1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mỹ học tài liệu học tập in sách đề tài khoa học cấp cơ sở

208 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 208
Dung lượng 35,28 MB

Nội dung

Trang 1

ee

Ores minh đề tài nghiên cứu khoa học năm 2012 ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ Tên đề tài _ MỸ HỌC HOC VIỆN E/0 (14 TUYẾN TRUYỆN | 202-024 - Cơ quan đăng ký chủ trì đề tài KHOA TRIẾT HỌC

Cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài

Trang 2

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc nghiên cứu và giảng dạy các môn chuyên ngành triết học của khoa Triết học đang đặt ra yêu cầu bức xúc phải có các chương trình, các tài liệu

phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy Mỹ học là môn học chuyên

ngành đã được triển khai đào tạo từ lâu, nhưng cho đến hiện nay chưa có sách nào trình bày một cách đầy đủ những nội dung cơ bản của môn học, phần lớn

các sách chỉ trình bày phần lịch sử mỹ học và phần lý luận cơ bản Vì vậy,

chúng tôi thấy cần thiết phải tập trung biên soạn sách Mỹ học với đầy đủ nội dung cả ba bộ phận (lịch sử mỹ học, lý luận cơ bản, các trào lưu mỹ học ngoài

mácxít) để góp phần thực hiện nhiệm vụ nấng cao chất lượng đào tạo 2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ đầu những năm sáu mươi của thế kỷ hai mươi, nhiều công trình

nghiên cứu về mỹ học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin đã được dịch

và truyền bá ở Việt Nam Bộ sách lớn nhất phải kể đến là Nguyên lý mỹ học

Mác- Lênin do Viện Lịch sử nghệ thuật, Viện Triết học của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (Nxb Sự Thật, Hà Nội, phần I: 1961, phần II: 1962, phần Il, phan IV: 1963) Các tác giả là những người có tên tuổi nhất trong giới nghiên cứu mỹ

học ở Liên Xô nửa đầu thế kỷ XX, như Torôphimốp PS Vanslốp V., Bagiênôva A.A, Razumnưi V.A., Grômốp E., Menvin U.K., Scagherơxicốp

V.K Nhưng chính đo tác giả là các nhà nghiên cứu hàng đầu, nên để không hổ danh họ đã dùng một giọng văn khó đọc đối với người Việt, đó là giọng văn bác học Hơn nữa trong cuộc đấu tranh ý thức hệ sôi sục gần trọn một thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đã hùng biện chủ yếu bằng phong cách bút chiến: phê phán, chê bai các kẻ thù ở bên kia chiến tuyến là chính mà không quan tâm lắm đến việc trình bày các khái niệm, phạm trù của mỹ học Mác- Lênin cho mạch lac, sing sta _

Trong những năm bảy mươi, tám mươi, nhiều giáo trình mỹ học của các

học giả Xô Viết tiếp tục được dịch ra tiếng Việt Đó là các sách do Bôrép lu chủ biên, do Lukin và Skarơchexốp chủ biên, đo Ôpxianhicốp M.EF chủ biên, Các nhóm tác giả này vẫn theo truyền thống văn chương bác học, rồng bay

Trang 3

sâu về mỹ học rất khó nắm bắt các vấn đề cốt yếu (đặc biệt với thời lượng hạn chế như tình hình học tập ở Việt Nam) để vượt qua chương trình cử nhân

Cũng có các tác giả Xô Viết cho xuất bản những cuốn sách hấp dẫn, thú

vị đối với người đọc như Krivinxki (Mỹ học là gì, Nxb.Văn hóa nghệ thuật,

1963), Êrengrôss (Mỹ học, khoa học điệu kỳ, Ñxb.Văn hóa, 1984) Đó thực sự

là những bài nói chuyện chuyên đề, có tác dụng tốt đối với những người thuyết trình mỹ học mà không phải đối với người đang học

Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, ở Việt Nam cũng cho in nhiều trước tác mỹ học lớn: bài giảng MY hoc cua Héghen (2 tap, Phan Ngoc dịch), Phê phán năng lực phán đoán của Kant (Bùi Văn Nam Sơn dich), Mỹ học của Điđrô (Phùng Văn Tửu dịch), Ä⁄ỹ học của Denis Huisman (Huyền Giang dịch)

Những tài liệu này đã giúp cho độc giả Việt Nam có điêu kiện tiếp cận các

nguyên tác mỹ học lớn không đứng trên lập trường triết hoc Mac- Lénin ni Các học giả, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng cho in nhiều sách _ chuyên khảo và giáo trình mỹ học Nổi bật trong số này phải kể đến Đẹp (Vũ

Khiêu, Nxb Thanh niên, 1963), Tìm hiểu mỹ học Mác- Lênim (Hoài Lam,

Nxb.Văn hóa, 1979), Mỹ học (Hoài Lam chủ biên, Đại học Văn hóa, 1991), My

học Mác- Lênin (Đỗ Huy- Đỗ Văn Khang, Nxb.Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985), Lịch sử mỹ học nguyên thủy và Hy Lạp cổ đại (Đỗ Văn Khang, Nxb Văn hóa, 1983), Tuổi trể thẩm mỹ (Hoàng Thiệu Khang, Nxb Trẻ, 1987),

Cái đẹp, một giá trị (Đỗ Huy, Nxb Thông tin lý luận, 1984), Mỹ học với tự cách là một khoa học (Đỗ Huy, Nxb CTQG, 1996), Mỹ học đại cương (Đỗ Văn Khang chủ biên, Nxb.Giáo dục, 1997), Mỹ học đại Cương (Lê Ngọc Trà, Lâm

Vinh, Huỳnh Như Phương, Nxb Trẻ, 1995), Giáo trình mỹ học Mác- Lên _ (Khoa Triết học, HVCTQGCHM:, Nxb.CTQG, 2000), Giáo trình mỹ học Mác- |

Lên (Khoa Triết học, Phân viện Hà Nội HVCTQGCHM, Nxb.CTQG, 2003) Nhìn chung các cuốn sách nói trên chưa trình bày đây đủ các bộ phận

của mỹ học Mác- Lênin, về mặt trình bày thì hoặc thiên về nghiên cứu hàn lâm,

thâm thúy, sâu sắc (do các tác giả ở viện nghiên cứu) hoặc thiên về bay bổng văn chương (do các tác giả vốn là người làm công tác văn học chuyển sang)

Chính vì vậy, khoa Triết học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần có một chương trình, giáo trình cơ bản, theo đúng mục tiêu đào tạo của mình

Trang 4

thực hiện xây dựng để cương bai giang MY hoc Mdc- Lénin, được Hội đồng khoa học nghiệm thu và đánh giá xuất sắc Năm 2002, sau sửa chữa nhiều lần, công trình đã được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia in Năm 2006, Nxb Chính trị quốc gia tái bản với một số sửa chữa nhỏ Tiếp tục phát triển đề tài thành

giáo trình với các bộ phận hoàn chỉnh của mỹ học là khả thi đối với chúng tôi

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài phục vụ cho đào tạo chuyên ngành triết hoc 1 tai Hoc viện Báo chí và Tuyên truyền, đồng thời sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các chương trình nghiên cứu khác trong và ngoài Học viện

Nhiệm vụ của đề tài:

- Hệ thống nội dung cơ bản của mỹ học Mác- Lênin

- Xây dựng nội dung kiến thức cơ bản, hiện đại, phù hợp vụ với mục tiêu đào tạo của don vi

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp hệ thống hoá, phân tích - tổng hợp, lôgíc- lịch sử để nghiên cứu và trình bày

5.Lực lượng tham gia nghiên cứu

Nguyễn Văn Đại Chủ nhiệm đề tài

6.Thời gian nghiên cứu và các bước tiến hành Đề tài nghiên cứu trong thời gian 24 tháng

Trang 5

8 Nội dung nghiên cứu

Phần I

LƯỢC SỬ SỰ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG MỸ HỌC 2tr sennnsinnnnsnte 1

I Hoạt động thẩm mỹ trước thời kỳ Hy Lạp- La Mã cổ đại - 1 II Tư tưởng mỹ học thời kỳ Hy Lạp- La Mã cổ đại -eccernneeinee 2 II Tư tưởng mỹ học thời kỳ Trung cỔ - -ccccsenrrerteetrterrrrrrrree 9 IV Tư tưởng mỹ học thời kỳ Phục hưng -: - _— 11 V Tư tưởng mỹ học của chủ nghĩa cổ điển . -: cereerrrerrrrrrree 15

VI Tư tưởng mỹ học thời kỳ Khai sắng -cseereeereeerrrrrerrrrree 17 VII Mỹ học cổ điển Đức . -c 5c+srnernherreriertrrrrrrtiriirirrriirirre 23

VII Tư tưởng mỹ học của các nhà đân chủ cách mạng Nga - 30 IX Những cơ sở lý luận quan trọng của Mác, Ăngghen, lênin đối với sự hình thành một trường phái mỹ học mới - - lLN KH kg kg 11 ke

1 Những đóng góp của Mác và Ăngghen . -eceerrrrrrerrree 33

2 Những đóng góp cơ bản của Lênin (1870 - 19244) - 35 X Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng s an Viét Nam về văn hoá nghệ thuật TH n H01 1001961 91 H1 g1 910100 TH nh ng 01307300771 1P 36 1 Quan niệm về cái đẹp - ss + snssnsennterrtrritrrriiiirrrrrrrree 36 2 Phát huy bản sắc dan toc đồng thời kế thừa tính hoa văn hoá nhân loai38 3 Vai trò của nghệ thuật và người nghỆ sĩ . - ¬ 39

4 Đối tượng phục vụ của nghệ thuật

Phần H

LÝ LUẬN CƠ BẢN ¬ .ÐÔÔ svn 43 L Téng quan vé mY hoc MAc-Lénin scsssescsisecsssseeeeneesstessneesrenssesseenneecnnennaes 43 H Quan hệ thẩm mỹ . -c5cccseeerrrrrrrrrrrrrirrrrrirrrrrre 48 1 Khái niệm quan hệ thẩm mỹ -5+-°+ssetetertttrrtetrrtrrrtre 48 2 Nguồn gốc, bản chất của quan hệ thẩm mỹ, -: - wee dO 3 Đặc trưng của quan hệ thẩm mỹ . -: ++c+eseerrrterreerrrrrere 51 4 Những tính chất cơ bản của quan hệ thẩm mỹ -: 52 II Khách thể thẩm mỹ . -5+©5+2+t+tềtsetetrttetrrsrrrrrrierrrrerrre 55 1 Các hiện tượng thẩm mỹ seucuceuuelsasuuvssssvencastuctanseesaetenssesscssseansessenasestes 55 2 Phạm trù cái đẹp - «<< series 60 3 Phạm trù cái bi s sceterererrrrrritsririiriiirrriiiirietrrnrerrtrt 73

4 Phạm trù cái hài take ¬ 81

Trang 6

IV Chủ thể thẩm mỹ -++++snneterrrtrerettrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrie 97

1 Khái niệm chủ thể thẩm mỹ -‹ -++rs+rteretettrrtrrtrttrtrrtrrre 97 2 Ý thức thẩm mỹ và các thành tố cơ bản CỦA HỒ sen 98 3 Các hình thức tồn tại của chủ thể thẩm Hỹ cccccccccerre _— 103

4 Giáo dục thẩm mỹ c¿ tsrrrrrtrrtrirrrrrrrirrrrrrirrrirrrrrrrre 106

V nghệ thuật với tư cách là đối tượng nghiên cứu của mỹ học - 107 1 Bản chất và phương điện xã hội của nghệ thuật -: 107 2 Đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật - 7s cnsnneeertrtrterrree 126

Phan II |

KHÁI LƯỢC VỀ CÁC TRAO LUU TRIET HOC- MY HOG NGOAI MACXIT .sssssssuonesteetsninnranannnnnnrnennin 142

L Vài nét tổng quan về mỹ học ngồi mấcCXÍT -+eerrrerstrtetrtrre 142

II Thuyết Tômát mới trong mỹ học -:‹ -«+csteeerrttrrrterterrtter 143 TEL Chủ nghĩa trực giác . -serrtrrtte _ " ¬

IV Chủ nghĩa Phướt -©5+2++ttrrttettrerttrrtrrrrrrdrrrirrrrrririiirrrrrie 150

V Chủ nghĩa thực dụng iiŸõồõồỶÝÕŸÃÃẢ C1 1 9 01 1h 156 |

VIL Chit nghifa hin sinh «0 cscecssssecseceesesteneeseneneeeseensenencentnencenenenssacaneeaenss 158 VII Triết học đời sống - TH HH He 11x tre g0 170 Đôi điều thay kết luận . -55-cntntteterettettrtrerettrrtrrrrrrtrrrrtrrtrrnrr 172 -

Trang 7

TAI LIEU THAM KHAO Các tác giả Âu- Mỹ:

4 Bagiênôva A A — Razumnui V A.: Hình tượng nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960

5 Bôrev Iu.: Mỹ học, tiếng Nga, Mátxcơva, 1988

6 Burốp A I.: Bản chất thẩm mỹ của nghệ thuật, tiếng Nga, Matxcova, 1959

7 Dakhava B E.: Tài nghệ của diễn viên và đạo diễn, tiếng Nga, Matxcova,

1984

8 Diderot: M¥ hoc, Nxb Khoa hoc x4 héi, 2006

9, Denis Huisman: My hoc, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2001

10 Đrêmốp A N.: Điển hình hoá trong nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà

Nội,1964 ¬

1l Emile Brehier: Những chủ đề hiện đại của triết học, Nxb Kỷ nguyên, Sài

gòn.1969, |

12 Êrengrôss: Mỹ học- Khoa học điệu kỳ, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1984 13 German S M.- Xcachersicốp V K.: Trao đổi về mỹ học, tiếng Nga,

Mátxcơva, 1982

14 Grômốp E.: Lý ứưởng thẩm mỹ, Nxb Sự thật, Hà Nội,1963

15 HeideggerM.: Tác phẩm triết học, Nxb Đại học Sư phạm, 2004

16 Héghen G.F.W.: M¥ hoc, Nxb Văn học, Hà Nội, 2 tập, 1999

17 J]asper K.: Triết học nhập môn, Nxb Thuận Hóa- Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2004

18 Kant 1: Phé phan nang luc phan dodn, Nxb Tri thitc, 2007

19, Khraptrencô M: B.: Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984

20 Kiiasenkô N.: Bản chất của cái đẹp, Nxb.Thanh mên, Hà Nội, 1952 21 Kiasenkô N Cb: Hoạt động thẩm mỹ trong xã hội xã hội chủ nghĩa,

tiếng Nga, Mátxcơva, 1986

22 Krivinxki: Mỹ học là gì? Nxb Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội,1963

23 Lenin V L: Vé van học nghệ thuật, Nxb Văn hoá nghệ thuật Ha

Nội,1963

Trang 8

_25 Kuginốp V: Các loại hình nghệ thuật, Nxb Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, 1963 26 Lukin -Skarơchexốp: Nguyên lý mỹ học Mác- Lêni, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984 27 Malakhôp V A.: Nghệ thuật va quan hệ thế giới của con người, tiếng Nga, Kiev, 1988 28 Menvin U.K.: Phê phán chủ nghĩa thực dụng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1959 29 Môcunxki X X Ch: Lịch sử sân khẩu thế giới, t2, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1977

30 Muxienkô H.- lakôvenkô P.- Galúp E : Văn hoá tư sản đại chúng: thời

đại mới, vấn đề cũ, tiếng Nga, Kiev, 1988

31 Nhiều tác giả: Nguyên lý mỹ học Mác- Lênin, Nxb Sự thật, Hà Nội Phan J, 1961, Phần II, 1962, Phan II, 1963, Phan IV,1963

32 Nhiều tác giả: Lênin về văn học nghệ thuột, Nxb Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, 1963 33 Nhiều tác giả: Nghệ thuật phương Tây hiện đợi, Viện nghệ thuật, Hà Nội, 1986 34 Odette Aslan: Người diễn viên thế kỷ XX, Viện nghiên cứu sân khấu, Hà Nội,1982

35 ƠpxianhicơpM.E.: Lịch sử tư tưởng mỹ học, tiếng Nga, Mátxcơva, 1984

36 Ơpxianhicơp M E Cb: Mỹ học Mác- Lênin, tiếng Nga, Mátxcova, 1983 37 Phortôpva A I.: Về sự thống nhất của cái đạo đức và cái thẩm mỹ, tiếng -

Nga, Kiếp 1985

38 Plato- Xenophon: Socrates tu bién, Nxb Tri thúc, 2006

39 Razumnui V.: Ban về ` thị hiếu nghệ thuật tot Nxb Van hoá- nghệ thuật, Hà Nội, 1962

40 Scagherơxicốp V K.: Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội IÑxb Sự thật, Hà Nội, 1959

41 Tơrôphimốp P S.: Mỹ học là một khoa học Nxb Sự thật, Hà Nội, 1958 42 Tơrôphimốp P S.: Phê phán những khuynh hướng chủ yếu trong nghệ

thuật và mỹ học tư sản hiện đại, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960

43 Torôphimốp P S —- Vanslốp V.: Cái đẹp và cdi cao thuong Nxb Su that,

Trang 9

44 Vanslép V.: Tinh nhdn ddan cua nghé thudt Nxb Su that, Ha Noi, 1960

45 Xamdkhin V N.: Cam xúc thẩm mỹ, tiếng Nga, Mátxcơva, 1985

46 Xpirkin A G.: Triết học xế hội, t.2, Ñxb Tuyên huấn, Hà Nội, 1989

Các tác giả Việt -Trung:

47 Nguyễn Duy Cần: Cái cười của thánh nhân, Nxb.Thanh niên, Hà Nội, 1999

48 Phạm Thị Chỉnh: Lịch sử mỹ thuật thế giới (Đề cương bài giảng), Trường Cao đẳng nghệ thuật Trung Ương, 1998

49 Cu Huy Chử: Tự tưởng Hồ Chí Minh về văn học và mỹ học, ÌĐxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 |

50 Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng: Lịch sử triết học phương Tay hién đại, Ñxb Tổng hợp tp Hồ Chí Minh, 2005

51 Mao Trạch Đông: Bàn về văn học nghệ thuật, Nxb Văn nghệ, Hà

Nội,1955 | |

52 Lưu Phong Đồng: Triết học phương Tây hiện đại, 4 tập, Nxb Chính trị — quốc gia, Hà Nội,1994

53 Phạm Văn Đồng- Tố Hữu: %/ nghiệp văn nghệ và sứ mệnh của người nghệ sỹ, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984

54 Đỗ Xuân Hà: Giáo dục thẩm mỹ, món nợ lớn đối với thế hệ trẻ, Ì\xb Giáo dục, Hà Nội, 1997

55 Diéu Tri Hoa: Edmund Husserl, Nxb Thuan Héa- Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005

56 _ Đỗ Đức Hiểu: Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa, Nxb Văn học, Hà _Nội,1978 57 Nguyễn Phi Hoanh: Lược sử mỹ thuật Việt nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970 | | 58 Đỗ Huy: Mỹ học với tư cách là một khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996

59 Đỗ Huy: Cái đẹp- Một giá trị Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội, 1964

60 Đỗ Huy- Đỗ Văn Khang: Mỹ học Mác- Lênin, Nxb Đại hoc &Trung học

chuyên nghiệp, Hà Nội,1985

61 Đỗ Huy cb: Mấy vấn đề của mỹ học hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988

Trang 10

62 D6 Van Khang: Lịch sử mỹ học nguyên thuỷ và Hy Lạp cổ đại, Nxb Văn hoá, Hà Nội,1983

63 D6 Van Khang cb: M¥ hoc dai cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997 64 Hoàng Thiệu Khang: Tuổi trẻ thẩm mỹ, Nxb Trẻ, tp HCM, 1987

65 Vũ Khiêu: Đẹp, Nxb.Thanh niên, Hà Nội, 1963

66 Phạm Văn Khoa: Câu chuyện điện ảnh, Nxb Văn hoá nghệ thuật, Hà

Nội,1962 | |

67 Tran Hau Kiém cb: Gido trinh dao đức học Nxb Chinh tri quéc gia, Ha Nội, 1997

68 Hoài Lam: Tìm hiểu mỹ học Mác- Lênin, Đxb Văn hố Hà Nội,1979 69 Hoài Lam cb: Mỹ học, Đại học Văn hoá, Hà Nội, 1991

70 Huy Liên: Lịch sử sân khấu kịch nói ¡Xô viết, Hà Nội, t.1, 1979,t.2, 1985 71 Nguyễn Ngọc Long cb: Triết học Mác-Lênin, chương trình cao cấp t.1,

Ñxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1993

72 Vũ Dương Ninh cb: Lich st vdn minh thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội,1999,

73 Đùi Phú: Đặc frưng ngôn ngữ điện ảnh, Nxb Văn hoa, Ha N6i,1984 74 _ Nguyễn Văn Phúc: Cái đạo đức và cái thẩm mỹ trong cuộc sống và trong

nghệ thuật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995

75 Dinh Quang: Sdn khấu, Nxb.Văn hoá, Hà Nội, 1985

76 Phạm Văn Sỹ: Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại, Nxb Đại

học&Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1986

77 Lê Doãn Tá cb: Tập bài giảng lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1994, t.3

78 Vũ Minh Tâm: Mỹ học Mác- Lénin, Đại học quốc gia, Hà Nội, 1995

79 Vũ Minh Tâm: Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ, Nxb Giáo dục, Hà Nội,

1998

80 Lưu Cự Tài: Lịch sử tuyển chọn người đẹp, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh,

2001 -

81 Hoàng Minh Thảo cb: Almanach những nên văn mình thế giới N%b

Văn hố thơng tin, Hà Nội, 1999

82 Như Thiết: Đưa cái đẹp vào cuộc sống, Hà Nội, 1986

83 Dé Lai Thuy: Chán trời có người bay, Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội, 2002

Trang 11

84 Phùng Văn Tửu cb: Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XIX, Nxb Ngoại văn, Hà Nội, 1991 85 Lâm Vinh- Lê Ngọc Trà- Huỳnh Như Phương: ÄM⁄ỹ học đại cương, Nxb Trẻ, tp Hồ Chí Minh,1995 86 Nguyễn Hữu Vui cb: Lịch sử triết học, Nxb.Thơng tin văn hố, Hà Nội, t.1,1991, t.2,1992, t.3, 1992

87 Nhiều tác giả: Cái anh hùng- một phạm trà cơ bản của mỹ học Mác- Lênin, Trường Lý luận nghiệp vụ, Bộ Văn hoá, Hà Nội,1975

88 Nhiều tác giả: Cái đẹp, Nxb.Thanh niên, Hà Nội, 1978

89 Nhiều tác giả: Triết học Mác- Lênin Chương trình cao cấp, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 1997 -

90 Nhiều tác giả: Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội,

1978 |

91, Nhiều tác gia: Lich sử văn hoc phuong Tay, t.1, 2, Nxb Gido duc, Ha Nội, 1970

92 Các chương trình mỹ học dành cho các trường trung học chuyên nghiệp ở Liên xô và chương trình mỹ học cho khoa Triết học thuộc Đại học Tổng hợp Kiev nam 1984

93.- Các bài giảng của:

+GS, TS Đỗ Huy, Viện Triết học

+PGS, TSN guyễn Văn Huyên, Viện Triết học (nay ở Học viên CTQG Hồ

Chí Minh)

+TSKH D6 Van Khang, Dai hoc Khoa học xã hội & Nhân văn +GV Nguyễn Hồng Mai, Đại học Văn hoá |

10 Kinh phí thực biện đề tài: 9.600.000 đ

Thủ trưởng đề tài Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan chủ trì

TS.Bùi Thị Thanh Hương Nguyễn Văn Đại

Trang 12

PhénI

LƯỢC SỬ SỰ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG MỸ HỌC

I.HOẠT ĐỘNG THẤM MỸ TRƯỚC THỜI KỲ HY LẠP- LA MÃ CỔ ĐẠI

Trước thời kỳ Hy Lạp- La Mã cổ đại, nhìn chung tư tưởng mỹ học theo

đúng nghĩa của nó chưa hình thành mà chỉ ở dạng phôi thai với trình độ các ý

tưởng, ý niệm đơn lẻ, phù hợp và tương ứng với các hoạt động thẩm mỹ ở trình độ thấp

Thời đồ đá cũ con người đã biết trang trí thêm vào các vật dụng bằng các chấm, các vòng khoanh trên ngọn giáo Cuối thời đại đồ đá cũ đã có các hình Vẽ, phù điêu, tượng tròn mô tả động vật Ở đại Mađơlen, người nguyên thủy đã mô tả động vật trong thế vận động và đã biết sử dụng từ hai đến ba mầu trong một bức tranh Muộn hơn, ở kỷ đại Trung sinh, con người đã biết miêu tả trên vách hang cảnh đánh nhau, cảnh đi săn, đượt đuổi thú Người ta bắt đầu mô tả đàn bà với những bộ phận riêng được khắc họa một cách rất cẩn thận, đặc biệt là người

đàn bà có mang- tượng trưng cho việc bảo tồn và phát triển thị tộc, giống nòi

Sang thời đại đồ đá mới, con người đã biết trang trí vật dụng, nặn bình đựng

đồ khô, chất lỏng, biết trang trí lên quần áo Người nguyên thủy cũng làm những

mặt nạ với nhiều mục đích như ngụy trang khi săn bắt động vật, hoặc dùng cho nghi lễ tôn giáo Các hoạt động văn hoá nghệ thuật khác như âm nhạc, nhảy múa cũng hình thành, nhưng Ở trình độ hết sức thô sơ

Thời kỳ Tảo vương quốc và Cổ vương quốc của Ai Cập cổ đại đã có các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc chân dung, phù điêu, hội họa, đồ gốm thầm mỹ Sang thời Trung vương quốc đã có các nghệ thuật ngôn từ ở dạng sấm,

danh ngôn, một số tác phẩm điêu khắc đặc sắc; thể hiện được hình dáng chân

thật con người cùng với quần áo, cảnh vật |

Trang 13

yếu, có một số cung điện được xây dựng bằng đá, cột, cửa được trang trí bằng đồng

Như vậy, sự phát triển văn hoá thẩm mỹ có thể coi do các tộc người Ai Cập,

Sume, Atxiri, Babilon đặt nền móng và sau này sẽ ảnh hưởng tích cực tới người

Hy Lạp cổ đại Điều này chứng tỏ những tình cảm thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ,

thị hiếu thẩm mỹ đã phát triển khá cao Nhưng khi đó những điều kiện để cho các tư tưởng mỹ học hình thành vẫn chưa đủ Nhìn chung, giới mỹ học cho rằng phải đến khi xã hội loài người có chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình, có trình độ phát triển cao hơn cả về triết học, khoa học và nghệ thuật, tư tưởng mỹ học thực

sự mới xuất hiện | |

I TU TUGNG MY HOC THOI KY HY LAP- LA MA CO DAI

Tư tưởng mỹ học Hy Lạp cổ đại thường được coi là hình thành vào khoảng thế kỷ IX trước công nguyên (TCN), phát triển rực rỡ vào cuối thế kỷ VI TCN, đạt đến độ cực thịnh vào thế kỷ IV TCN, sau đó thoái trào và kết thúc vào đầu thế kỷ thứ VĨ sau công nguyên

_ Cùng thời gian này ở Ấn Độ và Trung Quốc cũng hình thành và phát triển những trường phái triết học lớn, có những tư tưởng mỹ học độc đáo, nhưng xét về tính hệ thống và tính duy lý còn khá thấp so với ở Hy Lạp

Thiên niên kỷ thứ T trước công nguyên là thời gian hình thành các trung tâm

triết học Điều này được lý giải bởi hai nguyên nhân: thứ nhất, đó là lúc sự phân

công lao động trí óc với lao động chân tay đã khá rõ nét, thứ hai, bản thân tri thức nhân loại qua hai thiên niên kỷ tích lũy đã có sự biến đổi lượng chất, tạo

nên một hệ thống tri thức chặt chế mà trước đó không thể có được

Các tư tưởng triết học-mỹ học Hy Lạp cổ đại thoạt đầu hình thành ở dải đất

lôni, bờ đông Địa Trung Hải, sau đó lan chuyển sang đảo Sisil, sang nam bán đảo Italia, khi phát triển rực rỡ nhất thì ở Aten, trung bán đảo Hy Lạp đưới nền dân chủ của Pêriclét Điều đó chứng tỏ người Hy Lạp đã lập nên hệ thống triết

học-mỹ học của mình nhờ việc tiếp nhận các tri thức phương Đông (của người AI Cập và người Lưỡng Hà) thông qua tộc người Phênixi ở phía Nam dải đất

lôni |

Có hai tiền đề trực tiếp làm cho tư tưởng mỹ học hình thành và khi đã hình thành rồi thì những tư tưởng mỹ học lại tác động tích cực đến hai tiền đề đó, đó là sự phát triển mạnh của tri thức triết học và sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật

Trang 14

như kinh tế, xã hội (bao hàm sự phát triển về lực lượng sản xuất, sự hình thành và phát triển các tập đoàn xã hội , các nhà nước và các cuộc đấu tranh xã hội ) và

văn hoá tinh thần (bao hàm sự phát triển của chính trị, pháp quyền, khoa học, đạo đức, tôn giáo ) Những yếu tố này ở xã hội Hy Lạp cổ đại phát triển khá hài hòa và mạnh mẽ, dø đó đã tạo ra những tiền để cho sự xuất hiện một nền triết

học phát triển |

Đời sống văn hoá nghệ thuật Hy Lạp cổ đại cũng có sự phát triển rực rỡ, với các công trình kiến trúc nổi tiếng như đền thờ nữ thân Áctemít (ở thành phố Êphez), đền Atena và quần thể kiến trúc Ácrôpôl, đến Páctenôn (của Phiđi và

lctinus); các tác phẩm điêu khắc mẫu mực như tượng khổng lồ Atena cao 10

mét, tượng Đêmêtê, tượng thân Zớt (của Phiđi); Hécmét, Vệ nữ Cnide, Vệ nữ

Arli, các tượng Apôlông (của Praxichen) Các trường ca bất hủ Hiat và Odixé

(của Hôme), các vở kịch Ôrexti, Promété bi xiéng (Etsin), Odip vua, Ăngtigôn

(Xôphốc]), Mêđê (Ơripft), các vở hài kịch của Arixtơphan Với những tác phẩm hồn mỹ như vậy, nghệ thuật và thi ca của người Hy Lạp cổ đại đến ngày nay vẫn được coi là có giá trị mẫu mực Vì vậy nó buộc các nhà tư tưởng thời bấy giờ như Pitago, Hêraclit, Démocrit, Xôcrát, Platôn, Arixtốt phải lưu tâm nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về chúng và đó chính là sự hình thành các tư tưởng mỹ học Hy Lạp cổ đại

Nhà tư tưởng mỹ học lớn Pi(ago (580- 500 TƠN) và

các môn đệ của mình quan miệm con số lập nên bản chất

mọi sự vật, từ đó cho rằng cái đẹp là do sự hài hoà giữa các con số hay nói cách khác “cái đẹp là sự hài hoà trong quan

hệ số lượng” Ông chứng minh bằng hiện tượng chất lượng

âm thanh phụ thuộc vào chiều đài dây đàn và tìm ra quan

hệ số lượng trong âm nhạc Pitago đồng nhất hài hoà (vẻ

Trang 15

Héraclit (530 - 470 TCN) xem xét su vat theo quan điểm duy vật và biện chứng sơ khai Ông biện giải sự hài hoà là sự thống nhất giữa những mâu thuẫn và nó đạt được thông qua con đường đấu tranh giữa chúng, thí

dụ độ tương phản giữa các màu sắc, độ đậm nhạt khác

Teen ep TCN) nhau trong hội họa, các âm thanh cao thấp, dài ngắn,

| các giọng điệu khác nhau trong âm nhạc Hêraclít cũng

phát hiện tính chất tương đối của vẻ đẹp, ông nhận định con khỉ đẹp nhất cũng

xấu nếu đem so sánh với con người Như vậy Hêraclít được coi là một trong những đại biểu sớm nhất giải thích các khái niệm thẩm mỹ theo xu hướng duy

vật và có tính chất biện chứng sơ khai

Ạ Đêmôcrít (460 - 370 TCN) lý giải sự hình thành của nghệ thuật bằng các nguyên nhân vật chất: đó là sự bắt chước _

tự nhiên và các loại vật, thí dụ kiến trúc là bắt chước sự làm

tổ của con nhện, con én; ca hát là bắt chước chim sơn ca, họa mi, múa là bắt chước thiên nga Đó là các nguyên nhân trực tiếp của nghệ thuật, còn nguyên nhân gián tiếp thì ông phát ember: hiện ra trong nhu cầu và cơ sở tổn tại xã hội |

(460 - 370 TCN) Đêmôcrít nêu lên tính chất mức độ của vẻ đẹp, ông cho

vẻ đẹp là sự trung bình, vừa phải , không thừa, không thiếu “nếu vượt quá mức

độ, cái đễ chịu nhất cũng trở thành cái khó chịu” Ông lý giải bản chất cái đẹp một cách duy vật; cho rằng nó tồn tại trong sự cân xứng, có mức độ vừa phải của các bộ phận; trong quan hệ về lượng đúng mức, phải chăng Theo ông, cái đẹp tồn tại một cách khách quan, hiện thực -

Xôcrát (469 - 399 TCN) cho rằng mọi hoạt động của con người đều có mục đích nhất định, theo đó hoạt động thẩm mỹ

cũng có mục đích Như vậy, cái đẹp không tồn tại như một tính

chất tuyệt đối cho tất cả các đồ vật và hiện tượng mà chỉ lộ ra

trong một quan hệ nào đó Về bản chất, cái đẹp trùng với mục đích; một vật đẹp là vật có lợi trong một công việc cụ thể Ông

Xôcrát

(460 - 399 khẳng định sự vật nào cũng có thể đẹp và cũng có thể không đẹp

TCN) trong những tình huống khác nhau

Xôcrát không phân biệt nghệ thuật với thủ công, bởi vì nghệ thuật theo ông,

Trang 16

được chọn lọc ở các sự vật hiện tượng khác nhau vào một tác phẩm Sự vật được tái hiện như thế sẽ vươn lên tâm lý tưởng về sự hoàn thiện của nó

Trong quan niệm của Xôcrát, nghệ thuật không những tái hiện thiên nhiên là cái có đường nét, mầu sắc , hình khối mà nó còn có khả năng điễn tả các trạng

thái tính thần con người Điều này có thể thực hiện được vì các phẩm chất, các

trạng thái tính thần như sự thù hận, yêu thương, sự u tối, kiêu hãnh đều có thể hiện ra trên vẻ mặt và trong các cử chỉ, hoạt động của con người

Xôcrát còn đưa ra tiêu chí lựa chọn đối tượng để thể hiện trong tác phẩm

nghệ thuật; đó là những người có tính cách đẹp, nhân hậu, có phẩm hạnh cao Lý

tưởng đạo đức cần phải được kết tinh trọng tác phẩm nghệ thuật Vì thế tiêu chí

nghệ thuật là tính đúng đắn và sinh động của việc tái hiện các nguyên mẫu trong

hiện thực - |

Nhưng Xôcrát phủ nhận vai trò của trí tuệ, nhận thức trong việc sáng tạo nghệ thuật Ông nói: “Giới văn thi sĩ đã sáng tạo được không phải nhờ kiến thức, mà nhờ một thứ năng khiếu tự nhiên hay cảm hứng thiên phú giống như

các nhà tiên tri hay thầy bói; các vị này tiết lộ biết bao điều đáng khâm phục tuy

chẳng có hiểu biết gì về chúng Nhà văn, nhà thơ dường như cũng ở trong một trạng thái tương tự; đồng thời tôi cũng nhận thấu rằng họ còn tưởng mình thông thái hơn thiên hạ trên mọi vấn đề khác nhờ thứ năng khiếu đặc biệt ấy, thật ra thì họ chẳng hiểu biết gì hơn ai”

Xôcrát nhấn mạnh sự liên hệ hữu cơ giữa cái đạo đức và cái thẩm mỹ, cái thiện và cái đẹp Con người lý tưởng đối với Xôcrát là người đẹp cả về tính thần

_ lân thể chất, trong đó con người tinh thần theo cách hiểu của ông là con người

đạo đức, con người trí tuệ |

Đóng góp lớn của Xôcrát là đưa con người vào đối tượng chủ yếu của nghệ thuật, chỉ ra sự liên hệ vững bên giữa cái đẹp với cái có ích, cái có mục đích có thật và cái tốt Ông coi nghệ thuật như một phương điện quan trọng của đời sống Xã hội

Trang 17

Platon (427 - 347 TCN) thuéc dòng đõi vương hầu có danh tiếng Cha Platôn là Aritxtong, thudc dong ho vua Côđơrốtsơ, vị vua cuối cùng của thành Aten Mẹ Platôn là Parixtiônê, dòng đõi nhà triết học kiêm luật gia lừng danh Xôlông (640-588 tr.CN) Xôlông là một trong

bảy hiền triết thành Milê, tác giả đạo luật nổi tiếng năm

Platon (427 - 347TCN)) 594 tr.CN Đó là đạo luật nhằm thay đổi đường lối lãnh

đạo đất nước của Đracô, một đường lối làm mất lòng dân Critiát, một trong ba

mươi bạo chúa cầm quyền năm 404 tr.CN là họ hàng ruột thịt của Platôn Còn

Adimantơ và Glôcôn trong đialoge Nước cộng hoà là hai trong số ba anh chị của

Platôn Platôn sống trong giai đoạn nặng nề của lịch sử Hy Lạp, đó là giai đoạn sụp đổ của nền dân chủ ở Aten, giai đoạn hoành hành của 30 bạo chúa Xôcrắt,

người thầy yêu quý của Platôn bị giết đo phán quyết thiếu sáng suốt của nền dân chủ đã làm cho Platôn đứng về phía giới chủ nô quý tộc và cả đời ông chống lại nên đân chủ và phương thức quản lý xã hội kiểu dân chủ Điều đó quyết định

tính duy tâm trong các quan điểm triết học-mỹ học của ông

Xuất thân trong một gia đình quý tộc lớn, nên từ nhỏ Platôn đã được hưởng một nền giáo dục khá tồn diện Platơn hào hoa yêu hội họa, làm thơ, soạn kịch và điễn kịch, chỉ huy đội hợp xướng Văn tài của Platôn đặc biệt xuất chúng, nhiều áng văn chẳng những là các tác phẩm triết học lớn mà còn là các kiệt tác văn chương Điều này trợ giúp đắc lực ông xây đựng các tư tưởng mỹ học

Platôn cho rằng các vật thụ cảm thay đối, thoáng qua, nó xuất hiện rồi tiêu biến, vì thế nó không phải là tồn tại đích thực Tồn tại đích thực, chân chính chỉ

có thể là một loại tỉnh thân đặc biệt mà ông gọi là ý niệm Ý niệm của Platôn là các khái niệm chung, được tuyệt đối hoá, độc lập hoá, trở thành bản nguyên sáng

tạo Có bao nhiêu khái niệm chung thì có bấy nhiêu ý niệm và các ý niệm nằm trong quan hệ phụ thuộc, trong đó ý niệm tối cao là ý niệm phúc lợi

Trong quan niệm của Platôn, vật chất không tồn tại; nó đối lập với ý niệm và thụ động cảm nhận ý niệm Thế giới các vật thụ cảm nằm giữa vật chất và ý niệm, nó chính là sự hoà trộn tồn tại và không tồn tại, ý niệm và vật chất Ý niệm là nguyên mẫu, là nguyên nhân của các vật Các vật thụ cảm chỉ là sự phản ánh các ý niệm siêu thụ cảm Đó là cơ sở của hệ thống tư tưởng Platôn về vũ trụ, về

Trang 18

Platôn không tim cai dep trong các su vật thụ cảm đơn nhất, trong quan hệ giữa chúng đối với hoạt động của con người mà tìm cái gì là đẹp đối với tất cả,

đẹp vĩnh hằng Ông cho rằng chỉ có ý niệm, nguyên mẫu của các đồ vật, làm các đồ vật trở nên đẹp là tuyệt đối đẹp mà thôi

Vẻ đẹp được Platôn phân chia thành các thứ bậc khác nhau: hình đáng, chỉ

tiết, tâm hồn, tri thức, tư tưởng Để cảm nhận được cái đẹp thì không phải là sáng

tạo nghệ thuật, không phải cảm nhận các tác phẩm nghệ thuật mà một trạng thái

lơ đãng đặc biệt nào đó được ông mô tả là quá trình trí tuệ dân dân cất cánh từ

các đồ vật đẹp đơn lẻ đến thân thể đẹp, đến cái đức đẹp, phong tục đẹp, tri thức đẹp và cuối cùng là tới tri thức cao nhất : ý niệm về cái đẹp Ông đã mô tả khá sinh động quá trình nhận thức các vẻ đẹp khác nhau

Platôn tiếp tục truyền thống của những nhà tư tưởng trước đó như Đêmôcrít, Xôcrát coi nghệ thuật là sự mô phỏng, tái hiện hiện thực, vật thể Chỉ có điều _ trong hệ thống triết học của ông, các đồ vật chỉ là hình bóng của các ý niệm

Như vậy, khi tái hiện các vật thể, người nghệ sĩ không tiếp cận tới cái hiện thực

chân chính và cái đẹp, mà chỉ tái hiện lại cái bóng của nó Từ đó ông nói rằng

nghệ thuật đứng rất xa chân lý, nó chỉ là dấu hiệu nào đó của sự vật, rất kém ý

nghĩa |

Platôn vạch ra nhiều hạn chế và khiếm khuyết của nghệ thuật; thứ nhất, nó không có giá trị nhận thức, nó cản trở việc nhận thức thế giới chân chính; thứ hai, nó không chỉ tái hiện những cái đẹp đơn lẻ mà tái hiện cả cái không xứng đáng, cái xấu, cái tổi tệ, cái ngu xuẩn, hền nhát, bi luy vì thế, chừng nào nghệ thuật còn thuộc lĩnh vực hoạt động cảm tính, chừng đó nó không đáng có trong

nhà nước lý tưởng ¬

Platơn thần bí quá trình sáng tạo nghệ thuật, ông đối lập cảm hứng nghệ thuật với khía cạnh nhận thức Cảm hứng nghệ thuật là phi lý, mâu thuẫn Nghệ

sĩ sáng tạo không phải từ nghệ thuật và tri thức mà là sự thần khải nào đó Chính nàng thơ gây rung động tâm hồn con người thông qua thi sĩ và tác phẩm Tóm lại, quá trình sáng tạo ở nghệ sĩ mang tính chất phi lý, những việc học tập kinh nghiệm sáng tạo, kỹ năng, kỹ sảo hoàn toàn không cần thiết Những luận

Trang 19

Đại biểu lớn nhất trong số các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại là Arixtốt (384-322 TCN), người phê phán kinh liệt

Platôn Ông đao động giữa hai đòng duy tâm và duy vật,

nhưng do không nghĩ ngờ gì về tính hiện thực của thế giới

xung quanh nên những tư tưởng mỹ học của ông mang xu hướng duy vật

Arixtốt thừa nhận các tiêu chí cơ.bản của vẻ đẹp mà

Ariốt (384-322 _ oe ` oe

m oe N) những người đi trước đã đưa ra như tính quy mơ có trật tự, hài hồ Tồn tại, theo ông, đẹp một cách vô điều kiện, tuyệt đối Ông đưa ra các đạng chính của cái đẹp như hoà nhịp, cân xứng, xác định,

quy mô vừa phải (ngay cả vũ trụ ông cũng quan niệm nó hữu hạn và khép kín)

Arixtốt đòi hỏi áp dụng nguyên tắc có giới hạn đối với cả xã hội và xây dựng tác phẩm nghệ thuật để “vừa đủ quan sát, vừa đủ để có thể nhớ”

Những dấu hiệu của cái đẹp, theo Arixtốt, xuất hiện ở khấp nơi: cả trong thế giới hữu cơ, sự sống cũng như thế giới vô cơ, trong xã hội và trong nghệ

thuật, vẻ đẹp hiện thực, vẻ đẹp của các vật thể là nguồn gốc của ý thức thẩm mỹ

và nghệ thuật Dấu hiệu tối quan trọng của cái đẹp mà Arixtốt nhấn mạnh là sự

chỉnh thể: phải có đầu, có giữa, có cuối, phải liên kết giữa các bộ phận trong chỉnh thể một cách hữu cơ Khắc với Xôcrát, Arixtốt không thừa nhận sự đồng

nhất cái đẹp với cái có ích Ông chỉ ra rằng cái có ích chỉ ở hành vi, hành động, trong khi đó cái đẹp có cả trong sự fĩnh tai

Arixtốt quan niệm nghệ thuật là sự tái tạo hiện thực , mô phỏng lại hiện thực (mimezic) Sự mô phông tiến hành thông qua nhịp điệu, ngôn từ, giai điệu-

nó có mặt trong tất cả các loại nghệ thuật từ tạo hình đến ngôn từ, trong cả thi ca

lẫn âm nhạc Âm nhạc có thể thể hiện các phẩm chất đạo đức , các trạng thái tình

cảm của con người, còn nghệ thuật tạo hình thì chủ yếu thể hiện cái bể ngoài của

các phẩm chất ấy |

Platôn từng khẳng định không thể nắm bắt được bản chất các sự vật Nhung» Arixtốt cho rằng nghệ sĩ nhận thức được tất cả những gì có ở thế giới thụ cảm Khi xem tác phẩm, con người có được sự khoái cảm, sự khoái cảm này nảy sinh do con người sung sướng nhận ra những gì thuộc về thế giới xung quanh mà trước đó anh ta không hề nhận ra, mặc dù chúng rất gần gũi Từ đấy, Arixtốt nói rằng nghệ thuật là một trong những hình thức của hoạt động nhận thức của con

Trang 20

Các loại hình nghệ thuật vào thời Arixtốt đã được phân định rõ ràng và phát

triển rất cao Do vậy khi đưa ra vấn dé nguyên tắc, tiêu chí phân loại, Arixtốt giải quyết nó một cách duy vật, ông cho các loại hình nghệ thuật được phân biệt bởi các phương thức mô phỏng Chẳng hạn ca hát mô phỏng bằng âm thanh, hội họa và điêu khắc mô phỏng bằng màu sắc và hình thức, các nghệ thuật múa mô phỏng bằng nhịp điệu chuyển động, thi ca bằng ngôn từ và âm luật, các loại hình còn được chia theo nghệ thuật vận động (thi ca, âm nhạc, múa) và nghệ thuật

tĩnh tại (hội họa, điêu khắc) | |

Arixtốt còn đưa ra định nghĩa bi kịch và mô tả các thành tố của nó gồm có cốt truyện, tính cách, ý nghĩa, việc thể hiện ngôn từ, phối nhạc, bài trí khung

cảnh Nhiều luận điểm của ông trong lý luận sân khấu ngày nay vẫn còn có ý

nghĩa như hành động và cốt truyện tạo lập nên mục đích của vở Mục đích của - vở kịch là quan trọng số một Ông cðng khẳng định rằng sự tháo gỡ , mở nút phải xuất phát một cách tự nhiên từ cốt truyện và tính cách nhân vật chứ không phải tuỳ tiện, do ý muốn chủ quan của nghệ sĩ Đó thật sự là nguyên tắc của các tác phẩm nghệ thuật chân chính

- Arixtốt khẳng định sự gắn bó mật thiết quá trình sáng tạo với hoạt động

nhận thức của con người; nghĩa là có thể nhận thức và kiểm tra được nó Từ đó ông cố gắng đưa ra các tiêu chí, chuẩn mực, quy tắc cho quá trình sáng tạo Arixtốt đòi hỏi các nghệ sĩ phải trau đồi kỹ năng nghề nghiệp, kỹ thuật để sáng

tạo nghệ thuật

Về vai trò của nghệ thuật, Arixtốt cho rằng nghệ thuật không có giá trị độc

lập, nó gắn bó với đời sống đạo đức của con người, nó gột rửa con người khỏi vấn đục Đầy là một đóng góp lớn của Arixtốt, mặc dù lý tưởng đạo đức trong

quan niệm của ông còn mang tính trực quan (chủ yếu nhằm vươn tới sự thư thái, khắc phục trạng thái lo lắng, day đứt chứ không nhằm mục đích thực tiễn) Tác

dụng gột rửa của nghệ thuật sẽ giúp con người vượt qua cơn xúc động, nỗi sợ hãi

và có khả năng chống đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bất hạnh

HI TƯ TƯỞNG MỸ HỌC THỜI KỲ TRUNG CỔ -

Trang 21

củng cố Từ đó các tổ chức tôn giáo hình thành, trở thành một lực lượng thống trị

xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần

Ở thời kỳ Trung cổ, chỉ những gì cần thiết trực tiếp đối với tôn giáo mới có

điều kiện phát triển, còn những gì không có lợi cho tôn giáo đều bị kiểm chế

Chính vì vậy, các thành tựu văn hoá cao nhất thời kỳ này có thể coi là sự hoàn chỉnh các bộ kinh Kitôgiáo và ba phong cách kiến trúc chính: phong cách Bigiăngxtanh (pha trộn nhà thờ và lâu đài như nhà thờ Xan XOphi, Xan Vuzal), phong cách Rômanh (pha trộn nhà thờ và pháo đài như nhà thờ Voócmơ, thành phố Cátxatson), phong cách gôtích (nhà thờ Rôma) Trong tình hình ấy tư tưởng - mỹ học chính thống không thể không là tôi đòi cho tư tưởng tôn giáo

Nhà tư tưởng điển hình có nhiều quan điểm mỹ học trong giai đoạn đầu của thời kỳ Trung cổ là Oguytxtanh (354 - 430) VỊ giáo chủ, đồng thời là nhà văn,

_ triết gia nổi tiếng này là trụ cột của thần học cơ đốc giáo Ông cho rằng toàn bộ

thế giới là do thượng đế sáng tạo ra và được nhận thức cũng bởi thượng đế Mặc dù vậy, Ôguýtxtanh lại thấy rằng các vẻ đẹp đơn lẻ như thân thể con người, Sự vinh quang của những con người cụ thể, sự rực rỡ của ánh sáng, vẻ đẹp của âm điệu, mùi thơm của cây cỏ, hoa lá được thượng đế sáng tạo, nhưng đấng tối cao này lại không đánh giá chúng Ông đi đến kết luận rằng chỉ có thượng đế là vĩnh viễn, là vẻ đẹp tối cao, vẻ đẹp tuyệt đối mà thôi N ghệ thuật, theo Ơgtxtanh, khơng tái tạo vẻ đẹp tối cao này mà chỉ tái tạo các hình thức đơn lẻ của nó

Oguytxtanh khẳng định nguồn gốc khoái cảm nghệ thuật không xuất phát từ bản thân nghệ thuật, không phải do nghệ thuật mà trong ý niệm về thượng đế của con người Là nhà thần học, Ôguýtxtanh cho rằng chức năng cơ bản của

nghệ thuật phải là giáo dục lòng kính Chúa cho các tín đồ Xu hướng kịch luân lý Trung cổ hoàn toàn nhất quán với tư tưởng này của ông Một khi nội dung chỉ nói về tôn giáo thì các tác phẩm nghệ thuật chỉ khác nhau về hình thức biểu hiện của nội dung ấy 1ômát Đacanh (1225 - 1274)

Ở cuối thời kỳ Trung cổ, Tômát Đacanh (1225 - 1274) nổi lên như nhà thần học, triết học lớn nhất

Học thuyết của Tômát Đacanh giữ vai trò rường cột

của hệ tư tưởng chính thống thời Trung cổ Thậm chí

đến nay nhiều quan điểm triết học - thần học của ông

Trang 22

hién dai

Mặc dù bị kim him nang né , lực lượng san xuất vẫn phát triển nhích dần

từng bước một Đến thế kỷ XIH, thời Tômát Dacanh sống, thủ công thương mại đã khẳng định được vị trí của mình Sự vận động của hiện thực ấy đã làm cho

nhà thần học Tômát Đacanh buộc phải chứng minh sự tồn tại của thượng đế dựa

trên cơ sở của kinh nghiệm, nghĩa là trên cơ sở tổn tại của thế giới như là sự sáng - tạo của thượng đế

Từ xu hướng trên, Tômat thừa nhận đồ vật có thể trở thành khách thể thẩm

mỹ trực tiếp của con người ; ông nói : “Moi sinh vat déu lam Chúa vui sướng, vì

mọi thứ đều tồn tại theo ý Chúa” Tômát Đacanh tiến xa hơn Ôguýtxtanh một

bước ở chỗ, ông phân biệt cái đẹp với cái thiện và từ đấy ông giải nghĩa các chức năng của nguyên tắc thẩm mỹ, đề ra các dấu hiệu khách quan của cái đẹp Ông cho “cái đẹp đòi hỏi ba điều : thứ nhất - giá trị hay là sự hoàn thiện; thứ hai - một sự cân đối cần thiết hay hòa điệu và cuối cùng- sự rõ ràng” Nhưng mặt khác

ông lại chỉ ra rằng cái đẹp phân biệt với cái thiện “chỉ trong khái niệm” và ông

nhấn mạnh : trong bản chất sâu xa của mình, các khái niệm trên đồng nhất với

nhau an

Cũng như Arixtốt, Tômát Dacanh coi nghệ thuật như một sự mô phỏng, sứ

mệnh cơ bản của nghệ thuật nằm trong khả năng giúp con người nhận thức được

sự vật Cái đẹp chính là hình tượng phản ánh một cách đây đủ, trọn vẹn nhất của một sự vật, thậm chí trong trường hợp chính bản thân sự vật ấy xấu

IV TƯ TƯỞNG MỸ HỌC THOI KY PHUC HUNG

Cui thé ky XIII sang đầu thế kỷ XIV, sản xuất thủ công từ cách tổ chức phường hội phát triển lên thành các công trường lớn Đó là cơ sở để xuất hiện

mầm mống phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và tầng lớp tư sản hình thành Đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển sản xuất, các tri thức khoa học tự nhiên

như cơ học, toán học, thiên văn, địa lý v.v phát triển theo, điều đó dẫn đến

những cách nhìn mới về thế giới và về con người

Thông thường người ta chỉa ra ba giai đoạn trong sự phát triển của văn hoá

Phục hưng; giai đoạn đầu gắn với tên tuổi của Pêtrarka , Bôccasiô, Alberti,

Đônatellô, Giberti, Mazatiô , giai đoạn giữa nổi lên với các nghệ sĩ vĩ đại như

Leônard đơ VanhxiI, Rafael, Phrăngxoa Rable, Erazm, Rôtterđamxki giai đoạn

Trang 23

Một trong những đặc điểm quan trọng của tư tưởng mỹ học Phục hưng là sự gắn bó chặt chế với thực tiễn nghệ thuật Nó không phải là thứ tư tưởng triết học-

mỹ học trừu tượng mà là tư tưởng mỹ học cảm tính, thực tiễn, tự đặt cho mình

mục đích giải quyết vấn đề cụ thể hoạt động nghệ thuật sống động Nó xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và có sứ mệnh giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn

Le6n Battixta Alberti (1404 - 1472) coi con người như phần tốt đẹp nhất của tự nhiên, có “yếu tố tối thượng và thần thánh, đẹp hơn tất cả những gi v6 sinh” Ngoài tài năng, khả năng học tập, trí thông minh, tính thánh thiện, Chúa (chính là thiên nhiên trong quan niệm của ông) còn đặt vào con người “tâm hồn,

tính điểm đạm, lòng dũng cảm, tính xấu hổ, khiêm tốn và những mong muốn

vinh quang” Alberti cho rằng hạnh phúc không lệ thuộc vào số mệnh mà phụ - thuộc vào bản thân con người, thói xấu nhất của con người là sự dốt nát Ông khẳng định quan hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, đòi hỏi các nghệ sĩ phải

vững cả tay nghề lẫn lý luận Trong lý luận về cái đẹp, ông cố gắng tìm ra cơ sở

khách quan của nó là sự thống nhất, hài hoà giữa các bộ phận trong một chỉnh

thể chung | | "

Leônard đơ Vanhxi (1452-1529), tác giả của nhiều kiệt tác hội họa: La

Giôcông (La Joconde hay còn gọi là Mona Läsa), Dạ hội bí mật ( La Cène hay

còn gọi là Bữa tiệc ly biệt), Đức mẹ cầm hoa , người trang trí lâu đài Sala delle _ Asse, thiết kế nha tho Sait Piérre Léonard do Vanhxi chủ yéu ban về hội hoa,

ông cho nó là loại hình nghệ thuật cao nhất, vì ở đó chứa đựng tất cả mọi hình thức của cái đang tồn tại cũng như cái không tồn tại trong tự nhiên

Trong nghệ thuật hội họa của Lêônard đơ Vanhxi, con người và tự nhiên được đặt vào vị tri

trung tâm Cùng với các nghệ sĩ khác, Lêônard đơ Vanhxi say sưa tìm kiếm những phương pháp, phương tiện thể hiện mới để điễn tả sự phong phú,

phức tạp của thế giới cảm tính Các họa sĩ Phục

hưng (trong đó có Lêônard đơ Vanhxi) đã quan

tâm nhiều đến các khoa học như quang học, toán

học, giải phẫu học Các lý thuyết về sự đối xứng,

Lenard do Vanhxi (1452-1529) cấu tạo giải phẫu của cơ thể sống được các họa sĩ

Trang 24

_ Phục hưng hết sức chú trọng Sự quan tâm này không phải là ngẫu nhiên: chính nghệ thuật, trong đó có hội họa, là một trong những hoạt động nhận thức của con người

Lêônard đơ Vanhxi đặc biệt quan tâm đến quan hệ giữa lý thuyết và thực

tiễn, ông khẳng định: “Người ham mê thực tiễn mà thiếu khoa học chẳng khác

nào thuyển trưởng đi tầu mà không có tay lái hoặc thiếu địa bàn “ Ông chú trọng đến vẻ đẹp tự nhiên và con người, khuyên các họa sĩ “ rình “ và chớp lấy nó trong những thời điểm, những khoảnh khắc mà nó bộc lộ ra một cách trọn vẹn Nghệ thuật là sự diễn tả hiện thực, vẻ đẹp của thế giới hiện thực bộc lộ rõ nhất trong thiên nhiên và con người, vì vậy cần phải học tập ở tự nhiên Lêônard

đơ Vanhxi thường xuyên ví sự thông minh của họa sĩ là tấm gương phản chiếu tự

nhiên Ông khẳng định ý nghĩa nhận thức của nghệ thuật “hội họa - với sự suy tư triết lý và tinh tế- xem xét tất cả “các chất của hình thức”: biển, cay cối, động vật, co va hoa, tính địa phương - được bao trùm bởi ánh sáng và bóng tối Về bản chất, hội họa là khoa học và là con đẻ của thiên nhiên, vì rằng nó được sinh ra

bởi thiên nhiên” Theo Lêônard đơ Vanhxi, hội họa chỉ khác khoa học ở chỗ nó tái hiện cái thế giới nhìn thấy, ánh sáng và hình đáng của tất cả các vật, trong khi

đó khoa học “lặn sâu vào trong vật” mà không chú ý đến “các chất của hình thức” Thí dụ như hình học chẳng hạn, chỉ lưu tâm đến các đặc tính về lượng của sự vật Các nhà bác học lướt qua vẻ đẹp của sự sáng tạo tự nhiên, còn nghệ thuật:

phải khắc phục điều đó |

Cuối thế kỷ XV, đời sống kinh tế và chính trị ở Italia có những biến đổi do châu Âu mở đường sang châu Mỹ và một hành lang mới sang Ấn độ Thương

mại của Kalia giảm ưu thế vì vậy nó suy yếu cả về kinh tế nói chung lẫn chính

trị, trở thành nạn nhân sự bành trướng của người Pháp và Tây ban nha Nhà thờ chịu ảnh hưởng của nước ngoài đã cấm nhiều tác phẩm trong đó có tác phẩm của

Bôccasiô Thế giới quan nhân đạo chủ nghĩa khủng hoảng, tư tưởng tiến bộ bị

khủng bố: năm 1600 Brunô bị thiêu, Cămpanhenla bị tù, Galilê bị rút phép thông công Không khí bi quan không chỉ giới han trong Italia ma cdn pha hoi

lạnh sang tác phẩm của nhiều nhà tư tưởng, nhiều nghệ sĩ châu Âu

Uyliam Séchxpia (1564- 1616)

| Uyliam Sêchxpia (1564- 1616) là con của một

gia đình buôn len đạ tại thị trấn Xtơratpho on Êvơn Năm 23 tuổi ông cuốc bộ đến Luânđôn nhập vào

ngành kịch Thoạt đầu Sêchxpia phụ việc ở nhà hát,

Trang 25

sau dần trở thành diễn viên, đạo diễn, một kịch gia vĩ đại bậc nhất của nghệ thuật sân khấu nhân loại

Sêchxpia để lại nhiều kiệt tác: Vênuýt và Anđôníft, Vụ cưỡng hiếp nàng

Luycretxơ và các hài kịch: Hài kịch của những hiểu lầm, Hai chàng quý phái ở

Vêrôna, Giấc mộng đem hè, Chàng thương gia thành Vơnidơ, Những bà vui nhộn ở Uynxo, Đêm thứ 12, Có gì đâu mà rộn Cuối giai đoạn thứ nhất này đã xuất hiện bï kịch Rômêô và Julét Giai đoạn thứ hai trong sự nghiệp sáng tác

của Sêchxpia để lại nhiều kiệt tác bi kịch: Hamlét, Ơtenlơ, Mácbét, Vua La,

Timơng ở Aten Giai đoạn thứ ba mơ màng thần thoại pha chút phê phán kín đáo, nhẹ nhàng: Pêriclét, Xymbơlin, Câu chuyện mùa đông, Bão tấp _

Những sáng tác ở giai đoạn thứ hai của ông (cuối thế kỷ XVI sang đầu thế kỷ XVII) phản ánh tỉnh thân thời đại không chỉ riêng ở nước Anh mà còn ở cả Tây Âu nữa Mâu thuẫn giữa lý tưởng nhân văn tốt đẹp với tình trạng cùng khổ của nhân dân, giữa khát vọng tự do với những xiêng xích cũ và mới đã được bộc lộ ra một cách rõ rệt Các vở bị kịch đều phản ánh cuộc đấu tranh quật cường mà đây bị thẩm của những nhân vật lý tưởng nhằm khẳng định khát vọng nhân đạo chủ nghĩa lớn lao Cặp uyên ương Rômêô và Juliét đi vào cõi vĩnh hằng đã xoá tan mối oán thù của hai đòng họ Môngteguy và Capulet, mối oán thù ấy chính là sản phẩm tai ương của chế độ phong kiến quý tộc Hamlét suy nghĩ và triết lý,

nhìn thấy xã hội đầy những tội phạm, những kẻ đớn hèn, những kẻ cầm quyền hống hách, chàng quyết định sống và đấu tranh, quyết định lập lại cơng bằng và lẽ phải Ơtenlơ cùng với Đétxđêmôna vượt qua trở ngại của chế độ phụ quyền,

những thành kiến hẹp hồi về màu da, chủng tộc và đẳng cấp nhưng lại bị mưu

mô của kẻ nô lệ cho tiền, vàng và danh vọng hãm hại Tình phụ tử ở hai cô con gái đầu của vua Lia, ở tên con hoang Etmông bị tham vọng tiền tài giết chết Duong như một thời đại mới bắt đâu, nhưng những điều đen tối còn lâu mới

chấm dút

Xervantéc (1547- 1616)

Xervantéc (1547- 1616) sinh ra ở một thị trấn gần Madorit (Tay Ban Nha), trong một gia đình tiểu quý tộc,

bố là một thầy lang nghèo, bản thân cũng phải kiếm sống chật vật Do vậy ông có sự đồng cảm sâu sắc với các tầng lớp nhân dân

— Xervantếc từng viết thuê kịch cho các rạp hát và

sáng tác thơ để sinh sống Nhưng tác phẩm gây chấn

Trang 26

động dư luận, đóng góp vào di sản nghệ thuật thế giới vA mang lai vinh quang cho nhà văn chỉ đến cuối đời ông (năm 1615) mới hoàn thành, đó là Đông Kisốt

Tác phẩm này đặt dấu chấm kết thúc cho ảo tưởng Phục hưng vẻ sự hoàn thiện

không cùng của con người Đông Kisốt tố cáo hiện thực xã hội Tây ban nha đương thời đầy rẫy những bất công, áp bức Qua Đông Kisốt có thể thấy chủ

nghĩa tư bản mới ra đời vừa nêu khát vọng giải phóng cá nhân, vừa vì đồng tiền

mà chà đạp lên nhân phẩm và tự do con người, vùi đập ảo tưởng hiệp sĩ cao

thượng của Đông Kisốt cũng như của khát vọng Phục hưng về tự do, công bằng

và nhân đạo |

V TƯ TƯỞNG MỸ HỌC CỦA CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN

Vào thế ký XVII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dân dân được khẳng định, cùng với nó, giai cấp tư sản, dân tộc tư sản , các nhà nước dân tộc hình thành và “giai cấp tư sản đã khai mạc nền thống trị của nó” Nhưng là một giai cấp mới nên nó khơng thể thâu tóm tồn bộ quyền điều hành xã hội vào tay mình và từ đó nảy sinh tình trạng hòa hoãn giữa hai giai cấp bóc lột, hai thế lực

điều hành xã hội (phong kiến và tư sản)

Các công trường thủ công , nghề khai thác mỏ, xưởng luyện kim, xưởng đóng tầu mở rộng quy mô kéo theo sự phát triển của các tri thức cơ học, toán học, các lý thuyết về tốc độ lan truyền ánh sáng, tính chất hạt, tính chất sóng của nó, dân đần dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa duy lý trong triết học

Nghệ thuật Pháp thời kỳ này một mặt phản ánh tình trạng xã hội phong kiến trong quá trình phát triển từ cát cứ đến tập trung với sự thoả hiệp của các thế lực

quý tộc và tư sản, mặt khác lại chịu ảnh hưởng của triết học duy lý, do vậy nó

hướng các đẳng cấp và cá nhân đem lợi ích của mình phục vụ cho lợi ích dân tộc, vấn đề trung tâm của nghệ thuật là cuộc đấu tranh giữa nghĩa vụ và lương tri công dân với những khát vọng cá nhân

Chủ nghĩa cổ điển quan niệm con người đẹp, con người lý tưởng là con

người đặt lý trí lên trên tình cảm riêng tư, con người chiến thắng những dục vọng

cá nhân xấu xa, con người coi nhẹ lợi ích cá nhân, phục vụ hết mình cho lợi ích

và danh dự của dòng dõi và quốc gia |

Nghệ thuật cổ điển Pháp đặt ra ba nguyên tắc : 1- Tôn sùng lý trí, tìm bản

chất tinh tuý cố định của con người , gạt bỏ những riêng tư đột biến, khẳng định

Trang 27

tự nhiên, cái “tự nhiên đẹp” của tâm lý con người nhưng lại phiến diện, siêu hình khi khắc họa chân dung các nhân vật; 3- Lấy nghệ thuật cổ đại làm mẫu mực nhưng chủ yếu tôn sùng hình thức hài hoà, cấu trúc chặt chẽ, lạnh lùng của nghệ

thuật La Mã cổ đại |

Một trong những nhà lý luận cổ điển giai đoạn đầu là Malécbơ, nhà tư tưởng chống lại tình trạng “phân cát”, hỗn độn của văn chương Pháp đầu thế kỷ

XXVII -cái thứ văn chương uỷ mị với ngôn ngữ trịch thượng- bằng cách dé cao

| ngôn ngữ của dân Pari Malécbơ tha thiết với hoà bình, căm ghét chiến tranh tôn giáo và nội chiến phân cát, do vậy ông loại trừ xu hướng cá nhân trong văn chương, tránh sự cá biệt và chủ quan, tập trung vào những chủ đề chung Hậu

quả là thơ ông bị chê khô khan, cứng nhắc

— Ở giai đoạn thứ hai của chủ nghĩa cổ điển nổi lên tên tuổi của Giăngđơ La Phôngten (1621- 1695), tác giả của những quyển ngụ ngôn nổi tiếng Tập ngụ ngôn đầu vạch mặt thói đạo đức giả của giới tu hành, công kích luân lý đương thời Tập ngụ ngôn thứ hai lên ấn những nhân vật thuộc về tầng lớp thống trị, loại người thường mang thói nghênh ngang, láo xược, ăn bám và tàn ác, bêu riếu lối sống thấp hèn, ti tiện của bọn tư sản cầu lợi danh, chạy theo phẩm hàm quý tộc Những tập ngụ ngôn sau, La Phông(en tập trung tố cáo chế độ chuyên chế

