1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình lao động nhà báo đối ngoại

181 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 3,78 MB

Nội dung

Trang 2

GIÁO TRÌNH _

Trang 3

THAM GIA BIEN SOAN:

Nguyễn Thị Thương Huyền Nguyễn Đồng Anh

Nguyễn Văn Hào

Trang 4

NGUYEN NGOC OANH

(Chú biên)

GIÁO TRÌNH

LAO DONG NHA BAO DOI NGOAI

Trang 5

MUC LUC CHUONG 1

LAO DONG NHA BAO VA PHAN CONG LAO DONG

TRONG BAO CHi DOI NGOAI 7

1.1 Khái niệm và đặc trưng về lao động nhà báo đối ngoại 7 1.2 Tính chất của hoạt động báo chí và báo chí đối ngoại 19 1.3 Phân công lao động nhà báo trong báo chí 22

CHUONG 2

PHAM CHAT VA NANG LUC CUA NHA BAO

DOI NGOAI | 53

2.1 Phẩm chất của nhà báo đối ngoại 53

2.2 Năng lực nhà báo đối ngoại 60

2.3 Tâm lý truyền đạt và tiếp nhận thông tin báo chí 65 đối ngoại

CHƯƠNG 3

CÁC PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC, THU THẬP, XỬ LÝ THONG TIN VA SANG TAO TAC PHAM CUA NHA BAO

DOI NGOAI 71

3.1 Thông tin, nguồn thông tin, các dạng thông tin trong lao

động nhà báo 71

3.2 Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu - văn bản 73

3.3 Phương pháp tiếp cận và quan sát thực tiễn 78

3.4 Phương pháp phỏng vấn 81

Trang 6

CHUONG 4 QUY TRINH SANG TAO TAC PHAM BAO CHI DOI NGOẠI 95 4.1 Quy trình chung 95 4.2 Quy trình sáng tạo tác phẩm thuộc các loại hình báo chí khác nhau 105

4.3 Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đối ngoại 109

4.4 Các hình thức thể hiện tác phẩm báo chí đối ngoại 114

4.5 Quy trình sáng tạo tác phẩm băng thiết bị đi động 117

4.6 Một số nguyên tắc viết báo cho thiết bị di động 137

CHƯƠNG 5

NHÀ BÁO ĐÓI NGOẠI VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG SÁNG

TAO TRONG XU THE MOI 143

5.1 Dao tạo nhà báo đối ngoại 143

2.2 Kỹ năng sáng tạo tác phẩm và hoàn thiện sản phẩm báo chí đôi ngoại 146 TAI LIEU THAM KHAO 161 PHU LUC 167 Nước Mỹ và những bắt ôn trước thềm năm mới 173 Cầu Hàm Rồng 179

Nhà báo Lê Anh Phương: Thương hiệu của nhà báo được tạo

Trang 7

Chương 1

LAO DONG NHA BAO VA PHAN CONG LAO DONG | TRONG BAO CHi DOI NGOAI

s Các khái niệm, đặc trưng về lao động nhà báo

¢ Bao chí đôi ngoại va lao động nhà báo đôi ngoại ‹ Phân công lao động nhà báo đối ngoại

1.1 Khái niệm và đặc trưng về lao động nhà báo đối ngoại 1.1.1 Lao động nhà báo

Lao động nhà báo là sự kết hợp chặt chế giữa lao động thê

chất và lao động tư duy; là sự tác động qua lại, trực tiếp giữa hoạt động mang tính vật chất và hoạt động tâm lý Lao động nhà báo là sự cộng hưởng giữa lao động quá khứ, hiện tại và định hướng của tương lai nhằm mục đích đem đến cho công chúng những sản

phẩm báo chí, bao gồm tác phẩm thuộc nhiều thể loại, nhiều loại

hình báo chí khác nhau

Trang 8

trai nghiém tao nén nén tang kiến thức, tri thức về tất cả các mặt của đời sông chính trị, văn hóa, xã hội mà nhà báo tiếp cận Phạm vi hiểu biết và vốn sống của mỗi nhà báo khác nhau và những trải nghiệm cũng khác nhau, do vậy lao động quá khứ là nên tảng tri thức của mỗi người cũng khác nên thường dẫn đến việc tác nghiệp cũng khác nhau

Lao động hiện tại của nhà báo là các thao tác nghiệp vụ được áp dụng trong suốt quá trình sáng tạo tác phẩm và tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí Bao gồm cả quá trình giao tiếp, thu thập thông tin, sáng tạo tác phẩm Thông qua lao động tư duy, nhà báo đem đến cho công chúng những thông tin thuộc nhiều tầng nhận thức khác nhau Có thông tin mang tính phản ánh, có thông tin mang tính định hướng cho tư duy và suy nghĩ của công chúng về hiện thực đang xảy ra trong các lĩnh vực của đời sống mà nhà báo tiếp cận

Trang 9

Lao động nhà báo đối ngoại là lao động không những sáng tạo tác phẩm báo chí mà còn là kết quả của quá trình hoạt động ngoại giao, hoạt động hướng ngoại ra bên ngoài biên giới quốc gia Lao động của nhà báo đối ngoại mang tính đặc thù vì (1) Nội dung thường bám sát những mục tiêu trong hoạt động chính trị, ngoại gia, (2) hướng đến những đối tượng xác định là người nước ngoài (3) sử dụng loại ngôn ngữ giao tiếp (ngoại ngữ) phủ hợp

với từng loại đối tượng (4) sử đụng nhiều kênh thông tin (loại hình báo chí truyền thông) khác nhau để tiếp cận với công chúng

tiếp nhận quốc tế

1.1.2 Đối trợng của lao động nhà báo

Đối tượng của lao động nhà báo nói chung là những nhân tố

chỉ phối trực tiếp đến công việc của người làm báo Vì vậy, đối

tượng của lao động nhà báo là các mối quan hệ xã hội, những vấn đề, sự kiện, sự việc mới nảy sinh, mang ý nghĩa thông tin, có ý

nghĩa xã hội nhất định Các mối quan hệ xã hội tạo ra môi trường thông tin, nhà báo chỉ có thê phát hiện cái mới, tìm kiếm thông

tin, chon lựa thông tín trong môi trường xã hội

Hiện thực xã hội là đối tượng phản ánh của các nhà báo và thông qua đó thê hiện tính sáng tạo cho từng sản phẩm của mình

Đối tượng phản ánh của báo chí chính là thực tiễn cuộc sống mà

trung tâm là con người và những hiện tượng tự nhiên, xã hội Nhà báo tiếp cận, tìm hiểu, phân tích, cắt nghĩa và phản ánh trên báo

chí thông qua tác phẩm của mình để từ đó tác động đến sự phát

triển của cuộc sống con người

Trang 10

giới một quốc gia) và yếu tố nước ngoài chỉ phối và xuyên suốt quá trình lao động của nhà báo đối ngoại theo cả hai chiều: Đem thông tin trong nước đến với thế giới ngược lại

1.2.3 Đặc trưng lao động nhà báo đối ngoại

Đặc trưng là những phẩm chất bên trong, chỉ phối trực tiếp các hoạt động nghiệp vụ của nhà báo Lao động nhà báo nói chung và lao động nhà báo đối ngoại nói riêng có những điểm chung của hoạt động nghề nghiệp và những điểm riêng khác mang tính đặc thù Đó là:

