tháng trồng đường kính tán đạt 20,8cm/tháng, thời gian ra hoa và đậu quả giữa các cây không đồng đều, chỉ đạt 14,5%
KẾT LUẬN
Chanh tứ quý là một cây trồng mới và có triển vọng trên vùng đất đồi của huyện Lập Thạch, tuy nhiên việc khuyến khích người dân chuyển đổi từ những cây trồng sẵn có của địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn Do vậy, việc tuyên truyền vận động người dân là rất quan trọng, đặc biệt cần có những cơ chế chính sách hỗ trợ
để người dân tiếp tục tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng Chanh tứ quý trên đất đồi - một hướng đi mới trên vùng đất đồi của huyện Lập Thạch, đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho người dân
KIẾN NGHỊ
Đề nghị Hội đồng KH&CN tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục quan tâm đầu tư hỗ trợ để nhân rộng giống Chanh tứ quý trên vùng đất đồi huyện Lập Thạch, đây là giống cây trồng có triển vọng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho người nông dân
BT: Thu Huyên