1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sự va chạm giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới

562 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 562
Dung lượng 14,97 MB

Nội dung

Trang 1

930 hương Sửu, Nguyễn Văn Ï lạnh, Nguyễn Phương Nam, Lưu Ánh "Huyết dịch

SƯ Võ Minh Thần hiệu đính 2018 -10113470 samuel P Huntington SU VA CHAM

GIỮA CÁC NÊN VĂN MINH và sự tái lập trật tự thê giới

Sự va chạm giữa các

Trang 2

SU VA CHAM

GIỮA CAC NEN VAN MINH

Trang 3

All rights reserved

SỰ VA CHAM GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH

Bản quyền tiếng Việt © Cơng ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam, 2015 Công ty Cố phần Sách Omega Việt Nam xuất bản, bìa cứng, 2017, 2ot8

Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản

của Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quỷ vị độc giả để sách ngày càng hoàn thiện hơn

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quắc gìa Việt Nam

Huntington, Samuel P

Sự va chạm giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thể giới 7 Samue] P Huaungron ; Dịch: Nguyễn Phương Sửa ; Võ Minh Tuấn h - Tái bản - 14 : Thế giới ; Công ty Sách Omean Việt Nam 2018 - 560tr +24em ISBN: 9786047748983 1 tịch sử thể giới 2 Chính tị quốc tẾ 3 Văn minh nhãn loại 909.829 - do23 TGL0092p-CIP Góp ý về sách, liên hệ về bản thao va bản dich: publication@omegaplus.vn

Trang 4

SAMUEL P HUNTINGTON

SU VA CHAM

GIỮA CAC NEN VAN MINH

VA SU TAILAP TRAT TU THE GIG

Nguyễn Phương Sửu, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Phương Nam, Lưu Ánh Tuyết dich

Võ Minh luấn Aiéu dinh

Trang 5

TS Nguyễn Ngọc Anh; Nguyễn Cảnh Bình; TS Nguyễn Tuấn Cường; Vũ Trọng Đại;

ThS Phạm Diệu Hương; TS Phạm Sỹ Thành; TS Trần Toàn Thắng; Thề Đậu Anh Tuấn;

PGS TS Lê Anh Vinh; TS Trương Minh Huy Vũ

BICR

BON VI BAO TRG TRUYEN THONG

Trang 6

LOINOI DAU

Su va cham giữa các nên Uăn minh uà sự tái lập trật tự thế giới là tác phẩm có ảnh hưởng sâu xa Nó đã định nghĩa lại sự rối ren hiện tại trên thế giới và cung cấp một hệ khái niệm mới giúp diễn giải những phức

tạp mới trong thế giới đang ngày càng cố kết của chúng ta Vậy nên không lạ khi phân tích của Samuel Huntington về những dịch chuyển

mang tính kiến tạo trong mối quan hệ tương hỗ giữa tín ngưỡng, văn

hóa, chính trị - vốn ban đầu khá lạ lắm nhưng ngày càng trở nên hấp

dẫn — đã giành được một chỗ đứng trên kệ sách giữa hàng chục tác phẩm để đời, mang đến những góc nhìn tỉnh túy không thể thiếu nếu ta muốn hiểu được bao quát hơn về những vấn đề thế giới trong thời đại của chúng ta

Và cũng không ngạc nhiên khi tác phẩm này gợi lên không chỉ

sự ngưỡng mộ đối với tầm vóc rộng lớn và chiều sâu ấn tượng, mà còn cả (nhất là lúc đầu) nỗi hoài nghỉ về mặt học thuật về việc liệu có thật

cuốn sách đã vượt qua các đường phân chia truyền thống trong các môn khoa học xã hội hay không, đó là chưa kể đến những toan tính nhằm vào tình cảm để bài bác những giá trị cá nhân của Huntington hoặc mượn danh các động cơ nhị nguyên của Ma Ni giáo để lợi dụng

Trang 7

quãng đời trưởng thành Cùng tốt nghiệp Harvard, rồi lại cùng ở lại trường làm hai giảng viên trẻ Không chỉ chúng tôi, mà hai người

phụ nữ của chúng tôi cũng rất thân nhau Sau khi Sam chuyển từ

Harvard sang Columbia, cậu ta rủ tôi cùng sang với cậu Con đường

của chúng tôi chia làm hai ngả khi cậu ta chọn quay lại Harvard, còn

tôi thì ở lại Nhưng chúng tôi vẫn cố gắng viết chung với nhau một cuốn sách, và sau đó, cậu ta lại cùng làm với tôi trong Nhà Trắng Tại Nhà Trắng, Huntington thực hiện việc đánh giá chiến lược trên phạm vi rộng của sự đối đầu Xô-Mỹ trong cuộc chiến giành quyển lực toàn cầu đang chi phối đáng kể các chính sách của cả chính

quyển Carter và Reagan

Thứ hai, chỗ bạn bè thật nhưng chúng tôi vẫn thường hay bất

đồng Phải thú thực, ban đầu tôi thấy hoài nghi về luận án lớn của

ông ấy khi luận án này được duyệt trước dưới dạng một bài viết

trong Tap chi Foreign Affairs sé thang Bay nam 1993 Gidng như mọi người, tôi ấn tượng sâu sắc với quy mô tham vọng của bài báo, nhưng

cũng băn khoăn trước điểu mà tôi nhìn nhận như là một sự áp đặt có chủ ý một cái khung có tác động sâu rộng về mặt trí tuệ và lịch sử

lên các động lực phức tạp của những cuộc xung đột xã hội, tôn giáo,

dân tộc đương thời Nhưng sau đó khi tham gia vào các cuộc thảo luận giữa Sam và một số người chỉ trích ông ấy, và đặc biệt là sau khi đọc cuốn sách này, những lo ngại của tôi đã dần biến mất lôi bắt đầu

hiểu rằng luận điểm lớn và lối tổng hợp có tầm bao quát của ông ấy,

những sự hiểu thấu sâu sắc không chỉ rất cần thiết để hiểu các vấn để

thế giới đương đại mà còn đối với việc hình thành nên những sự hiểu

thấu đó một cách thông minh

Điểm cuối cùng phải nhấn mạnh là: Cuốn sách của Huntington

Trang 8

trong tiến trình chính trị — con mang lại một bệ phóng trí tuệ cho các

chính sách mà vừa không liên quan đến sự đầu hàng thụ động thiếu suy xét trước thuyết định mệnh lịch sử quá đỗi giản đơn, vừa giữ khư khư

quan niệm coi xung đột văn minh là sự cấp bách đạo đức không thể tránh được của thời đại chúng ta Không ngạc nhiên khi một số người ủng hộ tư tưởng cực đoan đó lại càng bị cám dỗ bởi những lời hiệu triệu sang sảng sau sự kiện ngày 11 tháng Chín thúc giục hành động mà trên bình diện công chúng, gói gọn những thách thức văn minh khó

nắm bắt đặt ra cho Mỹ thành một khẩu hiệu giản dị: “Chúng ta yêu tự

do, bọn họ ghét tự do.” Và chẳng thế các kết luận chính sách rút ra từ

sự đối chọi giản lược và khá mị dân như vậy đã gây nên những hậu quả “ty sat” khi áp dụng vào đời thực

Thực tế, trong những hàm ý chính sách của nó, '% 22 ebg? gia các nến uăn minh đưa ra một sự cảnh tỉnh lớn Gần một thập niên trước khi xảy ra sự kiện ngày 11 tháng Chín, thông điệp cia Huntington là: Trong thế giới đang được thức tỉnh về chính trị, về nhận thức của chúng ta trước các nhiệm vụ mà một số nền văn minh đòi hỏi (giống

như các vũ khí hạt nhân với quy mô về hiểm họa chưa từng thấy của nó

đòi hỏi), chúng ta phải trông cậy vào sự liên hiệp giữa các nền văn minh

dựa trên sự biết điểu, tôn trọng, và kiểm chế lẫn nhau để điều tiết các mối quan hệ giữa các quốc gia Như vậy, cuốn sách này của Huntington

không chỉ đi tiên phong về mặt trí tuệ, mà nó còn là một sự thông tuệ về mặt chính trị

Tháng Tu năm 2011

— ZBIGNIEW BRZEZINSKI

¡ Xin bạn đọc lưu ý: Cuốn sách này chỉ là một tài liệu tham khảo về cục diện chính trị thế

giới thời hiện đại Do vậy, mọi cách nhìn, đánh giá, phân tích về Liên Xô, Trung Quốc,

Trang 10

87.8 8 5

n1 ee eecsecescececscscecsssescsevscscssscsesesssusseseseescsesacseseseesensseaeeaeneeaeas 13

L

MỘT THẾ GIỚI CỬA NHỮNG NỀN VĂN MINH

Chương 1l Kỹ nguyên mới trên chính trường quốc tế 18

Chương 2 Các nền văn minh trong lịch sử và đương đại AF

Chương 3 Mét nan van minh phé quat?

