DƯỢC LIỆU HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC CHƯƠNG TRÌNH Năm thứ 1: Nhận thức dược liệu Năm thứ 3: Dược liệu học (1) Năm thứ 4: Dược liệu học (2) Năm thứ 5: Phương pháp nghiên cứu dược liệu Chuyên đề Luận văn tốt nghiệp Năm thứ nhất: Nhận thức dược liệu Hướng dẫn chung: 5 tiết Tên gọi của cây thuốc và dược liệu Các đặc điểm hình thái của cây thuốc Cách đọc tên khoa học của thực vật Thực hành: 5 bài 5 bài thực hành Nhận thức # 100 cây thuốc Thi: 10 phút, 10 cây thuốc NHẬN THỨC DƯỢC LIỆU Mục đích: – Nhận mặt được các cây thuốc thông dụng – Biết được bp. dùng, công dụng chính của cây thuốc. Yêu cầu: Trình bày được: – Tên Việt nam – Tên khoa học – Bộ phận dùng – Tác dụng và công dụng chính Kỹ năng cần có: – Kỹ năng quan sát – Tình yêu TÊN GỌI CỦA CÂY THUỐC Tên địa phương – Theo dân tộc – Theo địa phương – Theo ngành nghề / văn hóa Đặc điểm: • Đa dạng, phong phú: Một cây có thể có nhiều tên gọi • Không nhất quán: Một tên gọi để chỉ nhiều cây • Dễ nhầm lẫn Tên khoa học – Danh pháp kép: • Tên cây = Tên chi + Tên loài – Đặc điểm • Thống nhất toàn cầu. TÊN GỌI CỦA CÂY THUỐC Tên riêng, có từ xưa, khó tìm được xuất xứ, ý nghĩa: • Củ mài, Quế, Ổi, Bồ kết, Na v.v… Tên gợi nhớ về đặc điểm hay sự việc liên quan tới cây: – Màu sắc: • Hoàng đằng, Vàng đắng, Cỏ mực, Hồng hoa. – Mùi vị: • Diếp cá, Chua me, Mướp đắng, Dây mật, Dây khai. – Hình dáng một bộ phận nào đó của cây hay vị thuốc: • Cây ruột gà, Cây xương khô, Xương rắn, Lông cu li, Sừng dê, Râu mèo, Kim vàng, Bạch hạc (Kiếng cò) – Công dụng: • Thiên niên kiện, Bá bệnh, Thuốc bỏng, Thuốc dòi. – Các tính chất khác của cây: • Cỏ sữa, Cỏ may, Cây cứt lợn, Chó đẻ, Nhẫn đông, TÊN GỌI CỦA CÂY THUỐC Tên vay mượn từ các ngôn ngữ khác: – Cây mới nhập / cây chưa hay không tên thông dụng. – Sử dụng như là tên chính thức của cây: • Tên Hán - Việt: ♠ Ma hoàng, Dương cam cúc, Hà thủ ô, Xứ (Sử) quân tử. • Tên từ các ngôn ngữ khác: ♠ Sầu riêng, Thốt nốt, Sầu đâu, Canh ki na, Digital, Actisô – Sử dụng song song với tên Việt có sẵn: • Du long thái (Rau dừa nước), Thỏ ti tử (Tơ hồng), Bạch giới tử (Hạt cải trắng), Hương phụ (Cỏ cú, Củ gấu). Tên đặt mới: – Theo nghĩa của tên dân tộc ít người, tên nước ngoài – Theo đặc điểm đặc biệt của cây – Theo âm hay nghĩa của tên khoa học. TÊN GỌI CỦA CÂY THUỐC Tên phái sinh Từ chỉ đặc điểm chung + từ chỉ đặc điểm riêng của cây Các loài gần gũi về mặt thực vật và/hoặc công dụng: – Cà: Một số loài thuộc chi Solanum họ Cà (Solanaceae): • Cà độc dược, Cà dại hoa trắng, Cà trái vàng, Cà gai leo – Cải: Một số loại rau có mùi hăng họ Cải (Brassicaceae): • Cải xanh, Cải trắng, Cải bắp, Cải thảo v.v… – Húng: Một số loài rau dùng làm gia vị (thường họ Hoa môi) • Húng chanh, Húng quế, Húng rũi (Húng lũi) v.v… – Ngải: Cây thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). TÊN GỌI CỦA CÂY THUỐC Gần về thực vật, công dụng – Khác xuất xứ, hình dạng – Bạc hà: Bạc hà Á, Bạc hà Âu. – Sâm: Sâm Triều tiên, Sâm Mỹ, Sâm Nhật, Sâm Việt Nam. – Quế: Quế thanh, Quế quỳ, Quế quan. – Thạch xương bồ, Thủy xương bồ. – Mã tiền (cây), Mã tiền dây.