Về phương điện nghệ thuật, sáng tạo của La Phôngten gần gũi với nhân dân

Biểu hiện của chủ nghĩa cổ điển khá đậm ở ông bằng tính rõ ràng, đơn giản,

chính xác, theo sát với tự nhiên 7

Nicôla Boalô (1636 - 1711) là đại điện chính cho chủ nghĩa cổ điển Pháp

với các tác phẩm tiêu biểu là nghệ thuật thi ca, thơ đả kích, văn thơ Ông ca ngợi sự thật và lý tính, nhưng do tính duy lý cao mà thơ của ông khô khan Ông coi trọng hình thức ngôn ngữ, khẳng định rằng đó chính là sức hấp din va chính phục của nghệ thuật |

NIcôla Boalô là người có công lớn cho việc hoàn chỉnh luật tam nhất đã có

mầm mống từ thời Arixtốt : đó là việc đòi hỏi nghệ thuật kịch phải duy nhất về

hành động (được chỉ đạo của một tâm lý “duy nhất” khá cứng nhắc, nguyên do ông và nhiều người đương thời quan niệm rằng vận mệnh xã hội xoay quanh tâm

lý của người thống tri) Hành động kịch chỉ được xảy ra trong một thời gian cố

Trang 28

ra khỏi những tình tiết ngẫu nhiên, rườm rà nhưng hạn chế kha năng phản ánh đời sống xã hội vốn phong phú và đa dạng

Giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa cổ điển kể từ sau năm 1690, khi chế độ chuyên chế chuyển thành độc đoán Kinh tế khốn quẫn cộng thêm với chiến

tranh đã làm cho xã hội khủng hoảng, điều đó làm lung lay những quan niệm

trong văn hoá nghệ thuật Xu hướng nghệ thuật của La Phôngten, Boalô bị xu thế mới do Perôn, Phôngtơnen, Lamôtơ những người tin vào khoa học, tin vào tương lai vượt qua Một giai đoạn phát triển mới bắt đầu

VI TƯ TƯỞNG MỸ HỌC THỜI KỲ KHAI SÁNG

Thé ky XVIII duoc mang tên vẻ vang: thế kỷ Ánh sáng (hay thế kỷ Khai sáng) Đây là thời kỳ giai cấp phong kiến bộc lộ rõ mặt lạc hậu và phản động của mình : kìm hãm sự phát triển sức sản xuất Đẳng cấp tăng lữ và đẳng cấp quý tộc chiếm giữ quá nửa số đất đai toàn quốc (ở Pháp) và từ đó ăn chơi xa hoa dựa vào thuế má và bổng lộc của triều đình Đẳng cấp thứ ba gồm có tầng lớp tư

sản và các tầng lớp nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị, trí thức tiểu tư sản chịu sự bóc lột về kinh tế và áp bức về chính trị Tầng lớp tư sản đã lớn mạnh, tự khẳng định như một giai cấp tiên phong của thời đại, dẫn đầu cuộc đấu tranh lật

đổ giai cấp phong kiến —

Nghệ thuật trong thời kỳ này được sử dụng như vũ khí đấu tranh để khẳng

định vai trò của giai cấp tư sản, tuyên truyền cho những tư tưởng mới, động viên nhân dân tiến tới cách mạng chống lại chế độ phong kiến, chống lại các biện pháp củng cố chế độ phong kiến như chính sách ngu dân, phi nhân đạo, chống lại nhà thờ và giáo hội, chống lại sự cuồng tín, kinh viện học và những lý tưởng

khổ hạnh thời Trung cổ Triết học Khai sáng là cơ sở lý luận cho xu hướng nghệ thuật đấu tranh vì tiến bộ xã hội, vì tự do của con nguoi

Déni Điđrô (1713 - 1784) là nhà duy vật điển hình

của triết học Khai sáng Pháp, nhà văn, nhà phê bình

nghệ thuật, người chủ biên Đại từ điển Bách khoa toàn

thư, một di sản văn hoá vĩ đại của nước Pháp nói riêng

- và châu Âu nói chung ở thế kỷ XVII Ông khẳng định mục đích chính của nghệ thuật là phục vụ nhân đân,

giáo dục đạo đức cho quần chúng nhân dân, tố cáo cái

Đêni Điảrô (1713 - 1784) xấu, cái ác, tố cáo sự suy đôi Muốn vậy, nghệ sĩ phải

là người thầy trong nhân loại, phải tham gia cuộc đấu tranh xã hội, phải tự rèn

Trang 29

luyện đạo đức cho mình vì “nhạc cụ không thể phát ra những âm thanh du dương

nếu như bản thân nó bị hỏng” |

- Để hoàn thành sứ mạng cao cả của mình - giáo dục lòng nhân hậu, tính quả cảm - nghệ thuật phải có tính tư tưởng cao, phải thể hiện một nguyên tắc quan

trọng nào đó của cuộc sống Điđrô cho rằng tính tư tưởng cao gắn liền với nhiệm

vụ đân chủ hoá nghệ thuật, vì ông quan niệm nguồn gốc của đạo đức lành mạnh chính là ở đẳng cấp thứ ba; nghệ thuật chỉ mang nội dung đạo đức khi nó hướng các chủ để và cốt truyện vào đời sống nhân dân và chỉ khi ấy mới có khả năng dẫn đường cho cuộc sống, mới là công cụ và phương tiện giáo đục đạo đức và

chính trị cho xã hội | |

Nghệ thuật có tư tưởng cao phải chứa đựng cả tính đúng đắn, chứa đựng cả sự thật Điđrô chế nhạo nghệ sĩ nào say mê điễn tả những cái không có thật: mục đồng chăn cừu, Chúa hài đồng Jêsu và các thiên thần, cho rằng đấy là sự tiêu phí

thời gian một cách quá đáng Ông còn mạt sát phong cách bóng bẩy , khuếch

trương và hệ quả tất yếu là “giá lạnh và tù mù” của phái cổ điển Ông chê các quy tắc sáng tác nói chung và cho rằng các quy tắc sẽ đưa nghệ thuật đến chỗ hủ

lậu | |

Đúng trên lập trường duy vật, ông đưa ra luận điểm xuất phát “những gì gặp | thường xuyên trong tự nhiên là hình mẫu đầu tiên cho nghệ thuật” từ đó cho rằng sự hài hoà của bức tranh đẹp nhất chẳng qua chỉ là sự bắt chước vụng về tính hài hoà của tự nhiên, tài năng của họa sĩ phụ thuộc vào mức độ khắc phục sự khác biệt ấy Điđrô khẳng định thiên nhiên đẹp hơn nghệ thuật, ông cho rằng nghệ sĩ không thể tạo dựng được một tác phẩm vượt qua tự nhiên về các phương điện hài hoà, phong phú và giầu âm điệu, vì bản sao không thể giống hoàn toàn bản chính

được |

Quan niệm thiên nhiên như là hình mẫu đầu tiên của nghệ thuật, Điđrô đòi hỏi các nghệ sĩ phải nghiên cứu tất cả hiện thực: từ thực vật, động vật đến con

người trong các quan hệ dân tộc, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội Ông coi hoạt động nghệ thuật cũng như là nhận thức khoa học, không có sự khác biệt mang tính nguyên tắc giữa khoa học và nghệ thuật “vẻ đẹp trong nghệ thuật cũng có cơ sở như chân lý trong triết học Chân lý là gì? là sự tương ứng giữa

những nhận xét của chúng ta với những cái có trong tự nhiên Vẻ đẹp bắt chước

là gì? là sự tương ứng của hình tượng với vật mẫu”

Nhận thức luận duy vật trên đây của Điđrô dẫn ông đến việc xác định sự

Trang 30

càng hoàn thiện bao nhiêu, càng tương ứng với hình mẫu bấy nhiêu thì nó càng

thoả mãn với chúng ta bấy nhiêu” Tuy nhiên trong Nghịch lý diễn viên, ông

cũng nhận ra rằng không được bắt chước tự nhiên thái quá, kể cả tự nhiên đẹp, mà cần có những giới hạn nhất định Sự thật sân khấu, theo ông, là sự tương ứng của hành động, câu nói , giọng điệu, gương mặt với hình mẫu lý tưởng trong sự - hình dung của nghệ sĩ Tính chân thực không phải là chỉ ra cuộc sống thường ngày với những chỉ tiết vụn vặt mà trong dạng nâng cao, tập trung và lý tưởng

hoá |

Mặc dù có nhiều mâu thuẫn trong lập luận nhưng Điđrô đã xây đựng được

lý thuyết nghệ thuật tình huống xã hội, đặt nên móng cho nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa Mặc dù vậy trong một số tác phẩm của mình, Điđrô lại lý tưởng hoá

các nhân vật, biến họ thành cái loa phát ngôn cho các tư tưởng triết học của ông '

Létxing (1729 - 1781) nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình, lý luận văn học' và theo lời của Trernuxepxki, Létxing là “cha dé của nên văn học Đức mới” Về phương điện tư tưởng chính trị, ông thể hiện của ý chí và nguyện vọng _

của dân tộc Đức muốn nhờ trưng cầu dân ý mà phá bỏ quan hệ phong kiến Về phương diện lý luận nghệ thuật, ông là người đầu tiên bàn về tính nhân dân của

nghệ thuật, Létxing phản đối cách thể hiện nhân dân như là một đám thô lậu tầm thường , mà thấy đấy là những người nhân hậu, mong muốn làm nhẹ đỡ di

sự vất vả trong lao động của họ |

Létxing đấu tranh vì chủ nghĩa hiện thực, ông dành nhiều công sức nghiên _ cứu các nguyên tắc của nó Lếtxing kịch liệt chống lại quan điểm đạo đức khắc

kỷ, cho chủ nghĩa khắc kỷ là sự nhẫn nhục nô lệ, chủ nghĩa khắc kỷ trên sân

khấu sẽ mang lại cảm giác lạnh lùng cho công chúng Ông chê chủ nghĩa cổ điển

là biểu hiện của ý thức nô lệ, phê phán việc chỉ nói đến trí tuệ, nghĩa vụ mà cự

' Các nhà nghiên cứu lịch sử mỹ học cho rằng sự xuất hiện Letxing trong văn học Đức là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao, tương tự như BêlinxKi, Trernuxépxki, ĐÐôbrôliubốp đối với văn học Nga

Thực tế ông là người sáng lập ra mỹ học Đức, phê bình văn học và lý luận văn học Đức (xem

Trang 31

tuyệt với cái riêng, phê phán việc đẩy nhân vật vào chỗ thụ động, dàn đều những khát vọng và tình cảm con người

Nghệ thuật cần tái hiện sự hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội , nó không

nên dừng lại ở chỗ thống kê khái quát, trưng bày riêng chất anh hùng trong chủ nghĩa, mà phải giải nghĩa chất người trong sự anh hùng, nghĩa là phải lột tả những tính cách độc đáo, sự vật lộn và thậm chí cả sự thiếu hài hoà

Létxing phan định ranh giới giữa thị ca và hội họa trong khi bác bỏ cơ sở triết học - mỹ học của mỹ học cổ điển Ông cho hội họa và các nghệ thuật tạo hình bị giới hạn ở chỗ biểu hiện một hành động kết thúc và hoàn thiện, nó dùng các vật thể và mầu sắc để bắt chước hiện thực, trong đó đối tượng là các vật nhìn - thấy được Nghệ thuật tạo hình theo Létxing khó thể hiện cái đơn lẻ, sự đồi bại và phản trắc, nó chỉ có thể tái hiện các sự vật trong trạng thái hài hoà tĩnh tại Thì

ca trong quan niệm của Létxing có các quy luật riêng : nó sử dụng những âm

thanh tách bạch được cảm thụ theo thời gian Thi ca thể hiện hành động, nó từ

chối thể hiện vẻ đẹp hình thể, vì nó luôn luôn chỉ các phần tử của vẻ đẹp hình thể một cách lân lượt, xúc cảm về vẻ đẹp hình thể mà nó mang lại không cao Như

vậy thi ca nhường ưu thế cho hội họa trong việc thể hiện vẻ đẹp rực rỡ của thế

giới hữu hình

Nghệ thuật tạo hình có thể bộc lộ cái đổi bại giống như trong tự nhiên,

chính vì thế mà nó phải tránh diễn tả cái đổi bại Trong khi đó thi ca có thể điễn

tả nó, ngoài ra còn có thể diễn tả các cuộc tranh đấu, các mặt đối lập Létxing chứng minh khả năng vượt trội của thi ca so với nghệ thuật tạo hình trong việc

thể hiện các mối liên hệ của thế giới, trạng thái thời gian, sự phát triển của hành

động, đạo đức, phong tục, khát vọng |

Cái đẹp được Létxing quan niệm bộc lộ trong cuộc đấu tranh, trong hoạt động, trong khát vọng chống lại bất công và tội ác Con người đẹp không phải là

kẻ nhẫn nhục chịu đựng đây ải mà phải là người phản kháng, chiến đấu và chiến

thắng

Létxing kêu gọi dân chủ hố nhà hát, ơng cho rằng nhân vật chính của kịch phải là con người bình dân khi nhận định “nỗi bất hạnh của những người có

Trang 32

hơn”' Létxing phê phán cái hào nhoáng của nghệ thuật cổ điển, ông đề cao tính chân thật của nghệ thuật kịch Chân thật theo ông không cần phải là sự thật đữ kiện, không cần phải là cái có giá trị lịch sử, “các thi sĩ không phải là các nhà sử học, sự thật lịch sử đối với anh ta không phải mục đích mà chỉ là phương tiện đi tới mục đích” Létxing khẳng định chủ nghĩa hiện thực không phải dập khuôn các đữ kiện, mà trên cơ sở lôgic các tính cách, ông chấp nhận sự sai lệch tính cụ thể lịch sử Đây là nhược điểm căn bản của Létxing cũng như chủ nghĩa hiện thực thời Khai sáng

Đóng góp lớn của Létxing đối với mỹ học còn ở chỗ ông đặt vấn đề tính

cách có thể cùng một lúc vừa là cái điển hình vừa là cái đơn lẻ, đó chính là biện

chứng giữa cái chung và cái đặc thù trong hình tượng nghệ thuật Nhưng ông chỉ

đoán ra mà không giải quyết được vấn đề “tôi không hứa hẹn giải quyết những khó khăn mà vấn dé nay đặt ra”?, mặc đù ông có tìm câu trả lời trong sự cân

bằng nào đó giữa tư tưởng và hiện thực, giữa sự khái quát và các mẫu hình thực nghiệm, bằng thí dụ về cái cá biệt và cái điển hình

Letxing tiến tới gần chủ nghĩa duy vật mà chưa hẳn là nhà duy vật Điều đó thể hiện ở chỗ muốn nhờ trưng cầu dân ý mà phá bỏ quan hệ phong kiến Nhưng

ông cũng không hẳn là duy tâm vì lập trường bảo vệ tính nhân dân của nghệ thuật, khẳng định phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa chủ yếu là lập trường của những người theo xu hướng duy vật Tính đảng triết học thời Khai

sáng về cơ bản là duy vật

Hình thức đấu tranh xã hội mà Letxing đưa ra trong nghệ thuật mang tính

tiêu cực: Trong vở Êmilia Galôtti, nhân vật chết không phải vì nàng là vật hy

sinh cho chế độ quân chủ chuyên chế mà vì nàng không tin vào sức mạnh của

mình Cha của Êmilia không hướng mũi dao vào kẻ độc tài vô đạo mà lại giết

con gái mình để bảo toàn trinh tiết cho nàng

! Letxing thể hiện tư tưởng ấy trong một loạt các vở kịch của mình: Cô.Xzra Xămxon với nhân vật chính là những con người tư sản, Minna Banhem lấy chất liệu từ đời sống lính tráng, Êmilia Galôtti thể hiện cuộc xung đột giữa các đại biểu của giai cấp tư sản với tầng lớp quý tộc

Trang 33

Nhìn chung, Mering đã nhận xét đúng về ông :”ông dừng lại trên ngưỡng cửa chủ nghĩa duy vật”, tuy rằng ông là nhà văn, nhà lý luận nghệ thuật tiên tiến

nhất ở Đức vào nửa sau thế kỷ XVII |

Aléchxangdr Baumgarten (1714 - 1762) thường được coi là cùng với Létxing, những người chuẩn bị nền móng cho mỹ học cổ điển Đức, đôi khi được coi là một trong những người sáng lập ra khoa học mỹ học do việc cuốn mỹ học

(Aesthetic) đầu tiên xuất bản năm 1750 là của ông' Việc coi Baumgarten là người xác lập mỹ học với tư cách là một khoa học chỉ có tính chất tương đối, ít nhiều mang tính ngẫu nhiên Nhưng giới lịch sử mỹ học nhìn chung không phản đối vì hai lẽ: thứ nhất, ông là người đưa ra khái niệm mỹ học, trước ông, các luận văn về mỹ học vẫn lấy tên là thơ ca theo mẫu mực tác phẩm của Arixtốt Thứ hai, ông xác định được một trong những nội dung chính của khoa học này: khoa | học nghiên cứu nhận thức cảm tính, “nhằm hoàn thiện nhận thức cảm tính, và:

đấy chính là cái đẹp”

Nhà mỹ học vĩ đại Hêghen không nói gì nhiều về Baumgarten, tham chi |

ông còn chê cả cái tên gọi Asthetik, cho rằng nó “khơng hồn tồn thích hợp với đối tượng chúng ta khảo sát”, tên gọi ấy “không thích hợp và có tính chất hời

hợt”, “Do chỗ bản thân tên gọi đối với chúng ta không phải là quan trọng, chúng

tôi sẵn sàng giữ danh từ “mỹ học”, nhất là vì nó đã được khẳng định trong tiếng nói hàng ngày ”” Tir day, Aesthetic với gốc tiếng Hy Lạp cổ trở thành tên gọi

môn mỹ học bằng hầu hết các ngôn ngữ phổ biến ở phương Tây Tiếng Đức viết: Asthetik, tiếng Pháp: esthétique, tiếng Anh: aesthetics, tiếng Nga: estetika

Baumgarten chia nhận thức luận làm hai phần : lôgic nghiên cứu nhận thức lý tính ở cấp độ cao và aesthetic nghiên cứu nhận thức cảm tính, tương ứng với hai bộ phận của nhận thức luận là hai loại phán đoán : phán đốn lơgic với đặc

điểm sáng tô , rõ ràng (phán đoán trí tuệ)-còn phán đoán cảm tính : mờ ảo (phán

đoán thị hiếu) Đối tượng của phán đoán trí tuệ là chân lý, còn đối tượng của

' Nhiều nhà nghiên cứu đã không nhắc đến tên Baumgarten, hoặc chỉ nói lướt qua: Ïu Lnkin,

V,C.Xcacherơsicốp, K.Krivinxki, B.A.Êrengroxx, M.F.Oxianhicép, Denis Huisman, Phing Van Tiru,

D6 Ngoan, Hoài Lam Có hai tác giả bàn đến ông nhiều hơn một chút: Huỳnh Như Phương, Đỗ Huy

Trang 34

phán đoán thẩm mỹ là cái đẹp (Baumgarten luận giải: sự hồn thiện được nhận

thức thơng qua tình cảm)

Mỹ học của Baumgarten được chia làm 2 phần: mỹ học lý thuyết (thuyết cái đẹp) và mỹ học thực hành (lý thuyết nghệ thuật) Trong mỹ học lý thuyết có xác định cơ sở khách quan của cái đẹp : sự hoàn thiện như là tính chất khách quan của thế giới trong tính chỉnh thể cũng như trong các chỉ tiết của nó Baumgarten

thừa nhận thế giới như là sản phẩm tốt nhất của tạo hoá, nó mang hình ảnh của

tất cả những gì được coi là đẹp, vì vậy trách nhiệm cao nhất của người nghệ sĩ là mô phỏng tự nhiên Các “quy tắc” cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật được -

Baumgarten đưa vào trong “mỹ học thực hành”

Nhìn chung mỹ học của Baumgarten mang tính duy lý, giống như phê bình - văn học nhưng các kết luận chưa đạt đến trình độ của các luận thuyết

VI MY HOC CỔ ĐIỂN ĐỨC : |

Cuéi thé ky XVII đầu thế ky XIX 6 Tay Au, đặc biệt là ở nước Anh, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh với ngành công nghiệp đệt và kỹ nghệ cơ khí phục vụ ngành đệt, làm ảnh hưởng không tốt đến các khu vực còn áp dụng lao động thủ công cổ lỗ như nước Đức thời đó Ở Pháp cuộc cách mạng tư

sản 1789 được chuẩn bị bởi những mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa các đẳng cấp có đặc quyền với đẳng cấp thứ ba không có đặc quyền và còn được chuẩn bị sôi nổi trên mặt trận tư tưởng với tên tuổi của các nhà khai sáng Pháp như Môngtexkiơ (1689 - 1755), Vônte (1694- 1778), Đeni Điđrô (1713 - 1784), Rút xô (1712 - 1778) Ngày 14-7-1789 ngục Baxti bị hạ, hy vọng tự do mở ra cho

tất cả các dân tộc bị áp bức Ngày 26-8, Tuyên ngôn nhân quyền và đân quyền

với khẩu hiệu: “Tự do, bình đẳng, bác ái” ra đời làm sôi sục cả thế giới văn minh

lúc bấy giờ |

Vào khoảng thời gian này, nước Đức vẫn là một quốc gia phong kiến lạc

hậu với chế độ cát cú khoảng 300 tiểu vương quốc riêng, phân tán cả về kinh tế

lẫn chính trị Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở các nước khác (đặc

biệt là ở Anh) chèn ép sản xuất thủ công ở Đức Tình hình đó làm cho những người Đức tiên tiến nồng nhiệt chào đón cách mạng Pháp, nhưng những cuộc

xâm lăng của người Pháp và tình trạng chuyên chế của phái Giacôbanh đã làm cho các nhà tư tưởng Đức thoả hiệp với phong kiến, bảo vệ chế độ quân chủ Phổ

Trang 35

linh vyc triét hoc, khong tién hanh c4ch mạng mà chỉ tư duy về cách mang, không công khai tranh đấu mà chỉ tư biện thần bí duy tâm

Kant (1724-1804) là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của mọi thời đại Ông lập nên nền tảng và điểm xuất phát của triết học Đức cổ điển - theo đánh giá của |

Héghen

Thế giới quan của Kant có thể chia ra hai thời kỳ

thời kỳ tiền phê phán và thời kỳ phê phán (lấy năm 1770

eS làm mốc phân định) Thời kỳ tiền phê phán ông nghiên cứu

Kant (1724-1804) chủ yếu về tự nhiên còn thời kỳ phê phán ông tập trung

xây dựng một hệ thống triết học có tính chỉnh thể Đó là khoa học có mục đích

tối cao: xác định bản chất con người qua việc trả lời cho ba vấn đề lớn : tôi có

thể tri thức được gì ? tôi cần phải làm gì và tôi có thể hy vọng gì ?

Vấn đề thứ nhất được ông giải đáp trong Phê phán lý tính thuần tuý (1781)

Vấn đề thứ hai, Kant giải quyết trong Phê phán lý tính thực tiễn (1788) Vấn đề

thứ ba, Kant giải quyết trong Phê phán năng lực phán đoán (1790) và nó thể hiện quan điểm mỹ học của ông

Vấn đề trung tâm của mỹ học Kant là vấn dé cái đẹp - song ông không quan tâm đến việc xác định cơ sở khách quan của cái đẹp mà chú trọng phân tích các điều kiện chủ quan để cảm nhận cái đẹp - ông nhiều lần tuyên bố : Không có khoa học về cái đẹp mà chỉ có phán đoán về cái đẹp Xuất phát từ chỗ đối tượng

chiêm ngưỡng là hình thức, ông xác định cái đẹp chính là sự gây vui thoả một ˆ cách không vụ lợi (vì hình thức chính là cái hiện tượng trong chủ thể có được

nhờ tưởng tượng về đối tượng) Ông lại cho cái đẹp không có khái niệm, nó gắn với cảm xúc của từng người về đối tượng, và như vậy nó không xác định Cái đẹp

theo Kant có ý nghĩa phổ biến, gây hứng thú cho tất cả mọi người Nó lại là sự phán đoán có tính mục đích mà không có mục đích, vẻ đẹp là hình thức của tính mục đích trong chừng mực được lĩnh hội mà không có biểu tượng về một mục

đích gì Nói tóm lại theo Kant, cái đẹp gây thích thú một cách tất yếu cho tất cả

mọi người, một cách vô tư, bằng hình thức thuần tuý của nó

Kant còn chia vẻ đẹp làm hai loại “vẻ đẹp tự do” không chứa một khái niệm nào về đối tượng, thoát ly khỏi khoa học, đạo đức, các nhu cầu thực tiễn và

tất cả các dạng hoạt động xã hội, còn “vẻ đẹp bổ trợ” hay “vẻ đẹp kèm theo”, “vẻ đẹp loại hai” có khái niệm về mục đích và hoàn thiện của đối tượng như vẻ đẹp

Trang 36

loại này tự chúng hình thành nên các khái niệm, do đó đòi hỏi ở chúng phải hoàn thiện như thế nào, tức là vẻ đẹp của chúng được xác định trong sự so sánh với khái niệm gốc của nó

Kant cũng lý giải về lý tưởng : đó là cảm quan về bản chất đơn lẻ, trùng hợp

với một ý tưởng nào đấy, nghĩa là lý tưởng là sự thể hiện ý tưởng trong một tồn

tại riêng biệt

Cùng với phạm trù cái đẹp, Kant cũng lý giải về cái cao thượng, phạm trù này có điểm chung với cái đẹp là làm chúng ta thích thú Nhưng giữa chúng tồn

tại một sự khác biệt đó là cái đẹp làm chúng ta thích thú nhờ hình thức xác định, hoặc không xác định, hoặc không hình thức của nó, sự thoả mãn cái đẹp thường gần với cảm giác về chất, trong khi đó cái cao thượng gắn với cảm giác về lượng

Ông định nghĩa cái cao cả “là cái vĩ đại vô điều kiện” hoặc là “so với nó, mọi cái đều trở nên nhỏ bé”, sau cùng ông đưa ra định nghĩa:” cái cao cả là cái vượt qua tất cả quy mô của tình cảm” và chia ra hai loại cao cả : theo toán học và theo cơ học, loại thứ nhất bao chứa những đại lượng tiểm năng (đại lượng hấp dẫn trong không gian và trong thời gian: bầu trời, các vì sao, đại dương) loại thứ hai : các đại lượng lực và sự hùng vĩ: đám cháy, thủy triều dâng, động đất, sóng

thần ) Trong cả hai trường hợp, cái cao cả đều nâng lên một sức tưởng tượng

của chúng ta, bổ sung vào sự hình dung của chúng ta Hệ quả của cái đó là chúng ta cảm thấy rằng không thể tự chủ, nhưng cảm giác đó chỉ ở những giai đoạn đầu, sau đó cảm giác đe doạ được thay bằng sự ngạc nhiên, trong trường

hợp đó cảm tính bị ngợp, còn tâm hồn thì được nâng vượt lên

Kant luận giải khá sâu về thiên tài, ông phân định : cái đẹp trong tự nhiên là

vật đẹp, trong nghệ thuật là cảm giác đẹp về vật Để cảm nhận vẻ đẹp phải có thị hiếu cần thiết, tức là đưa đối tượng tới sự thoả mãn hay không thoả mãn Để tái

tạo vật đẹp đòi hỏi phải có khả năng nữa: đó chính là thiên tài

Kant còn phân biệt nghệ thuật với thủ công: nghệ thuật là hoạt động tự do, thủ công là hoạt động để kiếm sống, nghệ thuật đương nhiên là trò chơi, nghĩa là

công việc hứng thú tự nó, còn thủ công: đó là công việc, ít nhiều có tính cưỡng

bức có

Hệ thống triết học - đạo đức học - mỹ học cla Kant mang tính nhân văn sâu

sắc, nó hướng tới việc giải phóng cá nhân con người và tự đo lí trí, mặc đù cách

giải quyết của ông còn mâu thuẫn, mờ nhạt và nặng về tư biện

Trang 37

thoát khỏi những hạn chế ấy Ông hiểu được sự thống nhất và hoà hợp như một cái gì đó đúng đắn, hợp lý và tiến hành nó một cách điệu nghệ” Siller thực sự là

một mắt xích giữa Kant và Hêghen |

Trong các vở kịch Những tên tên cướp, Âm mưu và tình yêu, Siller đặt ra các vấn đề về cải tạo nền dân chủ tư sản, thay đổi cơ cấu chính trị xã hội và thủ tiêu sự mông muội mang tính phong kiến Người ta thường coi ông như một công dân danh dự của nước Pháp cộng hoà

Siller coi nhà hát như là công cụ tuyên truyền cho các tư tưởng tiến bộ, như

vũ khí đấu tranh vì chân lý và công lý: “Khi công bằng bị mù loà, bị mua bằng vàng và câm lặng phụng sự điều tôi tệ, xấu xa, khi cái ác đè bẹp sự bất lực và hoảng sợ của con người, khi điều xấu trói buộc cánh tay chính quyên thì nhà hát

cầm lấy thanh kiếm và cán cân công lý, đưa cái ác ra cơng tồ”

Siller chống lại các quy tắc của chủ nghĩa cổ điển, ông đấu tranh cho tự do thể hiện thiên tài sáng tạo Ông cho nghệ thuật nâng cao con người, nghệ thuật giải phóng xã hội khỏi sự man rợ và mông muội, ông khẳng định sự thống soái của hài hoà và tính nhân đạo trong nghệ thuật Siller cho mục đích cuối cùng của nghệ thuật là tình cảm cao thượng và nghệ thuật bi kịch đạt tới điều đó Ông đánh giá cao quá mức vai trò của hình thức trong tác phẩm nghệ thuật khi cho rằng tất cả phụ thuộc vào hình thức và không có gì phụ thuộc vào nội dung, ông lý giải: chỉ có hình thức tác động lên con người một cách toàn bộ, còn nội dung chỉ tác động lên các lực riêng biệt Như vậy bí mật nghệ thuật thật sự của nghệ sĩ là ở chỗ tiêu diệt nội dung bằng hình thức _

Selling (1775 - 1854) đứng trên quan điểm duy tâm chủ quan của Phixtơ, ông hiểu thiên nhiên như là một quá trình tư duy, từ đó nhận định thiên nhiên phát triển song song với quá trình tư duy

Selling cho rằng tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của thiên tài sáng tạo,

hoạt động sáng tạo vừa là tự do vừa là cưỡng chế, vừa có ý thức vừa vô thức, vừa

có dự định vừa hứng khởi | |

Trong quan niém về cái đẹp, ông cho cái đẹp là biểu hiện cái vô tận trong cái hữu hạn, ông khẳng định cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn trong tự nhiên,

nghệ thuật phản ánh ý tưởng vì vậy nó tồn tại lâu đài, hoàn chỉnh Selling nhan

định quá trình phát triển nghệ thuật là quá trình đi từ cảm tính đến tinh thần, là

sự vượt lên của tỉnh thần đối với vật chất (ông cho nghệ thuật phát triển từ kiến

trúc qua điêu khắc đến hội họa) tất nhiên nhận xét này mang tính tư biện , khiên

Trang 38

Héghen (1770 - 1831) là đỉnh điểm trong sự phát triển của triết học cổ điển Đức và là một trong những triết gia vĩ đại nhất của nhân loại

Có thể hình dung sơ lược hệ thống triết học của

_ Hêghen theo quan niệm của ông về tiến trình vận động và phát triển của ý niệm từ thấp đến cao rồi quay về chính bản thân mình qua 3 giai đoạn chính : 1- Vận động nội tại, 2- Tha hoá thành giới tự nhiên, 3- Quay trở lại dạng tỉnh

thần, ở đây nó được phân ra làm ba giai đoạn nhỏ: tinh

thần chủ quan, tỉnh thần khách quan, tinh thần tuyệt đối

Héghen (1770 - 1831)

Giai đoạn nhỏ thứ nhất là linh hồn thể hiện đưới hình dạng con người nó được nhân chủng học, hiện tượng học tỉnh thần và tâm lý học nghiên cứu Giai

đoạn nhỏ thứ hai do pháp quyền, đạo đức và phong hóa nghiên cứu Giai đoạn

nhỏ thứ ba : tỉnh thần tuyệt đối được thể hiện lần lượt qua nghệ thuật, tôn giáo và triết học

Theo sự biện giải của Hêghen thì nghệ thuật, tôn giáo, triết học suy đến

cùng đều có một nội dung, sự khác nhau chỉ ở trong hình thức phân giải và cảm

nhận nội dung ấy Hình thức đầu tiên và kém hoàn thiện nhất của sự tự phân giải ý niệm là hình thức nhận thức thẩm mỹ hay là nghệ thuật Đây là xuất phát điểm của mỹ học Hêghen

Tuân thủ sơ đồ tam đoạn thức, trong toàn bộ hệ thống mỹ học Hêghen (được các học trò chép lại bài giảng và xuất bản sau khi ông mất) cũng có 3 phần : 1- Học thuyết về cái đẹp nói chung, 2- Học thuyết về những hình thái đặc biệt

của nghệ thuật ; 3- Học thuyết về những ngành nghệ thuật riêng biệt

Hêghen quan niệm cái đẹp là một sự thể hiện đặc biệt của ý niệm tuyệt đối

dưới hình thức cụ thể, cảm tính Vì cái đẹp là ý niệm đẹp cho nên nó có trước tự nhiên Tự nhiên là ý niém tha hoá mà thành nên ý niệm đẹp được biểu hiện trong các sinh vật phát triển hết ý niệm về nó Những dấu hiệu của vẻ đẹp trong tự nhiên là tính cân xứng, tính quy luật , sự hoà hợp Tuy nhiên vẻ đẹp được biểu

hiện ra trong tự nhiên chỉ là vẻ đẹp mờ nhạt, không bản chất, vẻ đẹp đầy đủ, ở mức độ cao nhất phải ở trong nghệ thuật Cái đẹp trong nghệ thuật được Hêghen đồng nhất với lý tưởng, đó là sự kết hợp cân đối giữa cái chung và cái riêng, giữa

nội dung và hình thức, trong đó sự hoà hợp giữa nội dung và hình thức là yếu tố căn bản để tạo ra cái đẹp Chính vì những quan niệm như thế nên Hêghen xác định rằng “đối tượng của mỹ học là vương quốc rộng lớn của cái đẹp và để đùng

Trang 39

một thuật ngữ thích hợp hơn cả đối với khoa học này là triết học về nghệ thuật hay nói một cách chính xác hơn là triết học về mỹ thuật”

Xuất phát từ nguyên tắc sự vận động của ý niệm tuyệt đối thông qua quan hệ giữa nội dung và hình thức, tự quán triệt tuyệt đối bằng nguyên tắc thống nhất lịch sử - lôgíc, Hêghen đã phân tích thực tiễn nghệ thuật và đoán định ra quá trình phát triển của nghệ thuật thế giới mà trong đó có sự thay đổi các típ nghệ thuật

Cơ sở để chia các hình thái nghệ thuật (tương ứng là các giai đoạn phát

triển chính của nghệ thuật ) là mức độ tương quan | giữa ý niệm (nội dung) nghệ

thuật và sự thể hiện hình tượng - thụ cảm (hình thức) của nó Hêghen đã chỉ ra 3

hình thái : nghệ thuật tượng trưng, nghệ thuật cổ điển và nghệ thuật lãng mạn Ở giai đoạn nghệ thuật tượng trưng, ý niệm xuất hiện trong hình thức trừu tượng và phiến điện, đó là nghệ thuật phương Đông cổ đại với loại hình tiêu biểu là kiến trúc với những mô típ nửa người nửa vật, sinh thực khí, không có sự tương ứng giữa ý niệm và hình tượng, giữa nội dung và hình thức theo nghĩa hình thức “choán ngợp” nội dung

Hêghen quan niệm tượng trưng là “một tín hiệu mà ngay dưới hình thức bên

ngoài của mình đã bao hàm được cái nội dung của sự biểu hiện mà nó muốn gợi

lên” Thí dụ “con sư tử được xem là hình ảnh tượng trưng của sự đững cảm, hình tam giác được xem là hình ảnh tượng trưng của Chúa ba ngôi” Nhưng tín hiệu

này không ăn khớp hoàn toàn với nội dung (con sư tử không phải chỉ dũng cảm),

mà nội dung chỉ được hiểu tương đối đúng trong bối cảnh nhất định

Ở giai đoạn nghệ thuật cổ điển đã có sự tương ứng giữa ý niệm và hình tượng Hêghen nhận định rằng đây là giai đoạn tuyệt đỉnh , độc nhất trong quá trình phát triển nghệ thuật nhân loại , ông cũng xác định nguyên nhân của sự hoà hợp giữa ý niệm và hình tượng, giữa nội dung và hình thức nghệ í thuật chính là trình độ dân chủ và nền tảng văn hoá Hy Lạp cổ đại

Trong giai đoạn phát triển cuối cùng của nghệ thuật : giai đoạn nghệ thuật

lãng mạn, sự thống nhất giữa ý niệm và lớp vỏ bên ngoài của nó lại bị phá vỡ và sự mất cân bằng lặp lại ở trình độ cao hơn Nội dung của nghệ thuật lãng mạn (tức tính thần tự do) đạt đến trình độ mà thế giới tâm hồn chiến thắng thế giới bên ngoài Ở giai đoạn này tỉnh thân đang tự giải phóng mình ra khỏi lớp vỏ vật

Trang 40

từ thời Trung cổ, nó cuốn vào mạch phát triển của mình cả các nghệ sĩ thời Phục: hưng như Sêchxpia, Xervantéc, các nghệ sĩ ở thế kỷ XVII-XVIHII và các nhà lãng _ mạn Đức Hình thái lãng mạn của nghệ thuật báo hiệu sự cáo chung của nghệ

thuật như một giai đoạn phát triển của ý niệm tuyệt đối

Hêghen phỏng đoán rằng với mỗi hình thái khác nhau của nghệ thuật có sự gắn bó với một hệ thống riêng biệt một số loại hình nghệ thuật, mặc dù sự khác

nhau của các loại hình được chế định bởi sự khác nhau của chất liệu nghệ thuật Khởi thuỷ của nghệ thuật, theo Hêghen, là kiến trúc (thuộc hình thái tượng trưng) vì chất liệu cảm tính vượt lên trên ý tưởng, không có sự cân bằng giữa hình thức và nội dung Do chất liệu được lấy ra trực tiếp từ thế giới tự nhiên nên kiến trúc chỉ có thể thể hiện nội dung tỉnh thần một cách ám chỉ

Trong nghệ thuật điêu khắc, loại hình chủ đạo của nghệ thuật cổ điển khi phát triển đến tột đỉnh (trong quan niệm của Hêghen) “tỉnh thần tự đo” được thể hiện trong hình thức thân thể người, ý tưởng hoà nhập, tương xứng với hình thức vật lý Sự cân bằng giữa nội dung và hình thức > nay chỉ xảy ra trong nghệ thuật điêu khắc, ứng với thời kỳ Hy Lạp cổ đại

Trng nghệ thuật lãng mạn, loại hình giữ vai trò chủ đạo đầu tiên là hội họa

Ở đó phương tiện thể hiện (chất liệu) đã không còn là các thực thể vật chất nặng nề nữa (như đá, gỗ) mà là mầu sắc bể mặt, là trò chơi sinh động của mầu sắc Hội họa được giải phóng khỏi vật thể không gian nặng nề vì nó chỉ hạn chế trong mặt phẳng, do vậy mà khả năng thể hiện các thang bậc tình cảm của nó cao hơn điêu khắc, nó đã có thể thể hiện các trạng thái tỉnh thần, trình diễn hành

động, những vận động kịch tính

Loại hình thứ hai của nghệ thuật lãng mạn là âm nhạc, ở đây đã có sự loại

bỏ hồn tồn tính khơng gian Phương tiện điễn tả là các âm thanh phát ra từ các

vật thể (nhạc cụ) Âm nhạc vượt khỏi các giới hạn của trực quan sinh động, nó bao quát lĩnh vực rung động nội tâm

Loại hình nghệ thuật cuối cùng của nghệ thuật lãng mạn là thi ca hay là nghệ thuật ngôn từ Là loại hình phát triển cuối cùng của nghệ thuật, thi ca có

khả năng điễn tả tất cả, chất liệu của nó không chỉ là âm thanh đơn thuần mà âm

thanh như là ý nghĩa, như là dấu hiệu của quan niệm Chất liệu được tổ chức không phải tự do, tuỳ ý mà theo các quy luật âm nhạc - nhịp điệu như sự lặp lại của các hình thái nghệ thuật Thi ca cũng có ba đạng : 1- Sử thi, nặng về tính

Ngày đăng: 08/11/2022, 20:05

w