Hiện đại hóa và phương Tây hóa -: - -©- z3

IL

SU DICH CHUYEN THE CAN BANG

CUA CAC NEN VAN MINH

Chuong 4 Sự thoái trào của phương Tầy: Sức mạnh,

văn hóa, và quá trình bản địa hóa - 111 Chương5 Kinh tế, dân số, và các nền vin minh thach thức L4

II

SỰ XUẤT HIỆN TRẬT TỰ CUA CAC NEN VAN MINH

Chuong 6 Tái định dạng văn hóa nền chính trị toàn cầu 180

Chương # Quốc gia hạt nhân, vòng tròn đồng tâm,

Trang 11

Chuong 8 Phương Tây và phần còn lại:

Các vấn đề giữa các nền văn minh - 27⁄4 Chương O9 Nan chính trị toần cầu về các nền văn minh 314

Chương 10 Từ các cuộc chiến tranh quá độ

đến các cuộc chiến tranh nơi đường đứt gãy 380 Chương 11 Động lực của các cuộc chiến tranh

nơi đường đứt me 414 V

TUONG LAI CUA CAC NEN VAN MINH |

Chuong 12 | Phương Tây, các nền văn minh, và văn mỉnh 4⁄2

Trang 12

Bang 2.1 Bang 3.1 Bang 3.2 Bang 3.3 Bang 4.1 Bảng 4.2 Bảng 4.3 Bang 4.4 Bang 4.5 Bang 4.6 Bang 5.1 Bang 8.1 Bang 8.2 Bang 10.1 Bang 10.2 Bang 10.3 Bang 10.4

DANH MUC BANG

Sử dụng hai thuật ngữ “Thế gidi ty do” va “phuong Tay’ 71

Những người nói các ngôn ngữ chính .-:-:55- 30

Những người nói tiếng Trung và các ngôn ngữ phương Tây .81

Tỉ lạ dân số thế giới trung thành

với những truyền thống tôn giáo lớn . :-:552 87

Lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát chính trị

của các nền văn minh, 1900-193 c sec ccx c2 117 Dân số các nước thuộc các nền văn minh lớn

trên thế giới, 1993 (tính theo đơn vị nghìn) HH TK kh he 118 Ti le dân số thế giới theo sự kiểm soát về chính trị

của các nền văn minh 1900-2025 (tính theo %) 120

Ti trong san phẩm sản xuất theo các nền văn minh,

hay quốc gia, lZố0-1080 che 121 Tỉ trọng tổng sản phẩm thé giới do các nền văn minh

nắm giữ, 1950-1092 (tính theo %) - +27 c5 cc2c25s: 123

Cơ cấu quân lực trên thế giới của các nền văn minh (tinh theo %) 1⁄24 Bùng nổ dân số thanh niên ở các nước Hồi giáo 1⁄4

Một số cuộc chuyển giao vũ khí của Trung Quốc,

0310500101107 a -:i12 285

Dân số Hoa Kỳ, xét theo chủng tộc và dân tộc (%) 310 Các cuộc xung đột sắc tộc-chính trị, 1003-1094 400

Các cuộc xung đột sắc tộc, 1993 c cà còc co cccv se: 401

Chủ nghĩa quân sự của các nước Hồi giáo

và Thiên Chúa giáo 5-5 tk vsxsererersve 402

Những nguyên nhân có khả năng dẫn tới

Trang 13

Hinh 2.1 Hinh 3.1 Hinh 3.2 Hinh 5.1 Hình ð.2 Hinh 5.3 Hinh 9.1 Hinh 10.1 Hinh 11.1 Ban dd 1.1 Ban dd 1.2 Bản đề 1.3 Bản đề Z.1 Ban da 7.2 Ban dé 8.1

Các nền văn minh Đông bán cầu .- 55-55: 62

Các phản ứng khác đối với tác động của phương Tây 104

Hiện dại hóa và Hồi sinh văn hóa c5 5c +- 105 Thách thức kinh tế: Châu Á và phương Tây 150

Thách thức nhân khẩu học: Hồi giáo, Nga và phương Tây 13

Bang né dan số trẻ Hồi giáo, tính theo khu vực 176

Chính trị toàn cầu của các nền văn minh: Các liên kết mới nổi lên c5 2 cecstrevee 378 Sri Lanka: Bing né dan 8 trẻ Sinhala va Tamil 404

Cấu trúc của một cuộc chiến tranh phức hợp nơi đường đứt gấy cá cà n1 1121412 rreg 428 DANH MỤC BẢN ĐỒ Phương Tây và phần còn lại: 1920 s52 23 Thá giới thời Chiến tranh Lạnh: Thập niên 1960 24

Thá giới thời của các nền văn minh: Hậu 1990 25

(tính theo %, tổng của thế giới bằng 100%) 121

Biên giới phía Đông của văn minh phương Tây 238 Ukraine: D&t nước bị chia rế à cTeeereereei 250

Trang 14

LOI TUA

He nam 1993, Tap chi Foreign Affairs cha Hoa Ky dang bai viết

của tôi với tựa “Sự va chạm giữa các nền văn minh?” Theo cac biên tập viên của tờ báo, bài viết của tôi đã khuấy động các luồng tranh luận kéo đài suốt ba năm, nhiều hơn bất kỳ bài viết nào đã được xuất bản trong

thập niên 1940 Chắc chắn trong ba năm đó, nó cũng khuấy động

nhiều tranh luận hơn hẳn bất kỳ bài viết nào tôi đã từng viết Phản hồi,

bình luận về bài viết đổ về từ hàng chục quốc gia khắp năm châu

Lập luận của tôi — cho rằng chiều kích nguy hiểm nhất, trọng tâm nhất của nền chính trị toàn cầu sẽ là sự xung đột giữa các nhóm từ các

nền văn minh khác nhau — gây ấn tượng, gợi sự tò mò, tức tối, hoảng sợ, hoang mang với những sắc thái khác nhau cho mọi người Cho dù

sự xung đột đó là gi, bài viết đã động đến tâm can con người ở mỗi nền

van minh

Việc bài viết thu hút sự quan tâm, bị hiểu sai, hay gây ra những ý kiến trái chiểu, càng làm cho tôi dường như có thêm động lực tìm

hiểu kỹ hơn về các vấn để mà nó đặt ra Một cách đặt câu hỏi mang

tính xây dựng là đưa ra một giả thuyết Ngay trên tít bài, tôi có đặt một dấu chấm hỏi — vốn thường không hay được mọi người để ý đến — chính là nỗ lực để làm được điều đó Cuốn sách hướng tới việc tìm

ra một câu trả lời trọn vẹn hơn, sâu sắc hơn, và minh chứng thấu đáo

hơn cho câu hỏi trong bài viết Ở đây, tôi cố gắng trình bày thật chỉ

Trang 15

đặt ra trong bài viết, và phát triển nhiều ý tưởng và để cập nhiều để

tài chưa được bàn đến hoặc chỉ được động đến qua loa trong bài viết

Các chủ để này bao gồm: khái niệm về các nền văn minh, câu hỏi về một nền văn minh phổ quát, mối quan hệ giữa quyền lực và văn hóa,

sự chuyển dịch thế cân bằng trong quyển lực giữa các nền văn minh, sự bản địa hóa văn hóa tại các xã hội phi phương Tây, cấu trúc chính trị của các nền văn minh, các xung đột tạo ra do sự phổ quát phương

Tây, tính chiến đấu Hồi giáo và những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc; những phản ứng mang tính cân bằng và band-wagon (“phù

thịnh”) với sự trỗi dậy của quyển lực Trung Quốc; các nguyên nhân và động cơ của các cuộc chiến nơi đường đứt gãy; và tương lai của

phương lây và của một thế giới các nền văn minh Một chủ để lớn không được nêu ra trong bài viết này có liên quan tới tác động quan trọng của tăng trưởng dân số đối với sự bất ổn định và cân bằng quyền

lực Chủ để quan trọng thứ hai cũng vắng mặt trong bài viết được cô đọng trong tên sách và câu kết của sách: “Các xung đột giữa các nền

văn minh là mối đe dọa khủng khiếp nhất đối với hòa bình thế giới,

và một trật tự quốc tế dựa trên các nền văn minh là tấm khiên vững

chắc nhất chống lại chiến tranh thế giới.”

