CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
o0o
ĐỀ THITỐTNGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II
NGHỀ HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
MÃ ĐỀ: H - LT 23
Hình thức thi: Tự luận
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)
ĐỀ BÀI
PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC
Câu 1 (02 điểm): Ứng suất và biến dạng hàn là gì? Các nguyên nhân gây ra ứng
suất và biến dạng khi hàn?
Câu 2 (02 điểm): Thực chất, đặc điểm, của phương pháp hàn MAG? Nêu sự khác
nhau cơ bản giữa hàn MIG và hàn MAG?
Câu 3 (03 điểm): Nêu tác dụng của lớp thuốc bọc que hàn hồ quang tay? phân
loại que hàn hồ quang tay?
PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
o0o
ĐÁP ÁN
ĐỀ THITỐTNGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II
NGHỀ HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
MÃ ĐỀ: HLT 23
TT NỘI DUNG ĐÁPÁN ĐIỂM
Câu 1
(02 điểm)
1. Ứng suất và báên dạng hàn là trạng thái ứng suất và biến dạng do quá
trình hàn gây ra trong khi hàn và tồn tại trong kết cấu sau khi hàn. Nó
có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng và khả năng làm việc của kết
cấu hàn.
0.5
2. nguyên nhân chính gây ra ứng suất biến dạng khi hàn:
- Nung nóng không đồng đều kim loại ở vật hàn làm cho những vùng
ở xa nguồn nhiệt ít bị biến dạng nhiệt chúng sẽ cản trở sự biến dạng ở
vùng lân cận mối hàn do vậy sẽ xuất hiện ứng suất trong mối hàn và
vùng kim loại lân cân nó.
0.5
- Độ co ngót của kim loại nóng chảy ở mối hàn sau khi kết tinh. Kết
quả trong mối hàn sẽ xuất hiện các lực nén theo phương dọc cũng như
phương ngang so với trục mối hàn tạo ra trường ứng suất dư ở đó
0.5
- Sự thay đổi tổ chức kim loại ở vùng tiệm cận mối hàn là những
thay đổi về kích thước và vị trí sắp xếp của các tinh thể kim loại, đồng
thời kéo theo sự thay đổi thể tích của kim loại trong vùng ảnh hưởng
nhiệt. Sự thay đổi cục bộ như vậy dẫn đến việc tạo thành nội ứng suất.
Khi hàn các thép hợp kim và các bon cao có khuynh hướng tôi thì các
ứng suất này có thể đạt tới các giá trị rất cao.
0.5
Câu 2
(02 điểm)
1. Thực chất và đặc điểm của phương pháp hàn MAG
* Thực chất: 0.5
Hàn MAG là quá trình hàn nóng chảy, trong đó nguồn nhiệt hàn
được cung cấp bởi hồ quang tạo ra giữa điện cực nóng chảy (dây hàn)
và vật hàn. Hồ quang và kim loại nóng chảy được bảo vệ khỏi tác dụng
của môi trường xung quanh bằng khí hoạt tính
0.5
* Đặc điểm:
- CO
2
là loại khí dễ kiếm, dễ sản xuất, giá thành thấp 0.15
- Năng suất hàn cao gấp 2,5 lâmn so với hàn hồ quang tay. 0.15
-Hàn được mọi vị trí trong không gian. 0.15
- Chất lượng mối hàn cao, ít bị cong vênh do tôc độ hàn cao, nguồn
nhiệt tập trung, hiệu suất sử dụng nhiệt lớn, vùng ảnh hưởng nhiệt hẹp.
0.15
- Điều kiện lao động tốt hơn so với hàn hồ quang tay trong quá trình
hàn ít sinh ra khí độc.
0.15
2. Sự khác nhau cơ bản của hàn MIG và hàn MAG:
-Hàn MIG sử dụng khí bảo vệ là khí trơ (Ar, He hoặc hỗn hợp khí
Ar + He)
0.15
-Hàn MAG sử dụng khí bảo vệ là khí hoạt tính. 0.1
Câu 3
(03 điểm)
1. Tác dụng của lớp thuốc bọc que hàn:
- Nâng cao tính ổn định của hồ quang.
- Bảo vệ kim loại lỏng khỏi tác động của không khí ngoài môi trường
- Bổ xung nguyên tố hợp kim để nâng cao cơ tính mối hàn.
- Khử ôxy khỏi kim loại mối hàn
- Làm cho quá trình hàn thuận lợi và nâng cao hiệu suất làm việc.
0.5
2. Phân loại que hàn hồ quang tay: 0.5
a. Theo công dụng:
Que hàn được chia thành các nhóm sau:
+ Que hàn thép cacbon và thép hợp kim kết cấu.
+ Que hàn thép hợp kim chịu nhiệt.
+ Que hàn thép hợp kim cao và có tính chất đặc biệt.
+ Que hàn đắp
+ Que hàn gang…
b. Theo phần hóa học của lớp thuốc bọc:
+ Que hànn tính axít (ký hiệu là A): Thuốc làm vỏ bọc que hàn
loại này được chế tạo từ các loại ôxýt (sắt, mangan, silic), ferômangan
Que hàn vỏ thuốc loại này có tốc độ chảy lớn, cho phép hàn bằng cả hai
loại dòng điện xoay chiều và một chiều, hàn ở hầu hết vị trí trong
không gian. Nhược điểm của nó là mối hàndễ có khuynh hướng nứt
nóng, nên rất ít dùng đểhàn các loại thép có hàm lượng lưu huỳnh và
cacbon cao.
0.5
+ Que hàn tính kiềm (ký hiệu là B): Ttrong vỏ thuốc chủ yếu là các
thành phần như: canxi cacbonat, magiê cacbonat, huỳnh thạch, ferô
mangan, silic, titan Khi hàn se tạo ra khí bảo vệ là CO và CO
2
do phản
ứng phân ly của cacbonat. Que hàn thuộc hệ bazơ thường chỉ sử dụng
với dòng điện hàn một chiều đấu nghịch. Mối hàn ít bị nứt kết tinh,
nhưng rất dễ bị rỗ khí. Có thể sử dụng que hàn loại này đểhàn các loại
thép có độ bền cao, các kết cấu hàn quan trọng.
0.5
+ Que hàn xenlulo (ký hiệu là O hay C): Lõi que hàn này có chứa
nhiều tinh bột, xenlulô, để tạo ra môi trường khí bảo vệ cho quá trình
hàn. Muốn tạo xỉ tốt thường cho thêm vào hỗn hợp thuốc một số quang
titan, mangan, silic và một số fêrô hợp kim. Đặc điểm của loại qua hàn
này là tốc độ đông đặc cảu vũng hàn nhanh nên có thể sử dụng đểhàn
đứng từ trên xuống, thích hợp đểhàn với dòng điện một chiều cung như
xoay chiều.
0.5
+ Que hàn rutin (ký hiệu là R): Trong thuốc bọc có thành phần như:
ôxýt titan, grafit, mica, canxi và magiê cacbonat, ferô hợp kim Que
hàn loại này sử dụng đối với cả dòng điện xoay chiều và một chiều, hồ
quang cháy ổn định, mối hàn hình thành tốt, ít bắn tóe, nhưng dễ bị rỗ
khí và nứt kết tinh trong mối hàn.
0.5
. - Hạnh phúc
o0o
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II
NGHỀ HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
MÃ ĐỀ: HLT 23
TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu. do - Hạnh phúc
o0o
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II
NGHỀ HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
MÃ ĐỀ: H - LT 23
Hình thức thi: Tự luận
Thời gian: