Bang hoi BHYT pot

51 304 0
Bang hoi BHYT pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ ROCKEFELLER FOUNDATION ♣ ♦ ♣ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI CẬN NGHÈO HÀ NỘI, THÁNG 01 - 2011 BỘ Y TẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỤ KẾ HOẠCH – TÀI CHÍNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2010 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI CẬN NGHÈO I. Đặt vấn đề: Phát triển nhanh và bền vững đang là mục tiêu quan trọng trong cải cách kinh tế - xã hội của đất nước ta. Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, công tác giảm đói nghèo được Nhà nước coi là một bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển. Trong những năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong cải cách kinh tế, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhờ đó trong giai đoạn từ 2001 đến 2010, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 18,2% năm 2006 và đến nay còn khoảng 13% (mục tiêu đặt ra đến năm 2010 còn 10 – 11% hộ nghèo). Chính vì vậy Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước đạt thành tựu giảm tỷ lệ nghèo đói tốt nhất. Mặc dù có được tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng vẫn còn thiếu yếu tố bền vững, bởi vì trong số những người nghèo còn lại hiện nay thì phần lớn là những hộ gặp rất nhiều khó khăn để giảm nghèo và đồng thời những hộ thuộc diện cận nghèo cũng rất dễ bị tái nghèo khi gặp phải những rủi ro, nhất là khi gặp phải những vấn đề về sức khỏe và y tế. Nghèo đói phân bổ không đều giữa các vùng ở Việt Nam. Tỷ lệ hộ nghèo đói ở khu vực các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cao. Tình trạng cơ sở hạ tầng của vùng nghèo chậm được cải thiện. Đa số người nghèo ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Trước tình hình đó nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo đã được đưa vào thực hiện, xong chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa rõ ràng minh bạch ở một số địa phương, chưa thích ứng với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng nhóm người nghèo, vì vậy hiệu quả thực hiện chưa cao, chưa tác động mạnh tới cộng đồng người nghèo. Mục tiêu cơ bản của công cuộc xóa đói giảm nghèo là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã 2 hội nhằm nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư; ưu tiên phát triển y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, kiềm chế lây nhiễm HIV/AIDS; hình thành, mở rộng mạng lưới bảo trợ và an sinh xã hội cho người nghèo, người cận nghèo, người bị rủi ro do thiên tai, giảm thiểu mức độ dễ tổn thương cho người dân, tăng cường vai trò của các hội và đoàn thể tham gia vào mạng lưới an sinh xã hội; thực hiện cải cách hành chính Về y tế, cần phải tăng cường củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở, duy trì và phát triển các dịch vụ y tế cộng đồng, ưu tiên cho việc phòng chống các bệnh ảnh hưởng tới người nghèo (sức khoẻ sinh sản, các bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, các bệnh của trẻ em và các bệnh xã hội khác); nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; đảm bảo người nghèo có thể tiếp cận được dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng; hỗ trợ người nghèo, cận nghèo trong việc chi trả các dịch vụ y tế. Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ công tác xoá đói giảm nghèo, xong trên thực tế các chính sách này chưa được triển khai một cách triệt để, đồng bộ, chưa xây dựng được một mô hình triển khai có hiệu quả, chẳng hạn: - Việc miễn phí cho người dân khi họ đến khám chữa bệnh tại các cở sở y tế công như trước đây đã làm mất đi khoản thu nhập từ nguồn thu viện phí để bù đắp các chi phí của các cơ sở y tế khi phục vụ người bệnh. Ở các tỉnh Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long, ngoài việc bệnh viện thực hiện miễn phí cho bệnh nhân, còn phải lo ăn và chỗ ở cho bệnh nhân và cả người nhà bệnh nhân, đưa đón bệnh nhân từ những nơi xa xôi hẻo lánh xong không có thêm nguồn kinh phí bù đắp các chi phí đó. Số bệnh nhân càng nhiều, các cơ sở y tế càng khó có khả năng duy trì hoạt động do nguồn kinh phí hạn hẹp từ phía Chính phủ. Cán bộ y tế ở các vùng này không có khoản thu nhập thêm do đó cũng không khuyến khích người thầy thuốc tận tâm, tận tụy với công việc. - Người dân chưa hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi đến khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế công, do đó nhiều người bị bệnh nhưng không dám đến điều trị tại bệnh viện mà chỉ tự điều trị cho đến khi bệnh quá nặng cán bộ y tế mới biết và đưa họ vào điều trị tại bệnh viện. - Về chính sách bảo hiểm y tế: Cùng với chính sách thu một phần viện phí, bảo hiểm y tế đã được triển khai theo Luật Bảo hiểm y tế trong phạm vi cả 3 nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, hạn chế tình trạng thiếu công bằng, tăng nguồn lực về tài chính cho y tế ngoài nguồn ngân sách nhà nước. Hiện nay, BHYT không những chỉ tập trung vào các đối tượng hưởng lương Nhà nước mà đã dần dần mở rộng đến các doanh nghiệp vốn nước ngoài, bảo hiểm y tế học sinh và đã dùng ngân sách Nhà nước để hỗ trợ các vùng nghèo, người nghèo trong khám chữa bệnh dưới các hình thức như miễn giảm viện phí, cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo Xong đối với những người cận nghèo, đặc biệt là những người sống ở vùng nông thôn thì hầu như chưa được thụ hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ tài chính đã được ban hành để đảm bảo cho họ được công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế. - Để giải quyết được những bất cập trong việc cung cấp các dịch vụ y tế cho người nghèo, người có công và các đối tượng chính sách khác. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo và hỗ trợ một phần cho các đối tượng ngoài quy định của Quyết định 139 trong các trường hợp không đủ khả năng chi trả dịch vụ y tế khi mắc bệnh hiểm nghèo được điều trị tại bệnh viện công. Việc xác định đối tượng thụ hưởng theo Quyết định 139 và đối tượng cận nghèo được căn cứ theo tiêu chuẩn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, những đối tượng thuộc diện cận nghèo thì việc xác định của các địa phương vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ, do đó trong từng trường hợp cụ thể, giám đốc bệnh viện được quyền thực hiện miễn giảm viện phí cho bệnh nhân. Đây cũng là điều kiện bất cập đối với các cơ sở y tế. Bảng: Kết quả thực hiện bảo hiểm y tế năm 2008 Nội dung Tổng số Bắt buộc Người nghèo Tự nguyện Số người tham gia (triệu người) 37,70 11,20 15,80 10,70 Tỷ lệ (%) 43,76 Tổng số thu (tỷ đồng) 9.609 5.692 2.254 1.663 Tổng số chi (tỷ đồng) 10.114 8.012 2.102 TS lượt KCB có BHYT (x 1.000) 71.034 - Hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người cận nghèo: Người cận nghèo được tham gia Bảo hiểm y tế được quy định tại khoản 20 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng bảo hiểm y 4 tế cho đối tượng cận nghèo, với mức đóng hàng tháng được quy định tối đa bằng 4,5% mức lương tối thiểu và do đối tượng tự đóng. - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Thông tư số 25/2008/TT- BLĐTBXH ngày 21/10/2008 hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình cận nghèo theo quy định tại Quyết định 117/2008/QĐ-TTg: Hộ gia đình cận nghèo được quy định là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 130% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo quy định tại Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng giai đoạn 2006 – 2010. Cụ thể: + Khu vực nông thôn: từ 201.000 đồng đến 260.000 đồng/ người/ tháng. + Khu vực thành thị: từ 261.000 đồng đến 338.000 đồng/ người/ tháng. - Với tiêu chí này thì hiện nay cả nước có khoảng 14 – 15 triệu người thuộc diện cận nghèo (khoảng 16% dân số) cần được Nhà nước hỗ trợ một phần mua thẻ bảo hiểm y tế. - Ở hầu hết các địa phương trong cả nước là chưa có cơ chế rõ ràng cho việc thanh toán, hỗ trợ cho đối tượng cận nghèo. Việc khó khăn triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ này được cho là bị vướng mắc ở cả khâu xác định đối tượng cũng như là việc huy động các nguồn lực tài chính. - Phần lớn các cán bộ y tế ở trạm y tế xã ngoài việc khám chữa bệnh tại trạm còn tổ chức khám chữa bệnh tại nhà dân, xong chưa có quy định của cơ quan BHYT cho thanh toán BHYT đối với các trường hợp khám ngoại trạm bởi lý do không có bằng chứng để chứng minh. Hơn nữa, danh mục thuốc khám BHYT đôi khi chưa phù hợp với thực trạng bệnh tật của người dân nên ngoài việc thanh toán BHYT theo khung giá trần (đối với các dịch vụ được cơ quan bảo hiểm quy định) người bệnh còn phải trả các khoản chi phí khác cho khám chữa bệnh của họ. Đó cũng là một trong những lý do người bệnh đến khám, chữa bệnh theo thẻ bảo hiểm y tế tại tuyến xã còn hạn chế. Với thực trạng và yêu cầu nêu trên, báo cáo này sẽ nghiên cứu đánh giá thực hiện phương thức bảo hiểm y tế cho người cận nghèo để tổng quan những mặt mạnh và hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp trong thời gian tới để cho những người thuộc diện này sẽ có cơ hội được tiếp cận với các chính sách về xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, vừa góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần làm tốt hơn nữa công tác xóa đói giảm nghèo vào năm 2020. II. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung 5 Tổng quan các kết quả triển khai thực hiện BHYT cho người cận nghèo, xác định những yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp phát triển BHYT cho người cận nghèo trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe cho người cận nghèo. 2.2. Mục tiêu cụ thể  Tổng quan các chính sách và văn bản hướng dẫn liên quan đến thực hiện BHYT cho người cận nghèo.  Khảo sát tình hình tổ chức triển khai BHYT cho người cận nghèo ở các địa phương.  Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHYT cho người cận nghèo.  Đề xuất những giải pháp cụ thể để phát triển BHYT cho người cận nghèo trong thời gian tới. III. Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp các phương pháp thu thập số liệu của nghiên cứu này như sau: - Nghiên cứu từ các tài liệu có sẵn: số liệu thứ cấp; - Thảo luận nhóm; - Phỏng vấn sâu, tham vấn chuyên gia; - Điều tra hộ gia đình. 3.1. Tổng quan các văn bản, chính sách về hỗ trợ BHYT cho người cận nghèo: Thu thập và tổng hợp văn bản quy định các cơ chế, chính sách của Nhà nước liên quan đến việc hỗ trợ BHYT cho người cận nghèo. 