1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo chí truyền thông những vấn đề đương đại

317 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 317
Dung lượng 16,1 MB

Nội dung

Trang 1

,VL 6398/15

Trang 2

BÁO CHÍ TRUYEN THONG

Trang 3

3.30

Trang 6

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Báo chí là một loại hình truyền thông đại chúng có sức ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ và có vai trò to lớn trong việc truyền tải thông tin và

định hướng dư luận Đồng thời, báo chí cũng là một trong những

phương tiện, những kênh tham gia vào việc quản lý, giám sát và phản

biện xã hội

Thực hiện tốt chức năng tư tưởng, trong những năm qua, báo chí

nước ta đã chủ động, tích cực và có nhiều sáng tạo, góp phần vào việc

truyền bá, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, đưa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước vào cuộc sống Báo chí đang từng bước khẳng định được vị

trí, vai trò và sức mạnh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,

Trong những năm gần đây, trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu,

rộng cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ,

báo chí ngày càng phát huy được vị trí, vai trò, sức mạnh của mình và không còn bị giới hạn trong loại hình truyền thống, nhiều loại hình báo

chí mới đã xuất hiện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người xem:

xem cái họ muốn, vào lúc họ muốn, ở nơi họ muốn và theo cách mà họ

muốn Việc phát triển ngày càng nhiều các loại hình báo chí mới như báo

điện tử, mạng xã hội, các chương trình truyền hình thực tế, đang đặt

ra nhiều cơ hội và thách thức trong hoạt động báo chí, trong đó phải kể đến việc giữ vững phẩm chất nghề nghiệp và đạo đức, văn hóa, chính trị

của người làm báo

Nhằm góp phần cung cấp tài liệu nghiên cứu về vấn đề báo chí -

truyền thông, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn

Trang 7

tập thể tác giá thuộc Khoa Phát thanh - Truyền hình, Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Khoa Báo chí và Truyền thông -

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội; biên soạn

Cuốn sách gồm 29 bài viết, bàn về các vấn đề sau: tư tưởng Hồ Chí

Minh tiếp cận từ góc độ pháp luật báo chí và đạo đức nhà báo hiện nay; vai trò của báo chí trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác lãnh

đạo, quản lý; báo chí trong kỷ nguyên đi động; những lợi ích báo chí

nhận được từ mạng xã hội trong quá trình tương tác; sức mạnh của báo

mạng điện tử trong phản biện xã hội; báo chí đối ngoại Việt Nam trong

sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; sự thay đổi phương thức sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay; kỹ năng

phản biện chính sách của nhà báo; tương lai của phát thanh trong xã hội truyền thông Việt Nam hiện đại, tính “tương tác” trên báo phát thanh truyền thống và phát thanh hiện đại;

Cuốn sách là tài liệu hữu ích cho các nhà quản lý, phóng viên, biên tập viên, thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trên cả nước, giảng viên

Trang 8

VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ

TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN PHỤC VỤ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

TS Nguyễn Trí Nhiệm!

Luận bàn về vai trò của báo chí trong việc tham gia cưng cấp

thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý đã được thực hiện nhiều; đây cũng từng là đề tài của những cuộc hội thảo khoa học,

đề tài luận án, luận văn, và các bài báo khoa học Tuy nhiên,

vấn đề này vẫn mang tính thời sự và giá trị thực tiễn, bởi lẽ, từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới và đặc biệt là những năm gần đây, công tác lãnh đạo, quản lý ở nước ta đã có những tiến

bộ đáng kể, đưa đất nước vượt qua những thử thách, khó khăn, nhưng những hạn chế trong công tác lãnh đạo, quản lý vẫn là

vấn đề được xã hội quan tâm, thậm chí là vấn đề nóng Một số

quyết định “từ trên trời rơi xuống” vẫn được ban hành, làm cho

xã hội, không phải chỉ có những người có trình độ cao mà ngay

đến cả những người dân bình thường cũng cảm thấy bàng hoàng

và điều đó cũng dễ hiểu vì liên quan đến bát cơm, manh áo, cuộc sống hàng ngày của họ; nạn tham nhũng, đút lót, hối lộ, lãng phí,

xa hoa, hội chứng kỷ lục vẫn là một vấn nạn của quốc gia; vai trò làm chủ, quyền, nghĩa vụ của công dân đôi khi bị xem thường

dẫn đến nhiều vụ việc giải quyết bằng cách “tự xử”, “vi phạm

pháp luật” một cách có đạo đức,

Trang 9

Một câu hỏi đặt ra: Tất cả những điều đó sẽ dẫn tới cái gì? Nó

sẽ giúp xã hội phát triển hay là kìm hãm sự phát triển của xã hội? Dường như câu trả lời cũng quá đơn giản Đất nước chậm phát

triển, xã hội day ray vấn đề, cuộc sống nhiều người dân còn khốn

khó, chưa được bảo đảm, chất lượng giáo dục, y tế chưa tương xứng, sự đổi vai từ người phục vụ thành người ban ơn, trực tiếp

hay gián tiếp cũng do những hạn chế từ công tác lãnh đạo, quản

lý, từ những quyết định không phù hợp hoặc không khả thi:

Vậy chúng ta có thể làm gì? Bằng cách nào để giải quyết những vấn đề trên hay chấp nhận để nó cản trở sự phát triển của xã hội và làm xói mòn lòng tin của nhân đân?

Là phương tiện, là công cụ của Đảng, Nhà nước, nhân dân, là “công bộc” của dân và có sức mạnh to lớn, báo chí không thể trở

thành một khán giả đứng nhìn để chê bai, trách móc Báo chí, nhà

báo đã và phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đấy là sự kỳ vọng của

nhân dân Từ lý luận và thực tiễn, chúng ta có thể khẳng định rằng: báo chí, nhà báo đóng vai trò rất quan trọng trong việc tham

gia quản lý, giám sát và phản biện xã hội Từ việc tham gia phản

biện đự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam và gần đây nhất là dự án

thay thế cây xanh ở Hà Nội, lấn sông Đồng Nai để xây khu chung

cư cao cấp đến những vấn đề liên quan đến đổi mới hệ thống giáo

dục đều thể hiện rất rõ vai trò của báo chí, những đóng góp tích cực của báo chí, nhà báo trong việc cung cấp thông tin, phản biện

thông tin

Trên thực tế, báo chí không phải là chủ thể quản lý và giám sát

xã hội Trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị,

xã hội, đều có các cơ quan thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo và quản

lý Báo chí chỉ là một trong những phương tiện, những kênh tham gia vào quản lý, giám sát và phân biện xã hội Tuy nhiên, điều quan trong là khả năng cung cấp thông tin của báo chí, khả năng

Trang 10

sát xã hội Thông qua các tác phẩm được đăng tải trên các loại

hình báo chí, có thể liên kết xã hội, tạo nên dư luận xã hội và biến

nó thành một sức mạnh mềm buộc các cơ quan công quyền phải

vào cuộc Những vấn đề đặt ra của Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, của

Giáo sư Ngô Bảo Châu, về dự án quy hoạch, thay thế cây xanh ở

Hà Nội đã buộc các nhà lãnh đạo, quản lý không thể né tránh

trước dư luận xã hội, không thể để sự việc “rơi vào im lặng” “chìm xudng” hay “xử lý nội bộ” Mọi vấn đề phải được đưa ra

ánh sáng và tuân thủ pháp luật, công lý Đây là một bài học “đắt

giá” cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý của Hà Nội Và rất nhiều

dự án phải tạm dừng, phải hủy cũng có sự tham gia của báo chí

Nhiều tác phẩm báo chí, thông qua việc phản ánh thực tế, đã khơi

ngưồn cho các chủ trương, chính sách giải quyết vấn đề thực tiễn

nhưng quan trọng hơn là tạo được niềm tin đối với nhân đân; báo

chí đã cung cấp thông tin, phản biện thông tin để các chủ thể quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp, khả thi hay điều

chỉnh, sửa đổi kịp thời những nội dung không phù hợp Báo chí còn là kênh nhanh nhất đưa các quyết định (chủ trương, chính sách, quy định, ) đến với khách thể quản lý và tuyên truyền, vận