Cuốn sách này không có tham vọng trở thành một công trình

khoa học xã hội, mà nó muốn cắt nghĩa những diễn biến chính trị toàn cầu sau Chiến tranh Lạnh Nó mong muốn đưa ra một cái khung, một mô hình nhằm đánh giá nền chính trị toàn cầu — công cụ

quý báu cho các học giả và bổ ích với các nhà hoạch định chính sách

Muốn kiểm chứng cái khung/mô hình đó quý báu và bổ ích đến đâu

thì không phải ở chỗ xem nó có diễn giải được mọi sự xảy ra trong

chính trị toàn cầu không Chắc chắn là không phải thế Mà ở chỗ liệu

Trang 16

15

hiểu nền chính trị toàn cầu trong giai đoạn cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, nhưng chưa chắc hữu dụng tương tự cho giai đoạn giữa thế kỷ 20 hay giữa thế kỷ 21

Những ý tưởng cuối cùng để thai nghén nên bài viết và cuốn sách này ban đầu đã được trình bày công khai tại loạt bài giảng Bradley tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Washington tháng Mười năm 1992, và sau đó nêu cụ thể trong báo cáo không thường kỳ được chuẩn bị cho

dự án của Viện Olin về “Môi trường an ninh biến đổi và mối quan tâm

quốc gia của Hoa Ky” do Quy Smith Richardson xuc tién Sau khi bai

viết được đăng tải, tôi tham gia rất nhiều seminar và hội thảo về “sự va chạm” với các cộng đồng hàn lâm, chính phủ, doanh nghiệp và các cộng

đồng khác trên toàn nước Mỹ Ngồi ra, tơi may mắn có cơ hội tham

gia thảo luận về bài viết cũng như luận điểm bài viết tại nhiều nước,

trong đó có Argentina, Bỉ, Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, Hàn Quốc,

Nhật, Luxembourg, Nga, A-rap Saudi, Singapore, Nam Phi, Tay Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và Đài Loan Những cuộc thảo luận này cho tôi tiếp xúc với các nền văn minh lớn, trừ Hindu, và tôi học hỏi được rất nhiều từ kiến thức, quan điểm của những người tham gia thảo luận

Năm 1994 và 1995, tôi thuyết trình trong một seminar tại Harvard về

bản chất của thế giới Hậu Chiến tranh Lạnh, và những nhận xét sôi

nổi, có lúc gay gắt của các học viên tại seminar càng tăng thêm động lực cho tôi Môi trường đồng nghiệp, tương trợ tại Viện John M Olin về Nghiên cứu Chiến lược và Trung tâm Chính sách Quốc tế của Harvard cũng đóng góp rất lớn cho công trình này của tôi

Bản thảo được Michael C Desch, Robert O Keohane, Fareed Zakaria, va R Scott Zimmerman đọc trọn vẹn, các nhận xét của họ mang đến những cải thiện đáng kể cả về bố cục cũng như chất lượng

của cuốn sách Trong qua trinh viét sach, Scott Zimmerman giúp tôi

Trang 17

dugc nhu vay Cac sinh vién tro giang, Peter Jun va Christiana Briggs

cũng đóng góp xây dựng rất nhiều cho tác phẩm Grace de Magistris giúp đánh máy các phần đầu của bản thảo, Carol Edward tận tâm và đắc lực tuyệt vời đã giúp chỉnh sửa bản thảo nhiều lần tới mức có khi

cô thuộc lòng nhiều đoạn trong đó Denise Shannon và Lynn Cox tại

Georges Borchardt va Robert Asahina, Robert Bender, va Johanna Li tai Simon & Schuster đã thu xếp bản thảo một cách nhiệt tình và chuyên nghiệp trong quá trình xuất bản Tôi vô cùng biết ơn những người này

đã giúp tôi cho ra đời cuốn sách Họ đã chăm chút cho nó tốt hơn những gì nó có, những thiếu sót còn lại là thiếu sót của tôi

Tác phẩm này của tôi được hiện thực nhờ sự hỗ trợ tài chính của

Quỹ John M Olin và Quỹ Smith Richardson Nếu không có sự giúp đỡ của hai quỹ này, cuốn sách có thể sẽ phải trì hoãn nhiều năm mới

hoàn thành, và tôi vô cùng biết ơn sự hậu thuẫn rộng rãi của họ Irong

khi các quỹ khác ngày càng tập trung vào các vấn để trong nước, Olin và Smith Richardson xứng đáng được tuyên dương khi vẫn duy trì quan tâm và hỗ trợ cho các tác phẩm về chiến tranh, hòa bình, an ninh quốc gia và quốc tế

Trang 18

L

MỘT THẾ GIỚI CỦA NHỮNG

Trang 19

Kỷ nguyên mới trên chính trường quúc tế

Phản mở đâu: Những lá cờ và bản sắc văn húa

Ngày 3 tháng Một năm 1992, một buổi họp giữa các học giả Mỹ

và Nga diễn ra tại lễ đường của một tòa nhà chính phủ ở Moscow Hai tuần trước đó, Liên Xô tan rã và Liên bang Nga trở thành một quốc gia

độc lập Theo đó, bức tượng Lenin vẫn thường ngự trị trên sân khấu

của lễ đường đã biến mất, thay vào đó hiện giờ là lá cờ của Liên bang Nga được trưng bày trên bức tường phía trước Duy chỉ có một chuyện,

một học giả Mỹ nhận xét, là lá cờ đó bị treo ngược Khi điều này được

chỉ ra cho các chủ nhà Nga, họ đã lắng lặng và nhanh chóng sửa sai ngay trong lần nghỉ giải lao đầu tiên

Những năm hậu Chiến tranh Lạnh chứng kiến sự khởi đầu của

những thay đổi sâu sắc về bản sắc các dân tộc và biểu tượng của những

bản sắc này Nền chính trị toàn cầu bắt đầu được tái định hình theo các xu thế văn hóa Những lá cờ treo ngược là một dấu hiệu của sự quá độ,

nhưng ngày càng có nhiều lá cờ tung bay cao hơn và hãnh diện hơn Người Nga và các dân tộc khác tập hợp và tiến bước theo lá cờ và các

biểu tượng thể hiện bản sắc văn hoá mới của chính họ

Trang 20

Sự va chạm giữa các nền vănminh 19

lá cờ này chứ không phải cờ của Liên Hợp Quốc, NATO hay cờ Mỹ,

người Sarajevo tự xác định mình là những người anh em với các tín đồ Hồi giáo, cho thế giới biết ai là và ai không là bạn bè thực sự của họ

Ngày l6 tháng Mười nam 1994, tai Los Angeles, 70.000 người tuần hành dưới “một biển cờ Mexico” phản đối Dự luật 187 của Mỹ tước

bỏ nhiều quyền lợi của những người nhập cư bất hợp pháp và con cái của họ Tại sao họ “xuống đường với cờ Mexico nhưng lại đòi hỏi nước Mỹ phải cho họ được hưởng giáo dục miễn phí”? các nhà quan sát thắc

mắc “Lẽ ra họ phải cầm cờ Mỹ.” Hai tuần sau, nhiều người phản đối

khác xuống đường với lá cờ Mỹ lộn ngược Những lá cờ lần này biểu thị

thắng lợi của họ trước Dự luật 187, với 59% phiếu thuận tại California Trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, những lá cờ trên thế giới được xem là các biểu trưng của bản sắc văn hóa, với hình chữ thập,

trăng lưỡi liểm, thậm chí cả khăn đội đầu, bởi văn hóa được coi trọng,

và bản sắc văn hóa có ý nghĩa nhất đối với hầu hết mọi người Người ta

đang khám phá những bản sắc mới nhưng thường lại là cũ, đang tiến

bước dưới những lá cờ mới nhưng thường lại là cũ, và chúng đang đưa

họ tới những cuộc chiến với những kẻ thù mới nhưng thực ra lại là cũ

Một Weltanschauung' ảm đạm cho kỷ nguyên mới này được thể

hiện sinh động bằng triết lý của nhân vật người Venice (Italy) theo chủ nghĩa dân téc trong ti€u thuyét Dead Lagoon (Ving bién chết) của

Michael Dibdin: “Không thể có bạn mà lại không có kẻ thù Trừ phi ta ghét cái không giống mình, ta mới không thể yêu được cái giống mình Đây chỉ là những chân lý cũ mà chúng ta đang cố gắng khám phá lại sau một thế kỷ giả dối ủy mị Những ai phủ nhận những chân lý này

tức là phủ nhận gia đình, di sản, văn hóa của mình và chính mình! Họ

sẽ không được tha thứ.” Các chính khách và học giả không thể bỏ qua cái chân lý đáng buồn trong những chân lý cổ xưa này Đối với các dân

tộc đang tìm kiếm bản sắc và đang tái sáng tạo dân tộc, việc xác định

Trang 21

kẻ thù là quan trọng Và kẻ thù tiểm tàng nguy hiểm nhất xuất hiện ở những đường đứt gãy giữa các nền văn minh lớn của thế giới

Chủ để trung tâm của cuốn sách này là văn hóa và bản sắc văn

hóa, mà ở mức độ rộng nhất là các bản sắc văn minh, đang định hình các mô hình liên kết, tan rã, và xung đột trong thế giới hậu Chiến tranh

Lạnh Năm phần của cuốn sách này là kết quả tất yếu của quá trình làm việc đẩy công phu để đưa đến nhận định cơ bản này

Phần I: Lần đầu tiên trong lịch sử, nền chính trị toàn cầu vừa đa cực vừa đa văn minh; hiện đại hóa được phân biệt với phương Tây hóa, và

đang tạo ra một nền văn minh trong các xã hội chẳng phải toàn cầu, cũng chẳng phải phương Tây hay phi phương Tầy dù theo nghĩa nào đi nữa

Phần II: Cán cân quyển lực giữa các nền văn minh đang dịch chuyển: phương lây đang suy thoái về ảnh hưởng tương đối, các nền văn minh châu Á đang bành trướng sức mạnh kinh tế, quân sự và chính

trị; Hồi giáo đang bùng nổ về dân số mà hậu quả là gây mất ổn định đối

với các nước Hồi giáo và láng giểng của họ; còn các nền văn minh phi phương Tay nói chung đang tái khẳng định giá trị văn hóa của mình

Phan III: Một trật tự thế giới dựa trên nền tắng văn minh đang xuất hiện: những xã hội chia sẻ sự tương đồng về văn hóa hợp tác với nhau; những nỗ lực nhằm chuyển một xã hội từ nền văn minh này sang nền

văn minh khác không thành công; các quốc gia đang tập hợp lại xung quanh quốc gia dẫn đầu hoặc là hạt nhân của nền văn minh của họ

Phần IV: Những giả định có tính toàn cầu của phương Tây khiến nó mâu thuẫn với các nền văn minh khác, nghiêm trọng nhất là với Hồi

giáo và lrung Quốc; ở cấp độ cục bộ, chiến tranh chủ yếu giữa người

Hồi giáo và phi Hồi giáo đang tạo ra “sự liên kết các nước anh em”, đe

dọa leo thang cao hơn, đòi hỏi các quốc gia hạt nhân phải nỗ lực ngăn

chặn những cuộc chiến này

Phần V: Sự sống còn của phương Tây phụ thuộc vào việc người Mỹ

Trang 22

Sự va chạm giữa các nền văn minh = 21 nhận nền văn minh của mình là độc nhất vô nhị, họ phải đoàn kết để làm

mới lại và giữ gìn nó trước những thử thách đến từ các xã hội phi phương

Tây Khả năng tránh được một cuộc chiến toàn cầu giữa các nền văn minh phụ thuộc vào việc các nhà lãnh đạo thế giới có chấp nhận và hợp tác để

duy trì tính chất đa văn minh của nền chính trị tồn cầu hay khơng

Một thê giới đa tực và đa văn minh

Trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, lần đầu tiên trong lịch sử nền chính trị toàn cầu trở nên đa cực và đa văn minh Trong suốt lịch sử tổn tại của nhân loại, sự giao lưu giữa các nền văn minh hoặc lúc có lúc không hoặc không tồn tại Thế rồi, bằng sự khởi đầu của kỷ nguyên hiện đại vào khoảng năm 1500, nển chính trị toàn cầu mang

tính lưỡng cực lrong hơn bốn thế kỷ, các quốc gia-dân tộc phương Tây như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Áo, Phổ, Đức, Hoa Kỳ, và các

nước khác làm thành một hệ thống quốc tế đa cực ngay trong lòng nền

văn minh phương Tây, đã cọ xát, cạnh tranh, và gây chiến với nhau Cùng lúc, các nước phương Tây còn bành trướng, chinh phạt, xâm lược

thuộc địa hoặc gây ảnh hưởng có tính quyết định đối với nền văn minh khác Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nền chính trị toàn cầu trở thành lưỡng cực và thế giới bị chia làm ba phần Một nhóm các nước dân chủ

và giàu có do Hoa Kỳ đứng đầu bị lôi cuốn vào cuộc ganh dua về ý thức

hệ, chính trị, kinh tế, và đôi lúc là cả quân sự với nhóm nước cộng sản nghèo hơn do Liên Xô đứng đầu Đa phần các cuộc xung đột giữa hai cường quốc này bị đẩy ra bên ngoài biên giới của họ, được tiến hành ở Thế giới thứ Ba gồm các nước nghèo, thiếu ổn định về chính trị, mới giành được độc lập và tuyên bố không liên kết

Cuối những năm 1980, phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ, hệ thống quốc

tế thời Chiến tranh Lạnh đi vào lịch sử Trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, sự phân biệt quan trọng nhất giữa các dân tộc không còn là về hệ

Trang 23

Chúng ta là ai? Va ho dang trả lời câu hỏi đó theo cách truyền thống ma nhân loại từng trả lời, bằng sự tham chiếu trước những gì có ý nghĩa nhất

với mình Con người tự xác định mình bằng dòng dõi tổ tiên, tôn giáo, ngôn ngữ, lịch sử, hệ giá trị, phong tục và thể chế Họ xác định danh phận mình bằng các nhóm văn hóa: bộ lạc, bộ tộc, cộng đồng tôn giáo, quốc gia, và ở mức độ rộng nhất là nền văn minh Con người không sử dụng chính trị chỉ để tăng cường lợi ích, mà còn để xác định danh phận

của mình Chúng ta biết mình là ai chỉ khi chúng ta biết mình không là

ai, và thường chỉ khi chúng ta biết mình chống lại ai

Các quốc gia-dân tộc vẫn là những diễn viên chính trên sân khấu thế

giới Hành vi của họ được định hình vẫn như xưa bởi sự theo đuổi quyền lực và của cải, nhưng giờ đây còn được định hình bởi cả sở thích văn hóa đồng nhất và dị biệt Quan trọng nhất là việc tập hợp các quốc gia thành nhóm không còn phân chia thành ba khối như thời Chiến tranh Lạnh,

mà thành bảy hoặc tám nền văn minh lớn Các xã hội phi phương Tây,

đặc biệt ở Đông A, đang phát triển sức mạnh kinh tế và xây dựng nền móng cho sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị Một khi sức mạnh và lòng tự tin của họ tăng lên, các xã hội phi phương Tây sẽ ngày càng khẳng định giá trị văn hóa của riêng họ và chối bỏ những gì phương Tây

“áp đặc” lên mình Henry Kissinger nhận xét: “Hệ thống quốc tế thế kỷ

21 sẽ có ít nhất sáu cường quốc — Hoa Kỳ, khối châu Âu, Trung Quốc,

Nhật Bán, Nga, và có thể cả Ấn Độ — đồng thời cũng xuất hiện nhiều

hơn nữa các nước tầm trung và nhỏ hơn.”! Sáu cường quốc theo nhận định của Kissinger thuộc về năm nền văn minh rất khác nhau Thêm vào đó, các quốc gia Hồi giáo quan trọng với vị trí chiến lược, dân số lớn, và

tài nguyên dầu mỏ cũng có ảnh hưởng đến các sự kiện thế giới Trong thế

Trang 24

Bản đồ 1.1 Phương Tây và phần còn lại: 1920

BBR Dui su cai tri cada phương Tây

Trang 27

Trong thế giới mới này, những cuộc xung đột dữ dội, quan trọng,

và nguy hiểm nhất không phải là giữa các tầng lớp xã hội, giữa giàu và

nghèo, hoặc giữa các nhóm khác được phân định bởi kinh tế, mà là giữa các dân tộc thuộc về các thực thể văn hóa khác nhau Các cuộc xung đột bộ lạc và sắc tộc sẽ xây ra trong lòng các nền văn minh Tuy vậy, bạo lực giữa các quốc gia và các nhóm thuộc những nền văn minh

khác nhau sẽ có khả năng leo thang, một khi các quốc gia và các nhóm

khác thuộc những nền văn minh này tập hợp lại để hậu thuẫn “các nước anh em” của mình.” Cuộc đụng đầu đẫm máu giữa các bộ tộc ở Somalia

không dẫn đến nguy cơ mở rộng xung đột Cuộc đụng đầu đẫm máu

giữa các bộ lạc ở Rwanda gây hậu quả cho Uganda, Zaire, va Burundi, nhưng không đi xa hơn nữa Những cuộc đụng đầu đẫm máu giữa các nền văn minh ở Bosnia, vung Caucasus, Trung Á, hoặc Kashmir lại có thể trở thành những cuộc chiến tranh lớn hơn Trong những cuộc xung đột Nam Tư, Nga hậu thuẫn về ngoại giao cho Serbia, còn A-rap

Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, lran, và Libya cung cấp tài chính và vũ khí cho người Bosnia không phải vì lý do hệ tư tưởng, hay quyền lực chính trị, hay lợi ích kinh tế, mà vì tính tương đồng văn hóa “Các cuộc xung

đột văn hóa,” Vaclav Havel nhận xét, “ngày càng tăng và hiện trở nên

nguy hiểm nhất trong lịch sử.” Và Jacques Delors nhất trí với nhận xét

đó khi cho rằng, “các cuộc xung đột trong tương lai sẽ được châm ngòi

bởi những yếu tố văn hóa chứ không phải kinh tế hay hệ tư tưởng.”3 Và

các cuộc xung đột văn hóa nguy hiểm nhất đang xảy ra dọc theo những

đường đứt gãy giữa các nền văn minh

Trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, văn hóa vừa là sức mạnh đoàn kết vừa là sức mạnh chia rẽ Những người bị chia rẽ bởi ý thức hệ

nhưng lại được gắn kết bởi văn hóa sẽ tìm đến với nhau, như hai nước Đức đã làm và hai nước lriểu Tiên cùng những đặc khu lrung Quốc

Trang 28

Sự va chạm giữa các nền văn minh 27

thẳng phê gớm như trường hợp Ukraine, Nigeria, Sudan, Ấn Độ, Sri Lanka, và nhiều trường hợp khác Những nước tương đồng về văn hóa sẽ hợp tác về kinh tế và chính trị Các tổ chức quốc tế dựa trên cơ sở các quốc gia tương đồng về văn hóa như Liên minh châu Âu, về lâu dài sẽ thành công hơn những tổ chức muốn vượt lên trên các nền văn hóa 45 năm qua, Bức màn Sắt là ranh giới chủ yếu phân chia ở châu Âu Ranh giới đó đã lùi về phía đông hàng trăm dặm.' Bây giờ đó là đường phân chia các dân tộc theo Ki-tô giáo ở phương Tây, với một phía là Hồi giáo

và phía kia là các dân tộc theo Chính thống giáo

Những giả thuyết triết học, những giá trị nền tắng, những mối

quan hệ xã hội, những phong tục tập quán, và những thế giới quan là

rất khác nhau giữa các nền văn minh Sự hồi sinh của tôn giáo ở nhiều nơi trên thế giới đang làm gia tăng những khác biệt văn hóa này Các

nền văn hóa có thể thay đổi, bản chất của những ảnh hưởng của chúng

lên chính trị và kinh tế có thể đa dạng theo từng giai đoạn Nhưng

những khác biệt lớn trong sự phát triển về chính trị và kinh tế giữa các nền văn minh thường có nguồn gốc sâu sắc từ những khác biệt về văn hóa của chúng Thành công trong kinh tế của Đông Á, cũng như

những khó khăn mà các xã hội Đông Á gap phải trong việc có được các hệ thống chính trị dân chủ bền vững, đều bắt nguồn từ nền văn hóa Đông Á Văn hóa Hồi giáo cũng giải thích cho thất bại về dân chủ trong thế giới Hồi giáo Những sự phát triển trong các xã hội hậu cộng

sản ở Đông Âu và Liên Xô cũ được định hình bởi bản sắc văn minh của chính mình Những nước có truyền thống Ki-tô giáo phương Tây

đang đạt được tiến bộ trong phát triển kinh tế và nền chính trị dân chủ, trong khi triển vọng phát triển kinh tế và chính trị ở các nước theo

Chính thống giáo lại không chắc chắn; còn triển vọng ở các nước cộng

hòa Hồi giáo thì thật ảm dam

Trang 29

Phương Tây trong những năm tới sẽ vẫn là nền vin minh hùng mạnh nhất Nhưng sức mạnh của nó trong tương quan với các nền văn minh khác đang suy giảm Trong khi phương lây cố gắng khẳng định các giá trị và bảo vệ lợi ích của mình, thì các xã hội phi phương

Tây phải đối mặt với một sự lựa chọn Có những nỗ lực nhằm thi đua

với phương Tay, hoa nhập với phương Tây hoặc liên kết sách lược' với

phương Tây Các xã hội Khổng giáo và Hồi giáo khác lại nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự và kinh tế để chống chịu và để “cân bằng” với phương Tây Do vậy, trục trung tâm của nền chính trị thế giới hậu Chiến tranh Lạnh là sự tương tác giữa sức mạnh và văn hóa phương Tây với sức mạnh và văn hóa của các nển văn minh phi phương Tây

Tóm lại, thế giới hậu Chiến tranh Lạnh là thế giới của bảy hoặc tám nền văn minh lớn Những tương đồng và dị biệt về văn hóa sẽ định

hình lợi ích, sự đối lập, và liên kết của các quốc gia Những nước quan trọng nhất thế giới sẽ đi tới chỗ áp đảo các nền văn minh khác Những

cuộc xung đột cục bộ có chiều hướng leo thang thành chiến tranh trên

quy mô rộng hơn thường là những xung đột giữa các nhóm và các quốc gia có các nền văn minh khác biệt Các mô hình ưu trội trong phát triển chính trị và kinh tế cũng khác biệt giữa các nền văn minh Những vấn đề nghị sự quốc tế mấu chốt liên quan tới những bất đồng giữa các nền văn minh Sức mạnh lâu nay vẫn thuộc về nền văn minh phương Tây ưu thế, giờ đang chuyển dịch sang các nền văn minh phi phương Tây Chính trường toàn cẩu trở nên đa cực và đa văn minh

Những thế giới khác?

Những tấm bản đồ Uà Hệ kbái niệm Bức tranh này về nền chính trị thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh, được định hình bởi các yếu tố văn

i, Nguyén van: bandwagoning, mot thudt ng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, dùng để chỉ

Trang 30

Sự va chạm giữa các nền văn minh 29

hóa và những tương tác liên quan giữa các quốc gia và nhóm nước thuộc các nền văn minh khác nhau, đã được đơn giản hóa khá nhiều Nó đã

lược bỏ nhiều thứ, bóp méo một số thứ, và làm lu mờ những thứ khác

Tuy vậy, nếu chúng ta muốn suy nghĩ một cách nghiêm túc về thế giới và hành động hiệu quả trong thế giới đó, cần phải có một bản đồ lược giản

trong thực tế, chứa đựng một chút lý luận, khái niệm, khuôn mẫu, hệ

khái niệm Nếu không có những cấu trúc tri thức như vậy, sẽ chỉ có duy

nhất “sự ổn ào hỗn loạn của hỗn loạn” như lời của William Jamesl Tính tiên phong của tri thức và khoa học, như Thomas Kuhn" chỉ ra trong

tác phẩm kinh dién cia minh The Structure of Scientific Revolutions (Cấu

trúc các cuộc cách mạng khoa học), thể hiện ở sự thay thế một hệ khái niệm, vốn ngày càng mất khả năng giải thích cái mới hoặc các hiện tượng mới được phát hiện, bằng một hệ khái niệm mới có khả năng giải thích được những điều đó theo một cách phù hợp hơn “Để được chấp nhận

như một hệ khái niệm,” Kuhn viết, “một lý thuyết phải tỏ ra tốt hơn các

đối thủ của mình, chứ không cẩn, và thực tế là không bao giờ cần, phải

giải thích tất cả sự kiện mà nó có thể phải đối mặt.”“ “Tìm đường trong

một xứ lạ,” John Lewis Gaddis cũng nhận xét một cách đúng đắn rằng, “thường cần một loại bản đổ nào đó Khoa học bản đồ, giống như bản thân sự nhận thức, là một sự lược giản hóa cần thiết, cho phép chúng ta biết mình đang ở đâu và có thể đi đâu.” Ông cũng chỉ ra một mô hình,

đó là hình ảnh các siêu cường ganh đua nhau thời Chiến tranh Lạnh, lần

đầu tiên được Harry Truman ví như “một bài tập về khoa học bản đồ địa

chính trị, mô tả phối cảnh quốc tế bằng ngôn từ ai cũng hiểu được, và

¡ William James (11/1/1842-26/8/1910): triết gia và nhà tâm lý học người Mỹ, là nhà giáo dục đầu tiên dạy về tâm lý học tại Mỹ và một trong những nhà tư tưởng hàng đầu

thế kỷ 19 (BTV)

ii Thomas Samuel Kuhn (18/7/1922-17/6/1996): nha vật lý, lịch sử, triết học khoa học

Cuén The Structure of Scientific Revolutions nay cia éng co tam ảnh hưởng cả trong giới

Trang 31

như thế đã dọn đường cho một chiến lược ngăn chặn phức tạp sắp xây

ra”, Thế giới quan và các lý thuyết sinh ra từ đó là những chỉ dẫn không

thể thiếu được về nền chính trị quốc tế.”

