1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy bé giỏi toán bằng thẻ Dot doc

4 325 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 139,78 KB

Nội dung

Dạy giỏi toán bằng thẻ Dot Tình hình là em thấy cả nhà mình 'buôn' rất nhiệt tình việc bắt đầu dạy học chữ, học tiếng Anh, tiếng Việt nhưng ít thấy 'buôn' vụ học Toán. Con trai em hiện được 5 tháng tuổi, em để ý thấy cu cậu có vẻ thích chơi với mấy con số mẹ mua nên em 'lần mò' thử xem có phương pháp nào dạy con học Toán không. Tình cờ em tìm được bài 'Phương pháp dạy trẻ học toán bằng thẻ Dot'. Em thấy khá thú vị nên mạo muội chia sẻ để có cha mẹ nào áp dụng cách này rồi cùng 'share' ạ. I. Dụng cụ: - 1 bộ thẻ dot gồm 101 thẻ. - Cách làm: cắt 101 giấy bìa cứng kích thướt 30x30cm dày 1cm. Cắt decal 5050 chấm đường kính 1.5cm. - Cách dán: không được dán thẳng hàng, khoảng cách các chấm không được đều nhau. Dán từ trong ra ngoài. Ps. Bộ thẻ dot dạy toán cho trẻ, cha mẹ có thể tự làm bằng tay theo hướng dẫn trên hoặc tìm mua trong các cửa hàng bán dụng cụ học tập cho trẻ trên toàn quốc. II. Phương pháp dạy 1. Bắt đầu dạy trẻ từ 3-6 tháng Ngày đầu tiên: Soạn sẵn 10 thẻ từ 1-10. Cầm thẻ 1 lên vừa cho xem vừa đọc to rõ “một”. Xoay 1 cạnh tiếp tục đọc “một. Như vậy 1 thẻ trẻ sẽ được nghe 4 lần cho mỗi thẻ. Lần đầu tiên cho trẻ nhìn thẻ từ 1-10 theo đúng thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự. Mỗi ngày cho xem ít nhất là 3 lần. Ngày thứ 2 đến ngày thứ 5: cũng cho trẻ nhìn từ 1-10 nhưng không theo thứ tự. Lưu ý là số ngày này không cố định. Khi cảm thấy trẻ không chú ý thì lập tức thay thẻ theo nguyên tắc dưới đây. Ngày thứ 6: bỏ 2 thẻ 1 và 2, cho thêm 2 thẻ 11 và 12 vào. Lần đầu tiên cho nhìn theo thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự. Ngày thứ 7: bỏ 2 thẻ 3 và 4, cho thêm 2 thẻ 13 và 14 vào. Lần đầu tiên cho nhìn theo thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự. Tương tự như vậy đến ngày thứ 10: vẫn cho xem 10 thẻ từ 11 đến 20. Như vậy là ngày nào cũng cho xem 10 thẻ (bỏ 2 thẻ nhỏ thêm 2 thẻ lớn). Đồng thời bắt đầu cho xem phương trình. Bắt đầu bằng phép cộng. Một lần cho xem 3 phương trình ví dụ : 3+5=8, 10+6=16, 4+7=11. Mỗi ngày cho xem 3 lần ngay sau khi cho xem 10 thẻ. Ba lần cho xem các phương trình đều khác nhau. Như vậy 1 ngày trẻ sẽ được xem 10 thẻ và 9 phương trình. Cách cho xem phương trình như sau: cầm thẻ 3 lên đọc “ba”, bỏ thẻ 3 xuống đọc “cộng”, cầm thẻ 5 lên đọc “năm”, bỏ thẻ 5 xuống đọc “bằng” cầm thẻ 8 lên đọc “tám. Phép cộng chỉ nằm trong khoảng 20 thẻ đầu. Bạn đừng lo là hết phép tính . Chỉ với 20 thẻ bạn có tới 190 phép tính cộng. Lưu ý là không được xếp 3 phép cộng theo thứ tự liên tiếp như sau: 1+1=2, 1+2=3, 1+3=4 mà các phép cộng được xếp ngẫu nhiên. Có thể tham khảo các phép sau đây: Ngày 11: 1+12=13, 4+5=9, 16+3=19. Các thẻ từ 13 đến 22. Ngày 12: 2+9=11, 8+5=13, 10+9=19. Các thẻ từ 15 đến 24. Ngày 13: 3+7=10, 1+5=6, 8+9=17. Các thẻ từ 17 đến 26. Ngày 14: 3+9=11, 8+5=13, 10+9=19. Các thẻ từ 19 đến 28. Ngày 15: 1+2=3, 4+16=20, 6+9=15. Các thẻ từ 21 đến 32. Ngày 16: 2+16=18, 1+11=12, 2+3=5. Các thẻ từ 23 đến 34. Ngày thứ 17: Khi trẻ đã học phép cộng được 1 tuần thì lập tức cho chuyển sang học phép trừ cũng tương tự phép cộng. Chỉ sử dụng 20 thẻ đầu tiên cho phép trừ. Ngày thứ 24: Như vậy đến đây trẻ đã biết 48 thẻ và 2 phép cộng trừ đơn giản.Bây giờ bạn có thể cho học phép cộng hoặc trừ đến 48. Ví dụ 1 ngày cho coi 3 lần. Một lần 3 phép như sau: 20+4=24, 19+10=29, 40-10=30. Một ngày trẻ được xem 9 phương trình cả cộng cả trừ. Làm tương tự trong 1 tuần. Ngày thứ 31: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 62. Lập tức chuyển qua phép nhân. Một ngày cho xem 3 lần, 1 lần 3 phép nhân ví dụ : 2x3=6, 5x6=30, 9x4=36. Ngày thứ 38: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 76. Lập tức chuyển qua phép chia chẵn (chú ý không được giới thiệu phép chia có dư). Một ngày cho xem 3 lần, 1 lần 3 phép chia ví dụ : 18/3=6, 72/8=9, 6/3=2. Ngày thứ 45: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 90. Bây giờ ta có thể dạy cả phép chia và phép nhân chung 1 ngày. Ví dụ như: 24/8=3, 3x5=15, 90/3=30. Ngày thứ 50: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đủ 100 thẻ. Đến đây bạn có thể dạy tất cả những gì bạn muốn. Tất cả các phép cộng trừ nhân chia sử dụng đến thẻ 100. Kể cả phép cộng hoặc nhân với 0. Bạn không cần phải giới thiệu lại các thẻ nữa. Mỗi ngày giới thiệu 9 phương trình. Chú ý đừng để thẻ nào lâu quá không xài. 2. Bắt đầu dạy trẻ từ 6-12 tháng Ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu có sở thích và sở ghét. Vì vậy việc dạy sẽ khó hơn từ 3-6 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nếu trẻ không chú ý thì bạn bỏ bớt giai đoạn đọc 4 lần 1 thẻ. Bạn chỉ cần giơ 1 thẻ lên đọc một lần duy nhất. Tốc độ nhanh lên và số lần xem 1 ngày cũng nhiều hơn có thể là 4 hoặc 5 lần. 3. Bắt đầu dạy trẻ từ 12-24 tháng. Ở giai đoạn này trẻ cực kì hiếu động. Việc dạy sẽ khó hơn rất nhiều so với trẻ bắt đầu từ 3-12 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nhưng giới thiệu 1 thẻ chỉ cần cho đọc 1 lần thay vì 4 lần. Một ngày chỉ nên học 7 thẻ (bỏ 2 thẻ cũ, thêm 2 thẻ mới). Bạn cũng phải kiên nhẫn hơn giai đoạn 6-12 tháng đó là 1 ngày phải cho trẻ xem ít nhất là 5 lần. 4. Bắt đầu dạy trẻ từ 24-30 tháng. Ở giai đoạn này trẻ muốn tự mình khám phá. Vì vậy việc dạy sẽ khó hơn rất nhiều so với trẻ bắt đầu từ 3-24 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nhưng giới thiệu 1 thẻ chỉ cần cho đọc 1 lần thay vì 4 lần. Tốc độ phải nhanh (1 giây 1 thẻ). Một ngày chỉ giới thiệu 5 thẻ (bỏ 2 thẻ cũ thêm 2 thẻ mới). Bạn cũng phải kiên nhẫn hơn giai đoạn 6-12 tháng đó là 1 ngày phải cho trẻ xem ít nhất là 8 lần và tốt nhất là 10 lần. . Dạy bé giỏi toán bằng thẻ Dot Tình hình là em thấy cả nhà mình 'buôn' rất nhiệt tình việc bắt đầu dạy bé học chữ, học tiếng. mò' thử xem có phương pháp nào dạy con học Toán không. Tình cờ em tìm được bài 'Phương pháp dạy trẻ học toán bằng thẻ Dot& apos;. Em thấy khá thú vị

Ngày đăng: 18/03/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w