3.2. Thu thập và phân tích số liệu tự báo cáo của các địa phương: Bộ Y tế đã xây dựng một mẫu phiếu và gửi đi để thu thập số liệu ở các địa phương để thu thập và tổng hợp số liệu và báo cáo liên quan đến triển khai Bảo hiểm cho đối tượng cận nghèo. Mẫu phiếu bao gồm các nhóm thông tin chính sau đây:  Thông tin chung: Dân số, điều kiện kinh tế - xã hội  Thông tin về các chủ trương, chính sách của địa phương liên quan đến hỗ trợ BHYT cho người cận nghèo (nếu có, kèm bản sao)  Thông tin liên quan đến xác định đối tượng người cận nghèo: Hướng dẫn xác định như thế nào, tổ chức thực hiện ra sao, số huyện/xã đã xác định được đối tượng người cận nghèo, số lượng đối tượng đã được xác định  Nguồn kinh phí để thực hiện hỗ trợ BHYT cho người cận nghèo (2009): Số lượng kinh phí đã bố trí theo các nguồn 6  Cơ chế và định mức hỗ trợ: Tổ chức bán thẻ BHYT như thế nào? Định mức hỗ trợ, số kinh phí đã chi hỗ trợ BHYT cận nghèo, phương thức hỗ trợ cụ thể như thế nào?  KCB BHYT cho người cận nghèo: o Các quy định về dịch vụ BHYT cận nghèo được hưởng tại địa phương. o Số liệu sơ bộ về KCB BHYT cận nghèo ở một số bệnh viện (số lượt KCB, chi phí nếu có ).  Những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong việc triển khai hỗ trợ BHYT cho người cận nghèo: Văn bản pháp quy, tổ chức thực hiện, xác định đối tượng, bố trí kinh phí, tổ chức bán thẻ, tổ chức cung cấp dịch vụ  Những đề xuất của địa phương để mở rộng BHYT cho người cận nghèo, góp phần tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân vào 2014. Mẫu phiếu này đã được xây dựng và gửi đến tất cả 63 tỉnh/ thành phố. Sở Y tế làm đầu mối có thể thu thập thông tin từ các nguồn: Sở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh, bệnh viện Đến nay, đã thu nhận được 29 báo cáo. Còn lại các địa phương chưa có báo cáo gửi về là những nơi chưa triển khai nội dung này trên địa bàn. 3.3. Nghiên cứu thực địa: Do điều kiện kinh phí và thời gian có hạn, phần khảo sát thực địa sẽ được tiến hành tại 3 tỉnh ở 3 miền Bắc - Trung - Nam. 3 tỉnh này được chọn dựa vào các tiêu chí sau:  Đã triển khai xác định đối tượng người cận nghèo (để có thể tiến hành điều tra hộ gia đình người cận nghèo về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế).  Điều kiện kinh tế - xã hội tương đối khó khăn.  Nhất trí hợp tác triển khai nghiên cứu. Tại 3 tỉnh được chọn, sẽ tiến hành các nội dung khảo sát sau đây: 3.3.1. Thảo luận nhóm:  Tuyến tỉnh: Tổ chức tại Sở Y tế, với sự tham gia của các bên liên quan đến triển khai BHYT cho người cận nghèo, bao gồm: - Đại diện UBND tỉnh - Đại diện Sở Y tế - Đại diện Sở LĐTBXH - Đại diện Sở Tài chính - Đại diện cơ quan BHXH/BHYT tỉnh 7  Tuyến huyện: Tại mỗi huyện tổ chức 1 cuộc họp thảo luận nhóm với các thành phân liên quan đến triển khai BHYT cho người cận nghèo, bao gồm: - Đại diện UBND huyện - Phòng Y tế - Đại diện một số UBND xã - Đại diện một số TYT xã - Một số trưởng thôn 3.3.2. Phỏng vấn sâu: Đối tượng phỏng vấn sâu ở mỗi tỉnh gồm có: - Đại diện UBND tỉnh - Đại diện Sở LĐTBXH - Đại diện cơ quan BHXH/ BHYT tỉnh 3.3.3. Điều tra hộ gia đình: Mục đích của điều tra hộ gia đình là để tìm hiểu sự hiểu biết, thái độ của người cận nghèo về chủ trương hỗ trợ BHYT cho người cận nghèo, sự sẵn sàng tham gia, mức độ bao phủ BHYT cận nghèo, tình hình sử dụng dịch vụ CSSK Đối tượng điều tra là những hộ cận nghèo đã được chính quyền địa phương xác nhận. Nội dung điều tra: - Thông tin chung về hộ gia đình, thông tin về điều kiện KT-XH của hộ gia đình. - Hiểu biết của HGĐ về BHYT nói chung và BHYT cận nghèo. - Thẻ BHYTBHYT cận nghèo: Số người có thẻ, loại thẻ, nơi mua/ nơi cấp Nếu không có thẻ: Lý do không có thẻ, kiến nghị gì để có thẻ? - Tình hình ốm đau và sử dụng thẻ BHYT khi đi Khám, chữa bệnh. - Hỏi về quan niệm chung của người dân địa phương, đặc biệt là người cận nghèo: Tại sao không tham gia BHYT, cần hỗ trợ gì để tham gia BHYT. 3.4. Phỏng vấn sâu và tham vấn ở tuyến TW:  Báo cáo nghiên cứu sẽ được gửi đến các chuyên gia có kinh nghiệm để xin ý kiến góp ý. 8  Tổ chức một số hội thảo nhóm để xin ý kiến các cơ quan, tổ chức liên quan và các Nhà tài trợ. 3.5. Hội thảo góp ý: Sau khi thu thập, phân tích và viết báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, một hội thảo được tổ chức để trình bày kết quả và xin góp ý của các bên liên quan. 9 IV. Kết quả nghiên cứu: 4.1. Tổng quan các chính sách và văn bản hướng dẫn liên quan đến thực hiện BHYT cho người cận nghèo:  Chính sách, quy định chung, quy định về đối tượng thụ hưởng, mức thụ hưởng: Quyết định số 117/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh mức đóng Bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội.  Cách xác định đối tượng: Thông tư số 25/2008/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình cận nghèo theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định số 117/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ.  Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo: Thông tư số 10/2008/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 9 năm 2008 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế. 4.2. Kết quả triển khai thực hiện Bảo hiểm y tế cho người cận nghèo: Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sau hơn một năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế (từ tháng 7/ 2009), cả nước mới chỉ có khoảng hơn 1 triệu người cận nghèo tham gia Bảo hiểm y tế (chiếm chưa tới 10% đối tượng cận nghèo). Tại nhiều địa phương, tỷ lệ người cận nghèo tham gia Bảo hiểm y tế chỉ đạt 1,2 - 1,5%. Ngay tại Hà Nội, với gần 400.000 đối tượng thuộc hộ cận nghèo nhưng đến nay mới chỉ có hơn 500 người tham gia Bảo hiểm y tế. Tại Lạng Sơn, con số đó cũng mới chỉ là gần 700 người. Tại Yên Bái, cuối năm 2009 có khoảng 39.000 đối tượng cận nghèo, nhưng đến hết tháng 6 - 2010 cũng mới chỉ có 3.000 đối tượng tham gia. Bắc Ninh, một trong những địa phương đầu tiên dành ngân sách địa phương hỗ trợ tới 70% cho đối tượng cận nghèo trước khi thực thi Luật Bảo hiểm y tế. Song tới thời điểm này, tỉnh cũng mới chỉ có khoảng 3.500 đối tượng tham gia, chiếm gần 12% tổng số đối tượng cận nghèo. Bảng 1. Thông tin chung về các hộ gia đình được phỏng vấn (Q1e) Tỉnh Chung 3 tỉnh Ninh Bình Nghệ An Tây Ninh (n=361 ) % (n=140 ) % (n=139 ) % (n=82 ) % Làm ruộng 225 62.3 133 95.0 80 57.6 12 14.6 Cán bộ Nhà nước 3 0.8 0 0.0 2 1.4 1 1.2 Công nhân 4 1.1 0 0.0 1 0.7 3 3.7 Buôn bán 11 3.0 0 0.0 5 3.6 6 7.3 10 [...]... - Các văn bản quy định của BHXH về thực hiện BHYT vẫn còn chồng chéo 3 Những kiến nghị để triển khai tốt BHYT cho người cận nghèo: Để có thể nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho người nghèo và cận nghèo, các Sở, Ban, Ngành cần thực hiện chính sách hỗ trợ BHYT cho người cận nghèo một cách đồng bộ và khẩn trương - Cần phải thực hiện triệt để việc cấp thẻ BHYT cho họ; đồng thời các cơ quan hữu quan, đặc... phiền hà cho người dân Tuy nhiên thì việc phối hợp giữa cán bộ làm thẻ BHYT với CBYT và cán bộ xã chưa đồng bộ dẫn đến việc chậm trễ trong việc cấp, phát thẻ cho người dân” Cải thiện chất lượng dịch vụ y tế: tổng hợp báo cáo của các địa phương cho thấy: 1 Nhận xét chung về chính sách hỗ trợ BHYT cho người cận nghèo: Chính sách hỗ trợ BHYT cho người cận nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước... chất lượng dịch vụ KCB 49 13.6 10 7.1 35 25.2 4 4.9 Cải cách thủ tục thanh toán BHYT 26 7.2 3 2.1 22 15.8 1 1.2 Bỏ quy định đồng chi trả 21 5.8 2 1.4 14 10.1 5 6.1 Tăng cường tuyên truyền 29 8.0 14 10.0 15 10.8 0 0.0 Cải cách thủ tục bán thẻ BHYT 13 3.6 1 0.7 12 8.6 0 0.0 6 1.7 0 0.0 5 3.6 1 1.2 Tối thiểu 50% Giảm mức đóng BHYT Lý do khác Xuất phát từ những lý do ở trên khiến cho người dân không hoặc... cận nghèo nhằm kịp thời đề xuất danh sách cấp thẻ BHYT cho những hộ này Đây là công tác rất quan trọng, giúp cho những hộ cận nghèo giảm chi phí y tế, tức là trực tiếp giảm nguy cơ trở thành hộ nghèo - Nhằm làm giảm gánh nặng chi phí cho Quỹ BHYT ngày càng khó khăn, đồng thời bù đắp khoản chi phí đồng chi trả, có thể tính đến giải pháp tăng mức đóng BHYT cho một số đối tượng có thu nhập ổn định và/... của BHYT - Đối tượng là người dân tộc trong và ngoài tỉnh đề nghị BHXH xem xét và quyết toán kinh phí cho cơ sở điều trị kể cả lúc bệnh nhân không mang thẻ BHYT Cuối cùng, nhưng cũng là giải pháp quan trọng nhất, đó là tăng cường mạnh mẽ vai trò của cấp ủy và chính quyền địa phương trong công tác xoá đói, giảm nghèo, trong đó có việc xác định hộ nghèo và cận nghèo, kịp thời đề xuất việc cấp thẻ BHYT. .. trong việc được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước, trước hết là hưởng hỗ trợ mua BHYT Nhiều tỉnh trong cả nước, việc triển khai vận động người cận nghèo mua BHYT cũng còn gặp rất nhiều khó khăn Ngay như Bắc Ninh - một tỉnh có trình độ dân trí cao, trong khi địa phương hỗ trợ đến 70%, xong tỷ lệ người cận nghèo mua BHYT vẫn chưa được bao phủ hết Cần phải có sự nỗ lực nhiều hơn của các ngành chức năng... gia mua BHYT nhiều hơn (Q27) Chung 3 tỉnh Tỉnh Tăng mức hỗ trợ của Nhà nước (n=361 ) % Ninh Bình (n=140 ) Nghệ An % (n=139 ) Tây Ninh % (n=82 ) % 299 82.8 102 72.9 134 96.4 63 76.8 9 3.0 2 2.0 3 2.2 4 6.3 Từ 50 - 70% 31 10.4 22 21.6 3 2.2 6 9.5 Từ 70 - 80% 110 36.8 43 42.2 46 34.3 21 33.3 Từ 90 - 100% 124 41.5 21 20.6 81 60.4 22 34.9 154 42.7 52 37.1 68 48.9 34 41.5 Tăng quyền lợi khi tham gia BHYT 91... có thu nhập khá Ví dụ, có thể dựa vào quy định thuế thu nhập để tăng chi phí đóng BHYT của những đối tượng có thu nhập cao phát sinh thuế thu nhập - Cần phải sửa đổi chế độ thu viện phí hiện nay tại các bệnh viện để thu đúng, thu đủ chi phí khám chữa bệnh, tạo nguồn thu cho bệnh viện để phục vụ tốt hơn cho đối tượng BHYT mà quan trọng hơn hết là tạo một nguồn Quỹ dự phòng để điều trị cho những người... tình hình thực tế hiện nay Nhìn chung các đơn vị không đủ kinh phí để thanh toán kịp thời cho các nhà cung cấp do kinh phí tạm ứng từ BHXH thấp và không phù hợp với thực tế (khoán kinh phí trên đầu thẻ BHYT là không phù hợp) - Chưa có danh mục phân biệt cụ thể vật tư tiêu hao thông thường, vật tư tiêu hao đặc biệt, vật tư thay thế gây ra tình trạng không thống nhất việc thanh quyết toán giữa BHXH và... cháu hoặc người khác mua cho 4 1.9 2 2.5 2 2.5 0 0.0 Mua vì thấy có Nhà nước hỗ trợ 31 14.9 17 21.0 1 1.3 13 27.7 Chia sẻ khó khăn với những người khác 11 5.3 5 6.2 6 7.5 0 0.0 Thấy mọi người mua thẻ BHYT thì mua 3 1.4 2 2.5 1 1.3 0 0.0 10 4.8 0 0.0 0 0.0 10 21.3 3 1.4 0 0.0 0 0.0 3 6.4 Được địa phương cấp nên có thẻ Lý do khác Khó khăn về kinh tế và hạn chế trong nhận thức được xem là trở ngại chính . kiện KT-XH của hộ gia đình. - Hiểu biết của HGĐ về BHYT nói chung và BHYT cận nghèo. - Thẻ BHYT và BHYT cận nghèo: Số người có thẻ, loại thẻ, nơi mua/ nơi. phí đã chi hỗ trợ BHYT cận nghèo, phương thức hỗ trợ cụ thể như thế nào?  KCB BHYT cho người cận nghèo: o Các quy định về dịch vụ BHYT cận nghèo được

Ngày đăng: 18/03/2014, 03:20

Mục lục

  • BỘ Y TẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan