Phầnthưởngchoconthếnào
Các bậc cha mẹ ngày nay thườngthể hiện sự yêu thươngcon cái
bằng cách tặng quà thật nhiều hco con cái. Họ cho rằng đó là cách
thể hiện tình yêu thương con, đôi khi cách tặng quà chiều theo ý trẻ
là một cách chuộc lại lỗi lầm của cha mẹ vì do bận rộn với công việc
mà không có thời gian bên cạnh chăm sóc chúng.
Rất nhiều trường hợp các bậc cha mẹ làm hư con cái khi tỏ ra
"nhượng bộ" trước lỗi lầm của con. Vì làm một công việc chiếm nhiều
thời gian nên không lắm lúc các bậc phụ huynh ở cạnh con cái. Do
cảm giác có lỗi vì không có đủ thời gian dành cho con, họ có khuynh
hướng "đền bù" quá mức khi bọn trẻ yêu cầu làm điều gì đó.
Vì thế, bọn trẻ cũng nhanh chóng học được cách "vòi vĩnh" từ bố mẹ
chúng như dùng thủ thuật "đôi mắt buồn" hay dùng chiêu "áp lực từ
bạn bè". Và ba mẹ chúng lại cứ tiếp tục chiều chuộng chúng dù trong
lòng họ vẫn biết mình đang làm hư con.
Việc cho trẻ nhiều quà thay vì thời gian, người mẹ đã vô tình nhấn
mạnh tầm quan trọng của vật chất đến nỗi bọn trẻ dần tập khẳng
định bản thân bằng vật chất. Và nếu chúng không còn những thứ vật
chất đó, chúng sẽ cảm giác trống rỗng. Cha mẹ không thể dùng vật
chất để bù vào thời gian nhằm thể hiện tình yêu thương đối với
chúng. Đòi hỏi về vật chất là vô hạn và vật chất không thểnào lấp
đầy lỗ hổng thiêng liêng mà chỉ cha và mẹ mới có thể làm được.
Bọn trẻ ngày nay bộc lộ quá nhiều sự tức tối vì chúng cảm thấy bị
cha mẹ bỏ rơi. Những ông bố bà mẹ này đã đặt công việc ở vị trí ưu
tiên hơn gia đình.
Theo chuyên gia tâm lý cho biết các bậc cha mẹ gặp khó khăn khi
dạy trẻ tính kỷ luật và lễ phép do tác động của ba yếu tố sau:
1. Tình trạng mệt lử và kiệt sức
Cha mẹ không thể nói "không" vì không đủ năng lượng làm điều đó.
2. Cảm giác có lỗi
Cha mẹ không thể dành nhiều thời gian hơn với con, thay vào đó họ
lại cho chúng quà.
3. Một xã hội thiếu tình thương
Theo một chuyên gia tâm lý, "những người có thời ấu thơ bất hạnh
thường sẽ gặp một cuộc hôn nhân thiếu tình yêu. Tình yêu duy nhất
mà họ có được là từ các con, vì thế họ e ngại áp dụng kỷ luật đối với
chúng vì nghĩ rằng các con sẽ không cònthương yêu họ nữa"
Bạn có bao giờ nghĩ rằng do bạn không thể nói "không" với trẻ, bạn
đã làm hại chúng không? Sau đây là ba câu hỏi bạn cần đặt ra cho
chính mình:
1. Có phải con bạn thật sự hưởng được những điều chúng nhận
được từ cha mẹ?
Một vài bậc cha mẹ thườngthưởngchocon dù thật sự chúng không
thực hiện điều gì to tát để nhận phần thưởng. Trẻ có thể tự dọn dẹp
đồ chơi trong phòng mình, thu dọn quần áo gọn gàng hay giúp mẹ đổ
rác. Không phải là bạn thật sự cần chúng giúp đỡ những việc như
thế, chỉ vì điều đó sẽ giúp trẻ biết suy nghĩ và trở nên khéo léo hơn
mà thôi.
2. Có phải con bạn đánh giá vật chất cao hơn?
Nếu không bị kềm hãm, sự thèm muốn vật chất sẽ trở nên vô chừng.
Một khi việc này xảy ra, nó sẽ bóp nghẹn sự phát triển tình cảm thật
sự. Trẻ sẽ không màng đến việc chúng có thiết lập được các mối
quan hệ lành mạnh và tốt đẹp hay không. Điều chúng quan tâm chỉ là
việc chúng sẽ nhận thêm bao nhiêu món quà mà thôi.
3. Có phải bạn đang dùng vật chất để xoa dịu trẻ?
Quần áo và đồ chơi có thể làm trẻ vui sướng tạm thời nhưng niềm
hạnh phúc đó sẽ không kéo dài.
Nhiều bậc cha mẹ đôi lúc tự hỏi nếu họ không thỏa mãn những gì
con họ muốn, phải chăng chúng sẽ không yêu họ nhiều như trước.
Tuy nhiên, họ phải lưu ý đến việc các con có thể trở thành nạn nhân
của chính người cha hay mẹ.
Trẻ sẽ không thể tự lo liệu cho bản thân đồng thời mất hẳn ý thức
hoàn thành công việc của mình. Chúng chỉ biết đòi hỏi, vòi vĩnh cha
mẹ phải thực hiện những điều chúng muốn.
Tóm lại, khi bạn nói "không" với trẻ, bạn phải cho trẻ thấy đúng là ý
bạn muốn thế và bạn luôn phải làm đúng những gì mình nói; không
nên miệng thì nói "không" nhưng vẫn chiều theo ý trẻ.
. Phần thưởng cho con thế nào
Các bậc cha mẹ ngày nay thường thể hiện sự yêu thương con cái
bằng cách tặng quà thật nhiều hco con cái. Họ cho rằng. cần đặt ra cho
chính mình:
1. Có phải con bạn thật sự hưởng được những điều chúng nhận
được từ cha mẹ?
Một vài bậc cha mẹ thường thưởng cho con dù thật