1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phỏng vấn phát thanh tọa đàm phát thanh

181 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 20,48 MB

Nội dung

Trang 1

¿1 72, :

Tne SF

ị 7> '

HQC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN Khoa Phat thanh — Truyén hinh ` ⁄ TA TÀI KHOA HỌC CÁP CƠ SỞ PHỎNG VẦN PHÁT THANH TỌA ĐÀM PHÁT THANH

Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Thị Thanh Tịnh

“OC VIEN BAO CHI & TUYENTRUYEN | VIG J 224

Trang 2

MO DAU

Báo chí ngày nay thông tin theo hướng đa chiều Báo chí không còn là “sở hữu” của các nhóm, tổ chức tạo lập ra nó mà có sự tham gia của nhiều người, của đông đảo công chúng Sự phát triển của các phương tiện khoa học kỹ thuật đã giúp cho quá trình tham gia cung cấp thông tin cho báo chí của công chúng ngày một đa dạng và trực tiếp hơn Xu hướng báo chí đối thoại đang dần chiếm ưu thế trong báo chí hiện đại Báo chí đã thực sự trở thành diễn đàn của đông đảo công chúng

Trong xu hướng đó, nhiều hình thức thê hiện thông tin trên báo mới ra đời phủ hợp với công chúng hiện đại Báo chí tương tác là một trong những hình thức mới trong việc bày tỏ sự trao đổi, phản hồi thông tin của đông đảo công chúng trước công luận Hình thức tương tác đã giúp thay đổi phương thức truyền đạt thông tin từ độc thoại sang đối thoại trên báo chí Tương tác trên báo chí sẽ giúp thúc đây quá trình

dân chủ hóa thông tin trong đời sống xã hội

Biểu hiện của hình thức tương tác trên báo chí là ngày càng có nhiều chương trình trao đôi, hỏi đáp giữa: biên tập viên, khách mời và công chúng Những hình thức này thê hiện chủ yếu trong các chương trình phát sóng trực tiếp có sự kết nối với công chúng Hình thức tương tác còn được sử dụng trong các thể loại phỏng vấn và tọa đàm trên báo Hiện nay, các đài phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử ngày càng sử dụng nhiều hơn phỏng van va toa dam Trong phạm vi giáo trình này, chúng tôi đề | cập đến cách thức xây dựng tác phẩm phỏng vấn và tọa đàm trên loại hình báo phát thanh

Trong chương trình giảng đạy chuyên ngành phát thanh ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thể loại phỏng vẫn phát thanh, tọa đàm phát thanh được xây dựng

thành 1 môn học với 2 thé loại, bao gồm 4 đơn vị học trình (60 tiết) Tuy nhiên, hiện nay, CÓ rất ít tài liệu, sách, báo viết về các thể loại này

Việc thiếu tài liệu nghiên cứu chính thức cho môn học đã gây nên những khó

Trang 3

a

xin được xây dựng tài liệu nghiên cứu cho môn học phỏng vấn phát thanh, tọa đàm phát thanh Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết cho những người quan tâm

đến phóng vấn, tọa đàm Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô

Trang 4

Muc luc Ộ Trang Mở đầu 2 Mục lục ‘ Khung chương trình 6 Phần 1: Hệ thống lý thuyết

A PHONG VAN PHÁT THANH 13

Chuong 1: TONG QUAN VE THE LOAI PHONG VAN t3

1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân dạng phỏng van 13 1.2 Thể loại phỏng vấn và phương pháp phông vẫn 20 1.3 Câu hỏi trong thể loại phông vẫn 23

Chwong 2: PHONG VAN PHAT THANH 34

2.1.Khái niệm, đặc điển và phân dạng phỏng vấn phát thanh 34 2 2 Vai trò của phỏng vấn phát thanh *# 2:3 Các trường hợp sử dụng phỏng vấn phát thanh 44

Chuong 3: KY NANG THUC HIEN PHONG VAN PHÁT THANH 48

3.1 Các bước thực hiện 48

3.2 Yêu cầu đối với phóng viên khi thực hiện phỏng vấn 63 3.3 Một sô phương pháp đề có tác phẩm phỏng vấn phát thanh hấp dẫn 64 Hệ thống câu hỏi kiểm tra học trình 68 Câu hỏi xêmina 69

Trang 5

B TOA DAM PHAT THANH

Chuong 1: TONG QUAN VE TQA ĐÀM 1.1 Khái niệm và đặc điểm tọa đàm

1.2 Tọa đàm trên các loại hình báo chí 1.3 Cac quan niệm khác nhau về tọa đàm

Chương 2: TỌA ĐÀM PHÁT THANH

2.1 Khai niệm và đặc điểm tọa đàm phát thanh 2.2 Vai trò của tọa đàm phát thanh

2.3 Các trường hợp sử dụng tọa đàm phát thanh

Chương 3 KỸ NĂNG THỰC HIỆN TỌA ĐÀM PHÁT THANH

3.1 Công tác chuẩn bị 3.2 Thực hiện tọa đàm

3.3 Một số lưu ý khi thực hiện tọa đàm phát thanh 3.4 Năng lực và phẩm chất của người tô chức tọa đàm

Hệ thống câu hói kiểm tra học trình

Trang 6

PHONG VAN PHAT THANH; TOA DAM PHAT THANH

(Khung chuong trinh) Số đơn vị học trình:4; số tiết: 60) 1 Mục tiêu học phần: |

- Trang bị cho người học những tri thức lý thuyết và kỹ năng cơ bản trong quá

trình sáng tạo tác phẩm phỏng vấn phát thanh, tọa đàm phát thanh Đồng thời chỉ ra

hướng rèn luyện của phóng viên trong quá trình tác nghiệp

- Cùng với các môn học chuyên ngành khác, góp phần hình thành phẩm chất và

năng lực của phóng viên phát thanh

2 Trình độ: Thuộc phần kiến thức chuyên ngành cho sinh viên chuyên ngành

phát thanh HS

3 Phân bỗ thời gian:

- Tổng số 60 tiết

- Phần lý thuyết: 20 tiết - Báo cáo thực tế: 10 tiết

- Thực hành, kiểm tra học trình : 30 tiết

4 Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã được học các hoc phan nhập môn phát

thanh, lao động phóng viên phát thanh, kỹ thuật phát thanh, tin phát thanh 5 Nội dung học phần:

A Thể loại Phỏng vấn phát thanh

Chương 1 (2 tiế)- Giới thiệu khái niệm, đặc điểm và phân dạng thể loại phỏng vấn Phân biệt thể loại phỏng vấn và phương pháp phỏng vấn; Đề cập đến các câu hỏi trong thể loại phỏng vấn ở các khía cạnh như phương pháp đặt câu hỏi, các loại câu

hỏi phỏng vấn và yêu cầu khi đặt câu hỏi phỏng vẫn

Chương 2 (3 tiết) Giới thiệu về khái niệm, đặc điểm và phân dạng phỏng vẫn

Trang 7

Chương 3 (5 tiết) Xác định các bước thực hiện phỏng vấn; cách đặt câu hỏi

trong phỏng vấn phát thanh và những yêu cầu của phóng viên thực hiện phỏng vấn B Tọa đàm phát thanh

Chương 1 (2 tiết Giới thiệu về khái niệm và đặc điểm của tọa đàm; tọa đàm được sử dụng trên các loại hình báo chí hiện nay; các quan niệm khác nhau về tọa

đàm

Chương 2 (3 tiết) Khái niệm, đặc điểm của tọa đàm phát thanh Vai trò của tọa

đàm phát thanh và các trường hợp sử dụng tọa đàm phát thanh

Chương 3 (5 tiết) Xác định các bước thực hiện và những yêu cầu về phẩm chất

và năng lực của phóng viên tổ chức thực hiện tọa đàm

Báo cáo thực tế cung cấp cho sinh viên những kinh nghiệm trong quá trình thực

hiện tác phẩm phỏng vấn và tọa đàm phát thanh được biên tập lại hoặc thực hiện trực

tiếp trên sóng phát thanh Từ đó sinh viên hiểu sâu hơn về tính chất lao động của một

phóng viên khi làm phỏng vấn phát thanh, tọa đàm phát thanh

Học phần bao gồm lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm phỏng vấn phát

thanh, tọa đàm phát thanh Phần lý thuyết tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, phân

dạng, hoàn cảnh sử dụng và các bước thực hiện sáng tạo tác phẩm Xác định điểm

mạnh, hạn chế và khả năng tác động của thể loại, đồng thời những chỉ ra kỹ năng cần thiết của phóng viên Thực hành với điều kiện thực tế cơ sở nhằm tìm kiếm phát hiện

Trang 8

Nội dung chỉ tiết học phan: RN CAC HINH THUC Ghi chú ¬ ¬ ~ NOI DUNG Ww SO TIET & rs E oO A Lên lớp Thực KTHT | A Phỏng vẫn Phát thanh

Chương 1: TONG QUAN VE 2 |2

THE LOAI PHONG VAN

1.1.Khái niệm, đặc điểm và phan dạng phông vấn 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Đặc điểm 1.1.3.Các dạng phỏng vấn 1.2 Thể loại phỏng vấn và phương pháp phông vấn

1.3 Câu hỏi trong thể loại phồng van 1.3.2 Cac loai cau hoi

1.3.3 Yéu cau đôi với cầu hỏi phỏng vần

2 | Chương 2:PHÒỎNG VĂN PHÁT THANH

2.1.Khái niệm, đặc điểm 3 13

Trang 9

Nghe báo cáo thực tế 5

Chương 3: KỸ NĂNG THỰC HIỆN 5

PHỎNG VÁN PHÁT THANH

3.1 Các bước thực hiện

3.1.1 Công tác chuẩn bị 3.1.2 Tiến hành phỏng vẫn

3.1.3 Đặt câu hỏi phông vẫn phát thanh

3.2 Yêu cầu đối với phóng viên khi thực hiện phỏng van

3.3 Một số phương pháp để có tác phẩm phông vẫn phát thanh hấp dẫn

Thực hành trên lớp, tại studio và hiện trường 15 9

1 Nghe bang phong van phat thanh x3 buôi La, to = thực 2 Nhận xét các bài phỏng vẫn đã nghe 45 hành 3 Thực tế viết phỏng vấn với khách mời cụ | tiế = i {tl buổi ¬ as th fly 4 Thực hiện bài tập tại studio uc thuy 5 Nhận xét đánh giá kết quả thực hành hà ết nh 9 B ud i

B TOA DAM PHAT THANH 2 Chuong 1: TONG QUAN VE TOA DAM

1.1 Khai niém va dic diém toa dam

1.2 Tọa đàm trên các loại hình báo chí

1.3 Các quan niệm khác nhau về tọa đàm

Trang 10

Chương 2: TỌA ĐÀM PHÁT THANH

2.1.Khái niệm và đặc điểm tọa đàm phát thanh 2.1.1 Khái niệm

2.1.2 Dac diém

2.2.Vai trò của tọa đàm phát thanh

2.3.Các trường hợp sử dụng tọa đàm phát thanh Nghe báo cáo Chương 3 KỸ NĂNG THỰC HIỆN TỌA ĐÀM PHÁT THANH 3.1 Công tác chuẩn bị 3.2 Thực hiện tọa đàm 3.3 Một số lưu ý 3.4 Năng lực và phẩm chất của người tô chức tọa đàm

Thực hành trên lớp, tại studio và hiện trường

Trang 11

6 Hướng dẫn tô chức, phương pháp thực hiện và đánh giá học phần

- Giáo viên giảng ly thuyết, tổ chức hướng dẫn cho sinh viên thảo luận, phân tích đánh giá các bài phỏng vấn, tọa đàm đã phát sóng, chỉ ra những thành công, hạn chế giúp sinh viên rút ra những kinh nghiệm cá nhân

- Thảo luận, chia sẻ ý kiến, bổ sung những kinh nghiệm cá nhân giữa các sinh viên

- Giúp sinh viên thực hiện tác phẩm và hình thành các kỹ năng cần thiết của

một phóng viên thực hiện phỏng vấn phát thanh và tọa đàm phát thanh

- Tạo cho sinh viên thói quen chú ý theo dõi những vấn đề quan trọng xảy ra trong đời sống để có cơ hội thể hiện khả năng thực hiện phỏng van va toa dam

Thi va kiém tra

Kiém tra 4 hoc trinh

- Hai bài kiểm tra lý thuyết: Kiểm tra viết với nội dung đã học về phóng vấn

phát thanh và tọa đàm phát thanh

- Hai bài tập: Sinh viên thực hành sáng tạo tác phẩm: một bài phỏng vẫn phát thanh và một tọa đàm phát thanh

Thi cuối kỳ bằng tác phẩm phóng vấn phát thanh, tọa đàm phát thanh trên cơ _

sở những sự kiện, vấn đề có thật Trả lời lý thuyết tại Studio

7 Phương tiện vật chất đảm bảo

Phòng học có trang bị máy chiếu, loa, máy ghi âm cá nhân, đĩa CD, băng tài liệu Studio phát thanh

8 Tài liệu tham khảo

Tài liệu bắt buộc |

- Đề cương bài giảng phỏng vấn phát thanh, tọa đàm phát thanh

- Nhiều tác giả, báo phát thanh, Nxb Văn hoá - thông tin Hà Nội, 2002 (từ trang 242 đến trang 295)

Trang 12

- Đình Lương — Nghề báo nói, Nxb Văn hoá — Thông tin Ha Nội, 1993 (từ trang

104 đến trang 117) |

- V.V Xmirnop — Các thể loại báo chí phát thanh, Nxb Thông tấn — Hà Nội, 2008

Tài liệu tham khảo

- Đài Tiếng nói Việt Nam, Phát thanh và truyền hình địa phương, Ban phát

thanh địa phương, Hà Nội, 1999

Đức Dũng, Viết báo như thế nào, NXB Văn hố Thơng tin, Hà Nội, 2000

- Line Ross — Nghệ thuật thông tin — Nxb Thông tin |

- Tạp chí phát thanh TNVN số ra hàng tháng

Chương trình phát thanh

-_ Các phỏng vấn phát thanh, tọa đàm phát thanh của Đài TNVN

Trang 13

Chuong 1: TONG QUAN VE THE LOAI PHONG VAN

1.1 Khai niém, đặc điểm và phân dang phéng van 1.1.1 Khái niệm

Theo 7ừ điển Tiếng V¡iệt của Trung tâm từ điển học, nhà xuất bản Đà Nẵng,

“phỏng vấn là hỏi ý kiến một nhân vật nào đó để công bố trước dư luận” Xét về mặt

ngữ nghĩa, phỏng vấn là hoạt động của một người đi hỏi một hoặc nhiều người về một

vấn đề nào đó Trong hoạt động của nhà báo phỏng vấn là hoạt động của nhà báo đi

hỏi một hoặc nhiều người để khai thác thông tin và công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Theo cuốn “Cách điểu khiển cuộc phỏng vấn” của Makxin Kuznhesop- lrop Šwku„nop (NXB Thông tắn-2003): Phỏng van la cuộc nói chuyện có cấu trúc một cách

đặc biệt, nhằm thu thập thông tin vì những mục đích báo chỉ là chuẩn bị tư liệu để

dang bdo

Theo “Cách viết báo” của các nhà báo nước ngoài: “Phỏng van là một hình ` thức đối thoại trong đó nhà báo nêu câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời Mục đích chính của bài phỏng vấn là đem lại cho bạn đọc những thơng tin và Ìý lễ về một

i a — —

vấn đề thời sự do một nhân vật am hiểu, có thâm quyên cung cáp ”

Theo “Nghệ thuật làm phỏng vấn” của tác giả Trần Quang: “Phỏng vấn là tìm

kiếm sự thật bằng câu hỏ?` | Theo “Nghé nghiệp và công việc của nhà báo” của Hội Nhà báo Việt Nam:

“Phỏng vấn là một hình thức đối thoại trong đó nhà báo nêu các câu hỏi và người

được phỏng vấn trả lời Mục đích của bài phỏng vấn trên báo là đem lại cho bạn đọc những thông tin và lý lẽ về một vấn đề thời sự chính trị- kinh tế- xã hội ”

Trang 14

Trong bài phỏng vấn, phóng viên đóng vai trò trung gian, khai thác thông tin từ người được hỏi để đưa đến đông đảo công chúng Phóng viên đặt câu hỏi, những câu

hỏi phù hợp với chủ để, ý đồ của nhà báo trong quá trình nói chuyện Người được

phỏng vấn là người giữ vai trò quan trọng trong xã hội hoặc là người năm được những thông tin mẫu chốt về những vấn đề, sự kiện, họ đưa ra ý kiến để giải thích, chứng minh, phân tích vấn đề có tac dung lôi cuốn công chúng Lời nói của người trả lời có

giá trị và vai trò quan trọng vì uy tín cá nhân, sự hiểu biết của họ và do đó có sức

thuyết phục cao

| Tir nhimg quan niém trén, co thể đưa ra khái nệm “Phỏng vấn là cuộc trò chuyện giữa phóng viên và khách mời đại diện tiêu biểu cho các nguôn thông tin có giá trị, đê cập đến vấn đề được nhiều người quan tâm, truyền đạt đến công chúng

bằng các phương tiện truyền thông đại chúng ”

1.1.2 Đặc điểm

Trong cuốn “Sáng đạo tác phẩm báo chí” của tác giả Đức Dãng, đề cập đến

đặc điểm của phỏng vấn như sau:

“Thể loại phỏng vẫn có nội dung và hình thức xác định Điểm khác biệt nối bật

của nó so với các thể loại báo chỉ khác trước hết là ở hình thức hỏi — đáp giữa nhà báo và các nhân chứng Những câu hỏi — đáp trong tác phẩm phỏng vấn phải gắn bó với nhau, bỗ sung cho nhau trong một mỗi quan hệ chặt chẽ và phải đáp ứng một số yêu câu như: có phạm vi xác định; có chủ đề rõ ràng; có khả năng đem lại những

thông tin có chất lượng cao ”

Dựa trên các tác phẩm được đăng tải trên báo chí, ta có thể đưa ra một số đặc điểm của phỏng vấn như sau:

- Thể loại phỏng vấn tạo cơ hội cho người được trả lời được phát biểu ý kiến Giống với các thể loại báo chí khác, phỏng vấn nhằm mục đích cung cấp thông tin cho công chúng Tuy nhiên, tác phẩm phỏng van con tao co hội cho người trả lời có

thể bày tỏ những hiểu biết, suy nghĩ, ý kiến, tình cảm của cá nhân về sự kiện, sự việc

Trang 15

- Thể loại phỏng vấn có hình thức cung cấp thông tỉn trực tiếp Thông tỉn trong tác phẩm được cung cấp bằng chính ý kiến của người trả lời phỏng vấn Người trả lời

xuất hiện trong tác phẩm để trực tiếp trả lời câu hỏi của phóng viên Báo in phản ánh

những ý kiến đó dưới dạng ngôn ngữ và ảnh, phát thanh đưa tiếng nói, truyền hình đưa hình ảnh và lời nói, báo mạng điện tử đưa thông tin có thể bằng con chữ, lời nói và hình ảnh

- Thể loại phỏng vấn làm tăng độ tin cậy và tính thuyết phục của thông tin Đây

là thể loại giúp người trả lời bày tỏ trực tiếp ý kiến trước công chúng Người trá lời

thường là người quan trọng hoặc người nổi tiếng, nên thông tin thường mang tính chân thật và tính thuyết phục cao Phóng viên giữ vai trò là cầu nối giữa người cung cấp thông tin với công chúng báo chí

- Thê loại phỏng vấn có thê thực hiện nhanh Điều này được thực hiện dễ dàng đối với các loại hình báo phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử Khi một sự kiện bất ngờ xảy ra hay một vấn đề mới xuất hiện, phóng viên có thể nhanh chóng thu thập

thông tin và mời nhân vật liên quan để hỏi Với phương thức trực tiếp của các loại hình báo chí trên, tác phẩm phỏng vẫn nhanh chóng được đưa đến công chúng

_ - Thể loại phỏng vấn thể hiện sự sinh động, hấp dẫn Hình thức đối thoại của

phỏng vẫn đã tạo sự sinh động cho tác phẩm, đặc biệt là phỏng vấn phát thanh, truyền

hình được thể hiện dưới dạng lời nói và hình ảnh của nhiều người Tính hấp dẫn của

tác phẩm có thể tăng lên nếu phóng viên biết cách dẫn chuyện thông minh, hài hước,

uyên chuyên và người trả lời lý giải thông tin trực tiếp, sắc bén Phóng viên đưa ra những câu hỏi bất ngờ, khiêu khích với sự hợp lý, liền mạch cũng tăng giá trị và sự hấp dẫn cho bài phỏng vấn |

1.1.3 Cac dang phong van

Theo Mười bí quyết kỹ năng nghệ nghiệp nghề báo của Eric Fikhtelius, chia

thành 3 dạng phỏng vấn: phỏng vấn ý kiến, phỏng vấn nhân chứng, phỏng vấn “đối

Trang 16

-Phỏng vấn ý kiến: khách mời có thể là nhà chính trị gia nỗi tiếng hay nhà khoa

học, cũng có thể người qua đường vô danh Mục đích là để biết ý kiến người trả lời về van dé cu thé |

-Phong van nhan chứng: nhà báo trò chuyện với người chứng kiến biến có, tai

nạn hay vụ phạm tội nào đó Chuyện kể của nhân chứng là khía cạnh hấp dẫn thú vị

nhất của phỏng vấn phát thanh và truyền hình Được nghe nhân chứng hay người -

tham gia biến cố nào đó kể lại hồn tồn khơng như đọc điều đó trên báo Nhiệm vụ

của phóng viên trong trường hợp nảy là để đối tượng nói hết không cản trở và ngắt lời

-Phỏng vấn “đối lập”: trong phỏng vấn này, phóng viên có thể dồn nhà chức

trách vào chân tường, buộc họ phải giải thích hành vi của mình Người bị chỉ trích

được giành khả năng trả lời những trách móc, nhưng người đó phải sẵn sảng đón | những câu hỏi cáo buộc Ở đây không có chỗ cho cuộc trò chuyện thân mật, mà trong đó có rất nhiều câu hỏi gai góc của phóng viên

"Theo “Hướng dẫn cách viết báo" của nhóm tác giả Jean- Luc Martin- Legardette dua ra các loại phỏng vấn theo mục đích thực hiện, gồm:

- Phỏng vấn để lấy thông tin Phỏng vẫn có thể được đưa vào trong khuôn khé của một bài phóng sự hoặc bài điều tra Sau khi đã thu thập được lời nói của nhân

chứng, nhà báo sẽ tiến hành thâm tra và đối chiếu

- Phỏng vấn để tìm hiểu quan điểm Phóng viên tìm kiếm câu trả lời của một: nhân vật, người mà do địa vị, kinh nghiệm nên có một quan điểm đặc biệt rõ ràng về

_ một tình hình nào đó |

- Phong vấn để phác họa chân dung: xuất phát từ việc khám phá ra nhân vật được phỏng vấn Đây thường là cuộc trò chuyện thoải mái, linh hoạt, không theo

khuôn mẫu định sẵn | |

Trang 17

Theo “Truyền thông đại chúng- Công tác biên tập” của Claudia Mast, phỏng vẫn được chia thành 3 dạng: phỏng vẫn con người, phỏng van công việc và phỏng vẫn trưng cầu ý kiến

Trong phỏng vấn con người thì phải đây người được phông vấn vào o trung tâm | câu chuyện, nhân cách và tính chất của họ được bộc lộ trong tác phẩm Trong trường

hop này, những chu đề đều nằm miêu tả nhân vật đó Trong phỏng vẫn công việc, thái độ của một nhân vật đối với một vẫn đề nhất định cần được lý giải Nó bỗ sung cho

tin tức và làm sáng tỏ một công việc nào day Phong van trưng cầu ý kiến ngày càng

| trở thành một hình thức thé hiện được ưa chuộng, để cho nhiều người có thể phát biểu | những ý kiến của mình về những chủ đề nhất định

| Theo cuốn “Phóng sự phát thanh và truyền hình” của Pierre Ganz đưa ra hai | tiêu chí phân dạng phỏng vấn:

- Theo tiêu chí đối tượng, nội dung cuộc phỏng vẫn, bài phỏng vấn có các dạng: phỏng vấn nhân chứng; phỏng vấn tuyên bố; phỏng vấn giải thích

- Theo tiêu chí hình thức, bài phỏng vẫn có các dạng: phỏng vẫn biên bản, phỏng vấn có biên tập; phỏng vẫn mở rộng

Nhìn chung, từ các quan điểm chia trên, có thể khái quát các tiêu chí để phân chia các dạng phỏng vấn là: căn cứ vào số lượng người được phỏng vấn và căn cứ vào nội dung thông tin

- Căn cứ vào số lượng người được phỏng vân, ta có các dạng:

Phỏng vẫn một người: là cuộc phỏng van được thực hiện giữa nhà báo và một

khách mời Nhà báo và khách mời thống nhất trước chủ đề cần phỏng vẫn Hình thức

này có điều kiện đi sâu vào nội tâm con người Tuy nhiên, nhà báo cần chú ý về kỹ năng giao tiếp và tâm lý

Trang 18

tập trung chủ đề để có sự tương đồng Khi cần nhân mạnh thông tin nào đó, nhà báo có thể tạo điều kiện cho 1 người nói nhiều lần

Căn cứ vào nội dung thông tin, ta có một số dạng phỏng vấn thường gặp:

- Phỏng vấn chính thức: nhằm thông tin bày tỏ quan điểm, nhận định, đánh giá

của người trả lời phỏng vấn về một vấn đề, sự kiện chính trị được dư luận quan tâm Người trả lời phỏng vấn thường là nhân vật có thâm quyền, các nhà lãnh đạo cấp cao, các nhà ngoại giao Câu trả lời mang tính chất đại diện cho một tô chức, giống như một lời tuyên bố hay khẳng định Ngôn ngữ được sử dụng trong bài phỏng van trang trọng, chính thức, mang phong cách ngoại giao

Vị dụ phỏng vấn đại diện Bộ ngoại giao Campuchia về mối quan hệ Việt Nam-

Campuchia nhân Thủ tướng chính phú Vương quốc Capuchia Samdech Techo Hun Sen và phu nhân sang thăm Việt nam

- Phỏng vấn thông tin: nhằm khai thác thông tin về một sự kiện, vấn đề cấp bách Người trả lời có thể là người có thâm quyền hoặc người trong cuộc, người

chứng kiến sự việc Câu trả lời thể hiện quan điểm, thái độ của tổ chức mà người đó

đại diện hoặc quan điểm cá nhân Dạng này được sử dụng phố biến trên các các báo

hiện nay

Ví dụ: Phỏng vấn ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng cục hợp tác và Phát triển nông

thôn về vấn đê di dân tự do

- Phỏng vấn điều tra: thường được thực hiện trên cơ sở từ những van dé đang có

_ nhiều ý kiến trái ngược nhau, có mâu thuẫn hoặc từ một hiện tượng tiêu cực, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người Phóng viên thực hiện phỏng vấn điều tra với nhiều đối tượng khác nhau Tác phẩm phỏng vấn điều tra cần làm rõ vấn đề, phân định đúng sai hoặc nêu ra những mâu thuẫn cần giải đáp, hoặc cung cấp những thông tin cho công chúng theo dõi vấn đề đang diễn ra |

- Phỏng vấn ý kiến: nhằm mục đích lấy ý kiến, đánh giá riêng của người trả lời

Trang 19

vấn ý kiến có thê tiến hành với một hoặc nhiều người Sự trái ngược của các ý kiến về

một vấn đề có thể sẽ tạo kịch tính, hấp dẫn cho cuộc phỏng vấn phát thanh

Vi dụ: Phỏng vấn hiệu trưởng các trường đại học khi Bộ trao quyên tuyển sinh

đại học về cho các trường đại học tự thực hiện

- Phỏng vấn chân dung: Thường dùng để khắc họa chân dung các nghệ sĩ, diễn |

viên, nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng Phóng viên chú ý khai thác chỉ tiết nội tâm

của khách mời, các câu hỏi đưa ra nhằm làm nỗi rõ tính cách của một con người, làm

cho cái tôi, cái riêng của họ bộc lộ ra ngoài

Vi du: Phong vấn Nhạc sĩ Phó Đức Phương, trong chương trình Khách mời Âm

nhạc trên sóng VOV3, Đài Tiếng nói Việt nam Các câu hỏi dùng đề khắc họa chân dụng nhạc sĩ, khai thác nội tâm, giúp công chúng hiểu thêm về nhạc sĩ:

- _ Thựa nhạc sĩ, nhìn lại chặng đường 50 năm lao động nghệ thuật của mình, ông

cảm thấy đó là một con đường bằng phẳng hay đây chông gai thứ thách ?

- Thử thách đẩu tiên của nhạc sĩ liệu có phải là việc bỏ dở năm 3 đại hoc su

phạm, trở thành một nông trường viên rồi quyết định theo đuối con đường âm

: nhạc ?

- _ Có thể nói nồi bật trong các sáng tác của nhạc sĩ là hơi thở của dân ca đồng -

bằng Bắc Bộ Phải chăng đây là hướng đi mà nhạc sĩ tự xác định ngay cho

mình từ đầu kế từ khi bài hát đấu tiên của ông, Những cô gái quan họ đã gây được tiếng vang ?

- _ Có lẽ bởi vậy mà nhiều người đã mệnh danh nhạc sĩ Phó Đức Phương là “phù thủy của những làn điệu dân ca” Những chất liệu âm nhạc dân gian luôn được nhạc sĩ chuyển hóa một cách tài tình và tỉnh tẾ trong mỗi tác phẩm Vậy theo nhạc sĩ, đâu là yếu tổ tạo nên thành công cho những ca khúc mang âm hưởng dân gian |

Trang 20

những ca khúc dân gian đương đại hay không ? Nhạc sĩ suy nghĩ gì VỀ cụm từ “dán gian đương đại” ?

Cảm hứng xuyên suốt trong các sáng tác của nhạc sĩ là tình yêu quê hương đất nước với những nỗi nhớ da điết, day dứt Dường như những tác phẩm đó được

nhạc sĩ viết ra trong những khoảnh khắc đây cảm xúc và tâm trạng ?

Hiện tại nhạc sĩ Phó Đức Phương đang là Giám đốc trung tâm bảo vệ quyền tác giả Việt Nam Và cũng như ông đã chia sẻ từ đâu, hiện tại đã hơn 10 năm

nhạc sĩ không đặt tay sóng tác âm nhạc Liệu diéu đó có khiến cho nhiệt huyết

sáng tác của ông phần nào giảm đi ?

Đã gần 10 năm gây dựng và gắn bó với Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm

nhạc Việt Nam Trải qua giai đoạn đâu đây khó khăn, đến nay nhạc sĩ có nghĩ

rằng những công sức mình bỏ ra đã thu lại kết quả xứng đáng ?

Nhạc sĩ nghĩ sao về vấn đề bản quyên âm nhạc ở Việt Nam hiện nay ?

Nhạc sĩ có dự tính thực hiện l liveshow âm nhạc Phó Đức Phương vào sang năm, khi nhạc sĩ tròn 70 tuổi ? Và cả những dự định âm nhạc khác nữa ?

Xin cảm ơn nhạc si!

Trên đây là các dạng phỏng vân có thê gặp nhiêu trên các trang báo, các chương trình phát thanh, truyền hình Tuy nhiên việc phân chia chỉ mang tính chất tương đối Cùng một bài phỏng vấn có thể xếp vào dạng này hoặc dạng khác tùy vào góc độ xem xét

1.2 Thể loại phỏng vẫn và phương pháp phỏng van

Trong các tài liệu về báo chí, các tác giả thường đê cập phỏng vân dưới 2 góc

độ: phỏng vấn là phương pháp khai thác thông tin và phỏng vấn là một thể loại báo

chí độc lập

Theo cuốn Truyền thông đại chúng- Công tác biên tập của Claudia Mast đưa ra

hai hình thức phỏng vấn là hình thức thể hiện và phỏng vấn là phương pháp nghiên

Trang 21

Với ý nghĩa phỏng vấn là một hình thức thể hiện, cuộc phỏng vấn được thông

tin lại một cách đầy đủ Người theo đõi không chỉ biết từng nội dung phát biểu, mà

còn biết ít nhiều về tiến trình hội thoại Thông điệp của cuộc phỏng vấn không chỉ là những gì được nói ra, mà cả việc các ý kiến đó được hình thành như thế nào Người

theo dõi tham gia sự hình thành các ý kiến

Phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu điều tra: về cơ bản là phương pháp hỏi đáp nhằm mục đích cung cấp và kiểm tra thông tin Đó có thể là cuộc chất vấn phục

vụ mục đích điều tra, phát triển thành một câu chuyện thú vị có thể biên tập thành

cuộc phỏng vấn độc lập

- Phỏng vấn với ý nghĩa là phương pháp

Trong phương thức hoạt động của nhà báo có ba phương pháp chính: quan sát,

thu thập tài liệu qua văn bản và phỏng vấn Phỏng vấn với ý nghĩa này được hiểu là một cuộc hỏi- đáp giữa hai hoặc một nhóm người nhằm thu thập, khai thác thông tin

phục vụ cho hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí

Như vậy, nhà báo muốn điều tra lay tư liệu phải tiếp cận thực tế, gặp gỡ phỏng

vẫn các nhân vật, trường hợp này phỏng vẫn mang tính chất là phương pháp khai thác

tài liệu (thường có trong các thể loại báo chí) Phóng viên hỏi nhằm mục đích khai -

thác thông tin để phục vụ cho việc hình thành các thể loại báo chí khác

Thong tin của người trả lời phỏng vấn trong trường hợp này mang tính chủ quan Ngay cả khi, người trả lời muốn cung cấp thông tin trung thực, khách quan về sự kiện mà bản thân họ được chứng kiến vẫn có sự sai lệch do: trí nhớ của từng

người, bối cảnh của cuộc nói chuyện, nghệ thuật hỏi chuyện của phóng viên Yếu tố

chủ quan càng lớn khi người trả lời đưa ra những suy luận riêng hoặc cô tình xuyên tạc sự thật |

Phỏng vấn là phương pháp không thê thiếu trong hoạt động sáng tạo báo chí | Khi xây dựng bất cứ thê loại báo chí nào, phóng viên cũng phải sử dụng phương pháp phỏng vấn để khai thác tai liệu, đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên, phổ

Trang 22

- Phỏng vấn với ý nghĩa là thể loại: phỏng vấn là một thê loại báo chí, qua hỏi

và trả lời giữa phóng viên và nhân vật trong phạm vi một chủ đề nhất định, công

chúng có thể nhận biết thực tiễn cũng như thái độ của nhà báo và nhân vật

Thể loại phỏng vấn nhằm hình thành một bài phỏng vẫn hoàn chỉnh để đăng tải

trên các phương tiện thông tin đại chúng Trường hợp này, nhà báo phải năm chắc nội

dung vấn đề mình đưa ra để hỏi, cơ bản phải hiểu tương đối rạch ròi về quá trình diễn

biến của sự kiện hay vấn đề mình nêu ra, dư luận đánh giá vẫn đề đó như thế nào? Ý

kiến lãnh đạo có gì khác biệt? Khi vào cuộc phỏng vấn nhà báo mới đủ bình tĩnh để ứng xử, lái vẫn đề theo hướng đã định

Ở thể loại phỏng vấn, phóng viên hỏi nhân vật để khai thác thông tin, thông tin đó không chỉ để làm tài liệu cho phóng viên, giúp phóng viên biết thêm về sự kiện, vấn đề, mà hình thành nên một bài phỏng vấn hoàn chỉnh

Trong thê loại phỏng vấn, phóng viên cần giúp người được phỏng vẫn nói rõ ý

nghĩ của họ, phát biểu một vẫn đề nào đó Cuộc phỏng van co thé dẫn người được

phỏng vấn tự bộc lộ, tiết lộ những điều có thể họ không muốn nói ra nhờ vào khả

= năng đặt câu hỏi của phóng viên Điêu côt yêu là phóng viên tạo cơ hội cho người trả

lời bày tỏ suy nghĩ, ý kiên, quan điểm của mình đối với vẫn đề đặt ra

— Thể loại phỏng vấn được sử dụng nhiều trên báo chí ngày nay vì nó thích hợp

với việc truyền tải thông tin, ý kiến, kinh nghiệm, lý lẽ, niềm tin, thái độ của người

được phỏng vẫn trước một vấn đề sự kiện Phỏng vấn là thê loại thích hợp để giới thiệu chân dung những người nỗi tiếng hay những gương điển hình tiên tiến trong các

lĩnh vực của cuộc sống

Sự phân biệt giữa thể loại phỏng vấn và phương pháp phỏng vấn, giúp cho phóng viên thấy được cách làm khác nhau khi sử dụng phương pháp hỏi đáp để khai

thác thông tin với hỏi đáp là một thé loại

- Phân biệt thể loại phỏng vấn và phương pháp phỏng vấn

Trang 23

viên sử dụng phương pháp phỏng vấn dé khai thác tài liệu hoặc trích dẫn lời nói của nhân vật, phóng viên cần tìm hiểu trước thì mới khai thác được lượng thông tin quan

trọng, tuy nhiên mức độ chuẩn bị ở đây không cần kỹ và sâu như khi thực hiện thể

loại phỏng vẫn Mức độ khai thác thông tin trong phương pháp phỏng vấn nhiều hay ít

phụ thuộc vào mục đích của người viết

Khi thực hiện thể loại phỏng vấn, phóng viên phải chuẩn bị kỹ kiến thức liên

quan đến chủ đề Trong quá trình giao tiếp với người được phỏng vấn, phóng viên hỏi

dé khai thác thêm thông tin, xác nhận thông tin, làm nỗi rõ các khía cạnh của vấn đê

Trong trường hợp này phóng viên dường như “biết rồi mới hỏi”

+ Phóng viên thực hiện phương pháp phỏng vấn để khai thác tài liệu có thê đưa

ra rất nhiều câu hỏi nhằm đi sâu và mở rộng van đề, thu lượm được lượng thông tin càng nhiều càng tốt Nội dung thông tin có thể được phóng viên sử dụng để xây dựng

nhiều tác phẩm báo chí khác nhau hoặc giữ làm nguồn tài liệu riêng cho mình

Đối với thể loại phỏng vẫn, phóng viên cần chuẩn bị một đề tài cụ thể, cuộc phỏng vấn sẽ xuyên suốt đề tài đó một cách tập trung và sâu sắc nhất Phóng viên

chuẩn bị đề cương câu hỏi để tránh đi lạc hướng đề tài, chuẩn bị những câu hỏi dự

phòng để tránh những tình huống bất ngờ xảy ra Thông tin thu thập được ở đây là

những chất liệu chủ yếu hình thành nên bố cục và nội dung bài phỏng vấn Thể loại

phỏng vấn luôn theo một đề tài nhất định với một thời lượng phát sóng hoặc một giới hạn một diện tích cụ thể trên mặt báo Vấn đề được phỏng vấn công chúng có thé chưa biết hoặc đã biết, phóng viên tiến hành phỏng van đề khai thác thông tin bên

trong và bên ngồi sự việc thơng qua ý kiến đánh giá, suy nghĩ, cảm nhận, thái độ của

người trả lời

1.3 Câu hỏi trong thể loại phỏng vấn

Câu hỏi phỏng vấn được sắp đặt theo một trật tự logich, phóng viên sẽ thu

được câu trả lời theo một trình tự hợp lý, cần thiết Để phỏng vấn tốt, phóng viên cần chuẩn bị những câu hỏi chủ yếu, phát triển mạch phỏng vấn theo trật tự thời

Trang 24

Ngoài ra còn có những câu hỏi khác, tùy thuộc vào sự trả lời của khách mời Chúng có thể làm cho cuộc phỏng vấn hấp dẫn và thông tin chính xác hơn

1.3.1 Phương pháp đặt câu hỏi trong phông van

Tac gia Eric Fikhtelius trong Mười bí quyết và kỹ năng nghề báo cho rằng: Đừng sợ đưa ra những câu hỏi mà người ta cho là ngây ngô Thường thì phóng viên tự

phức tạp hóa nhiệm vụ của mình, nghĩ ra những câu hỏi “vặn” hay khó hiểu Nhiều

người cho rằng mình là nhà báo nhiều kinh nghiệm vì thế không được đưa ra những câu hỏi đơn giản và ngớ ngắn Nhưng tại sao không bắt đầu cuộc phỏng vấn với câu hỏi “Thế nào, anh ra sao” đối với những người vừa mới xảy ra chuyện gì hay tham gia

vào sự kiện quan trọng hoặc lý thú? Con tin vừa mới được giải thoát, người bị tòa án xét xử được trả tự do, nhà chính trị thắng cử, hay chạy trốn thất bại, mỗi người trong số họ đều có thể hỏi một câu hỏi đơn giản, gợi chuyện về tâm tư tình cảm và nỗi lo lắng của mình, điều này hẳn rất thú vị với công chúng Có thể hình thành câu hỏi này theo nhiều dạng khác nhau, có thể cắt khi dựng Mục đích chính là gợi ra câu chuyện tự nhiên và đầy biểu cảm về cái đã xây ra

Sách Nghệ nghiệp và công việc của nhà báo của Hội nhà báo Việt Nam cho

rằng trong phỏng vấn có một số dạng câu hỏi sau:

-Câu hỏi về sự việc: nghĩa là hỏi cụ thể về những thông tin thật sự cần thiết

Những câu hỏi dạng này thường xuyên được đặt ra trong phỏng vấn Những câu hỏi

đó có thể là: |

“Hội đồng đã thông qua những biện pháp gì để khắc phục thiệt hại gây ra bởi thời tiết vô cùng xấu?”

“Khi nào thì công việc xây dựng theo kế hoạch được bắt đầu?”

“Có bao nhiêu người tham gia lao động vào công trình tình nguyện này?”

-Câu hỏi về một vấn đề Nêu ra những câu hỏi này, giúp phân tích chủ đề một

cách sâu sắc hơn và thăm dò những mối liên quan, những nguyên nhân và hậu quả

Trang 25

“Vì sao đồng chí nhấn mạnh nhiều như vậy tới trình độ chuyên môn của công nhân?”

“Làm thế nào để đồng chí đảm bảo cung cấp đủ nước trong thành phố?”

-Câu hỏi về ý kiến: câu hỏi này luôn luôn nói tới thái độ của một người hoặc một nhóm người mà họ đại diện cho một vấn đề thời sự Chẳng hạn có thê trực tiếp

hỏi ý kiến:

“Đồng chí nghĩ gì về cuốn phim này?”

“Đồng chí có cho rằng cần phải ủng hộ những cố gắng của cơng đồn hay khơng?”

-Câu hỏi về động cơ: nhằm xác định những động cơ nào đã khiến một người

hành động hoặc đi đến một quyết định như anh ta đã làm Loại câu hỏi này liên quan chặt chẽ với câu hỏi về vẫn đề và với câu hỏi về ý kiến của một người

Câu hỏi trong phỏng vấn thường có vai trò quyết định nội dung câu trả lời Phóng viên hỏi nhân vật nhằm khai thác thông tin để dẫn đắt câu chuyện Phóng viên không nên đưa ra câu hỏi quá cầu kỳ hay câu hỏi dài dòng, những câu hỏi này có thê thu nhận lượng thông tin ít Một số cách đặt câu hỏi trong thê loại phỏng vấn:

- Nhà báo khăng định mặt được hoặc chưa được về một vấn đề, sự kiện nào đó

rồi hỏi để nhân vật nói thêm, minh hoạ cho rõ nét hơn

Vi dụ: Có một thời gian hiện tượng “chảy mu công chiêng” nghĩa là nạn buôn bán công chiêng đã làm mai một đi rất nhiều những chiếc chiêng cổ Nguyên nhân là do nhiễu người hảm lợi về vật chất mà quên đi những tài sản giá trị truyền thống của đất nước Thưa nghệ nhân Bùi Thanh Méo, theo ông còn có thể do những nguyên nhân nào khác ? (Phỏng vẫn nghệ nhân Bùi Thanh Mẻo ở xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình Một trong số những nghệ nhân tâm huyết với việc sưu tầm, giữ gìn và truyền bá những nét văn hóa công chiêng đặc sắc của người Mường, Hòa Bình)

- Nhà báo đưa ra một vài tư liệu để phủ định bản chất của nó rồi hỏi thái độ của

Trang 26

Ví dụ: Khi bị bỏng nhiều người có biện pháp sai lam la lay kem đánh răng bôi

để mát vết bỏng, lá cây bỏng giã lấy nước rôi bôi lên Thưa bác sĩ có phải những sai lâm này gây hậu quả khôn lường sau này không ?

(Phỏng vấn bác sĩ Nguyễn Thống, khoa bỏng bệnh viện Xanh Pôn về cách sơ cứu trẻ khi bị bỏng)

-Hỏi theo giả định mập mờ đúng sai để thăm dò ý kiến của nhân vật về một sự kiện hay van đề nào đó mà nhà báo chưa nắm thật chắc

Ví dụ 1: Thưa bà đến nay đã có một số doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng như là dệt may, xe đạp điện, mũ bảo hiểm đang xâm nhập các nước ASEAN như Lào, Campuchia nhưng có vẻ quy mô vẫn còn nhỏ và doanh số bán hàng

chưa lớn phải không ạ?

(Phỏng vấn bà Vũ Kim Hạnh)

+Suy nghĩ tìm tòi để có chỉ tiết độc đáo đưa vào câu hỏi

Vi dul: Khi Như Quỳnh đã bắt đầu khẳng định được tên tuổi của mình trong lòng công chủng yêu âm nhạc thì cũng là lúc Như Quỳnh phải chịu rất nhiều những

cái lời đồn thổi, có những tin đôn thất thiệt v v phải đối mặt với cải điều đó thì chị

phản ứng ra sao?

(Phỏng vấn ca sĩ hải ngoại Như Quỳnh)

Ví dụ 2: Có rất nhiều người nói rằng Khoa được yêu thích ở Sao mai điểm hẹn vì hình thức nhiều hơn và điều này cũng được hội đồng chuyên môn nói l vài lan Tuy nhiên Khoa là 1 trong những người được bình chọn nhiều nhất Vậy Khoa muon noi I điều gì đó đối với khán giả cũng như là đối với những nhà chuyên môn về khả năng

của mình? |

(Phỏng vẫn ca sĩ Duy Khoa Sao Mai điểm hẹn)

Ví dụ 3: Theo bà vì sao các doanh nghiệp của chúng ta chỉ quan tám đến những thị trường xa mà như bà nói là “đánh bắt xa bờ” mà lại không quan tâm đến các nước ASEAN mà theo vị trí địa lý thì rat gan ching ta

Trang 27

-Âm điệu câu hỏi trong phỏng vấn cũng thê hiện thái độ Phóng viên không nói năng cộc lốc, trịnh thượng và thô lỗ Khiêm tốn và trí tuệ của phóng viên không chỉ

thuyết phục người nghe đài mà còn thuyết phục chính đối tượng phỏng vấn

- Các câu hỏi trong phỏng vấn là câu hỏi mở, ngắn gọn, có khả năng thúc bách cung cấp thông tin từ người trả lời

Vi du I

Hỏi: Chị có thể vui long chia sé véi các thính giả rằng chị đã dự tuyển và đã trúng tuyển học bỗng toàn phan của quỹ Ford như thế nào không ạ?

Trả lời: Chương trình Gia quy Ford Foundation, Loan da biết từ rất là lâu

thông qua các anh chị khuyết tật đã đạt được học bổng của Ford, ví dụ như chị Vð

Thị Hoàng Yến- Giám đốc của chương trình Khuyết tật và Phát triển, cũng như là anh Lê Vân Bạch Việt Với sự khuyến khích của hai anh chị này thì Loan mới có nhiều động lực hơn để tham gia đề nộp hỗ sơ xin học bổng của Ford Khi mình nộp hỗ sơ xin học bồng Ford thì cũng rất lo lắng không biết mình có được chấp nhận hỗ sơ hay

không Khi gởi hồ sơ đi thì thực sự mình quên bằng Đến lúc nhận được thư của quỹ

Ford Foundation thong bdo là mình đã được trúng tuyển vào học bổng để di học, lúc

đó mình thực sự rất là mừng và họ đã mời mình ra Hà Nội dé qua mot vong xét

tuyển nữa gặp Ban giảm khảo để kiểm tra xem quá trình mình đóng góp cho cộng | dong như thé nào Bởi vì khi trao học bổng người ta muốn là mình có sự gắn bó, gan kết với cộng đồng

Vi du 2:

Hỏi: Vâng, đó là những khé khan tric gio lén dwong T hỂ còn trong thực

tễ thì chị đã gặp những cái khó khăn như thế nào và chị đã hóa giải nó ra sao ạ? Trả lời: Khi mình qua đến Mỹ rồi khó khăn đầu tiên là vấn đề về đi lại Do khuyết tật, mình đi một khoảng cách xa thật sự rất mệt, và nếu như đi lâu đài 2 năm thì có thể dẫn đến di chứng sốt bại liệt,cột sống của minh bi veo Cho nên việc đầu

tiên qua Mỹ là làm sao đề tìm được một chiếc xe để đi lại trong quá trình di học Lúc

Trang 28

hồn cảnh, cơ đã giúp mình tìm cái xe scooter dành cho những người gia di trong siêu thị và có thể chạy ra ngoài đường được Quỹ Ford hỗ trợ cho người khuyết tật trong quá trình học tập, nên quỹ Ford đông ý cho tiền hỗ trợ đề mình mua cái xe đó phục vụ cho cải quá trình học tập cua minh Với cái xe đó, ngoài việc mình có thể

chạy ở ngoài đường được, mình còn có thể chạy lên xe buýt, hoặc là đi trên các cái

tàu điện ngâm

(Phỏng vấn Thạc sĩ Lưu Ánh Loan, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyết- tật và phát triển (DRD) Chị Anh Loan tốt nghiệp tại trường Công tác xã hội George Warren Brown, thuộc Đại học Washington University ở thành pho St Louis bang Missouri cua My Chi theo hoc chuong trinh nay bằng học bổng toàn phân của quỹ Ford và thời gian học kéo dài từ năm 201 1 đến năm 2013 )

Với 2 câu mở và ngắn gọn như trên, đã tạo điều kiện cho nhân vật trả lời và phóng viên có nhiều lượng thông tin

Sự nhanh nhạy của câu hỏi phỏng vấn phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, kỹ năng và tính năng động trí tuệ của nhà báo Ngoài ra còn là sự duyên dáng, cách đưa đây hợp lý để có một phỏng vấn quyện chặt giữa nội dung giữa người hỏi và trả lời

1.3.2 Các loại câu hỏi trong phỏng vẫn - Câu hỏi chính và câu hỏi phụ

Câu hỏi chính: nhằm khai thác vào nội dung chính của vấn đề (dạng này thường được phóng viên chuẩn bị trước khi thực hiện phỏng vấn)

Câu hỏi phụ: nhằm làm rõ, sâu sắc hơn nội dung bài phỏng vấn Dạng câu hỏi này thường nảy sinh trong quá trình phỏng vấn Sự đan xen giữa 2 dạng câu

hỏi này sẽ làm cho nội dung cuộc phỏng vấn nhẹ nhàng và tạo được không khí

trao đổi giữa phóng viên và khách mời -Câu hỏi mở và câu hỏi đóng

Trang 29

hoi dé biét: ai, cai gì, ở đâu, khi nào tạo ra một trong 2 khả năng trả lời có hoặc

không, đúng hoặc sai; Câu hỏi có tính áp đặt nhằm chốt lại, khẳng định lại vấn

đề

Câu hỏi dạng này giúp cho việc phỏng vấn nhanh, có hiệu quả trong khi tìm

hiểu các sự kiện diễn ra đột xuất, như tai nạn giao thông, lũ lụt Tuy nhiên, nó không có giá trị cung cấp nhiều thông tin và tạo không khí trong các bài phỏng

vấn có thời lượng dài

Câu hỏi mở: thường có các từ “7ại sao”, “Như thế nào” Dạng này tạo ra

nhiều khả năng trả lời, khuyến khích người trả lời đi vào chỉ tiết, cho phép người

trả lời mở rộng vẫn đề

Ví dụ: Các câu hỏi mở trong bài Phỏng vấn ca sĩ Khánh Linh sau đây cho

tạo điều kiện cho ca sĩ có nhiều cơ hội để cung cấp thông tin

MC: Khanh Linh than mén! 6 năm sau album vol 3 mang tên là: “Sau cơn mưa”, Khánh Linh mới phát hành một album mới với tên gọi là: “Giác mơ mang tên mình” Vậy quãng thời gian đó, Khánh Linh đã có những cái trải nghiệm gì về cả âm nhạc và cuộc sông?

MC: Vang, va sau 6 năm một Khánh Linh trong album mới đã có sự chín chăn và trưởng thành hơn như thể nào?

MMC: Vâng, nghĩa là một Khánh Linh đa phong cách, và Linh muốn tự khám pha chinh bản thân mình để có thể theo đuổi được rất nhiều thể loại âm nhạc khác

nhau

MC: Khi nghe mét số ca khúc trong album moi cua Linh thi thấy Lình đã có sự chuyển mình rất mới, rất khác lạ so với Khánh Linh trước đây Khi Khánh Linh

chuyển hướng sang nhạc Jazz có vấp phải những cái khó khăn gì nhiều không?

Trang 30

MC: Được biết là album “Giấc mơ mang tên mình” của Khánh Linh thì được thục hiện trong một thời gian rất nhanh, chỉ trong vòng có một tuân Tại sao lại có thể thực hiện nhanh đến như vay a?

MC: Vậy là giữa hai bạn đã có sự phối hợp rất ăn ý và làm việc trong một cường độ rất cao mới có thể ra một sản phẩm nhanh như vậy Với rất nhiễu cái mới như thế liệu có phải Khánh Linh đang muốn xây dựng cho mình một hình ảnh mới nào G6?

MC- Khánh Linh thân mễn! có một thời gian Khánh Linh chuyến vào TP Hà Chí Minh và cũng đã hoạt động ca hát ở trong đó, vậy một giọng ca đẹp của mảnh đất Hà Thành khi vào một môi trường mới đây cạnh tranh như vậy bạn có gặp khó khăn gì không?

MC: Khánh Linh là một trong những ca sĩ của miền Bắc vào miền Nam để lập nghiệp Phải chăng đây là một mảnh đất mà rất nhiều ca sĩ trông chờ vào một điều gì đó để họ có thể phát huy sự nghiệp, Khánh Linh có nghĩ như vậy không ?

MC: Trong những phần đầu của chương trình Linh có nhắc tới những hoạt động thiện nguyện của mình là đem lương thực, áo ấm đến cho người dân nghèo ở _

vung cao Vay Linh có thé chia sẻ rõ hơn về hoạt động này?

MC-: Vâng, một việc làm rất là có ý nghĩa khi chúng ta đang nhân rộng tam gương người tốt việc tốt Và những công việc thiện nguyện như vậy thì cũng là điều mà nhiễu nghệ sĩ, ca sĩ đang hướng tới Trước khi chia tay với ca sĩ Khánh Linh, chung ta sé cung nghe giọng hát của cô trong một ca khúc cùng tên với album, bài

hát “Giác mơ mang tên mình ” một sáng tác của nhạc sĩ Văn Phong - Câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp

Câu hỏi trực tiếp là câu hỏi đi thẳng vào vấn đề công chúng quan tâm

Ví dụ: Một số câu hỏi trực tiếp đi thắng vào vấn đề

PY: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về những chủ trương, chính sách về tình trạng di dân tự do thời gian qua ?

Trang 31

PV: Thua 6ng, giai phdp can co cho vén dé nay trong thời gian tới la gi a?

(Phỏng vấn Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Tăng Minh

Lộc về vấn đề di dân tự do)

Câu hỏi gián tiếp được đưa ra khi câu hỏi trực tiếp không được khách mời chấp nhận, trong tình huống tế nhị, với những vấn đề phóng viên không muốn để

lộ mục đích của mình Hoặc khi có sự căng thăng, phóng viên muốn tạo không

khí nhẹ nhàng cho buổi phỏng vấn Hoặc khi phóng viên muốn giới thiệu thêm thông tin trong câu hỏi

Trong cuộc phỏng vấn, phóng viên chuẩn bị câu hỏi cho cuộc phỏng vấn mới chỉ là một nửa công việc Phóng viên cần lắng nghe người trả lời và đưa ra những câu hỏi xuất phát từ câu trả lời, đây là kỹ năng tạo cho cuộc phỏng vấn thành công Nếu

phóng viên chuẩn bị quá kỹ câu hỏi có thể dẫn đến việc phóng viên sử dụng chúng

_ như cái máy tự động, không tập trung vào câu trả lời của khách mời

1.3.3 Yêu cầu đỗi với câu hỏi phỏng vẫn

- Câu hỏi đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, tránh làm cho khách mời cảm thấy sự

nặng nẻ, khó hiểu của loại ngôn ngữ thông thái, bác học Trong phỏng van, phóng

viên cân đơn giản hóa từ ngữ, sử dụng ngôn từ pho thông vì phóng viên không -

chỉ giao tiếp với khách mời mà đang giao tiếp với quảng đại quần chúng Phóng viên cần giải thích những thuật ngữ chuyên ngành, khó hiểu, những từ ngữ ám chỉ, trừu tượng nếu có trong bài phỏng vấn

_ Vĩ dụ: Phỏng vấn GS.TS Trần Thục, viện trưởng viện Khoa học Khí tượng -

Thủy văn và Môi Trường

BTV: Thưa giáo sư, vừa năm ngoái chúng ta mới công bố kịch bản vé biến đổi khí hậu và nước biển dâng và nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng có những mối liên

Trang 32

-Câu hỏi trong bài phỏng vẫn không bao ham câu trả lời, không để khách

mời hiểu ngầm rằng nhà báo có những ý thích riêng, vì điều này có thể làm cho khách mời đưa ra câu trả lời thiên lệch

-Câu hỏi cần “gây sự chú ý” cho khách mời Phóng viên cần tránh đặt câu hỏi chung chung, không dính dáng đến một giả thiết nào Câu hỏi phải xoay quanh vấn đề chính, tiến triển theo một logich nhất quán Phóng viên nên bắt đầu

từ những câu hỏi mở để đi đến câu hỏi chính xác, từ đơn giản đến phức tạp thể hiện cách hỏi đa dạng về một vấn đề Câu hỏi nhiều ý thường không đạt hiệu quả cao Cần tạo cho khách mời cảm thấy họ đang bị kéo vào van đề thực sự có nhiều

điều cần trao đổi

- Cần sử dụng câu hỏi mở trong phỏng vấn, không nhất thiết phải dẫn đến

câu trả lời duy nhất, rõ ràng và có thể đoán trước Cần gợi mở sao cho khách mời

có thể giúp phóng viên phát hiện ra những khía cạnh mới, những vấn đề phóng viên chưa nghĩ đến Khi phỏng vẫn, phóng viên dành cho khách mời một không

gian cho phép họ đưa ra cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng, nêu lên những tư

tưởng hay cũng có thê là những câu chuyện riêng Phóng viên không nên cô kêm

chế khách mời, tìm cách giữ họ trong khuôn khô chật hẹp của câu hỏi đã chuẩn bị trước, cũng không nên ngăn cán họ nói những điều trái với phóng viên và cho phóng viên biết những điều họ không thể đoán ra với tư cách là người quan sát

- Cuộc phỏng vấn không phải là thách thức đối với người được phỏng vấn,

phóng viên không nên tìm cách khiêu khích họ, đấu lý hay cần phải chiến thắng họ Cũng không cổ gắng “dồn vào chân tường” Ngược lại, phóng viên cũng không bộc lộ sự tôn kính thái quá, đưa ra những câu hỏi tâng bốc, làm cho khách mời sa vào việc quá đề cao bản thân, coi thường người đối thoại Phóng viên có nhiệm vụ tạo ra không khí tin tướng cho cuộc trao đổi, làm cho người được phỏng vấn yên tâm và tự tin với những nội dung thông tin họ có

— - Khi được phỏng vấn khách mời thường có một số vấn đề về tâm lý như

Trang 33

Về tâm lý tiêu cực: khách mời không thừa nhận hoạt động của nhà báo, luôn luôn công kích nhà báo, đi ngược với mục đích phỏng vấn Một dạng khách mời khác là đối tượng hay khoe khoang tìm nhà báo để chứng tỏ mình có mặt ở sự kiện; đối tượng dựa vào ô dù bè phái, phe cánh, sự nâng đỡ, che chắn bên trên

Về tâm lý tích cực: khách mời luôn bình tĩnh trước sự kiện, thẳng thắn tỏ rõ chính kiến, quan điểm; có trách nhiệm tìm hiểu nguyên nhân sự kiện, có trách nhiệm với hành động và câu trả lời của chính mình; cố gắng đưa ra cách giải quyết hợp lý

Nhóm trung lập: Khách mời giữ tư thế phòng thủ, biết sự việc, vấn đề thế nào là đúng, thế nào là sai Họ biết đánh giá, khẳng định, nhìn nhận sự kiện nhưng ngại

nói vì lý do nào đó do bên ngoài tác động hoặc do tính cách

Trên thực tế, khi thực hiện phỏng vấn, có một số lý đo khiến khách mời cung

cấp thông tin: do trọng trách, nhiệm vụ; thích được tiếp xúc với nhà báo, xuất hiện

trên báo chí; muốn trở thành người nỗi tiếng; muốn nói lên sự thật, vạch trần bất công; bày tỏ quan điểm, ý kiến, tình cảm; thích kế lại điều chứng kiến, tham dự; đề cao công việc của mình; phân bua điều oan trái; muốn được cảm thông, chia sẻ

Trong quá trình phỏng vấn phóng viên cần ghi chép hoặc sử dụng máy ghi âm

Điêu này sẽ giúp phóng viên tránh bỏ sót thông tin và tăng sự chính xác; phóng viên đễ dàng theo dõi trình tự, diễn biến các thông tin; đánh dấu hoặc nhắn mạnh thông tin, chi tiết quan trọng để ghi nhớ hoặc hỏi lại; ghi chép những điều quan

sát như dáng vẻ, giọng điệu, bối cảnh làm sinh động bài viết; phóng viên có vài cây bút (khác màu) khi phỏng vấn thuận lợi cho việc đánh dấu các phần cần lưu

Trang 34

Chuong 2: PHONG VAN PHAT THANH

2.1.Khái niệm và đặc điểm phỏng vấn phát thanh 2.1.1 Khái niệm

Theo Các thể loại báo Phát thanh của V Xmirnop quan niệm: Phỏng vấn trên đài phát thanh là hành vi thông tin giữa người được phỏng vấn, nhà bảo và thính giả Mục đích của thể loại này là thu thập thông tin nóng hồi, đáng quan tâm từ một nhân vật có thẩm quyên và am hiểu Cơ sở của thể loại này là sự xen kẽ giữa những câu hỏi và cầu trả lời, tạo thành một chỉnh thê thống nhất về nội dung ý nghĩa và cảm xúc có chưng một chủ đê

Tác giả cho rằng phỏng vấn là một trong những thể loại tiêu biểu nhất trong

lĩnh vực phát thanh, mang bản chất đối thoại Phỏng vấn phát thanh là thể loại phổ

biến nhất trong lĩnh vực chính luận phát thanh Nhờ thể loại này mà nhà báo có thể

giải quyết nhiều vấn đề thông tin cho công chúng, thông qua việc trình bảy những đề

tài rất khác nhau | Phỏng vấn phát thanh là một cuộc trò chuyện của nhà báo với những người đại diện tiêu biểu cho các nguồn thông tin có giá trị, truyền đạt đến công

chúng tiếp nhận băng thính giác

Có thể thấy một số đặc điểm cơ bản của thể loại phỏng vấn phát thanh, đó là tác

phẩm đề cập đến sự kiện, vấn đề thời sự nóng hổi, bức xúc trong dư luận Trong một tác phẩm phỏng vấn có ít nhất có 2 người tham gia Phóng viên đại diện cho cơ quan báo chí nêu câu hỏi cho khách mời nhằm thỏa mãn nhu cầu về thông tin của của công chúng Trong quá trình thực hiện phỏng vấn phát thanh, người hỏi chủ động khởi xướng, dẫn dắt câu chuyện theo mục đích đã đề ra

Phỏng vấn phát thanh đưa thông tin khách quan, chân thật từ nguồn tin Phỏng

vấn còn tăng tính hấp dẫn cho chương trình phát thanh nhờ việc đổi giọng Giúp

người nghe đài dễ nghe hơn so với chỉ dùng một giọng phát thanh viên; tác phẩm

Trang 35

được họ; phỏng vấn tạo điều kiện cho những nhân vật nổi tiếng, chuyên gia lành nghề, đại diện tiêu biểu của những nguồn thông tin có giá trị, truyền thông trực tiếp

đến người nghe Phỏng vấn phát thanh giúp công chúng dễ tiếp nhận hơn là việc đọc

tác phẩm phỏng vấn trên báo hoặc nghe, xem những tác phẩm báo chí khác chỉ có sự xuất hiện của phóng viên Khi đưa công chúng tham gia vào tác phẩm phỏng vấn sẽ tạo sự quan tâm của họ với chương trình, từ đó có thể tăng thêm lượng công chúng

đáng kể |

Tính chất đặc thù của phỏng vẫn phát thanh là phóng viên ghi âm cuộc trò

chuyện hoặc chuyền tải trực tiếp cuộc nói chuyện ấy qua sóng phát thanh Đây là hình thức đối thoại sống động trên sóng phát thanh Nếu thực hiện phương thức phát sóng trực tiếp, cuộc nói chuyện sẽ chuyên tải nguyên văn đến thính giả, kể cả thái độ, tâm lý của người được phỏng vấn thông qua lời nói của họ Nếu thực hiện phương thức

ghi âm và phát sóng lại, phóng viên có thể biên tập, cắt bỏ những yếu tố thứ yếu, những câu nói dài dòng, những tạp âm không cần thiết, nhưng không thể thay đổi chính quá trình diễn biến của cuộc đối thoại

Phỏng vấn phát thanh chuyển tải những giọng nói sống động của những người

tham gia đối thoại nên tính xác thực sẽ cao hơn và giúp cho người người nghe có cảm xúc hơn Trong loại hình này, nhà báo là người trung gian, cầu nối giữa nguồn thông | tin và công chúng thính giả Nhà báo là trung gian cầu nối tích cực và sáng tạo

2.1.2 Đặc điểm

2.1.2.1 Đặc điểm về nội dung

- Tác phẩm phỏng vấn phát thanh thể hiện trực tiếp quyền được thông tin của

nhân dân, tính dân chủ của báo chí Đối với những sự kiện nóng hồi, những vấn dé

bức xúc công chúng muốn biết, nhà chức trách phải giải thích, trả lời trước công chúng Thông qua phỏng vấn phát thanh trên sóng công chúng có thể phản hồi ngay

lập tức những hiểu biết, tình cảm về sự kiện, vấn đề đang xảy ra, hoặc phản hồi khăng

Trang 36

- Phỏng vấn phát thanh thể hiện tính trực tiếp, khách quan, chân thực trong việc

giải thích và giải đáp các sự kiện và vấn đề thời sự Người cung cấp thông tin tham gia trực tiếp vào chương trình bày tỏ ý kiến, thái độ biểu cảm cá nhân bằng chính lời

nói của mình

Phỏng vấn phát thanh thê hiện tính chân thực cao do câu hỏi của phóng viên và câu trả lời của khách mời được ghỉ lại qua máy ghỉ âm Thông qua tiếng nói trực tiếp, công chúng có thể cảm nhận, biết được diễn biến tình cảm, đoán biết được mối quan

tâm của phóng viên và người trả lời với vẫn đề nêu ra

- Phỏng vấn phát thanh có thể đưa thông tin đến với công chúng nhanh chóng Khi một sự kiện xảy ra, nếu không có điều kiện đến gặp trực tiếp đối tượng liên quan, phóng viên có thể thực hiện phỏng vấn phát thanh qua điện thoại Tác phẩm

phỏng vấn có thể được biên tập lại hoặc phát trực tiếp

Phỏng vấn phát thanh còn có thể đưa tin nhanh chóng bằng cách mời khách

mời đến studio để trả lời và phát sóng trực tiếp đến công chúng thính giả

- Phỏng vấn phát thanh có sự sinh động, hấp dẫn: hình thức đối thoại giúp tạo

ra sự sinh động trong bài phỏng vấn phát thanh Tuy nhiên sự hấp dẫn có thê tăng lên

khi phóng viên đưa ra những câu hỏi bất ngờ, khiếu khích tạo điều kiện để khách mời

trả lời đúng bản chất vấn đẻ, sự kiện đang bàn tới Phóng viên cần hạn chế câu hỏi

chuẩn bị sẵn, mà cần phát huy tối đa câu hỏi “xuất phát từ câu trả lời” của khách mời

se Vidul: MC: Sau cuộc thi Việt Nam ldol Trung Quán đã có kế hoạch cụ thể về

con đường âm nhạc sắp tới chưa và bạn có thể chia sẻ một vài thông tin với thính giả của Radio Online được khơng? |

© Trung Quân: Thật sự Quân đã quyết tâm theo đuối con đường âm nhạc này lâu đài cho nên Quân cũng có những kế hoạch đài hơi và từ từ Quán nghĩ là mình không nhất thiết phải vội vã vì vị trí của Quân trong cuộc thi không phải quả gap gap dé lam

Trang 37

noi dé Quán gặp mặt những cái người đã ủng hộ Quân, những ƒan của Quân ở thành

phố Hà Nội

© MC: Qua là thú vị, vậy sắp tới Quân sẽ có một cải Mini show ở thành phó Hà Nội Vậy Trung Quân có thể giới thiệu đôi nét về Mini Liveshow sắp tới ở Hà Nội

được không?

e Trung Quản: Mimi Liveshow lần này của Quản có chủ đề “phố”, Quản muốn đem một chút gì đó hương vị của thành phố mà Quân sinh ra đó là Đà Lạt để đem nó tới Hà Nội ,Mini Liveshow này đơn giản và nhẹ nhàng thôi khơng hồnh tráng

(Phỏng vấn Ca sĩ Trung Quân Idol)

Ở đoạn phỏng vấn trên, khi ca sĩ nhắc đến Mini Show ở Hà Nội thì phóng viên

đã dựa vào đó để đề nghị ca sĩ giới thiệu thêm về chương trình đó Đây có thể là

những câu hỏi chưa được phóng viên chuẩn bị sẵn mà nó xuất phát từ câu trả lời của

nhân vật

Vi du 2: Phóng viên: Váng xin chào bà Vũ Kim Hạnh, thưa bà nếu phân tích

sâu thì theo bà: thị trường các nước ASEAN có những điểm gì tương đông và có điểm gì khác biệt để hàng hóa của chúng ta có thể tiếp cận ạ?

Người trả lời: Thật ra thị trường có tương động hay không tương đồng thì bây giờ chúng ta cũng phải nghĩ rằng mỗi một nước, một doanh nghiệp thì sản phẩm của nó nằm trong một chuỗi giá trị của khu vực hay là chuỗi giá trị của toàn cẩu Ví dụ như có người nói 13/15 sản phẩm của Việt nam tương đồng với Indonesia nên cơ hội thị trường của chúng ta không nhiều Nhưng tôi nghĩ sản phẩm của Việt Nam hiện

nay vẫn còn 70% là nông nghiệp thì có thể bù đắp tốt cho những nước ASEAN khác

Trong 10 nước phát triển công nghiệp tốt hơn hoặc phát triển dịch vụ tốt hơn thì họ vẫn cân tới sản phẩm của chúng ta và ngược lại, sản phẩm của chúng ta là nông sản thì cũng cân đến công nghệ mới, những dịch vụ hiện đại để gia tăng giá trị của sản phẩm Do đó tôi nghĩ tương động hay không tương động thì tính theo một giá trị

Trang 38

Phỏng viên: Như bà vừa phân tích thì rõ rang chúng ta có lợi thế ở một số mặt

hàng nông sản, vậy cộng thêm kinh nghiệm nhiều năm hoạt động chương trình “hàng

Việt nam chất lượng cao ” thì theo bà thì những mặt hàng nào của Việt Nam có thể cạnh tranh được với thị trường các nước ASEAN ạ?

Phóng viên: Thưa bà, như ở trên bà đã nói rằng bà rất lo vì hàng hóa của các nước ASEAN sẽ tràn vào nước ta với giá rẻ khi mà được cộng đông kinh té hình thành

thì theo bà doanh nghiệp trong thời gian còn lại cân tập trung vào những khâu nào nhằm tăng lợi thể cạnh tranh giữ vững sân nhà ạ? |

(Phỏng vấn bà Vũ Kim Hạnh- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao về thị trường hàng hóa ASEAN)

Hai câu hỏi sau của đoạn phỏng vấn trên, phóng viên xây dựng từ câu trả lời của khách mời dựa trên những câu như: N⁄⁄ bà vừa phân tích thì ; Thưa bà, như ở trên bà đã nói rằng

- Thông tin trong phỏng vấn do người trả lời chịu trách nhiệm, bằng chính lời nói của mình trong quá trình cung cấp thông tin Trong phỏng vấn, nhà báo chỉ nêu

cầu hỏi, không được thêm thắt thông tin mà người trả lời không nói tới Khi người trả

lời yêu cầu nghe lại tác phẩm trước khi phát sóng thì nhà báo phải thực hiện yêu cầu

đó

2.1.2.2 Đặc điểm về hình thức

Cuốn Các thể loại báo Phát thanh của V Xmirnop cho rằng: Câu trúc của bài phỏng vấn phát thanh gồm ba phần: phần vào đề ngắn, phần chính và phan kết

luận Ở phần vào để, thính giả được giới thiệu về chủ đề, và thành phần người được tham gia trao đôi, phóng viên cần giải thích rõ tại sao lại lựa chọn nhân vật

đó để trả lời phỏng vấn Trong phần vào đề phóng viên cần nêu câu hỏi, đưa ra

chủ đề có thể đang làm nhiều người trăn trở, và chủ đề có khả năng thu hút những

Trang 39

Trên thực tế, một tác phẩm phỏng vấn phát thanh thường có cấu trúc như sau: - Phóng viên giới thiệu chương trình; tên người phỏng vấn; tên người được phỏng vấn; mục đích phỏng vấn Thứ tự các nội dung này có thể được thay đổi tùy theo sự sắp xếp của phóng viên

VD: Mời quý vị và các bạn theo đỗi cuộc Phỏng vấn giữa phóng viên Đài Tiếng nói Việt nam với nhạc sĩ Thanh Tùng về vấn đề bản quyền tác giả, chương trình ao phóng viên Đặng Linh thực hiện

Hoặc: Thưa các bạn hiện nay dự luận cho rằng trong kỳ thi tuyển sinh đại học

năm 2015 sẽ có nhiều thay đổi lớn về cách thức và nội dụng, để hiếu thêm về vấn để

này mời các bạn nghe cuộc phỏng vấn của phóng viên Thu Hà với Bộ trưởng bộ Giáo

duc- Dao tao Pham Vũ Luận vé những thay đổi này

- Phóng viên nêu câu hỏi và khách mời trả lời Đây là phần chính cung cấp thông tin cho thính giả Đề có một tác phẩm phỏng vấn hấp dẫn, cần phải có sự chuẩn bị chuyên nghiệp và nghệ thuật từ phóng viên

Theo Hướng dan cach viét bdo cia Jean- Luc martin- Lagardette, dé có cuộc

phỏng vẫn hấp dẫn, để công chúng theo dõi đến hết cuộc phỏng vấn thì người được

hỏi phải chấp nhận một chút mạo hiểm khi trả lời những câu hỏi của nhà báo Tức là,

người được hỏi sẽ trả lời những câu hỏi mà họ không được chuẩn bị trước Nếu tất cả

đều được chuẩn bị trước, còn đâu hứng thú Các tác giả cũng nêu ra một số điều kiện để phỏng vấn có thể được thực hiện trôi chảy và hấp dẫn:

+ Cuộc phỏng vấn luôn là một cuộc đấu, một cuộc khâu chiến nơi hai nhân vật

chính là nhà báo và khách mời đều cần phải chứng minh khả năng của mình và cần phải tôn trọng lẫn nhau Nếu một trong hai người quá yếu, thì kết quả cuộc phỏng vẫn sẽ bị ảnh hưởng Hoặc người được phỏng vấn sẽ nói bất kỳ điều gì anh ta muốn mà

không bị bác lại và sẽ điều khiển nhà báo, hoặc người được phỏng vẫn sẽ thu mình

Trang 40

Chất lượng cuộc phỏng vấn sẽ tồi tệ hơn nếu người được hỏi là cấp trên hay

người giao việc cho nhà báo Cuộc phỏng vấn sẽ trở nên hời hợt và nhạt nhẽo trừ khi nội dung thông tin phải thật mới và bổ ích hoặc đặc biệt hấp dẫn với thính giả

+ Nhà báo không nên xin xỏ để được thực hiện cuộc phỏng vấn Nhà báo đại

diện cho công chúng thính giả, là người được công chúng ủy quyền để thu thập thông

tin Người được phỏng vấn không chỉ nói một mình cho nhà báo nghe, mà thông qua kênh sóng, họ tiếp cận với đông đảo công chúng Do vậy, khi khách mời “hạ cố” đồng ý phỏng vấn, nghĩa là họ gián tiếp “ban ơn” cho công chúng

+ Trong cuộc phỏng vấn, nhà báo phải luôn ở thế chủ động, luôn dẫn dắt khách

mời theo chủ đề được xác định trước Nếu không giữa nhà báo và khách mời phải có

sự “ngang sức” với nhau Tránh trường hợp khách mời lấn át nhà báo Đồng thời, câu

hỏi của phóng viên được đưa ra cần khéo léo và tôn trọng, phóng viên đang hỏi và trao đổi không phải là một quan tòa đang thâm vấn

- Phần kết của bài phỏng vấn, phóng viên tóm tắt luận điểm và cảm ơn thính

giả

Ví dụ: Thưa quý vị va cdc ban, bién đổi khí hậu hiện nay đang cho thấy sự thay

đổi khó lường với nhiễu kiểu thời tiết cực đoan Cho đến nay biến đổi khí hậu vân còn

là một bài toỉn rất khó, không chỉ thách thức với tình hình kinh tế ở Việt Nam mà còn diễn ra ở các nước trên toàn cẩu, để tăng cường năng lực khoa học và hiểu biết về tác động biến đổi khí hậu đối với Việt Nam, đồng thời góp phẩn phòng chống và giảm

tránh các thiệt hại đảng tiếc, các tổ chức, đơn vị liên quan hãy cùng góp sức xây

dựng kịch bản biến đổi khí hậu sẽ được cập nhập vào năm 2015

Chương Trình Con Đường Tri Thức đến đáy là hết Xin cảm ơn quý vị thính giả

đã chú ý lắng nghe Xin tam biệt và hẹn gặp lại

(Chương trình : Con Đường Tri Thức của Đài Tiếng nói Việt Nam; phát sóng ngày:

23/12/2013)

Đối tượng của bài phỏng vấn là con người Con người là chủ thể tham gia vào

Ngày đăng: 08/11/2022, 00:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w