© Sự chỉ phối của yếu tổ chính trị đối với nhà báo

Yếu tố chính trị xuyên suốt quá trình hoạt động nghiệp vụ của nhà báo đối ngoại Những người làm báo thường xem chính trị như là một thước đo nhận thức, là thước đo chuẩn mực đánh giá cả quá trình hoạt động nghề nghiệp Mọi thao tác tác nghề

nghiệp cụ thê đều khó thoát ly yếu tổ chính trị Vì thế, không có

báo chí nào lại nằm ngoài chính trị Các thể chế chính trị trên thế giới đều có hệ thống báo chí truyền thông của mình và mỗi hệ thống đó tuy hoạt động khác nhau nhưng luôn phục vụ các mục đích chính trỊ

Đối với người quản lý báo chí đối ngoại thì đó là tôn chỉ mục

đích báo chí, là định hướng thông trn tác động đến dư luận xã hội

Đối với từng bộ phận nghiệp vụ như biên tập viên, phóng viên

thì đó là hệ thống những tác phẩm mà họ sáng tạo trong từng tình huống cụ thẻ

Trang 11

Tinh chinh trị định hướng nội dung thông tin của từng tờ báo, bài báo, chương trình phát thanh, truyền hình Tính chính trị chỉ phối việc chọn lựa vấn đề, đề tài, cũng như cách khai thác, xử lý thông tin của nhà báo Tính chính trị xuyên suốt quá trình khai thác thông tin tư liệu cũng như cách thức thể hiện tác phẩm Trong quá trình quan sát, phỏng vấn, điều tra, quay phim, viết

bài, chụp ảnh Mỗi tác phẩm đều phải thể hiện rõ cách thức mà nhà báo nhìn nhận, phản ánh thực tiễn Đó cũng chính là lập

trường, quan điểm, thái độ của nhà báo khi tiếp cận thực tiễn, cho dù họ hoạt động nghiệp vụ ở trong nước hay trên trường

quốc tế

Thực tiễn vô cùng phong phú, đa dạng, việc chọn lựa để tiếp cận và phản ánh sự kiện sự việc và cách thức phản ánh của nhà báo luôn thế hiện rõ tính chính trị

Đối với nhà báo đối ngoại, tính chính trị không những thể hiện

ở lập trường, quan điểm nhận thức của nhà báo thông qua tác

phẩm mà còn thể hiện rõ nhất ở thái độ và cách nhìn nhận sự kiện

sự việc của nhà báo khi phản ánh Nhà báo đối ngoại tiếp cận sự kiện, sự việc, vấn đề mang tính toàn cầu và ở những môi trường

_ khác biệt và ý thức hệ, do vậy, đối với họ thì tính chính trị quyết

định cách thức ứng xử với nghề nghiệp Luôn có sự lựa chọn về tính chính trị trong từng tác phẩm của nhà báo đối ngoại

Trong phương hướng của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng XI chỉ rõ yêu cầu nhiệm vụ công tác thông tin đối ngoại trong thời gian tới, tập trung:

%Đôi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hoá,

Trang 12

văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới Mớ rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hoá, báo chỉ, xuất bản Xây dựng một số trung tâm văn hoá Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài”

* Cơ sở của lao động nhà báo là tính thực tiễn

Thực tiễn là khái niệm rộng chỉ toàn bộ những hiện thực khách quan đang tồn tại và phát triển Thực tiễn khác thực tế ở chỗ: thực tế là xem xét đối tượng dưới dạng tĩnh tại Thực tiễn là nghiên cứu đối tượng trong sự vận động, phát triển, biến đối

Quá trình nhà báo thâm nhập thực tiễn bao giờ cũng gắn bó với yêu cầu tiếp cận một cách khách quan và chân thực Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn nhà báo mới phát hiện bản chất của những vấn đề, phát hiện cái mới nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống Thực tiễn cũng là tắm gương phản ánh và kiểm tra lại những tác động, hiệu quả của các sản phẩm báo chí trước công chúng Phạm vi hoạt động của nhà báo đối ngoại mang tính đặc thù Thực tiễn mà nhà báo đối ngoại tiếp cận luôn phong phú và đa dạng ở những vùng miền khác nhau trên thế giới với những

nền tảng văn hóa, điều kiện kinh tế, xã hội, thể chế chính trị khác nhau Do vậy, việc tiếp cận thực tiễn đối với nhà báo đối

ngoại có thêm nhiều đòi hỏi hơn so với nhà báo hoạt động trong lĩnh vực khác

Trang 13

Năng khiếu báo chí là khả năng đặc biệt và sự nhạy cảm về

một lĩnh vực báo chí của một con người Năng khiếu là những phẩm chất sẵn có giúp con người có thê hoàn thành tốt một loại hoạt động nào đó ngay cả khi chưa được học tập và rèn luyện trong môi trường đó Người có năng khiếu, dù chỉ 1% cũng sẽ là

cơ sở tốt để duy trì và phát triển khả năng của mình Có năng

khiếu nhưng không chịu rèn luyện thì cũng sẽ bị thui chột Do vậy năng khiếu phải được phát huy và được rèn luyện thường xuyên Trên thực tế người có năng khiếu bẩm sinh không nhiều

Vì thế, cần phải bồi dưỡng tri thức, tiếp thêm sức mạnh để năng

khiếu được phát triển Người không có năng khiếu thì khả năng hồn thành cơng việc có thể vất vả, để khắc phục điều này, họ

thường “lấy cần cù bù thông minh”

Năng khiếu báo chí là tổng hợp những nhân tố ban đầu, khả năng quan sát phát hiện vẫn đề, phát hiện cái mới (nhạy cảm với

cái mới), khả năng gợi chuyện, phỏng vẫn đối tượng, khả năng diễn đạt, thể hiện sinh động bản chất sự kiện, sự việc bằng vốn từ vựng phong phú, ngỡ pháp chuẩn xác, gây cảm xúc thâm mỹ

Người có năng khiếu báo chí thể hiện rõ từ khâu phát hiện đề

tài, vấn đề đến khâu sáng tạo tác phẩm và thường được công chúng đón nhận nồng nhiệt Báo chí là một lĩnh vực hoạt động chính trị xã hội rộng và phần nhiều phụ thuộc vào khả năng giao tiếp của mỗi người, vì thế người được coi là có năng khiếu báo chí thường thể hiện ở khả năng giao tiếp và truyền tải các thông điệp đến người khác, người biết cách sử dụng các phượng tiện, công cụ truyền thông để thể hiện các loại thông điệp, đặt biệt là khả năng ứng xử trước những tình huống mới nảy sinh một cách ty tin

Trang 14

Tri thức là kiến thức mà nhà báo có được thông qua việc học

tập và rèn luyện Những hiểu biết của nhả báo cùng với kinh

nghiệm sống, kinh nghiệm giao tiếp làm nên một nhà báo có tri

thức Đòi hỏi đối với một nhà báo là cần có vốn tri thức phong

phú, đa dạng về nhiều lĩnh vực Tri thức chung bao gồm các lĩnh

vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các vẫn đề của cuộc sống

xã hội Tri thức chuyên ngành là lĩnh vực mà nha bao say mé tim hiểu và thê hiện trong tác phẩm Nhà báo đối ngoại thường được trau đổi và phát triển tri thức thông qua giao tiếp với người nước ngoài, tiếp thu các nền văn minh ở một phạm vi rộng về địa lý và văn hóa nên có vốn tri thức phong phú Những hiểu biết, tri thức đó giúp cho nhà báo đối ngoại có thể tiếp cận các vẫn đề mang

tam quéc tê và lý giải các sự kiện, van đề, sự việc ở những góc

nhìn rộng

Kỹ năng nghề nghiệp là khả năng thể hiện, khả năng hồn

thành cơng việc ở trình độ cao, thành thục hơn Ví dụ: Kỹ năng

phỏng vẫn nhân vật Người có kỹ năng phỏng vấn thì khai thác

được nhiều thông tin bổ ích cho việc sáng tạo tác phẩm, nguodi có

kỹ năng giao tiếp thì dễ tiếp cận nguồn tin hơn những người

không có kỹ năng (nhân vật có thể từ chối không tiếp cận nhà

báo) Những kiến thức và kinh nghiệm được thực hành nhiều sẽ

trở thành kỹ năng của nhà báo Nhà báo đối ngoại cần rèn luyện

để có được các kỹ năng giao tiếp với người nước ngoài, tiếp cận với các sự kiện quốc tế mà tầm ảnh hưởng thường là bên ngoài biên giới quốc gia