động thực hiện, tạo ra sự đồng thuận xã hội Với đặc thù của

mình, báo chí, nhà báo đã tham gia một cách đa đạng, linh hoạt,

hiệu quả trong vấn đề tham gia lãnh đạo, quản lý việc cung cấp

thông tin, phản ánh thực tiễn và phan biện các chủ trương, chính

sách,

Tuy nhiên, chúng ta cũng không quên rằng báo chí luôn mang trong mình tính hai mặt Lịch sử đã chứng minh rằng: báo chí có

thể là phương tiện góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tốt

đẹp, hài hòa nhưng cũng có thể đưa xã hội đi theo một chiều

hướng ngược lại; báo chí cũng có thể tạo lập một thế giới hòa bình

nhưng báo chí cũng có thể góp phần gây ra bạo lực, chiến tranh

Trang 11

chí đã gây phức tạp cho vấn đề lãnh đạo, quản lý; làm phức tạp tình hình, đã gây ra hậu quả về kinh tế cho các doanh nghiệp, cá

nhân; đã xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân, thậm

chí gây bức xúc cho xã hội

Vì vậy, theo tôi, để báo chí thực hiện tốt vai trò là người cung

cấp thông tin, là phương tiện, công cụ của Đảng, Nhà nước, là

phương tiện hữu hiệu tham gia lãnh đạo, quản lý cũng cần phải có

những điều kiện, yêu cầu cụ thể

Vấn đề trước tiên là những cơ quan lãnh đạo, quản lý từ trung ương đến địa phương phải nhận thức được khả năng to lớn của

báo chí, nhà báo trong việc tham gia vào công tác lãnh đạo, quản

lý của mỗi thể chế chính trị Fừ nhận thức như vậy, mới tạo điều kiện để báo chí “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”; mới quan tâm đến những vấn đề, thông tin báo chí

đề cập Điều đáng tiếc là nhiều vụ việc chúng ta phải trả giá, phải

khắc phục hậu quả bởi những thông tin trên báo chí chưa được quan tâm Chẳng hạn, liên quan đến vụ Nhà máy VEDAN gây ô nhiễm môi trường trước đó cũng đã có những cảnh báo, hoặc gần

đây việc phải thanh tra, thu hồi thuế của tập đoàn METRO,

TOYOTA, vấn đề “lợi ích nhóm”, báo chí cũng đã từng khuyến cáo Trong những vụ việc này, báo chí đã làm tốt chức năng, vai

trò, nhiệm vụ của mình, còn các cơ quan lãnh đạo, quản lý có hạn

chế là chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của thông tin báo chí Vấn đề thứ hai, rất quan trọng là các cơ quan quản lý phải

cung cấp thông tin, minh bạch thông tin, đặc biệt là những vấn đề quan trọng, những dự án lớn để báo chí, công chúng thực hiện

quyền của mình Nếu các dự án thay thế cây xanh ở Hà Nội, lấn sông Đồng Nai ở Đồng Nai, tuyển sinh vào lớp 6, trước khi thực

hiện được công khai lấy ý kiến bằng nhiều kênh khác nhau, trong đó có báo chí, chắc chắn không xảy ra hậu quả như vậy

Trang 12

tầm”, thực sự là “công bộc” của dân Các cơ quan, cá nhân lãnh

đạo, quản lý phải cơi báo chí là một nguồn thông tin cực kỳ quan trọng trong việc tham gia giám sát xã hội Với sứ mệnh cao cả của

mình, báo chí đang chiến đấu với nạn tham ô, tham những, lãng

phí những đường dây có tổ chức và cũng rất tàn ác Đây thực sự

là một cuộc chiến đấu với giặc nội xâm, mà ở góc độ nào đó, chiến

đấu với giặc nội xâm còn khó khăn phức tạp hơn nhiều so với giặc

ngoại xâm Bởi đấu tranh với giặc nội xâm là chính với một số

đồng chí, đồng nghiệp, thậm chí là người thân của mình Trong điều kiện như vậy, nếu nhà báo, cơ quan báo chí không được pháp luật bảo vệ sẽ có nguy cơ dẫn đến mất đần chí khí, quyết tâm và trở về với sự an toàn cả trong thông tin Nếu chúng ta công nhận (vấn đề này cả thế giới công nhận) nghề báo là nghề nguy hiểm thì

luật pháp, những người thực thí pháp luật là chỗ dựa vững chắc

để họ thực thi nhiệm vụ của mình Trong vấn đề tham gia quản lý,

giám sát và phản biện xã hội, chỉ quan tâm, tạo điều kiện thì chưa đủ mà cơ quan báo chí, nhà báo còn phải được bảo vệ bằng pháp

luật và công lý

Về phía cơ quan báo chí và nhà báo, có một câu hỏi đặt ra: Có

bao nhiêu nhà báo đủ trình độ, bản lĩnh để tham gia công tác lãnh đạo, quản lý và phản biện xã hội?

Thực tế, để nhà báo thực hiện tốt nhiệm vụ này hồn tồn

khơng dễ, phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về đạo đức và

tính chuyên nghiệp; nhà báo phải có một sự am hiểu sâu sắc về

lĩnh vực tham gia, phải hiểu biết về pháp luật, phải có kỹ năng nghề nghiệp nhà báo mới tạo nên những tác phẩm có giá trị đích

thực có tác động mạnh mẽ đến xã hội, đến các cơ quan lãnh đạo,

quản lý Trong thời gian qua, số lượng tác phẩm có tính phản biện

xã hội ngày càng xuất hiện nhiều trên các sản phẩm báo chí và

thực sự đã mang lại hiệu quả nhưng trong số những tác phẩm đó, số lượng tác phẩm của chính các nhà báo không nhiều mà chủ yếu

Trang 13

một số câu hỏi cần phải suy ngẫm: do trình độ, năng lực của nhà

báo hay do nhận thức của những người lãnh đạo, quản lý?

Theo tôi, về phía lãnh đạo, quản lý cũng phải nhận thức rõ

một điều: trong cuộc sống, dẫu có ai thông minh, uyên bác đến

đâu cũng không thể không có những hạn chế, thậm chí là sai lầm

Vì vậy, việc lắng nghe các ý kiến nhiều chiều, thậm chí là ý kiến

của thiểu số cũng rất quan trọng Báo chí là một kênh quan trọng bởi tính công khai thông tín, tính khách quan, chính xác của thông

tin; báo chí có thể là bức tranh phản ánh hoặc phản ánh lại những

ý kiến đa chiều nhìn từ các góc độ khác nhau Một ý kiến mới, độc

đáo, có vấn đề có thể khơi mào cho hàng nghìn ý kiến khác

Những minh chứng rõ ràng như Dự án xây dựng sân bay Long Thành hay việc bỏ kỳ thú đại học cũng làm tốn khá nhiều giấy mực, nhiều thời gian của sóng phát thanh, truyền hình nhưng điều đó là hoàn toàn cần thiết Các cơ quan lãnh đạo, quản lý phải biết lắng nghe và trân trọng những tiếng nói của những nhà khoa học, chuyên gia, nhà báo và cả tiếng nói của những người dân có

trách nhiệm, tình yêu tha thiết đối với Tổ quốc

Trong lĩnh vực tham gia công tác lãnh đạo, quản lý và phản biện xã hội, nhà báo phải có “tầm” nhưng cũng phải có “tâm” trong sáng Bởi một thông tin không chính xác, không khách quan

cũng có thể gây hậu quả cho xã hội, làm phức tạp vấn đề, tiêu tốn

tiền của nhân dân; có thể xúc phạm đến danh đự, nhân phẩm của

những người tốt Câu nói “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc” của Nhà

Trang 14

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT BÁO CHÍ

VÀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO HIỆN NAY

Th$ Nguyễn Thu) Van Anht

Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà

văn hóa kiệt xuất, người sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và khai

sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam Tư tưởng của Người là hệ thống quan điểm toàn diện về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam - kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo

chủ nghĩa Mác - Lênin vào điêu kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tỉnh thần vô cùng to lớn và

quý giá của Đảng và dân tộc ta Trong di sản tư tưởng của Người có nội dung quan trọng về pháp luật và đạo đức báo chí

Hồ Chí Minh là nhà báo vĩ đại, sáng lập 9 tờ báo cách mạng:

Người cừng khổ (Le Paria, 1922), Quốc tế nông dân (1924), Thanh niên (1925), Công nông (1925), Lính cách mệnh (1925), Thân ái (1928), Đỏ (1929), Việt Nam độc lập (1941), Cứu quốc (1942)* Với nhiều bút

danh, bằng nhiều thứ tiếng, Người viết khoảng 2.000 bài báo,

1 Giảng viên Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2 Xem Phạm Thị Nhung: “Người khơi ngưồn báo chí cách mạng Việt

Trang 15

3.000 bài thơ, gần 500 trang truyện, ký với nhiều thể loại chính

luận, tiểu phẩm, truyện, ký, nhiều chủ đề, nhưng tập trung nhất là các chủ đề chống xâm lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây

dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

Người đề cao quyền tự do báo chí và sử dụng báo chí phục vụ cách mạng Trong những năm ở nước Pháp (1917-1923), Người

viết báo, dựa vào luật pháp nước Pháp để vạch trần cái gọi là “tự

do báo chí tư sản” Pháp Người tố cáo tội ác của thực dân Pháp đã buộc dân An Nam không có tờ báo nào của mình, không có quyền

tự do báo chí và tự do ngôn luận, không có quyền tự do hội họp

và lập hội, không có quyền tự do học tập, nhân dân sống trong

cảnh ngu đốt “Người dân Đông Dương bị tước quyền tự do được

tổ chức, đi lại, ăn nói và viết sách, họ đều bị bịt mồm bịt miệng và bị giám sát “1 Người sử dụng quyền tự do báo chí cổ động mua

báo Người cùng khổ: “Tờ báo này là tờ báo của bạn, giúp bạn thoát

khỏi cảnh nô lệ và sẽ phát hành rộng rãi trong tất cả các thuộc địa, nhằm dắt đẫn mọi người bị bóc lột thuộc mọi màu da đoàn kết lại

đưới lá cờ đỏ búa liềm để trong một phong trào cách mạng quốc tế

rộng lớn quét sạch mọi kẻ bóc lột mà chúng ta là những người

cùng khổ”?,

Khi thành lập Đảng, Người chỉ rõ phải xuất bản ngay một tạp chí lý luận và ba tờ báo tuyên truyền để giúp nhân dân hiểu rõ tình cảnh mất nước, thức tỉnh quần chúng tham gia cách mạng Người coi báo chí mang tính giai cấp, phục vụ nhân dân và cách

mạng Năm 1941, trên xã luận báo Việt Nzm độc lập, Người viết,

báo Việt Nam độc lập cốt làm cho dân ta biết các việc, biết đoàn kết

đặng đánh Tây, đánh Nhật, làm cho Việt Nam độc lập, tự do

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tờ báo Đảng như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp; nó dạy bảo chúng ta

Trang 16

những điều cần biết làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và

giúp ta nâng cao trình độ chính trị và năng suất công tác Nếu ai

cắm đầu làm việc mà không xem, không nghiên cứu báo Đảng thì khác nào nhắm mắt đi đêm, nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc

Từ ngày đầu của chính quyền non trẻ, Người ký lệnh ban hành Luật báo chí, chỉ rõ những luật lệ cơ bản đối báo chí cách mạng Người coi đạo đức của các nhà báo là sống trung thực, trong sáng Báo chí hoạt động đúng pháp luật là phải đưa thông

tin trung thực về mọi mặt Người dạy cách viết, đặc biệt là cách

viết ngắn Khi viết luôn tự hỏi mình: Vì ai mà mình viết? Mục đích viết làm gì? Viết cho ai? Viết như thế nào? cho phổ thông dễ hiếu

“Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của

cán bộ ta, của bạn ta Đồng thời để phê bình những khuyết điểm

của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội Không nên chỉ

viết cái tốt mà giấu cái xấu Nhưng phê bình phải đúng đắn Nêu

cái hay, cái tốt, thì phải có chừng mực, chớ phóng đại”1

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy nhà báo viết bài phải từ thực tế cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc Người làm báo cần có trách nhiệm với công việc và

sản phẩm của mình Thước đo của tự do báo chí chính là nhận

thức của công chúng Phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng Quần chúng là người cung cấp thông tin, tự do nều nhận xét, người xây đựng, ủng hộ, phát hành báo chí, tự do phê bình, đánh

giá sự trung thực của báo chí, bởi vậy, làm báo phải rất cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết Muốn có tài liệu thì phải tìm: Nghe, Hỏi, Thấy, Xem cho rộng, Ghi

Người nhấn mạnh báo chí phải chấp hành pháp luật vì kẻ thù luôn thu thập thông tin phá hoại cách mạng Báo chí khi phê bình

Trang 17

thì phải thật thà, chân thành, đứng đắn, không phải để địch lợi

dụng để phản tuyên truyền Tại Đại hội lần thứ 3 Hội Nhà báo Việt Nam, Người nói “Báo chí của ta đã có rmột địa vi quan trong trong dư luận thế giới Địch rất chú ý, bạn rất quan tâm đến báo chí ta Cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội

dung, về cách viết”? Người cho rằng: giữ bí mật thể hiện trách

nhiệm và bản lĩnh chính trị của người làm báo; thông tin hay, chính xác, kịp thời, nhưng không được để kẻ địch lợi dụng chống

phá ta

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu báo chí theo chức năng của

mình và chấp hành pháp luật là phản ánh, hướng dẫn dư luận xã

hội, thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân “Về trách

nhiệm báo chí, V.I Lênin có nói: báo chí là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức chung, người lãnh đạo chung Vì vậy, nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang

Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính

tri, nang cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hoá, phải đi sâu vào nghiệp vụ

của mình”,

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường yêu cầu báo chí cần thực hiện

chức năng mở rộng hiểu biết, đoàn kết quốc tế; làm sao để tờ báo, tạp chí, sách đến từng người, từng nhà, nhân dân ta, kiều bào ta và bạn bè thế giới; làm sao để quần chúng tự nguyện, tự giác đến với báo chí nhiều nhất :

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng có thể khái quát thành bốn nội dung cơ bản là: trung với nước, hiếu

với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công,

vô tư và có tỉnh thần quốc tế trong sáng Nhà báo cách mạng là người cách mạng nên phải có đạo đức vì không có đạo đức thì dù

Trang 18

tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo, hướng dẫn được nhân dân Người đồng thời là tấm gương mẫu mực, tiêu biểu nhất cho

truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam

Là nhà báo vĩ đại, Người nêu tấm gương mẫu mực về đạo đức báo chí cách mạng Người khẳng định “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”1, Mỗi bài báo là “tờ hịch cách mạng”, làm tốt sự nghiệp “phò chính, trừ tà” Bởi vậy người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, ) phải có lập trường chính trị vững Chính trị phải làm chủ Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được

Người thường yêu cầu báo chí thực hiện trách nhiệm phát

hiện, biểu đương gương cán bộ tốt, trong sạch, cần, kiệm, liêm,

chính, chí công, vô tư, tận tuy với công việc; biểu đương gương

người tốt, việc tốt ở các cấp, các ngành, các giới, nhất là những

sáng kiến nâng cao năng suất lao động Người nói một tấm gương

sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền Những tác phẩm báo chí của Người đều là những mẫu mực về

giáo dục đạo đức học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tiễn,

học để làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể, nhân đân, Tổ quốc và nhân loại Nếu học thuộc lòng bao nhiêu sách vở

chủ nghĩa Mác - Lênin mà sống với nhau không có tình nghĩa thì coi như cũng chưa học gì

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói báo chí phải kết hợp xây và chống, xây tích cực, chống quyết liệt, nhưng xây là chính Người làm báo cần tin tưởng sâu sắc vào bản chất tốt đẹp của con người Mỗi con người có thiện và ác ở trong lòng; cần phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất đần đi “Người đời không phải thánh thần, không ai tránh

Trang 19

khỏi khuyết điểm Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi Từ nay, tôi mong đồng bào ra

sức giúp tôi sửa chữa những khuyết điểm đó bằng nhiều cách”1

Báo chí không nên nói một chiều, thổi phồng thành tích hoặc chỉ

nói về khuyết điểm Người nói: “Một dân tộc, một đảng và mỗi

con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và

ca ngợi, nếu lòng đạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa

cá nhan’”?

Phong cách đạo đức báo chí mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí

Minh nối bật lên trước hết ở tác phong quần chúng, dân chủ, nêu

gương Báo chí của ta không phải để một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền, giải thích đường lối, chính

sách của Đảng và chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng

và tính chiến đấu Một tờ báo không được đại đa số ham chuộng

thì không xứng đáng là một tờ báo

Người đạy nhà báo cần nắm vững chức năng, pháp luật báo

chí; hiểu rõ tôn chỉ, nhiệm vụ của tờ báo; cần thường xuyên rèn

luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, cần mẫn tích luỹ

kiến thức nhiều mặt, nhất là về lý luận, phương pháp luận, về

thực tiễn và về pháp luật, phấn đấu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; nâng cao tỉnh thần tự phê bình và phê bình, giữ gìn lương

tâm và đạo đức nghề nghiệp trong sáng Mình viết ra cốt là để

giáo dục cổ động; nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu

được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích Mà muốn

cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được, thì phải viết cho

đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng

chữ nhiều Những chữ mà không biết rõ thì chớ đùng “khi Bác

Trang 20

viết gì cũng đưa cho một số đồng chí xem lại, chỗ nào khó hiểu thì

các đồng chí bảo cho mình sửa chữa

Nói tóm lại viết cũng như mọi việc khác, phải có chí, chớ giấu

đốt, nhờ tự phê bình và phê bình mà tiến bộ

Quyết tâm thì việc gì khó mấy cũng làm được”

Trong Thư gửi lớp viết báo đầu tiên Huỳnh Thúc Kháng,

Người đạy: “Muốn viét bài báo khá thì cần:

1 Gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì

không thể viết thiết thực

2 Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo

nước ngoài, và học kinh nghiệm của người

3 Khi viết xong một bài tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận Tốt hơn nữa, là đưa nhờ một vài người ít văn hoá xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào không hiểu, thì sửa lại cho dễ hiểu

4, Luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ”?

90 năm qua (1925-2015), báo chí cách mạng Việt Nam đã

trưởng thành mạnh mẽ, đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của dân tộc Báo chí ngày nay phát triển nhanh về đội ngũ, tăng vê số

lượng, chất lượng các ấn phẩm và loại hình báo chí, Các cơ quan

báo chí lớn mạnh, hoạt động đúng định hướng chính trị, tư tưởng;

tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, máy móc, điều kiện

làm việc, đẩy mạnh xã hội hoá, tham gia tích cực với báo chí thế

giới và khu vực Công chúng báo chí ngày càng lớn mạnh về số

lượng, trình độ và tham gia tích cực vào quá trình truyền thông,

Tuy nhiên, khuyết điểm, yếu kém chủ yếu của một số tờ báo

hiện nay là thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư

tưởng, văn hoá; có biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin

không trung thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và

Trang 21

tệ nạn xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; khuynh hướng tư nhân hoá, thương mại hoá báo chí

tăng lên Nội đung thông tin trên báo chí thường giống nhau khi

có các vấn đề nhạy cảm, vụ việc giật gân Tư duy đổi mới báo chí

của các báo, đài chủ lực còn hạn chế, lứng túng; việc xây dựng và

thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống báo chí còn nhiều lúng

túng,

Trong các nguyên nhân của yếu kém, khuyết điểm trên có

phần do năng lực, bản lĩnh, trách nhiệm của nhà báo còn hạn chế; một bộ phận cán bộ, phóng viên báo chí suy thoái vê phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và pháp luật,

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Phát triển các phương tiện thông tin đại chứng đồng bộ, hiện đại; thông

tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”1

Thực hiện tốt phường hướng lớn đó, những năm tới báo chí

cách mạng Việt Nam chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy

mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã

hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân

dân và đất nước; khắc phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn

chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí, xuất bản “Tập trung đào

tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản

vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp

ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới Rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới báo chí, xuất bản trong cả nước theo hướng tăng cường hiệu

quả hoạt động, đồng thời đổi mới mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất - kỹ thuật theo hướng hiện đại

1, 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

Trang 22

Phát triển và mở rộng việc sử dụng internet, đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả các

hoạt động lợi dụng internet để truyền bá tư tưởng phản động, lối

sống không lành mạnh ”?

Với phương hướng đó, hiện nay mỗi nhà báo tự vượt lên

chính mình, thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí

(Điều 6 Luật báo chí); những điều không được thông tin trên báo

chí (Điều 10 Luật báo chị), thực hiện tốt các tiêu chí về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp báo chí mà Hội Nhà báo Việt Nam đã đề ra

là việc làm thiết thực nhất nêu cao trách nhiệm chính trị xã hội, ý

thức pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của mỗi người làm báo Tài liệu tham khảo

1 V.I Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.9 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.5, 7, 8, 9, 10 3 Hồ Chí Minh: Biên miên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t 1, 2, 3

4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XL Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011

5 Hà Minh Đức: Báo chí, những oấn đề lý luận 0à thực tiễn,

Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 1997

6 TS Hồng Vinh, PGS.1S Đào Duy Quát: Hồ Chi Minh véi

Trang 23

QUAN HỆ GIỮA BÁO CHÍ VÀ PHÁP LUẬT

ThS Nguyễn Thùy Vân Anh

Vài nét về nguồn gốc và vai trò của pháp luật trong xã hội

Pháp luật là một hiện tượng xã hội rất đa dang và phức tạp

Nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật Trong xã hội nguyên thủy, tập

quán trở thành quy phạm xã hội để điều chỉnh các mối quan hệ

lúc đó bởi vì nó phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội nguyên thủy Khi giai cấp xuất hiện cùng với những xung đột về lợi ích của các giai cấp diễn ra gay gắt thì cần thiết phải

có một loại quy phạm mới để thiết lập trật tự cho xã hội, loại

quy phạm đó thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, đó là quy phạm pháp luật Hệ thống pháp luật của các nhà nước được

hình thành đần đần từng bước phụ thuộc vào những điều kiện

và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước song cùng là sản phẩm của

cuộc đấu tranh giai cấp

Pháp luật có nhiều vai trò trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước Nhà nước là đại điện chính thức của toàn thể xã hội vì vậy, nhà nước có chức năng quản lý xã hội Để quản lý toàn xã hội, nhà nước dùng nhiều phương tiện, nhiều biện pháp nhưng pháp luật là phương tiện quan trọng

1 Giảng viên Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và

Trang 24

nhất Với những đặc điểm riêng của mình, pháp luật có khả

năng triển khai chủ trương, chính sách của nhà nước một cách

nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả trên quy mô rộng lớn Nhờ có pháp luật, nhà nước có cơ sở để phát huy quyền lực của

mình và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các tổ chức, các cơ quan, và mọi công dân Có thể khẳng định rằng nhà nước

không thể tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát

huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy nhà

nước Trên cơ sở xác định thực trạng xã hội với những tình

huống cụ thể, điển hình, tồn tại và tái diễn thường xuyên ở những thời điểm cụ thể trong xã hội, nhà nước đề ra pháp luật

