Xử trítainạn:Sơcứu-Cấpcứukịpthời
có thểcứumạngngười
Xử trítainạn:Sơcứu-Cấpcứukịp
thời cóthểcứumạngngười
NGỪNG TUẦN HOÀN, HÔ HẤP
Nguyên nhân:
- Tainạn .
- Biến chứng bất ngờ của một bệnh .
Triệu chứng
Ngừng tuần hoàn : thường báo hiệu trên máy chiếu điện tâm đồ hoặc biểu
hiện lâm sàng: bất tỉnh, có khi co giật; xanh tái toàn thân, da lạnh; mất
mạch bẹn và mạch cảnh; không đo được huyết áp; ngừng thở đột ngột hoặc
từ từ. Khi có dấu hiệu đồng tử 2 bên giãn là triệu chứng tổn thương não
nặng nề.
Xử trí:
Yêu cầu:
- Bảo đảm tuần hoàn não .
- Bảo đảm tiếp oxy có hiệu quả .
- Chống nhiễm toan .
- Phải cấpcứu bệnh nhân ngay tại chỗ không chậm trễ một giây phút nào.
- Phải cấpcứu liên tục, không gián đoạn.
Nguyên tắc hồi sinh nội khoa là : Khẩn trương, bình tĩnh, kiên nhẫn. Hồi
sinh trong hai giờ không có kết quả mới nên thôi.
Xoa bóp tim:
- Ðặt bệnh nhân nằm ngửa trên một nền cứng, đầu thấp, chân gác cao.
- Quỳ bên phải bệnh nhân, đặt lòng bàn tay trái ở 1/3 dưới xương ức bệnh
nhân, không ấn lên xương sườn, lòng bàn tay phải đặt trên bàn tay trái.
Dùng sức mạnh của 2 tay và cơthể ấn mạnh, nhịp nhàng 60 lần/phút. Lực
ấn phải đủ cho xương ức và lồng ngực bệnh nhân xẹp xuống khoảng 4cm
nhưng không quá nặng tùy theo thể trạng bệnh nhân gầy hoặc béo, lồng
ngực to hay nhỏ, chắc hay mềm mà xác định lực ấn.
Dấu hiệu xoa bóp có hiệu quả:
- Mỗi lần ấn, sờ thấy mạch bẹn đập.
- Huyết áp động mạch: 70-100mmHg.
- Ðồng tử không giãn to do não thiếu máu.
- Sắc mặt bệnh nhân hồng hơn.
Chống chỉ định xoa bóp tim khi bệnh nhân bị vết thương ở lồng ngực, ứ
máu, chảy máu màng ngoài tim, màng phổi, khí thũng phổi.
Biến chứng của xoa bóp tim:
- Gẫy xương ức, vỡ gan, vỡ lách, chảy máu màng ngoài tim, màng phổi
rất ít gặp.
- Gẫy xương sườn thường gặp hơn nhưng cần cố tránh.
- Tràn khí màng phổi cóthể xảy ra nếu đồng thời vừa ấn tim vừa thổi ngạt
rất mạnh.
Thổi ngạt
- Quỳ bên trái, gần đầu bệnh nhân.
- Chuẩn bị bệnh nhân : đường khí đạo của bệnh nhân phải thông suốt: lau
sạch mồm họng, lấy hết dị vật, răng giả, thức ăn, đờm rãi ; cổ ưỡn tối đa,
độn gối dưới cổ bệnh nhân, kéo mạnh hàm dưới ra phía trước và lên trên
cho lưỡi không tụt ra sau bịt khí quản.
- Tiến hành thổi ngạt :
* Bóp mũi bệnh nhân bằng ngón cái và ngón trỏ.
* Ðặt 1 lớp gạc mỏng ở miệng bệnh nhân được giữ cho há to.
* Hít vào thật sâu, áp mồm vào mồm bệnh nhân thổi mạnh và dài hơi, làm
sao cho lồng ngực bệnh nhân nở rộng ra, mỗi phút thổi 15 lần, khi thổi thì
người ấn tim ngừng ấn (4 lần ấn tim, 1 lần thổi ngạt).
* Thỉnh thoảng lau đờm rãi cho đường hô hấp luôn được lưu thông.
* Nếu ngườicấpcứu chỉ có một mình thì vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt, cứ
15 lần ấn tim thì 2 lần thổi ngạt liền, mạnh và sâu.
* Nếu bệnh nhân nôn, co giật hoặc cứng hàm thì cóthểthổi vào mũi, ở trẻ
nhỏ cóthểthổi cả vào mũi lẫn mồm.
Cấp cứungười bị ngất xỉu
Một ngườicóthể bị ngất do cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất
máu nhiều, thiếu ôxy, bệnh tim hay say nóng, say nắng Gặp tình huống
này, cần để người bệnh nằm thấp đầu ở nơi thoáng khí, yên tĩnh; nới lỏng
quần áo để máu dễ lưu thông.
Triệu chứng của ngất :Người bệnh tự nhiên thấy choáng váng, hoa mắt,
chóng mặt, ù tai rồi ngã lăn ra; có khi toát mồ hôi, da nhợt nhạt, chân tay
lạnh. Tuần hoàn và hô hấp ngừng hoặc rất yếu, huyết áp hạ, đồng tử giãn.
Sau khi đặt bệnh nhân nằm và nới lỏng quần áo, cần xoa bóp, kích thích lên
cơ thể như giật tóc mai, tát vào má, đắp khăn ướt lên mặt, xoa bóp bằng cồn
long não, cho ngửi amoniac, giấm Đồng thời gọi nhân viên y tế để tiêm
thuốc trợ tim. Nếu có điều kiện, cần châm cứu các huyệt nhân trung, thập
tuyền. Trong trường hợp ngất nặng, ngoài cách xửtrí như trên còn phải làm
hô hấp nhân tạo hoặc thổi ngạt, ấn tim ngoài lồng ngực.
Một số bài thuốc Nam cóthể đem lại hiệu quả trong việc chữa ngất:
- Gây hắt hơi : Quả bồ kết nướng giòn, tán mịn, thổi nhẹ vào 2 lỗ mũi; hoặc
đốt bồ kết, thổi khói vào 2 lỗ mũi. Cũng cóthể dùng lông gà ngoáy kích
thích niêm mạc trong mũi để gây hắt hơi.
- Nếu chân tay lạnh, dùng gừng tươi 12 g, tỏi 4 g giã nhỏ, cho thêm 20 ml
nước sôi, vắt lấy nước, lọc trong, sau đó cho thêm 5 ml rượu trắng, khuấy
đều cho uống.
Cấp cứungười chết đuối
Chết đuối là hiện tượng tử vong do ngạt nước, cóthể xảy ra với cả những
người bơi giỏi mà chủ quan. Điều quan trọng nhất trong cấpcứunạn nhân
là phải khẩn trương thực hiện sơ cứu.
Nếu nạn nhân còn thở và tim còn đập nhẹ, chỉ cần đặt nằm đầu thấp, thay
quần áo, ủ ấm, dùng ngón tay quấn gạc hoặc khăn tay móc hết đờm dãi
trong mồm. Sau đó, cho uống 20 ml rượu cấpcứu hoặc nước chè đường
nóng. Nên cho uống kháng sinh để phòng viêm phổi, tiêm dưới da cafein
0,25 g và dầu long não 0,2 g để trợ sức, trợ lực.
Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược
đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó móc hết đờm
dãi trong mồm và cởi ngay quần áo, làm hô hấp nhân tạo.
Với người chết đuối, làm hô hấp nhân tạo theo phương pháp nằm sấp là tốt
nhất: đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng về một bên, ngườicấpcứu quỳ ở
phía đầu nạn nhân, dùng hai bàn tay ấn mạnh lên vùng bả vai để nạn nhân
thở ra. Sau đó, cầm hai cánh tay đưa lên và ra sau để nạn nhân thở vào, làm
10-20 lần/phút.
Cũng cóthể áp dụng phương pháp thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực.
Tiêm dưới da lobelin 0,01 g (để trợ hô hấp), cafein 0,25 g và dầu long não
0,2 g (để trợ lực). Kết hợp thêm các biện pháp sưởi ấm, xát ngoài da. Khi
nạn nhân đã hồi phục, cho uống 20 ml rượu cấp cứu, nước chè đường nóng,
tiêm kháng sinh để phòng viêm phổi, sau đó chuyển đến cơsở y tế để theo
dõi, điều trị tiếp.
Cấp cứunạn nhân trong TaiNạn Giao Thông : Dưới 12 giờ, cơ hội sống
cao hơn 2,56 lần
Ban An toàn giao thông TP.HCM vừa công bố kết quả đề tài nghiên cứu
khoa học về an toàn giao thông thực hiện cùng Bệnh viện Chợ Rẫy, qua đó
cho thấy với các nạn nhân bị tainạn giao thông (TNGT) có chỉ định can
thiệp phẫu thuật, bệnh nhân cóthời gian vàng (từ lúc xảy ra TNGT đến lúc
được can thiệp của nhân viên y tế) nhỏ hơn hoặc bằng 12 giờ thì cócơ hội
sống cao hơn 2,56 lần so với các nạn nhân được cấpcứu trễ.
Nghiên cứu cũng đề cậptại TP.HCM, phương tiện vận chuyển nạn nhân bị
Tai Nạn Giao Thông từ hiện trường đến Bệnh viện Chợ Rẫy đa phần là xe
gắn máy, cho thấy sự xửtrí nhanh. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cảnh báo xe
máy là phương tiện vận chuyển không an toàn đối với bệnh nhân bị tổn
thương vùng cột sống, nhất là cột sống cổ.
Cầm máu vết thương
Khi bị vết thương chảy máu, cần :
- Nâng cao phần bị thương lên.
- Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết
thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy.
- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn
nhân đang mất nhiều máu:
* Cứ ấn chặt vào vết thương.
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt.
* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa
đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng
rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơsở y tế.
Chú ý :
- Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp
vào vết thương mà máu không thể cầm được.
- Cứ 30 phút lại nới lỏng dây ga rô một lát để xem còn cần buộc ga rô nữa
hay không và để cho máu lưu thông.
- Nếu máu chảy nhiều hoặc bị thương nặng, để cao chân và đầu thấp để đề
phòng sốc.
Để nối chi thành công, cần bảo quản tốt phần chi đứt lìa
Khi tainạn gây đứt lìa chi xảy ra, cần xửtrí ngay cho bệnh nhân theo
hướng dẫn sau:
1. Đối với bệnh nhân :
- Rửa vết thương bằng nước chín nguội hoặc dung dịch sinh lý mặn; sau đó
băng vết thương bằng vải sạch hay gạc vô trùng rồi cho bệnh nhân nằm
nghỉ trong khi chờ chuyển viện.
- Đối với tainạn đứt lìa ngón tay, chỉ cần băng ép lên vết thương là đủ, nếu
đứt lìa bàn tay, bàn chân, cần làm thêm garô để tránh chảy máu. Cách làm:
Dùng băng hay dây vải quấn vài vòng phía trên mỏm cụt khoảng 10 cm,
đút một cây gỗ và xoắn vài vòng cho đến khi máu ngưng chảy, không siết
quá chặt. Ghi nhận thời điểm làm garô và chuyển nạn nhân đến cơsở y tế
gần nhất. Nếu đi xa, cứ sau 90 phút, cần xả garô 5 phút.
2. Đối với phần chi đứt lìa :
- Cầm nắm nhẹ, rửa sạch bằng nước chín nguội. Không được rửa bằng xà
phòng hay hóa chất.
- Quấn băng hoặc vải sạch quanh phần đứt lìa rồi cho vào một túi nhựa
mỏng, buộc miệng túi lại.
- Đặt túi vào thùng đá lạnh, thau chứa đá lạnh, hoặc đơn giản nhất là cho
vào trong một túi nhựa khác có chứa đá lạnh. Chuyển tất cả theo nạn nhân.
Mục đích của quấn băng vải quanh phần chi đứt lìa là để chi không tiếp xúc
trực tiếp với đá lạnh.
3. Đối với phần chi đứt gần lìa :
- Rửa phần chi đứt và băng chung với vết thương.
- Đặt các túi nhựa nhỏ chứa đá lạnh lên phần đứt gần lìa khi chuyển viện.
- Chuyển viện thật nhanh để việc khâu nối cócơ hội thành công.
.
Xử trí tai nạn : Sơ cứu - Cấp cứu kịp thời
có thể cứu mạng người
Xử trí tai nạn : Sơ cứu - Cấp cứu kịp
thời có thể cứu. thương não
nặng nề.
Xử tr :
Yêu cầu:
- Bảo đảm tuần hoàn não .
- Bảo đảm tiếp oxy có hiệu quả .
- Chống nhiễm toan .
- Phải cấp cứu bệnh nhân ngay