Như vậy, trong quá trình lao động sáng tạo, nhà báo rất cần

thiết phải biết kết hợp chặt chẽ các yếu tổ nghiệp vụ trên Bởi vì

Trang 15

Không theo công thức, mô típ đã cũ mà nó luôn đôi mới Yêu tô thích ứng luôn được coi trọng

1 VOV5- tờ báo đối ngoại 13 thứ ngữ, nhiều sản phẩm

đa dạng

VOVS5, hay còn gọi là Hệ Phát thanh Đối ngoại Quốc gia, là một trong các Hệ Phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại

VOVS ra đời chỉ ít ngày sau sự xuất hiện của Tiếng nói Việt

Nam, ngày 7/9/1945

Cho đến nay, VOV5 thực sự là một tờ báo đối ngoại lớn, với 12 chương trình phát thanh hằng ngày bằng 13 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Đức, Tây Ban Nha, Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Hàn Quốc và tiếng Việt dành cho người Việt Nam ở nước ngoài

Cùng với các chương trình phát thanh 30 phút, 60 phút, phát trên sóng ngắn và sóng trung (AM-EM), VOVS5 còn sở hữu Kênh tiếng Anh EM 24/7 phát sóng liên tục 24/24h mỗi ngày, trang web vovworld.vn đăng tải các thông tin đối ngoại (văn bản, file âm thanh, clip, video, ảnh ) bằng 13 thứ ngữ như đã nêu trên

Thinh giả, độc giả của VOYVS là người nước ngoài ở khắp các châu lục, là người nước ngoài ở Việt Nam, là người Việt Nam ở nước ngoài

2 VOYVS- tòa soạn báo chí đặc thù:

VOVS là một tòa soạn báo chí đặc thù Sản phẩm của

Trang 16

VOVS không chỉ có các tác phẩm báo nói mà còn có sản phẩm báo điện tứ, đa phương tiện Thời gian xuất bản ấn phẩm báo chí của VOV5 cũng đa dạng Từ sáng sớm tới khuya mỗi ngày, VOV5 liên tục phát đi các bản tin EM, AM

bằng 13 thứ tiếng

Trang web được cập nhật liên tục các tin, bài là văn bản, ảnh, phóng sự ảnh, video clip, file âm thanh

Công chúng của VOV5 bao gồm đủ mọi thành phần trong và ngoài nước, từ Á đến Âu, thuộc các lứa tuổi khác nhau, từ sinh viên cho đến người già, từ người có kiến thức hàn lâm đến người có kiến thức phố thông

Với nhiều đối tượng công chúng khác nhau, sản phẩm của VOVS là đa dạng, nhiều mục tiêu, dẫn đến tổ chức hoạt động nghiệp vụ tại tòa soạn là vô cùng phong phú

(Nhà bao Nguyễn Thị Thu Hoa Phòng Thư ký biên tập Hệ Phát thanh đối ngoại VOV5 — Đài Tiếng nói Việt Nam)

e Lao động của nhà báo là sự kết hợp giữa lao động cá nhân và lao động mang tính tập thể

Sản phâm báo chí cuối cùng là sự kết hợp của rất nhiều công đoạn, nhiều thao tác, nhiều bộ phận trong một cơ quan báo chí, trong một nhóm tác giả Đặc biệt là lao động sáng tạo tác phẩm

báo chí đòi hỏi sự tham gia của nhiều thành phần mang tính kỹ

Trang 17

viên âm thanh, kỹ thuật viên dựng hình và kỹ thuật viên thiết kế

đồ họa và kỹ thuật viên công nghệ thông tin

Mỗi quan hệ lao động giữa các bộ phận đó luôn mang tính kế

hoạch Một tác phẩm báo chí được công bố mà sai sự thật thì lãnh

đạo cơ quan báo, các bộ phận biên tập và người viết cùng chịu

trách nhiệm trước công chúng và có thể là trước các cơ quan pháp luật

® Lao động nhà báo thường mang tinh da dang, linh hoạt và năng động, sáng tạo, không có sự lặp lại

Khác với công việc chuyên môn, nghiệp vụ khác, đối với mỗi nhà báo đều có cách thức làm việc rất riêng, không ràng

buộc Nhà báo đối ngoại hoạt động ở các cơ quan thường trú ở

nước ngoài thể hiện rõ nhất vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo cá nhân

Nhiều nhà báo định hình tác phẩm chủ yếu từ lao động quá khứ, nhưng có người chỉ dựa trên tư liệu hiện tại Có người viết

ngay tại cơ sở, ngược lại có người chỉ viết được khi ngôi tại căn phòng yên tĩnh Có người chỉ sử dụng tư liệu từ phương pháp phỏng vấn nhưng có người lại quan tâm nhiều hơn đến những hình ảnh sinh động từ phương pháp quan sát Cùng tiếp cận một

sự kiện, một sư việc, một vấn đề nhưng có nhà báo thu thập được

thông tin và có tác phẩm, nhưng có nhà báo lại không thu thập

được những thông tin mong muốn Trong xu thê phát triển của công nghệ và kỹ thuật truyền thông, tính sáng tạo cá nhân, chủ động còn chịu sức ép của cuộc chạy đua thông tin khi mà công

_ chúng luôn đòi hỏi được thông tin nhanh nhất có thế những thông

tin thiết thực

Trang 18

* Lao động nhà báo luôn chịu sự thúc bách của thời gian Do yêu cầu của tính thời sự trong việc chuyển tai thong tin báo chí nhanh nhất đến cho công chúng nên thời gian luôn là

yếu tố đầu tiên đòi hỏi nhà báo phải đáp ứng Từ khi sự kiến

xảy ra cho đến khi công chúng tiếp nhận, về lý thuyết thời gian

(8) có thể bằng không (t=0) Nghĩa là trong trường hợp phát

thanh hay truyền hình truyền trực tiếp sự kiện thì công chúng đồng thời tiếp nhận thông tin cùng với nhà báo Đó là thông tin báo chí cần đáp ứng nhu cầu của công chúng thỏa mãn tính thời

sự Ý nghĩa của chính sự kiện, sự việc hiện tượng chỉ phối nhà

báo phải tuân theo Về cơ bản, nếu thời gian đó càng kéo dải thì

tính thời sự càng thấp và mất tính cạnh tranh Đó chính là sự

bức bách về thời gian đối với nhà báo Trong trường hợp phóng viên truyền hình phỏng vấn trực tiếp thì ngoài yếu tố thời gian còn có yếu tô tâm lý của người phóng viên Đó là luôn bị chỉ phối của vấn để thời lượng chương trình Thời gian đó luôn được tính bằng giây

1 Báo chí đối ngoại là báo in, báo điện tử, kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quy hoạch báo chí đối ngoại

2 Báo chí thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại là báo in, báo điện tử, kênh phát thanh, kênh truyền hình không bao gồm báo chí đối ngoại quy định tại Khoản 1 Điều này

Điều 4 Nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí

Nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí gồm thông tin

Trang 19

chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam, thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam và thông tin

giải thích, làm rõ quy định tại khoản 1 các Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Điều 5 Nguyên tắc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí

1 Đăng, phát nội dung thông tin đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân Việt Nam

2 Không đăng, phát nội dung thông tin ảnh hưởng tiêu cực

đến vị thế, hình ảnh Việt Nam; gây phương hại đến quan hệ đối

ngoại, hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước; kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước

(Trích: Thông tự 03/2019/B1/BTTTT quy định việc đăng, phát nội dung thông tin đổi ngoại trên bảo chỉ)

1.2 Tính chất của hoạt động báo chí và báo chí đối ngoại 1.2.1 Hoạt động báo chí là hoạt động chính trị

Mục đích trực tiếp của báo chí nói chung là chính trị (phục vụ

trực tiếp nhiệm vụ chính trị) Báo chí là công cụ, vũ khí đấu tranh

giai cấp, xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội Thông qua báo chí

thể hiện rõ quyền lực chính trị của thể chế Báo chí là động lực thúc đây xã hội phát triển Báo chí có thể gây đựng hoặc có thé

Trang 20

đối ngoại luôn được coi như một nhiệm vụ chính trị quan trọng bảo vệ và phát triển đất nước

Nói hoạt động chính trị thông qua việc sử dụng các kỹ năng nghiệp vụ là bởi các sản phẩm báo chí không mang tính ép buộc, ra lệnh, mà báo chí làm cầu nối cho những nội dung chính trị Tuyên truyền trên báo chí thực chất là sự cụ thê hoá những nội

dung chính trị, các chỉ thị, nghị quyết thành hành động thực tiễn

Khác với những tô chức chính trị, các cơ quan làm công tác chính trị trực tiếp như tuyên huấn, tuyên giáo báo chí về cơ bản thông qua phương thức tuyên truyền Như vậy, sản phẩm báo chí mang tính động viên, cô vũ, giáo dục một cách gián tiếp Ở một góc độ khác, dù báo chí luôn mang tính chỉ đạo, tính định hướng và tính thuyết phục cao, nhưng lại không ra lệnh, giáo huấn mà khách quan tiếp cận sự việc, hiện tượng, có cách nhìn mang tính định hướng dư luận xã hội nên hiệu quả tác động của nó vừa rộng khắp, vừa gây ấn tượng sâu sắc

1.2.2 Hoạt động báo chí là hoạt động xã hội

Những nội dung thông tin mà báo chí đề cập là tất cá các lĩnh

vực của đời sống xã hội Quy mô tác động của báo chí cũng là toàn bộ xã hội, nó không loại trừ bất cứ đối tượng nào Hoạt động báo chí phải phù hợp với luật pháp và đạo đức xã hội, phục vụ nhu cầu của toàn xã hội

Trang 21

Ở một góc độ khác, các nhà báo đều là những người tham gia

công tác xã hội một cách cụ thể, trực tiếp, dưới nhiều hình thức

phong phú, đa đạng Trong hoạt động thông tin đối ngoại, báo chí được sử dụng như một công cụ ảnh hưởng rộng rãi và tính xã hội được thể hiện trong việc thông tin về đất nước, con người Việt Nam nhằm huy động nguồn lực từ những cộng đồng quốc tế rộng khắp trên thế giới

1.2.3 Hoạt động báo chỉ là hoạt động thông tỉn dại chúng Thông tin báo chí là thông tin mang tính phổ cập, ngắn gọn, súc tích, để hiểu, phù hợp với các loại đối tượng công chúng, nó khác hắn thông tin chuyên biệt, thông tin khoa học chỉ dành cho

những đối tượng công chúng nhất định Vì thế, thông tin báo chí

luôn hướng tới đại đa số công chúng Mục tiêu của thông tin đại chúng là làm sao để mọi thành viên trong xã hội có quyền được tiếp nhận thông tin Đồng thời, mọi người đều có thể cung cấp thông tin cho báo chí thông qua việc gửi các tin bài, phát biểu, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng chính đáng trên các cơ quan báo chí

- Phát triển một báo điện từ đối ngoại chuyên biệt, chủ lực với các thứ tiếng chính (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga) nằm trong nhóm 10 báo điện tử có lượng truy cập cao nhất từ Việt Nam và nhóm 05 báo điện tử có lượng truy cập cao nhất từ nước ngoài đối với tờ báo điện tử của Việt Nam;

- Phát triển một số tờ báo in, tạp chí in đối ngoại chuyên biệt, chủ lực với các ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga

Trang 22

mang tầm khu vực và thế giới, đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí có các chuyên mục, bài viết phục vụ nhiệm vụ đối ngoại;

- Xác định cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia là Thông tấn xã Việt Nam với các sản phẩm truyền thông chủ lực gồm: Báo in, tạp chí in, báo điện tử; cơ quan hỗ trợ là các cơ quan báo chí khác ở trung ương, địa phương và nước ngoài, trong đó, các bài viết, chuyên mục trên các báo và tạp chí của các cơ quan báo chí này phục vụ từng đối tượng, địa bàn cụ thể

(Quyết định Số: 2434/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030)

1.3 Phần công lao động nhà báo trong báo chí

Chuyên môn hoá: là chuyên sâu về một loại công việc, một quy trình, một dây chuyền sản xuất Việc phân công lao động gắn với trách nhiệm có điều kiện phát triển nâng cao chất lượng hiệu quả công việc

1.3.1 Các loại hình lao động báo chí

Phân loại theo đặc trưng loại hình báo chí: Phần loại theo các loại hình báo chí có: Lao động báo in, lao động phát thanh, lao động truyền hình, lao động báo ảnh, lao động báo mạng điện

tử (kết hợp các yếu tố đa phương tiện)

Trang 23

Phân loại theo đặc điểm, tính chất, loại hình công việc:

Theo cách này có: Lao động lãnh đạo, quản lý, lao động biên tập, lao động phóng viên, lao động sáng tạo văn bản tác phẩm Đây là cách phân loại có ý nghĩa trực tiếp nhất

1.3.2 Lao động quan ly, lãnh đạo báo chí

Nhiệm vụ trọng tâm là lãnh đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của báo, đưa cơ quan báo đi đúng hướng

Thường xuyên nắm bắt, tiếp nhận kịp thời tư tưởng chỉ đạo, chủ

trương tuyên truyền và những định hướng lớn của cấp trên Tập hợp lực lượng cán bộ công nhân viên trong, ngoài cơ quan, tạo ra

sức mạnh tổng hợp để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chính trị của

toà soạn

Cán bộ quản lý, lãnh đạo phải biết sử dụng thích hợp khả

năng, sở trường, sở đoản của mỗi người nhằm phát huy hiệu quả công việc

Cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm trước nhất về nội dung của tờ báo, cơ quan tuyên truyền Hoạt động ngoại giao, mở rộng mỗi quan hệ với các cơ quan, ban ngành Trung ương, địa phương gây uy tín của tờ báo, cơ quan đài, tạo ảnh hưởng tốt đối với Xã hội

Lãnh đạo cơ quan báo còn phải tổ chức, trao đổi nghiệp vụ với

các báo, đài bạn, đưới các hình thức Có chiến lược phát triển

kinh tế, tăng thu nhập cho cơ quan và nộp vào ngân sách nhà

nước thông qua quảng cáo Tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm

công tác tuyên truyền từng tháng, quí, năm Chú trọng công tác đảo tạo, bồi dưỡng cán bộ theo qui hoạch

Trang 24

1.3.3 Lao động biên tập, biên dịch

1.3.3.1 Bộ phận biên tập, biên tập viên và các kỹ năng Công tác biên tập hiểu theo nghĩa rộng: là nhìn tong thể một sản phâm báo chí trước khi phát hành ra công chúng, là sự hài hòa giữa các tác phẩm báo chí trong cùng một sản phẩm, là sự

phối hợp giữa nội dung và hình thức của một sản phẩm báo chí

Công tác biên tập theo nghĩa hẹp là việc chỉnh sửa một văn bản báo chí hoặc một tác phẩm báo chí cụ thể về nội dung và hình thức

Từ cách nhìn nhận trên, ta có thể hiểu bộ phận biên tập xét từ

một góc độ nảo đó làm nhiệm vụ cố vấn cho lãnh đạo về nội dung tuyên truyền trên báo Bộ phận biên tập chính là người cụ thể hóa ý tưởng của lãnh đạo cơ quan, các chủ trương chính sách thành những chủ đề, đề tải cẦn tuyên truyền, trong từng thời kỳ Bộ phận biên tập có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền dài hạn, ngắn hạn, đột xuất và đồng thời cũng là người kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của phóng viên Hay nói cách

khác là điều tiết kế hoạch tuyên truyền, đảm bảo tính khoa học,

tính hợp lý

Trang 25

thông qua một số công việc cụ thể như: Gợi ý các chủ thể, đề tài cho cộng tác viên, thông tin viên, đặt bài theo yêu cầu Tổ chức Hội nghị cộng tác viên, thông tin viên, nghiên cứu hiệu quả, sự

tác động của báo chí đến với xã hội Khi cần thiết làm nhiệm vụ cải chính, sửa đổi những thông tin sai lạc; Viết thư trả lời, thông

cảm độc giả

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, bộ phận biên tập cần có khả năng

bao quát, có tầm nhìn xa, trông rộng, có trình độ nghiệp vụ, có kỹ năng sáng tạo

Biên tập viên và các kỹ năng của biên tập viên

Bất cứ nghề nghiệp gì, công việc nào cũng cần có những kỹ năng riêng Dẫn theo Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học (2006), kỹ năng là “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế

Nói như vậy, có nghĩa, để hình thành kỹ năng con người ta trước hết phải có kiến thức Kiến thức là nền tảng của mọi kỹ

năng Muốn có kỹ năng biên tập thì biên tập viên phải có kiến

thức chuyên ngành biên tập Điều này đặc biệt quan trọng đối với ngành thông tin đối ngoại

Kỹ năng là giai đoạn trung gian giữa tri thức và kỹ xảo trong quá trình nắm vững một phương thức hành động Nếu ta coi quá trình nắm vững một phương thức hành động là một đoạn thắng

thì điểm khởi đầu đoạn thẳng sẽ là tri thức Tri thức được nhận thức, được vận dụng vào thực tế hành động để trở thành kỹ năng Kỹ năng được rèn luyện, trau dồi, đạt đến mức thuần thục sẽ trở

thành kỹ xảo Như vậy, kỹ xảo là cái đích của quá trình năm vững

một phương thức hành động

Trang 26

Để có được kỹ năng, người thực hiện cần phải có ý thức tập

trung cao Kỹ năng không phải là cái bẩm sinh hay tự nhiên có Phải trải qua quá trình luyện tập hay học làm theo những kỹ

năng của người đi trước thì kỹ năng mới được hình thành Về

ban chất, kỹ năng và kinh nghiệm là hai phạm trù có mỗi quan

hệ tương hỗ với nhau Theo Từ điển tiếng Việt, kinh nghiệm là

“điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải”

Người làm việc nhiều, tiếp xúc nhiều với thực tế sẽ có nhiều kinh nghiệm, và nhờ những kinh nghiệm đó mà kỹ năng làm việc cũng được nâng cao

Như vậy, người ta có thé tích lũy kinh nghiệm cả khi có kiến

thức và khi chưa có kiến thức Mặt khác, theo quan niệm triết học, kinh nghiệm còn là nền tảng, nguồn pốc của tri thức Trong

khi đó, muốn có kỹ năng thì trước hết phải có kiến thức làm nền Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa kỹ năng và kinh nghiệm

Nói tóm lại, khả năng hồn thành cơng việc, năng lực của một

người được nhìn nhận, đánh giá chủ yếu dựa trên những tiêu chí về kỹ năng mà người đó có được Một biên tập viên giỏi là người có đầy đủ những ký năng cần thiết của biên tập viên và biết phát triển những kỹ năng đó lên để trở thành kỹ xảo

Trong ngành báo chí, mỗi loại biên tập viên có những kỹ năng riêng Bởi vậy, muốn tìm hiểu về kỹ năng của biên tập viên, trước hết chúng ta phải phân loại biên tập viên theo vai trò và chức năng của họ

Các kỹ năng của biên tập viên báo chí đỗi ngoại

Mỗi loại biên tập viên có một danh sách các kỹ năng kèm theo

Trang 27

quy trình xử lý thông tin Trong các danh sách đó có những điểm trùng nhau, có những điểm khác nhau Ví dụ, các loại biên tập viên từ cao cấp đến thứ cấp đều cần có kỹ năng biên tập văn bản để có thể thực hiện chức năng biên tập ở các bước (cấp độ) mà minh dam nhiệm Trong khi đó, kỹ năng điều hành, giám sát là

không thể thiếu đối với một biên tập viên điều hành, và là kỹ

năng thứ yếu đối với một biên tập viên văn bản

Xét ở một khía cạnh khác, hai hay nhiều loại biên tập viên

cùng có chung một kỹ năng, tuy nhiên, mức độ quan trọng của

kỹ năng đó đối với mỗi người không giống nhau Ví dụ, kỹ năng biên tập văn bản, đối với biên tập viên văn bản là yêu cầu đứng ở vị trí đầu tiên, còn đối với biên tập viên điều hành thì không

phải là yêu cầu quan trọng nhất

* Kỹ năng biên tập thuộc những loại hình báo chí khác nhau Tác giả cuốn “Nhà báo hiện đại” nói rõ hơn vẻ vấn đề này: “Không giống như những biên tập viên báo chí và tạp chí, những biên tập viên báo trực tuyến phải có những kỹ năng tương tự như phóng viên truyền hình Ngoài kỹ năng biên tập ngôn ngữ, biên tập viên báo trực tuyến còn phải có sự nhạy cảm về hình ảnh Đó là bởi vì báo chí trực tuyến, cũng như truyền hình, phụ thuộc rất nhiều vào sự hấp dẫn do hình ảnh đem lại”

Trang 28

tinh, đó là sự kết hợp “4 trong 1” của báo in, báo phát thanh, báo

truyền hình và báo ảnh Bởi vậy, ở một góc độ nào đó, có thê

xem kỹ năng của biên tập viên báo mạng điện tử là sự kết hợp kỹ năng của biên tập viên bốn loại hình báo chí ra đời trước nó như đã nêu trên

© Kỹ năng điều hành: Điều hành: “điều khiển mọi bộ phận và

quy trình hoạt động chung” Là biên tập viên, nhà báo không chỉ có trách nhiệm đối với công việc của mình, mà còn phải có trách

nhiệm đối với một lĩnh vực cụ thể, toàn bộ khâu biên tập và các phóng viên, cộng tác viên Từ đấy hình thành những nhiệm vụ

lãnh đạo hoặc quản lý Họ phụ trách quản lý thời gian, lãnh đạo nhân viên, và quan hệ nội bộ, họ cũng thực hiện kiểm tra những quá trình lao động trong và ngoải ban biên tập Trong cuốn “Hướng dẫn nghề làm báo độc lập”, tác giả Deborah Potter đúc kết: “các biên tập viên cần phái là những nhà báo và là những nhà lãnh đạo giỏi của phòng tin Họ phải lãnh đạo và động viên

những nhân viên cấp dưới”

Trang 29

Báo chí đối ngoại là một trong những lực lượng quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, là một bộ phận trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng, là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị; tập trung xây dựng, phát triển lực lượng báo chí đối ngoại chuyên trách làm nòng cốt, phù hợp với sự phát triển của hệ thống báo chí nói chung;

Báo chí đối ngoại cần xác định đối tượng thông tin đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm nhất, đặc biệt là các nước láng giềng, các nước lớn, các nước trong khối ASEAN, Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, các nước khu vực Mỹ

Latinh, đồng bào ta ở nước ngoài, đặc biệt là giới trẻ; chủ

động cung cấp đầy đú thông tin từ trong nước và tiếp nhận

kịp thời thông tỉn từ bên ngoài để phục vụ triển khai các

chính sách phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa, an nỉnh, quốc phòng bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, chú quyền lãnh thổ, chủ quyền biến đảo;

Đầu tư có hiệu quả về tài chính, con người, cơ sở vật chất cho cơ quan báo chí phục vụ nhiệm vụ đối ngoại, đặc biệt

ứng dụng các phương thức truyền thông điện tử mới để xây

dựng và phát triển báo điện tử phục vụ mục tiêu đối ngoại

(Quyết định Số: 2434/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch hệ thông báo chí đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030)

* Theo dõi và giám sát: “Theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không” Tác giả Deborah Potter trong cuốn “Hướng dẫn nghề làm báo độc lập” có viết: “Các biên

Trang 30

tập viên vừa là những người giám sát vừa là nhà báo Khi họ làm việc với các phóng viên về các bản tin hàng ngày, họ cũng theo dõi tiến bộ của phóng viên theo thời gian Họ tìm kiếm những cơ

hội — tự mình hoặc bằng văn bản - để đưa ra những phản hồi

mang tính xây dựng, giúp phóng viên cải thiện chất lượng công

việc của họ Nhiều biên tập viên còn chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của nhân viên mà họ theo dõi”

Như vậy, một trong những cái đích quan trọng của công việc giám sát của biên tập viên báo chí là để đánh giá và đưa ra được

những nhận xét cũng như những sự uốn nắn cho cách thực hiện công việc của phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên thuộc

quyền quản lý của mình một cách đúng lúc và cụ thể Có những phản hồi mang tính tích cực (khen), và cả những nhận xét mang

tính phê bình, nhưng nhất thiết là phải thắn thắng và trung thực Mặt khác, biên tập viên điều hành, trưởng ban biên tập là những người gắn bó với quy trình xử lý bài vở từ khâu đầu tiên

— xây đựng ý tưởng — cho đến khâu cuối cùng — bài viết được đăng tải trên mạng

Cũng theo Deborah Potter, biên tập viên phụ trách phân công

chịu trách nhiệm quyết định tin nào cần thực hiện, ai sẽ là người thực hiện, thực hiện trong bao lâu (nội dung này thuộc phần kỹ

năng tô chức), nhưng họ chưa được phép nghỉ ngơi khi đã hồn

thành cơng việc phân công Bởi việc các kế hoạch bị thay đôi là điều gần như không thê tránh khỏi

Trang 31

trình sáng tao Phong vién phai tu khac phuc nhiing truc tric xay ra trong bản tin Điều đó giúp tránh được cảm giác bực bội

thường thấy ở các phóng viên khi một biên tập viên sửa lỗi bằng

cách viết lại bản tin của họ Cách làm nảy cũng giúp các phóng

viên học được cách làm việc tốt hơn, chứ không phải lặp lại

những lỗi tương tự rồi để biên tập viên can thiệp và sửa Biên tập viên điều hành, trưởng ban biên tập lẫn biên tập viên nội dung đều cần rèn luyện kỹ năng này

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc giúp các phóng viên tự

khắc phục những trục trặc xảy ra trong bản tin, tức là can thiệp

vào quá trình làm tin của phóng viên, mà biên tập viên cần huấn luyện phóng viên của mình trước hết ở khâu xây đựng ý tưởng “Cần phải cơi phóng viên và biên tập viên là những đối tác trong việc phát triển ý tưởng cho các bài viết”

Hai nội dung chính trong kỹ năng huấn luyện của biên tập viên

báo chí là phát triển ý tưởng và hướng dẫn, động viên thực hiện

* Phát triển ý tưởng: Khâu đầu tiên trong đường đi của tác

phẩm là xây dựng ý tưởng bài viết Ý tưởng có thể đo phóng viên

tiếp xúc với thực tế đề xuất với biên tập viên, hay do biên tập

viên nhận được từ các nguồn tin rồi giao cho phóng viên thực

hiện Đây là một trong những kỹ năng cần thiết để bài viết của

phóng viên chắc chắn sẽ được thực hiện theo đúng hướng, có

trọng tâm phù hợp Hơn ai hết, biên tập viên là người nắm rõ đường lỗi chủ trương của tòa soạn, tôn chỉ mục đích cũng như phong cách của tờ báo, thế nên họ cần định hướng cho phóng

viên, cộng tác viên của mình, nhất là trước những đẻ tài nhạy

cảm hay với những phóng viên, cộng tác viên mới vào nghè

Trang 32

Sau khi phóng viên và biên tập viên đã thống nhất dé tai bang cách “thể hiện để tài chỉ bằng một đòng”, ngoài việc định hướng về tư tưởng, biên tập viên còn giúp phóng viên, cộng tác viên lựa

chọn góc nhìn, giới hạn hoặc mở rộng phạm vi đề tài, xác định

những đối tượng cần gặp, những câu hỏi cần trả lời và cả những

hình ảnh, bảng biểu cần được sử dụng trong bai

Hướng dẫn, động viên thực hiện: Biên tập viên cần theo sát

quá trình thực hiện bài viết của phóng viên và thực hiện kỹ năng huấn luyện của mỉnh Biên tập viên không chỉ giao nhiệm vụ cho phóng viên và sửa lỗi trong bản thảo cuối cùng, mà còn can thiệp vào quá trình làm tin - khi phóng viên gặp khó khăn để

viết lời dẫn — để tiết kiệm thời gian cho bài báo hoàn chỉnh Mặt

khác, những biên tập viên này luôn tìm ra những ưu điểm trong

quá trình thực hiện của phóng viên để khen ngợi, động viên;

đồng thời cũng chỉ ra những điểm chưa được, hướng dẫn, uốn nắn cách suy nghĩ, cách làm việc của phóng viên

Việc hướng dẫn sẽ làm tăng tính chuyên nghiệp của nghề báo

Điều đó giúp việc đối thoại là một phần thưởng chứ không phải

là sự trừng phạt và giúp các phóng viên thực hiện công việc của

họ tốt hơn

Kỹ năng biên tập văn bản

Văn bản là gì: - Bán viết hoặc in, mang nội dung là những gì cần được ghi để lưu lại làm bằng Chuỗi ký hiệu ngôn ngữ hay

nói chung những ký hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thành một chỉnh thê mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn Đã là biên

Trang 33

tập đọc lại, suy nghĩ, làm cho các tác phẩm đến với công chúng

dễ dàng hơn

Kỹ năng biên tập văn bản, tương ứng với từng cấp độ biên tập,

cũng có những cấp bậc khác nhau, như: kỹ năng biên tập nội dung, kỹ năng biên tập ngôn ngữ

Biên tập nội dung |

Những biên tập viên nội dung phụ trách biên tập lần một — biên tập nội dung bài viết ngay sau khi phóng viên hoàn thành tác phẩm của mình Như đã trình bày ở trên, công việc biên tập nội đung bao gồm việc thâm định các vấn đề như: Thông tin có chính xác hay không, thông tin đã đủ hay chưa, có cần bố sung

hay loại bỏ nội dung nào không, vẫn đề của bài báo có phải là vấn đề độc giả thực sự quan tâm và muốn được thông tin hay

không, góc nhìn như thế đã ôn chưa, bài viết đó có công bình không v.v

Biên tập viên nội dung phải là người bảo vệ sự thật Nhất là đối với báo mạng, khi vẫn đề chạy đua thông tin, cạnh tranh về

giờ giắc là mục tiêu quan trọng bậc nhất của tờ báo thì biên tập

viên báo mạng điện tử càng cần phải đề cao chức năng bảo vệ sự thật của mình Bởi vậy, cả phóng viên và biên tập viên đều phải ở trong cùng một “chiến hào” trong công cuộc đi tìm sự thật, bảo

vệ sự thật Một khía cạnh quan trọng không kém là biên tập viên

phải bảo vệ sự công bằng trong bài viết của phóng viên Sự công bằng trong tin tức rất gần với sự khách quan Như chúng ta đều

biết, không có sự khách quan tuyệt đối Quan trọng nhất là ở thời điểm đến với công chúng, thông tin được nhìn nhận đúng đắn và

khách quan nhất có thể Khi bắt tay vào thực hiện một bài báo,

Trang 34

phóng viên luôn bị buộc phải chọn sử dung thông tin nay, không sử dụng thông tin kia, giới thiệu thông tin được chọn theo cách thức như thế nào Biên tập viên phải là người có đủ sức đặt ra tiêu

chuẩn và đưa ra ví dụ mẫu về sự công bình

Biên tập ngôn ngữ

Biên tập ngôn ngữ là công việc biên tập viên tìm ra lỗi ngữ pháp, cách dùng từ và lỗi chính tả Thêm vào đó, biên tập ngôn

ngữ còn là diễn đạt câu văn sao cho dễ hiểu, tránh tối nghĩa, đa

nghĩa, câu mơ hồ

Như vậy, những biên tập viên ngôn ngữ trước hết cần có các kỹ năng về từ ngữ như một nhà ngôn ngữ học Tuy nhiên, công việc biên tập ngôn ngữ không chỉ là soát lỗi, soi chữ mà yêu cầu biên tập viên phải thực sự tâm huyết, tập trung suy nghĩ và suy nghĩ một cách sáng tạo “Nếu không, chắc hắn ai đó đã làm ra được một chương trình biên tập tự động rồi”

Biên tập cấu trúc văn bản

Các biên tập viên văn bán cần có kỹ năng về biên tập cầu trúc văn bản Bởi “Viết báo có một nét đặc thù có thể làm giảm nhẹ

công việc cho bạn Đó là bạn có thể viết theo những cầu trúc có

sẵn” Có nhiều kiểu cấu trúc tác phẩm báo chí như: cấu trúc hình

tháp ngược, cấu trúc đồng hồ cát, câu trúc tháp xuôi Trong đó,

có thể tùy từng loại thể của tác phẩm mà áp dụng triển khai theo

kiểu cấu trúc nào Ví dụ như cấu trúc hình tháp ngược là loại ưu

tiên dùng cho viết tin Câu trúc bài báo có thể được coi là một

loại công thức Nhà báo Ngọc Trân viết: “Không nên ngại ngùng với công thức Nếu bạn chịu rèn luyện thì công thức gì cũng có

Trang 35

Trong cấu trúc của bài báo, biên tập viên cần đặc biệt chú ý đến phần tiêu đề, phần lời dẫn Phần lời dẫn là tóm tắt ý của bài

báo, ở mức độ đọc lướt, công chúng chỉ cần đọc phần dẫn (hay phần tóm tắt) mà vẫn hiểu được sơ bộ nội dung bài báo Trong

khi đó, tiêu đề cho tác phẩm báo chí là loại tiêu đề có khả năng

đứng độc lập, thường dài không quá 13 ký tự, và càng rõ ràng, càng hấp dẫn càng tốt

® Kỹ năng biên tập ảnh và hình mình hoa

Những biên tập viên ảnh và biên tập viên mỹ thuật (hay biên tập viên đồ họa) của các báo, nhất là các báo mạng điện tử cần có kỹ năng này Công việc chính của biên tập viên ảnh là lựa chọn,

chỉnh sửa và ghi chú thích ảnh Bàn thêm về kỹ năng chú thích ảnh Chú thích ảnh, xét về một khía cạnh cụ thê, là một tin ngắn,

nhưng mục đích của chú thích ảnh không phải là tóm tắt nội dung mà là giúp đọc giả cảm nhận ý nghĩa nội dung của ảnh “Ảnh và chú thích ảnh cũng dựng lên một câu chuyện nhỏ mà độc giả có thể hiểu nhưng không cần phải đọc toàn bộ bản tin đi kèm”

Chú thích ảnh cần làm rõ đối tượng chính được phản ánh trong ảnh, không lặp lại chính xác từng chữ trong bài viết và cũng không cần nêu rõ những gì có thể nhìn thấy dễ dàng trong bức ảnh Một trong những quy tắc quan trọng của người biên tập ảnh là: “Không có ảnh không có lời chú thích” Bên cạnh ảnh là các hình minh họa, đồ thị, biểu bảng Chức năng của chúng là giải trình những tình huống và những mỗi quan hệ phức tạp mà bằng

văn bản rất khó để mô tả một cách hình tượng, chính xác, dé hiểu

và khoa học Trong báo chí, các đồ họa thông tin cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Trang 36

- Có tính thời sự hoặc có nội dung liên quan đến một bài viết

- Được điều tra nghiên cứu kỹ càng, bao quát được mọi thông tin và có thể giải quyết được vẫn đề chủ yếu

- Tường thuật, mô tả đúng tất cả các thong tin

- Trình bày biểu đồ rõ ràng, dễ hiểu, để có thê truyền đạt nhanh

chóng các thong tin

- Khêu gợi sự chú ý của độc giả vào vấn đề đang trình bày

® Kỹ năng biên tập âm thanh và hình anh

Để có những clip đặc sắc, âm thanh và hình ảnh tốt thì các

biên tập viên âm thanh và hình ảnh phải thực hiện thành thạo các kỹ năng biên tập âm thanh, hình ảnh Biên tập viên âm thanh và hình ảnh phải là người có óc linh hoạt trong dựng kịch ban, dé tir

những đoạn âm thanh, hình ảnh tách rời có thể kết nối lại một

cách logíc và hợp lý trong một clip dài không quá 5 phút Lời dẫn hợp lý cộng thêm một chất giọng rõ ràng, truyền cảm sẽ tạo cho clip sức cuốn hút

® Kỹ năng biên dịch

Trang 37

của ngôn ngữ nguôồn sang bản dịch ngôn ngữ đích theo cách

không thích hợp Mặt khác, việc nhập khẩu thành ngữ như vậy

đã nhập khẩu hữu ích các mã nguồn ngôn ngữ và cho phép việc vay mượn từ ngữ để làm phong phú thêm các ngôn ngữ đích Xét cho cùng, dịch giả đã giúp rất nhiều việc định hình các ngôn ngữ mà họ đã dịch

Nhà báo đối ngoại thường viết báo bằng thứ ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc thứ ngoại ngữ được dùng để sáng tạo tác phẩm Cả hai cách thức đó luôn có sự khác biệt trong cách diễn đạt nhưng kha ning

tư duy và cách thức chuyên tải thông điệp qua cách viết hay địch

thuật đều quan trọng Bản chất của thông điệp chuyển tải trong tác phẩm luôn phải được chuyển ngữ một cách chính xác nhất

Hiểu theo cách triết tự từ, “Dịch” có nghĩa là “thay đổi”, “biến đổi”; “thuật” có nghĩa là “kỹ thuật”, “học thuật”, “phương pháp” Vay “dich thuật” có nghĩa là “phương pháp chuyên đổi” từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác Dịch thuật không phải là một môn khoa học chính xác mà là một sản phẩm trí tuệ Trong đó, mức độ tập trung khác nhau của cùng một chuyên viên ngôn ngữ có thể tạo ra sản phẩm cuối cùng khác nhau Đó là chưa kể đến

những sản phẩm dưới mức tiêu chuẩn được thực hiện bởi những

nhóm hoặc điểm địch thuật tự đo, thiếu kinh nghiệm và không đủ kỹ năng Quan trọng hơn cả, mỗi một từ là một quyết định của người dịch thuật, mà quyết định của một người thì có thể đúng

và rất có thé sai Khả năng mắc lỗi tỉ lệ thuận với với số từ cần chuyển ngữ Có nhiều cấp độ dịch thuật như:

Trang 38

cùng các mỗi liên hệ của chúng trong một hệ thống nhất định

Người dịch phải hiểu không những một, mà là hai ngôn ngữ Không chỉ dừng lại ở đó, người dịch phải có khả năng so sánh,

đối chiếu hai hệ thống ngôn ngữ để tìm cách diễn đạt bài dịch

đúng với ngôn ngữ gốc

Cấp độ thứ hai mang tính văn hoá: Để hiểu được văn bản người địch còn phái am hiểu sâu sắc về văn hoá và các thuật ngữ chuyên môn, từ lóng trong văn hóa của ngôn ngữ gốc

Cấp độ thứ ba là cấp độ tâm lý: Đây là một cấp độ tinh tế và

phức tạp Trên thực tế, ngay cả khi đã tỉnh thông ngôn ngữ và có vốn văn hoá sâu rộng, người dịch còn phải phán đoán và lường trước được những phản ứng tâm lý của người đọc khi đọc bài

dịch của mình, để gợi lên ở họ những xúc cảm thẳm mỹ mong

muốn, hay ít nhất để tránh những hiểu lầm từ người đọc

Biên dịch tạo nên nội dung trao đổi thông tin và sử dụng kênh

ngôn ngữ phù hợp với đối tượng công chúng đề quảng bá hình ảnh

quốc gia nhăm những mục đích nhất định Biên dịch cần được lựa

chọn chủ đề, nội dung thông tin và chuyến tải bằng hình thức phù hợp với dung lượng và chủ đề chung của toàn bộ sản phẩm

Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 1/8/2007 của Hội nghị Trung ương 5 khoá X nêu rõ một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng của báo chí nước ta hiện nay là:

“Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin đối ngoại Tiếp tục tăng thời lượng phát thanh, truyền hình, báo điện tử ra các nước, các khu vực, đưa được nhiều thông tin và sản phẩm văn hoá có nội dung tốt đến với đồng bào ta

Trang 39

ở nước ngoài và bạn bè quốc tế; tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới”

Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 10/9/2008 cia Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tìn đối ngoại trong tinh hinh moi, néu ro:

“Phát triển các phương tiện thông tin hiện đại, nhất là Internet, truyền hình cáp, đầu tư có trọng điễm cho một số báo hình, báo viết, báo mạng, bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài, tạo ra những thương hiệu báo chỉ Việt Nam có uy tin quoc té”

® Kỹ năng VỀ mạng Internet và máy vì tính

Biên tập viên báo chí giờ đây đối mặt với thách thức là cần phải thành thạo những thao tác cơ bản về máy tính Ngoài những ký năng cơ bản về mạng internet và máy tính như: soạn thảo văn bản, gửi và nhận thư điện tử còn cần có kỹ năng sử đụng công

nghệ biên tập hiện đại bằng máy vi tính, tìm kiếm thông tin, xử

lý anh tham chi là những phần mềm dựng phim thông dung Biên tập trên máy vì tính

Báo chí ngày nhay gắn liền với sự phát triển khoa học công nghệ mạng máy tính, bởi vậy hoạt động biên tập của biên tập viên báo chí cũng chịu nhiều ảnh hưởng của công nghệ Công cụ

truyền thống để biên tập là sử dụng những ký hiệu biên tập trên

Trang 40

Người ta có cách biên tập mới thông qua máy tính và chuyển bài qua mạng máy tính rất hữu hiệu, tiện dụng và nhanh chóng

Mạng máy tính nội bộ giúp các máy tính cá nhân của biên tập viên các cấp kết nối với nhau, trong đó có một máy chủ để lưu trữ bài vở Phóng viên nhập bải vào hệ thống máy tính, biên tập

viên tải xuống máy mình từ hệ thống, sau đó tiến hành sửa chữa

trực tiếp trên máy tính thông qua một phần mềm biên tập mà không cần tới giấy, bút như công nghệ cũ

Khoa học công nghệ đem lại nhiều tiện ích cho công việc biên tập của biên tập viên, tuy nhiên, cách thức hiện đại này có nhược điểm là: nếu biên tập viên không sửa kỹ bài, một số lỗi có thể sẽ bị bỏ qua do khi nhìn trên màn hình máy tính trong một thời gian

lâu, biên tập viên đễ bị mỏi mắt hơn là nhìn trên giấy viết

Kỹ năng kiểm soát sự tác động của công nghệ tới quá trình sản xuất, phát hành:

VỀ quy trình sáng fạo, cần nhẫn mạnh sự quan tâm nhiều hơn tới yếu tố “nguồn tin” Với sự trợ giúp của trí thông minh nhân tạo (AI), người ta đã có thé tạo ra một đoạn video với đầy đủ hình ảnh và âm thanh giống thật đến ngạc nhiên, trong đó từng chuyển

động khâu hình, nét mặt cho tới giọng nói đều được đồng bộ một

cách cực kỳ chỉ tiết Được phát triên bởi các nhà khoa học tại Đại học Washington, đó là một công cụ lẫy thông tin từ các tập tin âm

thanh để chuyển đổi thành khẩu hình miệng, sau đó áp các

chuyển động này vào gương mặt của một người trong video có sẵn Kết quả cuối cùng như có thể thấy: một đoạn video cho thấy một người nào đó đang phát biểu mặc đù chắc chắn rằng họ

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w