Trong 40 năm, một cách rất đơn giản nhưng cũng rất hữu dụng, sinh viên và những người hoạt động trong lĩnh vực quan hệ quốc tế

đã suy nghĩ và hành động theo hệ khái niệm thời Chiến tranh Lạnh

về các vấn để thế giới Hệ thống này đã không thể giải thích được mọi

điều đang diễn ra trên chính trường thế giới Nếu sử dụng thuật ngữ của Kuhn sẽ xuất hiện nhiều dị biệt, và đôi khi hệ khái niệm thời Chiến

tranh Lạnh này đã làm các học giả và chính khách không nhận ra được những diễn biến lớn, chẳng hạn như sự chỉa rẽ Xô- Trung Nhưng với tư

cách là một khuôn mau đơn giản của chính trường toàn cầu, hệ thống

này giải thích được những hiện tượng phức tạp tốt hơn các hệ thống

đối thủ khác Nó là xuất phát điểm cơ bản cho những suy nghĩ về các sự kiện quốc tế và được nhiều người chấp nhận, đồng thời nó định hình tư tưởng về chính trường thế giới cho hai thế hệ

Các hệ khái niệm hoặc bản đồ đơn giản rất cần thiết cho tư duy và

hành động của con người Một mặt, chúng ta có thể hình thành một

cách tường minh những lý thuyết hoặc mô hình, và sử dụng chúng một cách có ý thức để dẫn dắt hành vi của mình Mặt khác, chúng ta có thể

khước từ nhu cầu dẫn dắt này và cho rằng chúng ta hành động chỉ dựa

trên những dữ kiện “khách quan”, giải quyết mỗi trường hợp “trên cơ sở những ưu điểm của nó” Tuy nhiên, nếu chúng ta cho là như vậy, có nghĩa là chúng ta đang tự lừa dối mình Vì sâu trong trí não của chúng

ta, ẩn chứa những giả định, thiên kiến và định kiến, những thứ sẽ xác

định chúng ta nhận thức thực tế như thế nào, quan tâm đến những dữ

kiện gì, đánh giá tầm quan trọng và giá trị của chúng ra sao Chúng ta

cần đến những mô hình tường minh hoặc hàm ẩn để có thể: 1 sắp xếp và khái quát hóa thực tế;

Trang 32

Sự va chạm giữa các nền văn minh 31 3 tiên liệu, và nếu may mắn, dự đoán được những diễn biến tương lai;

phân biệt được cái quan trọng với cái không quan trọng; và cho thấy chúng ta nên đi theo con đường nào để đạt được mục dích Mỗi mô hình hoặc bản đồ là một sự trừu tượng hóa, và sẽ hữu dụng cho một số mục đích nào đó hơn là những mục đích khác Một tấm ban đồ đường bộ chỉ cho ta đường đi từ A đến B, nhưng sẽ chẳng

có ích gì nếu ta đang lái máy bay, bởi khi đó ta cẩn một bản đồ chỉ vị trí các sân bay, các đường bay và địa hình Tuy nhiên, không có bản đồ chúng ta sẽ bị lạc Bản đổ càng chỉ tiết bao nhiêu càng phản ánh thực tế đầy đủ hơn bấy nhiêu Nhưng một bản đồ quá chỉ tiết lại không

phục vụ cho nhiều mục đích được Nếu muốn đi từ một thành phố lớn tới một nơi khác bằng đường cao tốc, chúng ta cảm thấy lúng túng và

không cần đến một bản đồ quá chỉ tiết, trong đó có nhiều thông tin

không liên quan đến sự di lại bằng xe hơi, còn những con đường cao tốc thì lẫn vào một mê cung các đường phụ Mặt khác, một tấm bản đồ

mà chỉ có một con đường cao tốc sẽ hầu như không có trên thực tế và giới hạn khả năng của chúng ta trong việc tìm kiếm những con đường thay thế, nếu đường cao tốc đó bị tắc nghẽn bởi một tai nạn giao thông nghiêm trọng Nói tóm lại, chúng ta cần một bản đổ vừa mô tả được

thực tế vừa đơn giản hóa được thực tế theo cách phù hợp nhất với mục đích của mình Một số bản đồ hoặc hệ khái niệm về chính trị thế giới

đã được đề xuất khi Chiến tranh Lạnh kết thúc

Một thế giới: Phấn chấn uà Hỏa bợp Một hệ khái niệm được nhiều

người nhắc tới dựa trên giả thuyết cho rằng sự kết thúc của Chiến tranh

Lạnh đồng nghĩa với sự kết thúc xung đột lớn nhất trên chính trường

toàn cầu và sự xuất hiện một thế giới tương đối hòa hợp Được bàn luận đến nhiều nhất là thuyết “sự kết thúc của lịch sử” do Francis Fukuyamal

i Yoshihiro Francis Fukuyama (27/10/1952): nha khoa hoc chinh tri, kinh té boc chinh trị người Mỹ và tác giả của cuốn sách nổi tiéng The End of History and the Last Man (1992), trong

Trang 33

để xướng, trong đó trình bày về mô hình này “Chúng ta có thể chứng

kiến,” Fukuyama lập luận, “sự kết thúc của lịch sử như thế này: đó là

điểm kết thúc của quá trình tiến hóa ý thức hệ của nhân loại, và việc phổ quát dân chủ tự do phương Tây như là hình thức chính thể cuối cùng

của con người.” Để khẳng định, ông cho rằng, một số xung đột có thể

xây ra ở đâu đó trong Thế giới thứ Ba, nhưng xung đột toàn cầu đã chấm dứt, và không chỉ ở châu Âu Những thay đổi lớn đã xảy ra, “chính xác ở thế giới phi phương Tây”, đặc biệt ở Trung Quốc và Liên Xô Cuộc chiến ý thức hệ đã chấm dứt Những tín đồ của chủ nghĩa Marx-Lenin có thể vẫn còn “ở đâu đó như Managua, Bình Nhưỡng và Cambridge, Masachusetts”, nhưng trên tổng thể nền dân chủ tự do đã chiến thắng Tương lai không còn được chứng kiến những cuộc đụng đầu về ý thức

hệ, mà tập trung vào các vấn để thực tiễn thuộc lĩnh vực kinh tế và công

nghệ Và như vậy, Fukuyama buồn rầu kết luận, mọi thứ thật buồn tẻ.5

Kỳ vọng về sự hòa hợp được chia sẻ một cách rộng rãi Các nhà

lãnh đạo trong giới chính trị và trí thức cũng có những quan điểm

tương tự Bức tường Berlin đã sụp đổ, chế độ cộng sản ở một số nơi suy vong, Liên Hợp Quốc đảm nhận một vai trò quan trọng mới, những đối thủ trong Chiến tranh Lạnh tham gia vào “quan hệ đối tác” và

“cuộc thương lượng lớn”, gìn giữ và xây dựng hòa bình sẽ trở thành trật tự của hôm nay Tổng thống của nước đứng đầu thế giới tuyên bố

về “trật tự thế giới mới”; hiệu trưởng một trường đại học hàng đầu thế giới thì phủ quyết việc phong giáo sư cho ngành nghiên cứu an ninh, vì

nhu cầu đã biến mất: “Ngợi ca Chúa! Từ nay không còn chiến tranh, chúng ta không phải nghiên cứu về nó nữa.”

thị trường tự do ở phương Tây và lối sống phương Tây có thể là dấu hiệu về điểm kết thúc

Trang 34

Suva cham giiacacnénvanminh = 33 Khoảnh khắc phấn chấn khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đã mang

lại một ảo tưởng về sự hòa hợp, điều mà sau đó đã sớm bộc lộ là đúng

như vậy Ihế giới trở nên khác hẳn trong đầu thập niên 1990, nhưng

không hẳn yên bình hơn trước Thay đổi là tất yếu, nhưng tiến bộ

thì không Những ảo tưởng tương tự về sự hòa hợp cũng nảy sinh mỗi khi một cuộc xung đột lớn của thế kỷ 20 chấm dứt Thế chiến thứ Nhất là “chiến tranh để chấm dứt những cuộc chiến tranh”, và

khiến thế giới an toàn hơn đối với nền dân chủ Thế chiến thứ Hai,

như Franklin Roosevelt nhận xét, sẽ “chấm dứt một hệ thống hành động đơn phương, những liên minh độc quyền, những sự cân bằng lực lượng, và mọi thủ đoạn vốn từng được nỗ lực thi hành qua hàng

thế kỷ nhưng luôn thất bại” Thay vào đó, chúng ta sẽ có một “tổ chức

chung” gồm “các dân tộc yêu chuộng hòa bình” và bắt đầu một “cấu

trúc hòa bình vĩnh cửu”.” Tuy vậy, Thế chiến thứ Nhất đã sinh ra chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát-xít, và đảo ngược xu thế dân chủ đã có

trong một thế kỷ trước Thế chiến thứ Hai lại sinh ra Chiến tranh Lạnh có tính toàn cầu Ảo tưởng về sự hòa hợp sau Chiến tranh Lạnh đã sớm tan biến với những cuộc xung đột sắc tộc và “thanh lọc sắc tộc” tăng theo cấp số nhân, sự phá bỏ luật pháp và trật tự, sự trỗi dậy của những liên minh và xung đột kiểu mới giữa các quốc gia, phong trào cộng sản kiểu mới, phong trào phát-xít kiểu mới, sự gia tăng tôn giáo cực đoan, sự chấm dứt “chính sách ngoại giao nụ cười” và “chính sách gật” trong

quan hệ của Nga với phương Tây, sự bất lực của Liên Hợp Quốc và Hoa

Kỳ trước những xung đột cục bộ đẫm máu, và sự trỗi dậy ngày càng

quyết liệt của Trung Quốc Trong năm năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, từ “diệt chủng” được nhắc đến nhiều hơn so với năm năm thời

Chiến tranh Lạnh Rõ ràng, ý tưởng về một thế giới hòa hợp là quá xa với thực tại, khiến người ta không còn coi đó là kim chỉ nam về một thế giới hậu Chiến tranh Lạnh

Hai thế giới: 12 0à Họ Trong khi những mong môi về một-thế-

Trang 35

hai-thế-giới lại tái xuất hiện trong lịch sử nhân loại Con người vẫn thường quen chia mình thành hai phe: ta và họ, cùng nhóm và khác nhóm, văn

minh của ta và của những kẻ man rợ kia Các học giả phân tích thế giới

bằng các thuật ngữ phương Đông và phương Tây, Bắc và Nam, trung tâm và ngoại vi Người Hồi giáo có truyền thống chia thế giới thành

Dar al-islam va Dar al-harb, xứ sở hòa bình và xứ sở chiến tranh Khi

Chiến tranh Lạnh kết thúc, sự phân biệt đó được các học giả Mỹ phản ánh trong các cụm từ phân chia thế giới thành “khu vực yên bình” và “khu vực biến động”, nhưng hàm ý ngược lại với người Hồi giáo Khu

vực đầu bao gồm phương Tây và Nhật Bản với khoảng 15% dân số thế

giới, khu vực sau là toàn bộ phan con lai.’

Tùy thuộc vào việc các khu vực được xác định như thế nào, bức

tranh thế giới hai-khu-vực cũng phần nào phù hợp với thực tế Sự phân chia phổ biến nhất, xuất hiện dưới những cái tên khác nhau, là giữa các nước giàu (hiện đại, phát triển) và các nước nghèo (truyền thống, kém

phát triển hoặc đang phát triển) Có quan hệ lịch sử với sự phân chia về kinh tế này là sự phân chia về văn hóa giữa phương Đông và phương

Tây, theo đó vấn để hạt nhân không phải là sự khác biệt về kinh tế mà là sự khác biệt về nền tầng triết học, hệ giá trị, và lối sống Mối hình ảnh này phản ánh một số nét của thực tế nhưng cũng chứa đựng những hạn

chế Các nước giàu và hiện đại có chung những đặc điểm tương đồng khiến họ khác với các nước nghèo và truyền thống vốn cũng có chung

những điểm tương đồng nhau Sự khác biệt giàu nghèo có thể dẫn đến

xung đột giữa các xã hội, nhưng bằng chứng cho thấy rằng xung đột này xảy ra trước hết khi các xã hội giàu và mạnh hơn muốn lấn át và thôn tính những xã hội nghèo và truyền thống hơn Phương lây đã làm thế hơn 400 năm nay, để rồi các nước thuộc địa đã vùng lên, tiến hành những cuộc chiến tranh giải phóng chống lại những cường quốc thực dân Trong thế giới hiện nay, quá trình phi thực dân hóa đang diễn ra, và những cuộc chiến tranh giải phóng đang được thay thế bằng các

Trang 36

Sự va chạm giữa các nền văn minh 35

Ở một mức độ chung hơn, xung đột giàu nghèo ít xảy ra, trừ một

số trường hợp đặc biệt, vì các nước nghèo thường thiếu sự đoàn kết

chính trị, sức mạnh kinh tế, và tiểm lực quân sự để đương đầu với các

nước giàu Sự phát triển kinh tế ở châu Á và châu Mỹ La-tinh đang

làm lu mờ sự phân đôi giản đơn giữa những người cố và những người

không có Các quốc gia giàu có tiến hành những cuộc chiến tranh mậu

dịch với nhau, còn giữa các quốc gia nghèo khó thì lại có những cuộc

chiến tranh đẩy bạo lực; tuy nhiên, một cuộc chiến tranh giai cấp có

tính quốc tế giữa miền Nam nghèo và miền Bắc giàu còn rất xa với thực tế, xa vời như một thế giới đại đồng hòa hợp hạnh phúc vậy

Quan điểm phân chia thế giới thành hai phần dưới góc độ văn

hóa vẫn chưa hữu ích Ở một chừng mực nào đó, phương Tây là một

chỉnh thể Còn những xã hội phi phương Tây có điểm gì chung, ngoài |

thực tế họ đều là phi phương Tây? Các nền văn minh Nhật Bản, Trung Hoa, Hindu, Hồi giáo, và Phi châu có ít điểm chung về tôn giáo, cấu trúc xã hội, thể chế, và các giá trị nổi trội lính đoàn kết của cộng

đồng phi phương Tây và sự phân đôi Đông- Tây là những chuyện hoang đường do phương Tay sang tác Những chuyện hoang đường này cũng có những khuyết tật của chủ nghĩa phương Đông, như Edward Said

từng phê phán một cách xác đáng là làm tăng thêm “sự khác biệt giữa cái giống nhau (châu Âu, phương Tây, ta) và cái xa lạ (châu A, phuong Đông, “họ” và tự cho “ta” đương nhiên siêu việt hơn “họ”.'” Trong

suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thế giới bị phân cực bởi quang phổ ý thức hệ, chứ không phải bởi quang phổ văn hóa Sự phân cực của

A32

“Đông” và “lây” về văn hóa một phần là hậu quả của thói quen gọi văn minh châu Âu là văn minh phương Tây Thay vì “Đông” và “Tây”,

người ta quen nói “phương Tây và phần còn lại” Thế giới thật sự quá

phức tạp nên không thể phù hợp đối với hầu hết các mục đích khi đơn giản phân chia giữa Bắc và Nam về kinh tế hoặc giữa Đông và Tây về văn hóa

Trang 37

Chiến tranh Lạnh xuất phát từ cái thường được gọi là lý thuyết “thực

tế” về quan hệ quốc tế Theo lý thuyết này, các quốc gia thật sự là những diễn viên chính, quan trọng và duy nhất trong các vấn để quốc tế Quan

hệ giữa các quốc gia là quan hệ vô chính phủ, và do vậy, để đảm bảo sự

tồn vong và an ninh của mình, các quốc gia lúc nào cũng cố gắng bành trướng tối đa sức mạnh của họ Nếu quốc gia này thấy quốc gia khác

đang gia tăng sức mạnh, do đó trở thành một sự đc dọa tiểm tàng, nó

sẽ phải nỗ lực tự bảo vệ an ninh của mình bằng cách tăng cường sức

mạnh hoặc liên minh với những quốc gia khác ừ những nhận định này, có thể tiên đoán được lợi ích và hành động của nhiều hoặc ít hơn 184 quốc gia trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh.!!