để điều chỉnh kịp thời và phù hợp Nhưng cuộc sống vốn sống động với những thay đổi thường xuyên nên pháp luật được đặt ra để định hướng trước, xác lập những quy định và có thể thiết

kế những mô hình tổ chức quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ

chức thử nghiệm Lúc này, pháp luật thể hiện vai trò góp phần

tạo dựng những mối quan hệ mới Cuối cùng, pháp luật còn tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang

giao giữa các quốc gia Sự ổn định của mỗi quốc gia là điều kiện

quan trọng để tạo ra niềm tin, là cơ sở để mở rộng các mối bang

giao với các nước khác Trong thời đại ngày nay, phạm vi các mỗi quan hệ giữa các quốc gia ngày càng đa diện Cơ sở cho

việc thiết lập và củng cố các mối quan hệ bang giao đó là pháp

luật Cũng xuất phát từ nhu cầu đó mà pháp luật của mỗi quốc gia cũng có những bước phát triển mới

Thông tin báo chí

Báo chí là một hiện tượng xã hội đặc biệt phổ biến nhưng ra

đời khá muộn Nếu đem báo chí so sánh với văn chương thì thấy

rằng báo chí xuất hiện sau đến vài nghìn năm nhưng nó lại có sự

Trang 25

Báo chí ra đời trước tiên là do nhu câu thông tin giao tiếp của con người ngày càng lớn Thiếu thông tin giao tiếp xã hội loài người không thể hình thành và phát triển như ngày nay

Thông tín là một khái niệm đã có từ lâu đời, là một khái niệm

rất rộng, tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu, mục đích

nghiên cứu mà đưa ra những định nghĩa khác nhau Chẳng hạn:

~ Thông tin là nội dung của thế giới bên ngoài thể hiện trong

sự nhận thức của con người (N Viner);

- Thông tin là sự chống lại của sự bất định (K Shannon);

- Thông tin là những tín hiệu được thu nhận, được hiểu và

được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định (các nhà quản lý kinh tổ);

- Thông tin là một phạm trù phản ánh nội dung và hình thức

vận động của các sự vật và hiện tượng Theo quan điểm hệ thống, thông tin là tính trật tự của các đối tượng vật chất có những mối

liên hệ biện chứng (các nhà điều khiển học);

- Thông tín là một phạm trù triết học phản ánh sự vận động và

tương tác của các hiện tượng, sự vật và quá trình tự duy (các nhà

triết học)

Từ đó thông tin được hiểu là tổng thể các tri thức cần thiết để

tác động đến hệ thống quản lý nhằm mục đích tối ưu hố nó;

thơng tín - tổ hợp các đữ liệu chuyên ngành hẹp, được tạo ra hàng

nghìn lần trong hoạt động quản lý xã hội; thông tin còn được hiểu

là nguồn đữ liệu cần thiết của phát triển kinh tế - xã hội; nguồn dự

trữ giống như các ngưồn dự trữ khác như: lao động, năng lượng,

vật liệu,

Trong báo chí, thông tin là một thuật ngữ nền tảng, liên quan trực tiếp đến tính hiệu quả của các phương tiện thông tin đại

chúng, đến những đòi hỏi về phương pháp, hình thức sáng tạo của nhà báo, đến nguyên tắc về sự tác động qua lại giữa báo chí và

Trang 26

đến thuật ngữ này Sự tôn tại của thông tín trong báo chí có những

đặc trưng riêng gắn với mối quan hệ nhà báo - tác phẩm và công

chúng Thông tin trong hoạt động báo chí liên quan trực tiếp đến

chất lượng và hiệu quả báo chí như là sự tác động vào xã hội, tạo thành một bộ phận của tri thức có tác động tích cực vào quá trình

vận động của các lĩnh vực đời sống xã hội

Thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có cách

riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới

nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm sở thích và nhu cầu khác nhau Chính điều đó khiến cho báo chí trở thành một hoạt

động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà không

một hình thái ý thức xã hội nào có được

Có quan niệm cho rằng báo chí là báo và chí, thông báo về sự

việc mới diễn ra hàng ngày; báo chí là thông tin thời sự; phương

điện giao tiếp xã hội; báo chí là diễn đàn cung cấp và trao đổi thông tin Hay hiểu theo nghĩa hẹp, báo chí là báo, tạp chí và các sản phẩm in ấn; theo nghĩa rộng, báo chí bao gồm các loại hình:

báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử Theo Gi/o trình

nghiệp ơụ báo chí, tập L Khoa Báo chí, Trường Tuyên huấn trung

ương, báo chí là những tư liệu sinh hoạt tỉnh thần nhằm thông tin

và nói rõ về những sự kiện thời sự đã và đang diễn ra cho một

nhóm đối tượng nhất định, nhằm mục đích nhất định, xuất bản

định kỳ, đều đặn

Trên thế giới có hai quan niệm về báo chí đối lập nhau, một là

của giai cấp tư sản và một là của giai cấp vô sản

Theo giai cấp tự sắm: Báo chỉ là phương tiện thông tin, thông tin sự kiện, khách quan, độc lập và không phụ thuộc vào chính trị,

không can đự vào những cuộc đấu tranh giai cấp Báo chí độc lập với chính trị; là quyền lực thứ tư (giám sát quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp)

Theo giai cấp oô sản: Báo chí là công cụ tuyên truyền, là phương

Trang 27

“cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cach mang” trên mặt trận tư tưởng - văn hoá Báo chí là công cụ thể hiện quyền lực chính trị

Mối quan hệ giữa báo chí với pháp luật

Nghị quyết Trung ương 5 khoá X của Đảng nhấn mạnh: “báo

chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội

và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của

Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ

pháp luật, phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí”?

Báo chí góp công lớn trong việc giải đáp những thắc mắc cho phần lớn quần chúng nhân dân về nội dung của pháp luật Trong lịch sử phát triển của mình, chưa bao giờ báo chí được giai cấp

thống trị buông lỏng, vì trên thực tế báo chí là kênh cực kỳ quan trọng dùng để lôi kéo, tập hợp, tranh thủ và tổ chức quần chúng

nhân dân Từ khi báo chí ra đời không một công cụ nào có hiệu

quả trong việc giáo dục, phổ biến kiến thức cũng như tập hợp

quần chúng như báo chí Báo chí đề cập từ những khái niệm cơ bản nhất đến những nội đung phức tạp của vấn đề Hơn nữa, báo

chí cũng là một công cụ của Nhà nước, của Đảng, của nhân dân

tham gia vào giám sát các hoạt động của hệ thống chính trị trong việc thực hiện pháp luật

Báo chí đã sử đụng công cụ của mình là thong tin để tham gia

tích cực vào cơng tác xây dựng, hồn thiện pháp luật, làm cho văn

bản luật trở nên gần gũi với đời sống xã hội Trong đó: Báo chí dang tải toàn văn các dự án luật, pháp lệnh để lấy ý kiến của nhân

dân; báo chí tuyên truyền về các hội thảo xây dựng pháp luật; báo

1 Hồ Chí Minh vé cong tác tư tưởng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1985, tr.112

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghi Ban Chấp hành Trung wong Ding khoá X (Hội nghị lần thứ ba, tư, năm, sáu, bay va chin), Nxb Chinh tri

quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.135

Trang 28

chí tổ chức hội thảo tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật;

phóng viên báo chí trực tiếp tham gia các phiên họp của Quốc hội,

Chính phủ; báo chí tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, giải

đáp pháp luật; báo chí đăng tải những ý kiến, kiến nghị của bạn

đọc để hoàn thiện pháp luật

Thông qua hoạt động của mình, báo chí giúp cho các chủ thể

dé dang tiếp cận, thay đổi nhận thức và cải biến hành vi báo chí

Nhà báo sẽ khó khăn trong quá trình hoạt động nếu như không có luật pháp điều chỉnh (thực tế cho thấy, lầu như không một quốc gia nào trên th giới lại không có vitn bẩn quy phạm pháp luật của Nhà nước quy

định hoặc điều chỉnh hoạt động của báo chí) Và ngược lại, báo chí trở

thành kênh thông tin hết sức quan trong trong oiệc Huyễn truyền phổ biến, giáo đục pháp luật va phin ánh những tâm te, nguyén vong, những phát sinh trong quá trình triển khai các đạo luật, các uăn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Theo số liệu tập hợp trong Kỷ yếu Hội nghị đại biếu Quốc hội với thông tin công chúng và quan hệ báo chí thì: “Qua điều tra lấy ý kiến ở 350 người, trong đó có các đại

biểu Quốc hội, cán bộ, người dân ở 4 địa phương: Hải Phòng, Hà

Nội, Đắk Lắk và Thành phố Hồ Chí Minh được lựa chọn theo

phương pháp ngẫu nhiên, có tới 77% số người biết về hoạt động Quốc hội thông qua báo chí”!

Các vấn đề về việc thực hiện pháp luật là một trong những đề

tài hấp dẫn được báo chí quan tâm Mảng đề tài này ngày càng

xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng Hay nói

cách khác, vấn đề luật pháp luôn gắn liền với hoạt động nghiệp vụ

của người làm báo Đó là thực tiễn của hoạt động báo chí trên thế

giới cũng như ở nước ta

Như vậy, về mặt lý luận đã đưa ra những khẳng định: pháp

luật là tống thể những quy tắc bắt buộc chung do nhà nước quy

Trang 29

định hoặc thừa nhận, phê chuẩn (những điều cấm, những sự ràng buộc, những biện pháp khuyến khích và trừng phạt, ), nhằm điều

chỉnh các quan hệ xã hội và được bảo đảm thực hiện bằng các biện

pháp cứng rắn của nhà nước Pháp luật bắt buộc tất cả các chủ thể

là thành viên trong xã hội đều phải tuân thủ pháp luật Nhà báo

nói chung, được hưởng những quyền (dân sự, chính trị, kinh tế, xã

hội, văn hoá, ) và làm nghĩa vụ công đân như đã được quy định

trong Hiến pháp và được cụ thể hoá trong các văn bản pháp lý khác “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật"1, "Nhà nước bảo đằm tà phát huy quyền làm chủ của Nhân dân”?; “Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa uụ đối oới Nhà nước va xã hội”2 là những nguyên tắc

hiến định nhà báo không là ngoại lệ

Nhà báo trước tiên là một trí thức, là người hoạt động chủ yếu

bằng trí óc, sản phẩm là những tác phẩm báo chí, trong đó kết tỉnh

trí tuệ, tình cảm, cá tính của anh ta Thông qua tác phẩm báo chí, phóng viên tác động đến xã hội, dẫn đắt hành vi, định hướng hoạt

động của con người trong xã hội Thức tỉnh lương tâm thời đại,

nhà báo cũng như người trí thức còn thực hiện chức năng phan

biện xã hội Phản biện xã hội là một nhu câu của cuộc sống vì có

nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiến tới sự hợp lý

trong các quyết định, các hành vi của mình Trong khoa học, phản

biện cũng là một trong những cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học Còn trong đời sống

xã hội, phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một

xã hội dân chủ Với Việt Nam, hoạt động phản biện xã hội là sự

phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, góp ý kiến với cán bộ, công chức và các cơ quan nhà

nước Phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc của

Trang 30

quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan

liéu, Đây được coi là chủ trương mới của Đảng ta, nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Thông qua phản biện xã hội, nhân dân giúp Đảng và Nhà nước chống tham những, đói nghèo, tụt hậu có hiệu quả, làm trong sạch bộ máy Bên cạnh đó thông qua chức năng phản biện xã hội của

báo chí, pháp luật được xây dựng và hoàn thiện hơn

Báo chí uà nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Báo chí

hoạt động theo luật pháp Luật pháp quy định thể thức thành lập, đăng ký, đăng kú lại, chấm dứt hoặc đình bản hoạt lộng của cơ quan báo chí

Ngược lại, bằng vai tro, chive năng làm sóng rõ hơn tính tính bạch của các uăn bản pháp luật, kể cả pháp luật 0ề báo chí, làm cho oăn bản pháp luật dé di vao cuộc sống, có tính kha thi

Nhà báo phải thực hiện sứ mạng là người mang những thông điệp, được đông đảo nhân dân yêu quý, tin cậy, gửi gam: Dé lam tròn sứ mang va đưa ra được những thông điệp tốt, thì ngoài trình

độ văn hoá cừng với kiến thức tổng hợp ở mọi lĩnh vực mà bất kỳ một trí thức nào cũng phải có, đối với nhà báo còn là vấn đề lương

tâm, đạo đức nghề nghiệp, danh đự và trách nhiệm xã hội Pháp

luật có vai trò quan trọng trong việc quy định nhiệm vụ, quyền

hạn, trách nhiệm của mỗi loại cán bộ, mỗi cán bộ làm việc trong từng cơ quan cụ thể của bộ máy nhà nước Nhờ có pháp luật mà các hiện tượng lạm dụng chức danh nhà báo, vô trách nhiệm, bao biện, viết sai sự thật, của đội ngũ phóng viên, báo chí được phát

hiện và loại trừ Điều 14 Luật báo chí quy định: Nhà báo phải là 'người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú lại Việt Nam, có đủ

các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức uà nghiệp vu báo chí ảo Nhà TrưỚC

định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuiên uới một cơ quan báo

chí Việt Nam oà được cấp thẻ nhà báo

Đáng chú ý có nhiều người bước vào nghề báo nhưng chưa

Trang 31

đến việc học tập, nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến

các lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã

hội, Chỉ đến khi xảy ra những hành vi vi phạm pháp luật họ mới nhận ra lỗ hổng chết người về kiến thức pháp luật

Báo chí càng phát triển mạnh mẽ, càng đòi hỏi thông tin

nhanh, nhạy, kịp thời, đúng đường lối, đúng luật pháp Bên cạnh việc rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, nâng cao tay nghề, hơn ai

hết, nhà báo phải hiểu biết pháp luật và có tỉnh thần thượng tôn

pháp luật Sức mạnh của báo chí, sức mạnh của công luận, cũng là do

pháp luật đã tạo cho báo chí sức manh dé Co nghia là, không một nhà

báo, một cơ quan báo chí nào được phép tự ý cho tình đứng trên luật pháp

Qua một số phân tích trên có thể thấy báo chí có liên quan trực tiếp đến pháp luật, chúng có mối quan hệ qua lại, tác động, phối

hợp và bổ sung cho nhau

Tài liệu tham khảo

1 Hồ Chí Minh uề công tác tư tưởng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1985,

tr.112

2 Nguyễn Sĩ Dũng (Chủ biên): Kỷ yếu Hội nghị đại biểu Quốc

hột uới thông tín công chúng 0à quan hệ báo chí, Nxb Tư pháp, Hà

Nội, 2007

3 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ ishữa Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013

4 Giáo trình lý luận nhà nước oà pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006

5 Nguyễn Văn Dững: "Phạm vi bao quát và tăng cường hiệu

lực quản lý nhà nước thi hành Luật báo chữ, tạp chí Báo chí uà

Tuyên truyền, 1998

Trang 32

7 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền: Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Văn hóa

Thông tin, Hà Nội, 1999

Trang 33

NHA BAO HANH NGHE TRUNG THUC,

CHINH XAC VA KHACH QUAN

ThS Lê Thị Thanh Xuân!

Bất cứ nghề nào cũng có những quy định vé nguên tắc ứng xử riêng, đó là đạo đức nghề nghiệp Đối dới nghề báo, tật nghề đặc thù, luôn đặt nhiệm oụ tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng lên trên

lợi nhuận thì những quụ tắc äạo đức có tầm quan trọng đặc biệt

Điều 3 của Quụ tắc đạo đúc nghề nghiệp lầm báo Việt Nam quy định, người làm báo phải “hành nghề trung thực, chính xác oà khách

quan” Đâu là một nguyên tẮc quan trong dé bio dém tính hiệu quả, sức

manh va uy tin cua nghé bdo, cơ quan báo chi va ban thin nha bao Khái niệm và những biểu hiện của tính trung thực, chính xác và khách quan

Trung thực là một đức tính, một phẩm chất cần có của người

làm báo Theo Từ điển tiếng Việt, trung thực được hiểu là “ga thẳng, dám nói lên sự thật, nói theo lễ phải trong bất cứ trường hợp nào”2 Trung thực của người làm báo thể hiện ở việc nói đúng sự

thật, không làm sai lệch thông tín, bịa đặt thông tín vì mục dich

hay lợi ích cá nhân

1 Giảng viên Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và

Tuyên truyền

2 Viện Ngôn ngữ học (G5 Hoàng Phê chú biên): Tờ điển tiếng Việt,

Trang 34

Trong những phẩm chất đạo đức cần có của người làm báo thì trung thực là điều kiện tiên quyết giúp nhà báo phản ánh hiện

thực một cách chính xác, khách quan, mang lại hiệu quả truyền

thông tích cực cho xã hội Nhà báo lão thành Phan Quang cho

rằng: Trơng bất kỳ trường hợp nào, nhà báo cũng phải tác nghiện “sạch

sé”, phải đàng hoàng trung thực khi hành nghề Theo ông, trung thực

không chỉ là phẩm chất quan trọng của nhà báo mà còn là đạo lý làm người Nghề báo, một nghề đòi hỏi sự trung thực và tôn trọng sự thật Tính quá đà “tô hồng hay bôi đen” trong báo chí là điều hết sức nguy hiểm và tối ky với nghề báo!

Nhà báo hành nghề trung thực sẽ lấy được sự tôn trọng và

lòng tin của công chúng Tuy nhiên, để hành nghề một cách trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng Trong một số trường hợp, người làm báo trung thực đòi hỏi phải có lòng đững cảm, dám nói

lên sự thật, đám đấu tranh vì sự thật

Điều đáng tiếc là không phải bất cứ nơi nào, lúc nào nhà chức

trách và công chúng cũng có thể bảo vệ được những người dám đi

tìm và công khai sự thật Do vậy, nghề báo được xem là một nghề

vinh quang nhưng cũng nhiều nguy hiểm Theo thống kê của Liên đoàn Báo chí quốc tế, trong 10 năm gần đây đã có hơn 1.000 nhà

báo trên thế giới bị giết hại

Chính xác là nguyên tắc làm việc của người làm báo, là yêu

cầu cơ bản trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống Điều này đòi

hỏi người làm báo phải làm việc với thái độ “can trọng, có trách

nhiệm cao Chính xác được hiểu là “Rất đứng, khong sai chit nao”

Chính xác không chỉ là đúng mà còn đúng tới từng chỉ tiết Chỉ một sai sót nhỏ có thể đẫn đến những hậu quả lớn Nguyên tắc

1, 2 Xem Hữu Nguyên: “Bảo vệ nhà báo vì lợi ích xã hội”,

daidoanket.vn, ngay 12-08-2010; http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx? ID=15952

Trang 35

này đời hỏi người làm báo phải luôn kiểm chứng lại thông tin, bảo đâm thông tin đưa ra là chính xác, không đăng tin đồn khi thông

tin chưa được kiểm tra lại

Trong thời đại bùng nổ thông tin và các phương tiện truyền

thông đại chúng như hiện nay, công tác thẩm định ngưồn tin

chính là thước đo uy tín và sự tin cậy của một tòa soạn Trên thực

tế nguyên tắc này vẫn bị không ít phóng viên xem nhẹ Có những

thông tin bịa đặt được khởi phát từ một vài trang báo, sau đó hàng chục tờ báo đăng lại với việc làm “mới lại” những cái tít Những nhân vật trong bài báo có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng, có cả trích dẫn

lời của những người có thẩm quyền, trách nhiệm Chỉ sau khi một vài nhà chuyên môn lên tiếng về sự vô lý của nó thì các nhà báo

đó mới giật mình gọi điện cho những nhân chứng được đề cập tới

trong bài viết để xác minh lại, lúc đó họ mới tá hỏa khi biết đó là

thông tin không có thật Hàng loạt bài báo đăng tải trước đó về vụ

việc này được nhanh chóng gỡ xuống và thay thế bằng thông tin

khẳng định sự việc không có thật Tuy nhiên, “vết nhơ” về cách đưa tin cẩu thả, bia đặt trắng trọn và cóp nhặt của nhau thì khó có

thể xóa mờ trong tâm trí của người đọc

Có những vụ việc báo chí đưa tin thiếu khách quan, nhà báo

nghe một tai, đưa thông tin một phía đã khiến cho không ít độc giả phẫn nộ, viết phản hồi lên án hành động “đã man”, một số tờ

báo lại tập hợp phản hồi của độc giả thành những bài viết như

“Bạn đọc bất bình” hay “Dư luận dậy sóng”, để tạo áp lực cho những người trong cuộc, khiến không ít người tiếp tục trở thành

“nạn nhân” của báo chí

Đúng, chính xác nhưng viết quá đà, sa vào miêu tả tỉ mỉ cái ác

đôi khi lại có thể trở thành cổ vũ cho cái ác Từ câu chuyện giết người của Lê Văn Luyện mà báo chí đưa tin, mổ xẻ đã làm nảy

sinh nhiều vụ án sau đó mà chủ mưu là những thanh thiếu niên tự

Trang 36

Khách quan vùa là thái độ, vừa là nguyên tắc làm việc cần có của người làm báo Khách quan được hiểu là “Cái tồn tại bên nrgồi,

khơng phụ thuộc ào ý thức, ý chí của con người xuất phát từ thực tếy

biểu hiện thực tế một cách trung thực, không thiên lệch”! Như vậy,

trong khách quan đã bao hàm cả trung thực Trung thực, chính xác

là cơ sở để thực hiện cái khách quan

Trong hoạt động báo chí, khách quan còn có nghĩa là không

đưa ra những ý kiến, những nhận định mang tính cá nhân, định

kiến của phóng viên khi thông tin về sự kiện, sự việc Nhà báo

phải rành mạch giữa những thông tin thực tế với bình luận Nhà

báo không nên có định kiến khi đưa tin hay bình luận, không

thiên vị và không bị ảnh hướng bởi các lợi ích bên ngồi Thơng tin càng nhạy cảm càng phải bảo đảm tiêu chí trên vì nó có tác

động mạnh tới xã hội Khách quan cũng được hiểu là sự công

bằng, là đưa tiếng nói, nhận định, góc nhìn từ nhiều phía Nhà báo phải dành cho người bị hại cơ hội để phản hồi Nhà báo nếu chỉ nghe thông tin một chiều, nhìn nhận sự việc một cách phiến diện

thì sẽ dễ dẫn đến cách viết thiếu khách quan, thậm chí suy diễn, áp đặt

Trong sức nóng cạnh tranh về tốc độ đưa tin hiện nay, trên không ít tờ báo, những bài báo “viết vội”, một chiều, thiếu kiểm

chứng vẫn “lọt lưới”, xuất hiện trên mặt báo, làm giảm lòng tin

của công chúng đối với báo chí

Có những trang báo mạng khi mở ra mỗi ngày, trong mục tin nóng, tin mới chiếm phân lớn là những thông tin vụ án, tai nạn,

“lộ hàng”, những vụ “yêu râu xanh”, đem đến cho độc giả một bức tranh ảm đạm về hiện thực cuộc sống Đành rằng các tờ báo

mạng phải thu hút và giữ chân người đọc vì trên mạng Internet

hiện nay tràn ngập thông tin, nhưng làm báo theo kiểu “tô hồng,

bôi đen” vẫn là điều nên tránh

1 Viện Ngôn ngữ học (GS Hoàng Phê chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sảd,

Trang 37

Mối quan hệ giữa các yếu tố trung thực, chính xác, khách quan

Viết báo một cách chính xác, trung thực, khách quan nghĩa là

nhà báo phản ánh hiện thực ở những nét bản chất nhất, đúng định hướng, phù hợp voi tôn chỉ mục đích của báo, không đưa những

thông tin sâu hiểu nhầm hoặc bóp méo sự thật Sức mạnh của báo

chí là thông tin Nhờ việc thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác những gì dién ra trong cuộc sống xã hội, báo chí tác động vào nhận thức, tâm tư, tình cảm của hàng triệu người; động viên,

khuyến khích họ tham gia giải quyết những vấn đề đặt ra

Một bài báo hay trước hết phải tôn trọng sự thật khách quan,

dẫn ngưồn tin cụ thể, chính xác, cung cấp nhiều góc nhìn khác

nhau, Bên cạnh đó, báo chí phải có tính định hướng, phân tích,

chỉ rõ những cái hay, cái đở để cổ vũ công chúng làm theo cái hay,

lên án cái đở, cái ác

Ba yếu tố trung thực, chính xác, khách quan liên hệ mật thiết

với nhau Làm báo trung thực là tôn trọng sự thật khách quan Nhà báo có trung thực thì mới quyết tâm tìm hiểu sự thật, khám phá sự thật, bảo đảm sự chính xác và khách quan khi thông tin

Mặt khác, tôn trọng nguyên tắc làm báo khách quan, công bằng, chính xác cũng đồng nghĩa với việc nhà báo đang hành nghề một cách trung thực

Các tác giả của cuốn Nhà báo hiện đại đã rất đúng khi cho rang “, không tiếp cận được sự thật nếu thiếu sự công bằng Chính xác ồ

cơng bằng liên quan đến nhau, nhưng chúng không là một Đối dới tin

tức, có nhiều quan điểm khác nhau để nhìn nhận một sự kiện hau uấn đề

Mỗi quan điểm sẽ có thể lý giải khác nhau ve cdi gi đang diễn ra 0à nó có ý nghĩa gì”1

Trang 38

Trong thời đại ngày nay, khi các phương tiện thông tin đại chúng phát triển nhanh chóng, có sự cạnh tranh gay gắt thì cơ quan báo chí nào giữ vững nguyên tắc hành nghề chính xác, trung

thực, khách quan sẽ tạo được sức mạnh, uy tín, thương hiệu cho-to

báo đó Báo chí hướng tới đích thông tin trung thực, chính xác,

nhanh nhạy, khách quan là sự thể hiện nghĩa vụ công dân và trách

nhiệm của nhà báo đối với xã hội

Vì sao nhà báo phải hành nghề trung thực, chính xác và khách quan?

Có nhiều lý do có thể nêu ra, như: nghĩa vụ công dân, trách

nhiệm xã hội của nhà báo, Ở đây tôi chỉ nêu hai lý đo có tính

chất đặc thù

Trước hết, đây là một nguyên tắc quan trọng khi nhà báo hành

nghề Báo chí là tấm gương phản chiếu hiện thực khách quan

thông qua hoạt động tác nghiệp của nhà báo Nếu nhà báo đề cao

nguyên tắc hành nghề trung thực, chính xác, khách quan thì sẽ

mang lại cho công chúng một bức tranh gần nhất với sự thật, nhờ

đó công chúng có thể xử lý thông tin một cách đúng đắn nhất Không chỉ ở Việt Nam mà trong quy ước của nhiều nền báo

chí trên thế giới thì việc đưa tin trung thực, chính xác và khách

quan vẫn là những nguyên tắc tối thượng để xây dựng được sự tín

nhiệm, lòng tin đối với công chúng Điểm qua một vài bộ quy tắc

ứng xử của báo chí một số nước để thấy rõ điều này:

- Ở Mỹ, các quy tắc ứng xử của quan chức phụ trách thông tin cho chính phủ và của báo giới quy định rằng một người làm công

việc chuyên nghiệp phải có trách nhiệm, tôn trọng sự thật và

chính xác; không có những mâu thuẫn về quyền lợi; làm việc vì lợi

ích chung; công, bằng; và là một người công bộc xứng đáng với sự tín nhiệm của xã hội

Về vấn đề sự thật và chính xác, Hội Biên tập viên Báo chí Hoa

Trang 39

chân thành oới người đọc là cơ sở của một riền báo chí tốt Mợi nỗ lực

phải nhằm đảm bảo rằng nội đung tin tức là chính xác, không chịu ảnh hưởng uà khách quan 0 nội dung, va quan điểm của tất cá các bên liên

quan đều được thể hiện một cách hop ly"

Bộ quy tắc của báo chí Nhật Bản quy định: “Báo chí chính là

những người ghỉ lại biên niên sử đầu tiên, uà nhiệm 0uụ của nhà báo

chính là không ngừng tìm kiếm sự thật Việc ñưa tin phải chính xác 0à công bằng, ồ khơng niên bị ủnh hưởng bời thành kiến hay sự quụ kết của cá hân nhà báo “2

Trong Quy chuẩn báo chí Hàn Quốc quy định: “Báo chí thể hiện

vi tri cụ thể của mình bằng cách luôn luôn kiên cường trong uiệc theo

đuổi sự công bằng, đũng cẩm trong uiệc chống đối những tiệc bất công Trong bình luận, những niềm tin oà ¥ kiến độc lập của nhà báo nên được bàu tô một cách công bằng oà đững cẳm; nói cụ thể là nên

chống lại bất cứ thiên kiến nào cố tình bớp méo hay lấn tránh sự thật

Nhà báo cần trung thực đối uới công chúng bằng cách triệt để 0à chính xác ở mức cao nhất trong khi oiết bài va bình luận ”â

- Nói về việc đưa tin chính xác, những quy tắc đạo đức nhà báo của Nga chỉ ra rằng: “Nhà báo phải coi các hành động sau đâu là

tội phạm báo chí nghiêm trọng, bao gồm bóp méo sự thật có úc ý, vu cho, lấy tiền ñể đưa tin sai sự thật, hoặc giấu giễm thông tín sự thật trong bất

kỳ tình huống 'iào +

Thứ bai, áo đặc thù nghề nghiệp Báo chí là một loại hình nghề

nghiệp đặc biệt bởi báo chí có chức năng quan trọng nhất là thông

Trang 40

tin Báo chí thông tin sự kiện, vấn đề đã, đang xảy ra, có ý nghĩa xã

hội và được nhiều người quan tâm Thông qua chức năng thông tin, báo chí tác động vào công chúng, làm thay đối nhận thức, suy nghĩ, dẫn đến thay đổi hành vi Thông tin đúng thì nhận thức

đúng, hành động đúng, ngược lại, thông tín sai có thể gây hậu quả

cho cá nhân người được thông tin hoặc lớn hơn, có thể tác động

xấu tới xã hội

Trả lời phỏng vấn trên báo chí nhân Ngày Báo chí Việt Nam

năm 2011, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thơng Lê

Dỗn Hợp cho rằng: Báo chí “là một nghề cao quý, bởi báo chí là lực lượng tiên phong trong chuyển đổi nhận thức 0ì có thông tin sẽ có tất cả Thông tin luôn quÚ giá nhất, đúng trân trong nhat vi nó mỏ đường cho tất cả những gì đúng đắn nếu có thông tin chuẩn xác Báo chí cổ oũ cái tốt, nhân rộng cdi hay, phé phán cái xấu, đẩu lùi tiêu cực, tạo thế phát triển lành mạnh uà thúc điểy xã hội Hến bộ Đâu cñng là một nghỀ có sự tổng hợp trí thức, kinh nghiệm, thoi dai, dong góp uào chuyển đổi nhận thức để chuyển đổi hành động “1 :

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà báo là phản ánh thực tiễn cuộc sống đã và đang dién ra hàng ngày một

cách trung thực, khách quan, đồng thời với việc giải thích, phân

tích, bình luận về các khía cạnh của sự việc để giúp công chúng nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của sự việc đó

Báo mạng điện tử với việc hành nghề trung thực, chính xác và khách quan

Những năm gần đây, cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử, đội ngũ làm báo Việt Nam đã đóng góp một phần to lớn trong việc nâng cao nhận thức cho công chúng

1, 2 Lê Doãn Hợp: “Báo chí là lực lượng tiên phong trong cung cấp

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:26

w