Bức tranh thế giới “duy thực” này có thể làm điểm xuất phát khá hữu ích để phân tích những vấn để quốc tế và giải thích đáng kể cho các hành vi ở cấp độ quốc gia Các quốc gia vẫn đang và sẽ là những thực thể chi phối trong các vấn đề thế giới Họ vẫn duy trì quân đội, điều

hành ngoại giao, thương thảo các hiệp ước, tiến hành chiến tranh, kiểm

soát các tổ chức quốc tế, tác động, và định hình nền sản xuất và thương

mại một cách có cân nhắc Chính phủ các quốc gia ưu tiên đảm bảo an

ninh bên ngoài quốc gia của họ, mặc dù họ thường dành ưu tiên cao

hơn cho việc đảm bảo an ninh của họ với tư cách một chính phủ chống lại những mối đe dọa từ bên trong Nhìn chung, hệ thống khái niệm mang tính thống kê này cung cấp một bức tranh thực tiễn về nền chính

trị quốc tế hơn là quan điểm một- hoặc hai-thế-giới

Tuy vậy, luận điểm trên cũng gặp phải những hạn chế lớn

Nó cho rằng mọi quốc gia đều nhận thức giống nhau về lợi ích và giống nhau về hành động của mình Nó đưa ra giả thiết đơn giản rằng

sức mạnh là trên hết và là xuất phát điểm để hiểu được hành vi của

một quốc gia, nhưng lại không đưa được quốc gia đó tiến xa Các quốc gia xác định những lợi ích của mình không chỉ trên phương diện sức

Trang 38

Sự va chạm giữa các nền văn minh 37

gia thường cố gắng cân bằng sức mạnh, nhưng nếu đó là tất cả những gì họ đã làm, thì có lẽ các nước Tây Âu đã bắt tay với Liên Xô để chống lại Hoa Kỳ vào cuối những năm 1940 Các quốc gia trước hết thường phản ứng với những mối đe dọa mà nó cảm nhận được, do đó các quốc gia Tây Âu nhìn thấy được mối đe dọa về chính trị, hệ tư tưởng và

quân sự từ phía Đông Âu Họ nhìn thấy lợi ích của mình theo cách mà thuyết thực tiễn cổ điển không dự đoán được Những giá trị, văn hóa, và thể chế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc các quốc gia xác định lợi ích

của mình như thế nào Lợi ích quốc gia được định hình không chỉ bằng

hệ giá trị và thể chế nội bộ, mà còn bằng cả các tiêu chí và thể chế quốc

tế Vượt trên cả mối quan tâm chủ yếu về an ninh, các kiểu nhà nước khác nhau xác định lợi ích của mình theo những cách khác nhau Các quốc gia có văn hóa và thể chế tương đồng sẽ tìm thấy lợi ích chung Các quốc gia dân chủ có những điểm chung với các quốc gia dân chủ

khác, và do vậy họ không đánh lẫn nhau Canada không cần phải liên

minh với quốc gia khác để chống lại sự xâm lược của Hoa Kỳ

Ở mức độ cơ bản, những giả thiết của hệ khái niệm phân loại theo

quốc gia tỏ ra phù hợp trong lịch sử Nhưng chúng không giúp chúng ta hiểu được nền chính trị toàn cầu sau Chiến tranh Lạnh khác với nền chính trị toàn cầu trong và trước Chiến tranh Lạnh như thế nào Tuy vậy, rõ ràng là có những sự khác nhau, và các quốc gia theo đuổi lợi

ích của mình một cách khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử Trong

thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, các quốc gia ngày càng có xu hướng xác

định lợi ích của mình trên nền tảng của văn minh Họ hợp tác và liên kết với những quốc gia có nền văn hóa giống nhau hoặc tương đồng, và thường xung đột với những quốc gia có nền văn hóa khác biệt Quốc gia này xác định những mối đe dọa với mình thông qua các ý định của

quốc gia kia, và hiểu rằng chúng được định hình mạnh mẽ bởi văn hóa

đến mức nào Công chúng và các nhà chính trị ít để ý đến những đe

dọa xuất hiện từ những người mà họ cảm thấy có hiểu biết và có thể

Trang 39

trị, các thể chế, và văn hóa Họ thường chú ý đến các mối đe dọa tới từ những quốc gia có những nền văn hóa khác biệt, khiến họ không hiểu và cảm thấy chưa thể tin cậy được Giờ đây một Liên Xô theo chủ nghĩa

Marx-Lenin không còn là mối đe dọa với Thế giới Tự do nữa, Hoa Kỳ

không còn phải chống lại mối de dọa này, và các nước thuộc cả hai thế

giới này ngày càng nhận thấy những mối đe dọa đến từ các xã hội khác

biệt về văn hóa

Trong khi các quốc gia duy trì những vai diễn cơ bản trên chính trường thế giới, họ cũng phải chịu những thua thiệt về chủ quyền, trách nhiệm, và quyển lực Các thiết chế quốc tế bây giờ khẳng định quyền phán xét và bó hẹp những gì một quốc gia có thể làm trong khuôn khổ lãnh thổ của mình Trong một số trường hợp, nhất là châu Âu, các thiết chế quốc tế đã đảm nhận những chức năng quan trọng vốn trước đây do mỗi quốc gia thực hiện, và các tổ chức quốc tế đẩy sức mạnh đang hình thành để trực tiếp hành động với từng công dân Trên bình diện

toàn cầu, hình thành xu thế các chính phủ mất dần đi quyền lực của mình qua việc ủy thác cho các cấp thấp hơn và các thực thể chính trị địa

phương Ở nhiều quốc gia, kể cả những nước phát triển, các phong trào

khu vực đang mang lại cơ hội tự trị hoặc ly khai thực sự Chính quyền

trung ương mất đi đáng kế khả năng kiểm soát dòng chảy tiển tệ vào và ra khỏi đất nước mình, và đang ngày càng khó kiểm soát được các dòng chảy tư tưởng, công nghệ, hàng hóa, và con người Nói một cách ngắn gọn, những biên giới quốc gia ngày càng trở nên mong manh Tất

cả những diễn biến này làm cho nhiều người nhận thấy mô hình một

quốc gia cứng nhắc như “quả bóng bi-a” — từng là tiêu chí được tuyên

bố kể từ Hiệp ước Westphalia năm 1648 — da dần chấm dứt”, và xuất

hiện một trật tự quốc tế phức tạp, đa dạng, đa tầng, gần giống với thời

Trung cổ

Dai loan Su suy yếu của một số quốc gia và sự xuất hiện của “những quốc gia thất bại” góp phần tạo ra hình ảnh thứ tư về một thế

Trang 40

Sự va chạm giữa các nền văn minh = 39

giảm quyền lực của chính phủ; chia rẽ của các quốc gia; gia tăng xung

đột bộ lạc, sắc tộc, và tôn giáo; xuất hiện của maphia tội phạm quốc tế;

tăng lên theo cấp số nhân hàng chục triệu người tị nạn; nguy cơ phổ

biến vũ khí hạt nhân và vũ khí giết người hàng loạt; chủ nghĩa khủng bố lan rộng; thẩm sát và thanh lọc sắc tộc thịnh hành Bức tranh này về một thế giới hỗn loạn được mô tả một cách thuyết phục và được

tóm tắt trong tiéu dé hai cuén sach xudt ban nam 1993: Out of Control

(Không kiém soat dugc) cha Zbigniew Brzezinski va Pandaemonium (Hoang loan) cia Daniel Patrick Moynihan.’

Giống như hệ khái niệm về các quốc gia, hệ khái niệm về sự hỗn loạn rất gần với thực tế Nó cung cấp một bức tranh đầy hình tượng và

chính xác về hầu hết những gì đang diễn ra trên thế giới; nhưng không

giống hệ khái niệm về các quốc gia ở chỗ, nó nêu bật được những thay đổi lớn trên chính trường thế giới khi Chiến tranh Lạnh kết thúc Chẳng hạn như đầu năm 1993, khoảng 48 cuộc chiến tranh sắc tộc xảy ra trên khắp thế giới, 164 cuộc “kháng nghị và xung đột về sắc tộc-lãnh thổ liên quan đến biên giới” đã nổ ra ở Liên Xô cũ, 30 cuộc trong số đó

biểu hiện dưới hình thức xung đột vũ trang !“ Nhưng hệ khái niệm về

hỗn loạn thậm chí bị tốn hại nhiều hơn so với hệ khái niệm về các quốc

gia ở chỗ nó quá gần với thực tế Thế giới hỗn loạn, nhưng khơng phải hồn tồn khơng có trật tự Hình ảnh về tình trạng vô chính phủ phổ

biến và vô định hình cung cấp một ít đầu mối để nhận thức thế giới, để sắp xếp các sự kiện và đánh giá tầm quan trọng của chúng, để dự đốn các xu thế vơ chính phủ, để phân biệt các loại hỗn loạn và nguyên nhân cũng như hậu quả khác nhau của chúng, và để cho những người hoạch

định chính sách của chính phủ tham khảo

So sanh cac thể giới:

(hủ nghĩa hiện thực, tính cục bộ, và lời tiên đoán

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN