1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ THU THUÊ GIÁ TRỊ GIÁ TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHÓ HÀ NỘI 

97 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 11,84 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYÊN DIỆU LINH

QUAN LY THU THUE GIA TRI GIA TANG DOI VOI CÁC

DOANH NGHIEP TREN DIA BAN QUAN THANH XUAN

THANH PHO HA NOI

LUAN VAN THAC Si KINH TE

Hà Nội, Năm 2017

Trang 2

NGUYEN DIEU LINH

QUAN LY THU THUE GIA TRI GIA TANG DOI VOI CAC

DOANH NGHIEP TREN DIA BAN QUAN THANH XUAN THANH PHO HA NOI

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế

: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS THÂN DANH PHÚC

Hà Nội, Năm 2017

Trang 3

nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành đề tài luận văn: “Quán lý thu thuế giá trị gia

tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà

N

Tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý Thây cô

trường Đại học Thương Mai

Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương Mại, Khoa sau đại học và các Thầy cô giảng dạy tại trường Đặc biệt, tác

giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Thân Danh Phúc đã giành nhiều thời gian và

tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các Anh chị tại Chỉ cục thuế quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình xong do thời gian có hạn, kiến thức và sự hiểu biết của tác giả hạn chế

về vấn đề nghiên cứu nên luận văn không thẻ tránh khỏi những sai sót Tác giả rất mong được những đóng góp quý báu của Thầy Cô đề luận văn được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2017

Tác giả

Trang 4

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tế tại Chỉ cục thuế quận Thanh Xuân liệu, tư liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Những kết quả nghiên cứu của Luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

Trang 5

MUC LUC

LOI CAM ƠI

LOI CAM DOAN

MUC LUC

DANH MỤC SO DO BANG BIEU DANH MUC CAC CHU VIET TAT PHAN MO DAU 1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài 3 Mục tiêu nghiên cứ:

4 Đối tượng và phạm vi nghiên c\

5 Phương pháp nghiên cứu

6

baa

6 Kết cấu luận văn

CHUONG 1: CO SO LY LUAN CO BAN VE THUE GTGT VA QUAN LÝ THU THUE GTGT DOI VOL CAC DOANH NGHIEP

1.1 Các khái niệm cơ bãi

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế giá trị gia tăng 10

1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp

1.1.3 Quản lý thuê giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệ)

1.2 Ne dung của quản lý thu thuế giá trị gia tăng

1.2.1 Quản lý kế hoạch thu thuế, kê khai và nộp thuế GTGT 17 1.2.2 Quản lý các hình thức, phương pháp tô chức thu nộp thuế GTGT 1.2.3 Quản lý công tác thanh tra, kiêm tra thuế và hoàn thuế GTGT 1.2.4 Quản lý tình trạng nợ đọng thuế 24 1.2.5 Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế -.c cc- 2 1.2.6 Thực hiện, báo cáo kết quả thu thuế lên cơ quan cấp trên

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng

1.3.1 Cơ chế chính sách pháp luật về thuế GTGT -. -:

Trang 6

6 thué

1.3.3 Trình độ, phẩm chất của cán

1.3.4 Ý thức, nhận thức của người nộp thuế

1.3.5 Điểu kiện kinh tế, số

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNGTÁC THU THUẾ GTGT ĐÓI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

QUAN THANH XUAN GIAI DOAN 2014-2016 „31

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến quản

lý thu thuế GTGT trên địa bàn Quận Thanh Xuân „3i

2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân _ se 2.1.2 Tình hình phát triên của các doanh nghiệp trên dia ban

3 Bộ máy quản lý thuế tại quận Thanh Xuân

2.1.4.Tinh hinh cán bộ công chức tại Chỉ cục thuế quận Thanh Xuân

hính sách của Nhà nước và quản l! điều hành của quận Thanh

dD

2.2 Thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên

địa bàn quận giai đoạn 2014-2016 40

Trang 7

XUAN GIAI DOAN 2017-2020 3.1.1 Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý thu thuê GTGT đối với các doanh “TT

nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân

3.1.2 Định hướng hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh

nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân " SS

với các doanh 39 3.1.3 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT

nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân

3.2 Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế GTGT đối

với các doanh nghiệp trên địa bàn Quận Thanh Xuan giai doan 2017-2020 61

3.2.1 Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch thu

3.2.2 Kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nộp thuế trên địa bàn

3.2.3 Quản lý

3.2.4 Tăng cường cơ sở vật chất kỳ thuật, nâng cao trình độ cán bộ tại Chỉ cục

tông tác kế toán, chế độ lập hóa đơn chứng từ 63

thuế

3.2.5 Hồn thiện trong cơng tác thanh tra, kiếm tra thuế siete OS

Trang 8

DANH MUC SO DO BANG BIEU

Bảng 2.1 : Tổng hợp tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân 33

Bảng 2.2 : Cơ cấu cán bộ công chức tại Chỉ cục thuế quận Thanh Xuân giai đoạn

2014-2016 ae

Bảng 2.3 : Tổng hợp tình hình nộp hỗ sơ khai thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn 2014 ~ 2016 „41

Bảng 2.4: Tổng số thuế GTGT thu vào NSNN tại Chỉ cục thuế quận Thanh Xuân giải đoạn 2014-2016 Bang 2.5 :

lỐ lượng hoàn thuế GTGT giai đoạn 2014-2016

Bảng 2.6: Tình hình quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp

Biểu đồ 2.1 Đánh giá mức độ của công tác xử lý nợ thuế của Chỉ cục thuế quận Thanh Xuân

Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ công tác tuyên truyền hỗ trợ về chính sách thuế

GTGT tại Chỉ cục thuế quận Thanh Xuân

Sơ đồ 2.1 Cơ câu tổ chức của Chỉ cục thuế Quận Thanh Xuân

Trang 9

DANH MUC CAC CHU VIET TAT DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước NH Ngân hàng

SXKD San xuat kinh doanh

Trang 10

Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, thuế đóng vai trò quan

trọng trong chính sách tài chính tiền tệ, nó được Nhà nước sử dụng đề thực hiện vai

trò trong kinh tế chính trị xã hội Thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước và một công cu quan trong ma bat ky quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi

chức năng của mình Nhà nước có hệ thống thuế hiệu quả sẽ góp phần ồn định và

thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Để phát huy vai trò này thì không những đòi hỏi

phải có những chính sách thuế hợp lý mà còn cần phải thực hiện quản lý thu thuế hiệu quả Trong những năm gần đây, công tác quản lý thu thuế nói chung đã có

nhiều tín hiệu đáng mừng nhờ vào việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý Đối với thuế giá trị gia tăng, quản lý thu thuế tại nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn do việc cập nhật, trao đổi hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin hỗ trợ

thực hiện quản lý thuế còn yếu, độ tin cậy không cao

Trong thời gian tiến hành nghiên cứu và khảo sát tại Chỉ cục thuế quận Thanh Xuân, nhận thấy công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên

địa bàn đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp vào tông thu ngân sách Nhà nước

như đạt được vượt mức dự toán số thuế GTGT phải nộp vào NSNN hàng năm; công

tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế trong thu thuế cũng có tiến triển rõ rệt qua các năm; đã kết hợp với chính quyền địa phương để thu số thuế nợ đọng của các DN

trong khu vực Tuy nhiên vẫn nhiều mặt hạn chế như năng lực cán bộ chưa được

đáp ứng, ý thức chấp hành của người nộp thuế còn thấp; công tác thu nộp thuế tồn tại trường hợp các DN nộp chậm so với quy định hay nộp thiếu số thuế GTGT

phải nộp; vẫn còn bỏ sót một số sai phạm của DN trong kê khai doanh thu, chỉ phí,

thuế GTGT đầu vào, áp dụng không đúng thuế suất thuế GTGT của doanh nghiệp; vin còn tình trạng nợ đọng thuế hay khai lỗ để trốn thuế, gian lận trong việc hồn thuế, quyết tốn thuế, gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước Tắt cả những

Trang 11

quan quản lý thuế; trình độ cán bộ trẻ còn chưa nhiều kinh nghiệm Vì vậy, việc

tìm hiểu phát hiện và giải quyết kịp thời các vướng mắc khó khăn sẽ giúp công tác

quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn đạt kết quả tốt hơn, góp

phần tạo sự ôn định hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo kế hoạch thu ngân

sách Nhà nước

Xuất phát từ vấn đề đó, đòi hỏi phải có những nghiên cứu từ lý luận đến khảo sát thực tiễn để tìm ra nguyên nhân và đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên Tuy nhiên, chưa có một tác giả nào nghiên cứu về quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Vì vậy, luận văn nghiên cứu là cần thiết, qua đó chỉ ra những nguyên nhân còn hạn chế trong quản lý thu thuế GTGT trên cơ sở để xuất những giải pháp

Từ thực tế đó, cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn tôi quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài: “Quán lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các

doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ - chuyên ngành: Quản lý kinh tế của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Bên cạnh đẻ tài Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp của cả nước nói chung, của từng địa phương nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng mỗi công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau Trong quá trình tìm hiểu, nghiên

cứu đề tài, tôi đã có cơ hội tiếp cận, tham khảo một số bài viết

công trình khoa học

tiêu biểu trong nước có liên quan đến đề tài như sau:

- Trọng Bảo, 2013, “Chống thất thu thuế: từ thực tiễn đến hành động”, tạp chí

thuế online ra ngày 27/9/2013 Trước hết, tác giả đưa ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thất thu thuế là: (1) chính sách thuế GTGT tại thời điểm đó còn quá nhiều khe hở, quá nhiều bất cập, không phù hợp với thực tại và yêu cầu

phát triển của nền kinh tế (2) Thuế GTGT là một loại thuế mới tiên tiến, nhưng

Trang 12

thuế mới tập trung nhiều đến khía cạnh chính sách mà chưa có sự quan tâm thích

đáng đến việc cải cách hành chính thuế, dẫn đến năng lực quản lý hành chính thuế

nhiều tồn ng tác thu thuế (5)

thấp, hiệu quả chưa cao, làm xuất hị i trong

Chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để triển khai thuế GTGT có hiệu quả

Chính những nguyên nhân trên đã đây việc thất thu thuế trở thành vấn đề cần được quan tâm Tác giả đưa ra những quan điểm và giải pháp đẻ chống thất thu thuế “Theo đó, việc quan trọng nhất là hoàn thiện các hệ thống chính sách về thuế GTGT, sửa chữa và thay đổi những điểm còn khiếm khuyết trong hệ thống chính sách Bên

cạnh việc hoàn thiện hệ thống chính sách sao cho hợp lý, Bộ tài chính cần đưa ra

các yêu cầu các Cục thuế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra với các DN, hộ

kinh doanh để xác định hành vi vì phạm Có thể nói, qua bài viết đúc rút được

những bài học cụ thể đề giải quyết vấn đề chống thất thu thuế hiện nay

~ Đoàn Văn Duy, 2014, “Quản lý thuế GTGT của các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Học viện tài chính

Tác giả đưa ra thực trạng việc quản lý thu thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh

trên địa bàn quận Thanh Xuân, nêu ra được những mặt đạt được và hạn chế trong

công tác quản lý thuế GTGT Tiếp đến, đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục

những thiếu sót trong vấn đề quản lý thuế GTGT trên địa bàn Qua luận văn trên,

đúc rút được những thiếu sót còn chưa được nghiên cứu về vấn đề quản lý thuế

GTGT như công tác quản lý kế hoạch thu thuế, công tác hoàn thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Từ đó, tiến hành nghiên cứu và đưa ra cách giải quyết

hợp lý để nâng cao được hiệu quả trong công tác quản lý thuế GTGT

- T§ Đặng Thị Việt Dức, 2014, “Chính sách và thực trạng thu thuế ở Việt Nam” , Tap chi tai chính - Học viện công nghệ bưu chính viễn thông Tác giả phân

tích thách thức của hệ thống thuế Việt Nam hiện nay, trước hết các vấn đề cải cách thuế với mục tiêu chiến lược là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ

„ công

Trang 13

của tỷ lệ động viên thuế so với tăng trưởng GDP trong khoảng 1 thập kỷ gần đây,

căn cứ vào mức ảnh hưởng của thuế với nền kinh tế, căn cứ vào mục tiêu chỉ tiêu

ngân sách cũng như so sánh tỷ lệ động viên với các nước tương đồng Như vậy,

Việt Nam không nhất thiết phải tìm cách giảm tỷ lệ động viên thuế từ GDP nhưng

cũng khó có thể tăng thêm nữa tỷ lệ này Điều này sẽ tạo thêm áp lực cho chính phủ khi các thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội quốc gia Từ những

luận điểm đó, tác gia đã đưa ra các gợi ý đóng góp cho hoạt động thu thuế tại Việt Nam trong giai đoạn tới như để đảm bảo tỷ lệ động viên thuế từ GDP trong xu

hướng chung phải giảm các sắc thuế trực thu, Việt Nam có thé mở rộng đối tượng, chịu thuế của một số loại thuế gián thu, trong đó thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt là hai sắc thuế khả thi mà nhiều nước đi trước đã lựa chọn cải cách; việc hoàn

thiện hệ thống quản lý thu thuế, tăng hiệu quả của thu thuế, đảm bảo công bằng giữa

các đối tượng nộp thuế luôn là biện pháp tăng thu thuế hiệu quả ở bắt cứ quốc gia

nào trong đó có Việt Nam

- Nguyễn Thị Hằng, 2016, “Quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp

nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, luận văn thạc sĩ Đại học

Thương Mại Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hạn chế về quản lý thu thuế nhỏ và vừa trên địa bàn Chỉ cục thuế Bắc Ninh như các doanh ng] các vấn đề về: quản lý công tác đăng ký thuế, kê khai và nộp thuế; quản lý công tác

kiểm tra thuế; quản lý công tác hoản th thông qua đó đề xuất một số giải pháp

để khắc phục Tuy bài viết của tác giả đề cập đến việc quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng nó cũng có ảnh hưởng đến việc nghiên cứu đề

tài quản lý đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, cho ra được

những giải pháp và những vấn đề còn chưa được tác giả đề cập đến

- Nguyễn Hữu Hậu, 2015, “Quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn thành phố

Nam Định”, luận văn thạc sĩ Đại học thương mại Tác giả đã khái quát được tình

Trang 14

khắc phục và giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong công tác quản lý thu

thuế GTGT Có thể nói rằng, qua luận văn trên tác giả đã cho ta thấy được những thiếu sót trong nhiều khâu quản lý thuế, từ đó rút ra được những kết luận và kinh

nghiệm để nghiên cứu sâu thêm cách giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế

- Bùi Anh Đức, 2014, “Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp

thuế tại cục thuế thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ Đại học thương mại Nhậ

thức được yêu cầu cấp bách và thách thức trong quá trình đổi mới và hội nhậ

ngành thuế nói chung và Cục thuế thành phố Hà Nội nói riêng, tác giả đã chọn đề tài trước hết đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế thành phố Hà Nội Từ đó đánh giá những thành quả đạt được cũng như những toofnt ại, hạn

chế trong công tác này Cuối cùng, tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế thành phó Hà Nội nhằm tiếp tục phát huy thành

tựu đã đạt được, khắc phục những tôn tại, hạn chế đồng thời phù hợp với công cuộc

cải cách hành chính trong giai đoạn sau Bài viết khá sâu về tình trạng thanh tra,

kiểm tra thuế tại Cục thuế thành phố Hà Nội, từ bài viết trên tôi đã học hỏi được thêm về tình hình thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế thành phố Hà Nội nói chung

để đúc rút đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác thanh tra,

kiểm tra tại Chỉ cục thuế quận Thanh Xuân

- Bùi Thái Quang, 2015, “Quản lý rủi ro trong quản lý thuế và kinh nghiệm

cho Việt Nam”, tạp chí Tài chính số 10 kỳ 2 năm 2015 Trước hết, tác giả nêu lên quan điểm quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế đã được một số nước trên thế

giới triển khai thực hiện ở nhiều khía cạnh, nội dung chuyên môn nghiệp vụ mang

tính kỹ thuật, nhằm kiểm soát hữu hiệu tinh trang trốn thuế của người nộp thuế Sau đó, bài viết nêu ra mét s chứng về cách quản lý rủi ro trong quản lý thuế của một số nước trên thế giới đẻ từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

trong bối cảnh kinh tế như hiện nay: thứ nhất, quản lý hiệu quả trong kế hoạch kiểm

Trang 15

kiểm tra của cơ quan quản lý thuế cần áp đến từng đối tượng cụ thể một cách khoa

học, minh bạch, bài bản; thứ tư cơ quan quản lý thuế phải luôn chủ động và linh hoạt với việc áp dụng công nghệ thông tỉn để xử lý mọi thông tỉn có liên quan đến người nộp thuế Rủi ro trong ngành thuế là vấn đề được rất nhiều người đẻ cập đến, và cũng có rất nhiều giải pháp được đưa ra để xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

- Hà Thanh Tùng, 2015, “Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại thành phố Hà Giang”, luận văn thạc sỹ Đại học quốc gia Hà Nội trường đại học kinh tế Bài viết

đã hệ thống hóa và làm rõ lý luận về kiểm tra thuế nói chung và trong ngành thuế nói riêng Nhằm khẳng định sự cần thiết khách quan của việc phải tăng cường và cơng tác hồn thiện công tác kiêm tra thuế Bên cạnh đó nghiên cứu về những van đề về công tác kiểm tra thuế tại Thành phó Hà Giang, từ đó chỉ ra tồn tại, hạn chế

và nguyên nhân Qua đó cũng đưa ra đề xuất một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả

công tác kiếm tra thuế tại Thành Phó Hà Giang Có thể nói, bài viết đã cho thấy

công tác kiểm tra thuế vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu

vào NSNN, song vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần được thay đổi để nâng cao hiệu

quả hơn

Tóm lại, từ các công trình nghiên cứu ở trên, có thể thấy rằng vấn đề quản lý

thuế được rất nhiều tác giả quan tâm, từ việc đưa ra những thực trạng hiện tại và

hướng giải quyết nhằm chống thất thoát nguồn NSNN Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về “Quản lý thu thuế

giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”.Chính vì vậy tôi nghiên cứu để tài này vì nó bám sát với thực tế và hi vọng

có thể đưa ra những hướng giải quyết mang tính thiết thực tại thời điểm hiện nay

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Luận văn nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý thu thuế GTGT đối với các

Trang 16

3.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế GTGT và quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Phân tích thực trạng thu thuế và quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà

- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thuế GTGT đối với các

doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong những năm tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

41

tượng nghiên cứ

tượng nghiên cứu của đẻ tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác

quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh, sản xuất

chịu thuế GTGT và có đăng ký mã số thuế doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh

Xuân, thành phố Hà Nội

Nghiên cứu chủ thê quản lý thu thuế:

+ Cơ quan quản lý thuế cấp quận, Chỉ cục thuế quận Thanh Xuân Nghiên cứu đối tượng quản lý

+ Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn do Chỉ cục thuế quận Thanh Xuân trực

tiếp quản lý

4.2 Phạm vi nghiên cứu

a VỀ

dung: công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp có

những nội dung sau:

- Quản lý kế hoạch thu, kê khai thuế

- Quản lý thu nộp thuế

- Quản lý thanh tra, kiểm tra xử lý nợ đọng, hoàn thuế trong thu thuế

- Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Trang 17

nghiệp đang đăng ký mã số thuế tại chỉ cục thuế Quận Thanh Xuân

c, Về thời gian

- Phân tích thực trạng số liệu và quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân trong giai đoạn 2014-2016

- Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT

đối với các doanh nghiệp trên địa bản giai đoạn 2017-2020 5 Phương pháp nghiên cứu

$.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Thư thập dữ liệu thứ cáp: Thu thập tài liệu tại cơ quan thuế quận Thanh Xuân; thu thập qua mạng Internet thông qua website của chỉ cục thuế quận Thanh Xuân và

cục thuế thành phố Hà Nội và các bài nghiên cứu khoa học, giáo trình hay luận văn

khóa trươc, cùng các bài báo điện tử viết về thực trạng thu thuế GTGT tại quận Thanh Xuan

Thu thập dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp điều tra, trắc nghiệm: Các phiếu điều tra được thiết lập gồm nhiều câu hỏi liên quan đến người nộp thuế GTGT và cơ quan quản lý thuế chỉ cục

thuế quận Thanh Xuân Mỗi câu hỏi sẽ có các phương án trả lời khác nhau và người p đến Chỉ tận Thanh Xuân đẻ lấy ý kiến, điều tra phỏng vấn người nộp thuế và cán được hỏi sẽ chọn phương án mà mình cho là đúng nhất Tác giả sẽ trực cục thuế qt bộ tại Chỉ cục 5.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu Phương pháp thống kê:

- Lấy kết quả thu thuế GTGT so sánh qua các năm

- Dựa theo kết qua thu thuế GTGT so với tổng thu cho NSNN quận

- Kết quả thu thuế GTGT so với tông số doanh nghiệp đăng ký mã số thuế trên

địa bàn quận Thanh Xuân

Trang 18

Phuong pháp tổng hợp: Tổng quan tài liệu nghiên cứu, khái quát hóa các văn

bản chính sách liên quan, tổng hợp các kết quả, phân tích và đánh giá

Tỏng hợp số phiều điều tra, chọn lọc những phiểu hợp lệ và phiểu không hợp

tiên hành phân tích và tính toán chỉ tiệt các con

Sử dụng phần mềm hỗ trợ (qua phương tiện công nghệ thông tin) để xử lý dữ liệu 6 Kết cấu luận văn

Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, phần kết luận và

các danh mục tai liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về thuế GTGT và quản lý thu thuế GTGT đối

với các doanh nghiệp

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối

Trang 19

CHUONG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VE THUE GTGT VA QUAN LY THU THUE

GTGT DOI VOI CAC DOANH NGHIEP

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế giá trị gia tăng

a Khái niệm của thuế GTGT:

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng - vào năm 1954 Thuế giá trị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắt là TVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắt là VAT), dịch ra tiếng Việt là thuế giá trị

gia tăng Khai sinh từ nước Pháp, thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi ở

nhiều nước trên thế giới Ngày nay, các quốc gia thuộc khói Liên minh Châu Au,

châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế giá trị gia tăng Các quốc gia khác cũng đang trong thời kỳ nghiên cứu loại thuế này.Tính đến nay đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng thuế giá

trị gia tăng

Ở nước ta, Luật thuế giá trị gia tăng được Quốc hội khóa 9 thông qua và có hiệu lực thỉ hành kể từ ngày 01-01-1999 (được Quốc hội ban hành sửa đổi, bỗ sung

một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đôi, bổ sung một số điều của Luật số 31/2013/QH13)

Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một loại

thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh

trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà

nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dich vu (Trich theo thông w 06/2012/TT-BTC ngày ngày 11/01/2012)

Tính thuế GTGT bằng cách tính chênh lệch giữa tổng giá trị hàng hóa dịch vụ

(HHDV) bán ra với tông giá trị HHDV mua vào tương ứng trong kì tính thuế (7rích

Trang 20

Thuế Tổng giá trị HHDV bán Tổng giá trị HHDV mua

GTGT ra vào tương ứng

Đây là một loại thuế gián thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế gián thu

có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước Thuế giá trị gia tăng được cộng vào

giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ

b Đặc điểm của thuế GTGT:

Thuế GTGT là một loại thuế độc lập nên thuế GTGT cũng có những đặc điểm

riêng biệt để phân biệt nó với các loại thuế khác như sau:

Một là thuế GTGT có đối tượng chịu thuế rất lớn Đó là mọi đối tượng tồn tại

trong xã hội, kể cả cá nhân và tổ chức đều phải chỉ trả thu nhập của mình đẻ thụ

hưởng kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho xã hội Việc đánh thuế trên phạm vỉ lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế, đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội Đối với trường hợp cần

khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà

nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất

Hai là thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ 'Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị

hàng hóa dịch vụ làm cho số thuế GTGT áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu

thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng Đây là đặc điểm cơ bản đề phân biệt thuế giá trị gia tăng với những loại thuế gián thu khác Nếu như:

thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh một lần ở khâu sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa,

dịch vụ; thuế xuất - nhập khâu chỉ đánh ở khâu xuất hoặc nhập khẩu thì thuế giá trị gia tăng lại đánh ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa

Ba là, nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ, số thuế GTGT

phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau Đánh

Trang 21

khẩu và lưu thông hàng hóa nhập khâu nhưng cơ sở xác định só thuế phải nộp chỉ là

phần giá trị mới tăng thêm của khâu sau so với khâu trước nên nếu coi giá thanh

toán tính đến khi người tiêu dùng thụ hưởng hàng hóa dịch vụ đã xác định trước và

không thay đổi, các phần giá trị hàng hóa, dịch vụ có bị chia nhỏ và đánh thuế, tổng

thuế

ó thuế giá trị gia tăng phải nộp qua các khâu chính là ¡ cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mà người

e Vai trò của thuế GTGT

u dùng phải gánh chịu

Thuế là công cu rat quan trong dé Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ

mô đối với nền kinh tế Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước, do đó thuế GTGTcó vai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau:

Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, nên tạo

được nguồn thu lớn và tương đối ôn định cho ngân sách nhà nước

Đối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế GTGT mà còn được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào nên có tác dụng giảm chỉ phí,

hạ giá thành sản phâm, đây mạnh xuất khâu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có

thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế

Thuế GTGT cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập

khâu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao Việc khấu trừ thuế GTGT được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã thúc đây người

mua phải đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, ghỉ doanh thu đúng với hoạt động mua

bán; khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán dé trén

lậu thuế

Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của NNT Việc kiểm tra thuế GTGT cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc người mua, người bán phải nộp và lưu giữ chứng từ, hoá đơn đẩy đủ nên việc thu thuế tương đối sát với

Trang 22

sách nhà nước ngay từ khâu sản xuất và thu thuế ở khâu sau còn kiểm tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế thất thu về thuế

Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đây việc mua bán hàng hoá có

hoá đơn chứng từ; việc tính tuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp

kinh tế góp phần thúc đây cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ

Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại

hố, chun mơn hố sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ

giá thành sản phẩm

Thuế GTGT được ban hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu .góp phần làm cho hệ thống

chính sách thuế cuả Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và

phát triển cuả nền kinh tế thị trường, tương đồng với hệ thống thuế trong khu vực

và trên thế giới, góp phần đây mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn

đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Nhìn chung trong các loại thuế gián thu, thuế GTGT được coi là phương pháp thu tiên bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn cuả chính

sách thuế, như tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đơn giản, trung lập Tuy nhiên, trong thời gian đầu áp dụng thuế GTGT đã phát sinh một số khó

khăn, vướng mắc và Nhà nước ta đã từng bước tháo gỡ những khó khăn đó trong quá trình thực hiện Luật thuế GTGT

1.1.2 Khái niệm, đặc điễm, vai trò của doanh nghiệp

a Khái niệm về doanh nghiệp:

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ôn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

Các loại hình doanh nghiệp bao gồm:

Trang 23

Doanh nghiệp tư nhân trong nước: là doanh nghiệp mà trong đó, tài sản của nó là thuộc sở hữu một cá nhân trong nước duy nhất

Doanh nghiệp tr nhân ngoài nước: là doanh nghiệp tư nhân mà được đặt trạ sở tại nước ngoài, nhưng có tài sản là thuộc sở hữu của một cá nhân duy hắt

Doanh nghiệp tr nhân FDI: doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư trực tiếp từ

nước ngoài bao gồm nhà đầu tư nước ngoài thành lập đẻ thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, doanh ngl Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ

phần, sát nhập, mua lại Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước

ngoài bỏ vốn ra đề đầu tư vào Việt Nam

Doanh nghiệp chung vẫn hay Công ty: là loại hình doanh nghiệp mà các thành

viên sẽ cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn

góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty Có hai hình thức công ty chính là công ty trách nhiệm hữu hạn

và công ty cô phần Ngoài ra còn có một hình thức công ty khác là công ty dự phan

Công ty loại này không có tài sản riêng, không có trụ sở riêng và thông thường hoạt

động của nó dựa và tư cách pháp nhân của một một trong các thành viên

Hợp tác xã: là một tô chức kinh tế tự chủ do người lao động có nhu cầu và lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn đầu tư, góp sức lập ra theo qui định của pháp

luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh

b.Đặc điểm của doanh nghiệp

DNTN là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm

chủ Cá nhân vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động doanh nghiệp Thông thường, chủ doanh nghiệp là giám

đốc trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng cũng có

trường hợp vì lý do cần thiết, chủ doanh nghiệp không trực tiếp điều hành hoạt động

Trang 24

phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động đó Do tính chất một chủ doanh nghiệp tư

nhân quản lý và chịu trách nhiệm không có sự phân chia rủi ro với ai

Doanh nghiệp có chức năng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ,

các chức năng này liên hệ hét sức chặt chẽ với nhau và tạo thành chu trình khép kín trong hoạt động của doanh nghiệp ối đa Muốn đạt được Doanh nghiệp có mục phải tìm cách thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng ngày càng

Doanh nghiệp làm ăn kinh doanh trong cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh tồn tại và phát triển Muốn làm được điều đó phải chú ý đến chiến lược kinh

doanh thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh trong từng giai đoạn c, Vai trò của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận

chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn để xã

hội như: tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo

Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch cơ cấu

lớn của nền kinh tế quối dân như: Cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh a các vùng, địa phương Doanh nghiệp phát triển,

đặc biệt là doanh nghiệp ngành công nghiệp

Trang 25

Có thé nói vai trò của doanh nghiệp không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ôn định và lành mạnh hoá các vấn đề xã hội

1.1.3 Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp

Quản lý thu thuế là một bộ phận cốt lõi của quản lý thuế, trong đó có các nội dung: bao gồm những hoạt động như đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế,

miễn thuế, giảm thuế, quản lý thông tin người nộp thuế, kiểm tra - thanh tra thuế,

cưỡng chế - xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại (Trích rừ cuồn Giáo trình quản lý thuế của Học viện tài chính (2011), trang 7)

Quản lý thu thuế GTGT là một trong những hoạt động của cơ quan thuế đối

với khâu thu nộp thuế GTGT Cơ quan quản lý thu thuế GTGT là các cục thuế,

trong đó chỉ cục thuế là cơ quan chủ yếu Ngoài ra còn có các bộ phận hành chính của Tổng cục thuế theo phân cấp quản lý thuế hiện hành

“Quan ly thué là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện” “Đó là những hoạt động thường xuyên

của cơ quan thu hướng về phía đối tượng nộp nhằm đảm bảo thu thuế kịp thời, đầy

đủ và đúng luật định” Với quan niệm như vậy thì quản lý thuế là quản lý thu thuế,

nó bao gồm xây dựng kế hoạch thu thuế, tổ chức các biện pháp hành thu và tổ chức

bộ máy ngành thuế (?rích cuốn “Tài chính công" của Khoa tài chính nhà nước

Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2005), trang 22)

Quản lý thu thuế là một quá trình tổ chức thực thi chính sách thuế, thông qua

quá trình tác động của cơ quan thuế lên ĐTNT nhằm đảm bảo và tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian trong điều kiện môi trường quản lý thu thuế luôn biến động

Tại Việt Nam, chủ thể quản lý là Nhà nước, Nhà nước ở đây có thể là cơ quan

lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp Tùy theo tổ chức bộ máy của nền hành chính của từng quốc gia, mỗi nước có cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý thuế

phù hợp Thông thường nó là cơ quan hải quan (gồm Tổng cục hải quan, Cục hải

Trang 26

cơ quan cấp tỉnh/thành phó như cục thuế, chỉ cục thuế); công chức quản lý thuế gồm

công chức thuế, công chức hải quan; và các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế (ích dẫn từ Luật số

78/2016/QH11 của Quốc hội về Luật quản lý thuế ban hành ngày 29/11/2016)

Đối tượng của quản lý thuế là người nộp thuế trong đó bao gồm:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà

nước (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định

của pháp luật

+ Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tô chức, cá nhân làm thủ tục vẻ thuế thay

người nộp thuế

Từ khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm quản lý thuế GTGT đối với các

doanh nghiệp là quá trình bảo đảm thực thi các chính sách thuế GTGT đối với doanh nghiệp, thông qua quá trình tác động của cơ quan thú các cấp lên các doanh

nghiệp nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghĩa vụ thuế theo luật định một cách đầy đủ, tự

nguyện và đúng thời gian trong điều kiện môi trường quản lý thu thuế luôn biến động,

Mục tiêu của quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nói chung là tác động vào cácdoanh nghiệp để thực hiện thu đúng, thu đủ và kịp thời thuế GTGT vào NSNN theo quy định của pháp luật hiện hành

1.2 Nội dung của quản lý thu thuế giá trị gia tăng

1.2.1 Quản lý kế hoạch thu thuế, kê khai và nộp thuế GTGT

® Quản lý kế hoạch thu thuế GTGT:

Dé dam bao công tác lập kế hoạch thu được hoàn thành tốt thì căn cứ vào yếu tố: đối tượng thu, phương pháp tính và khấu trừ thuế GTGT

Cách xác định số thuế GTGT phải nộp (Trích dân trong cuốn Giáo trình thuế,

Lại Văn Duy, trang 23)

Số thuế GTGT đầu vào

Số thuế GTGT phảinộp = SốthuếGTGTđầura - š

Trang 27

Theo Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của Bộ tài chính sửa đôi

bổ sung đối tượng áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là những

doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm lớn hơn I tỷ đồng và thực

hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định Hoặc là những doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT chủ thể NNT là Trước hệt việc xá ,, nó cho bí

ịnh đối tượng thu là cần thi

ai, để cơ quan thuế lập ra được kế hoạch thu cho cụ thê, với trường hợp đối tượng là

những doanh nghiệp khó đòi, cần lên kế hoạch với những biện pháp phối hợp cùng

chính quyền địa phương đề tiền hành cưỡng chế Ngược lại, với đối tượng là DN vi phạm lần đầu, có khả năng thu nợ thì cán bộ thuế chỉ cần gửi thư điện tử, hay nhắn

tin cho người đại diện doanh nghiệp đề nhắc nhở

Cần xác định mức thu và phương pháp tính và khấu trừ thuế GTGT để thông

báo cho DN biết tình trạng hiện tại, để có kế hoạch nộp thuế GTGT vào NSNN Mức

thu thuế GTGT dựa vào theo số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT đầu vào của

doanh nghiệp, từ đó có thể tính ra được mức cần phải thu đối với doanh nghiệp đó Có thể thấy rằng, công tác lập kế hoạch là khâu cần chú trọng và phải được

quan tâm, vì có lên được kế hoạch cụ thể, xác định được mục tiêu đề ra, thì mới dẫn

đất được các chủ thê và đối tượng quản lý thực hiện theo quá trình kế hoạch đề ra

Từ đó để dễ dàng phân công các bộ phận thực hiện công tác thu thuế GTGT đạt hiệu quả

$ Quản lý công tác kê khai, nộp thuế GTGT

Quản lý việc kê khai thuế GTGT là công tác quản lý về thời gian nộp hồ sơ

khai thuế, chất lượng hồ sơ khai thuế GTGT

Luận văn này sử dụng khái niệm theo thông tư 151/2014/TT-BTC ban hành

ngày 10/10/2014 và quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/05/2015 cuả Tổng cục trương Tổng cục thuế Quy định về kỳ kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp áp

dụng từ ngày 15/11/2014 :

+ Khai thuế theo quý áp dụng đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu bán

Trang 28

+ Trường hợp doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc

thực hiện khai thuế GTGT được kê khai theo quý Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề ( đủ 12 tháng) để thực

hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý

+ Trường hợp doanh nghiệp phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế

có sai sót thì được khai bố sung hồ sơ khai thuế Hồ sơ khai thuế được bỏ sung được

nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn

nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố

quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp

Quản lý việc nộp thuế GTGT: theo quy định mới nhất của chính sách thuế GTGT thì thời hạn nộp thuế GTGT chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Sau thời hạn đó, nếu doanh nghiệp vẫn chưa nộp số tiền thuế đã

khai thì số thuế đó sẽ được chuyển thành số nợ thuế và được quản lý theo quy trình

quản lý nợ thuế Do đó, trách nhiệm trước hết của cơ quan quản lý là đôn đốc, nhắc

nhở NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế GTGT vào NSNN thông qua thư điện tử hay

nhắn tin trực tiếp cho người đại diện pháp luật của doanh nghiệp Trường hợp

doanh nghiệp cố tình không nộp thuế thì thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo

quy định của pháp luật

Quy trình quản lý khai thuế gồm các bước cơ bản sau: + Quản lý tình trạng kê khai thuế

+ Xử lý hồ sơ khai thuế

+ Xử lý vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế

Quản lý kê khai nộp thuế là công tác hết sức quan trọng, nhằm quản lý chặt

chẽ việc nộp tờ khai, kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp, tránh tình trạng nộp tờ

Trang 29

1.2.2 Quản lý các hình thức, phương pháp tố chức thu nộp thuế GTGT Công tác quản lý về việc thu nộp thuế cũng đóng một vai trò quan trọng góp

phần đóng góp vào NSNN, việc ban hành quy trình quản lý giúp cho cơ quan thuế

chỉ đạo, điều hành hoạt động của cả hệ thống một cách thống nhất, khoa học, theo một trình tự hợp lý, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật thuế, thực hiện dân chủ hóa,

công khai minh bạch và rõ ràng đề các cán bộ thuế, đối tượng nộp thuế dễ dàng thực

hiện và kiểm soát

Công tác quản lý thu nộp thuế GTGT được căn cứ theo kế hoạch thu của cơ

quan thuế và khai thuế, thống kê hoạt động của DN

Các hình thức, phương pháp thu nộp thuế GTGT hiện nay rất đa dạng chuyển

từ phương pháp nộp tại bộ phận một cửa chuyên sang chính sách NNT tự tính, tự khai, tự nộp Điều này nằm trong việc cải cách thủ tục hành chính tại các đơn vị hành chính công, tránh tình trạng dập khuôn máy móc như trước kia Nó mang lại

sự ủng hộ tán thành rất lớn từ cả NNT và cán bộ thuế

Đối tượng nộp thuế GTGT bao gồm: tô chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tô chức, cá nhân

khác nhập khâu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khâu) là đối tượng éu 4~ Luật thuế GTGT năm 2008)

nộp thuế giá trị gia tang (theo

Qua đó, cơ quan thuế phối hợp cùng các cơ quan liên quan như Kho bạc nhà

nước, Ngân hàng trong công tác quản lý thu thuế GTGT như: NNT nộp tiền thuế trực tiếp qua hệ thống điện tử được liên kết giữa cơ quan thuế và ngân hàng mà DN

hợp

đem lại sự thuận tiện cho NNT, không gây tình trạng phải xếp hàng hay chen lấn tại

đăng ký, hoặc lựa chọn việc nộp tiền thuế qua Kho bạc nhà nước Viée pl

cơ quan thuế như trước kia

Theo quy định của chính sách thuế GTGT hiện hành thì thời hạn nộp thuế

GTGT cham nhất là ngày nộp cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Sau thời gian đó, nếu doanh nghiệp vẫn chưa nộp số tiền thuế đã khai thì số thuế đó sẽ được

Trang 30

GTGT vào NSNN Trường hợp DN cố tình không nộp thuế thì phải thực hiện

các biện pháp cưỡng chế thì hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật 1.2.3 Quản lý công tác thanh tra, kiểm tra thuế và hoàn thuế GTGT Bên nh việc xây dựng các chính sách, thì công tác quản lý thanh tra, kiểm

tra hoàn thuế trong thu thuế có vai trò rất lớn, ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT Hoạt động quản lý Nhà nước chính là sự tác động có định hướng của

chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu một phần thu

nhập quốc dân vào Ngân sách Nhà nước Chính vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra,

hoàn thuế trong thu thuế có vai trò đảm bảo sự công bằng trong xã hội và sự công minh của pháp luật Nó làm tăng ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng

nộp thuếcũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế, góp phần ngăn chặn tình trạng tiêu cực, gian lận

¢ Quy trinh kiém tra thué

Luận van sé sir dung theo quyét dinh sé 746/QD-TCT của Tổng cục trưởng

Tổng cục thuế ngày 20/04/2015 gồm quy trình kiểm tra tại cơ quan thuế va quy

trình kiểm tra tại trụ sở NNT

a Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế

+ Buse 1:

nhật dữ liệu, thông tin vào các phần mềm, ứng dụng công nghệ

thông tin (ứng dụng hỗ trợ thanh tra, kiểm tra (TTR); ứng dụng lập kế hoạch thanh

tra, kiểm tra thuế (TPR) trong hệ thống dữ liệu của ngành) cho công tác kiểm tra + Bước 2: Kiểm tra hồ sơ khai thuế theo các quy trình sau:

Lựa chọn danh sách người nộp thuế để kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ

quan thuế Căn cứ vào danh sách số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế, trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan thuế giao nhiệm vụ cụ thể số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ thuế cho từng công chức kiểm tra thuế

Trang 31

Kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ khai thuế, công chức kiểm tra thuế phải nhận xét

hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/QTKT

Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế

b Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở người nộp thuế

+ Bước l: dựng kế hoạch kiểm tra p kế hoạch kiểm tra phải theo nguyên tắc phân tích đánh giá rủi ro trên cơ sở ứng dụng phần mềm quản lý rủi ro được Tổng cục Thuế ban hành thực

thống nhất; đồng thời căn cứ thực tiễn quản lý thuế tại địa phương lựa chọn người

nộp thuế có rủi ro để đưa vào kế hoạch kiểm tra thuế

+ Bước 2: Phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch kiểm tra hàng năm Cục thuế lập

danh sách người nộp thuế thuộc kế hoạch kiểm tra của mình gửi đến Tổng cục Thuế

chậm nhất vào ngày 25 tháng I1 hàng năm

+ Bước 3: Tổng hợp kết quả, kết thúc kiểm tra tại trụ sở NNT Lập biên bản

kiểm tra

+ Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của NNT như kết luận kiểm tra

thuế, xử lý truy thu, xử phạt vi phạm hành chính về thuế

® Ouy trình thanh tra thuế

Ở Việt Nam, quy trình thanh tra thuế, tuân theo các bước sau đninh chứng

theo quyết định số 1404/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ngày

28/07/2013)

Xây dựng kế hoạch thanh tra năm thông qua việc

ập hợp, khai thác thông tỉn dữ liệu về người nộp thuế, sau đó định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra

Tổ chức thanh tra tại trụ sở người nộp thuế

+ Chuẩn bị và quyết định thanh tra

+ Công bố Quyết định thanh tra thuế

+ Tiền hành thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế

+ Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra

+ Lập biên bản thanh tra

Trang 32

+ Lưu trữ hồ sơ thanh tra

Nhập dữ liệu thanh tra và chế độ báo cáo

Việc nhập dữ liệu thanh tra vào Hệ thống TTR phải đảm bảo yêu cầu về thời

gian theo tiến độ của cuộc thanh tra, các chỉ tiêu và sự chính xác của số liệu trong

hệ thống,Chậm nhất không quá 3 ngày kể từ ngày hoàn thành cuộc thanh tra, Đoàn thanh tra phải hoàn thành toàn bộ việc nhập dữ liệu của cuộc thanh tra vào Hệ thống TTR Báo cáo kết quả thực hiện công tác thanh tra trình Lãnh đạo cơ quan thuế cùng

cấp ký gửi cơ quan thuế cấp trên trực tiếp, với một số nội dung và yêu cầu cụ thẻ ¢ Quy trình hoàn thuế GTGT

Quy trình hoàn thuế GTGT tuân theo các bước sau /minh chứng sử dụng theo

quyết định số 905/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ngày 01/07/2011)

Bước I: Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế Việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của NNT

được thực hiện theo quy định của Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính

sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của NNT theo cơ

chế “một cửa” ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC

Bước 2: Phân loại hồ sơ hoàn thuế Kiếm tra, đối chiếu với quy định hiện hành

để phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau hoặc kiểm tra

trước, hoàn thuế sau Thời gian thực hiện các công việc nêu trên chậm nhất không

quá 02 (hai) ngày làm việc, kế từ ngày nhận được đủ hồ sơ do bộ phận tiếp nhận hỏ

sơ chuyên đến

Bước 3: Giải quyết hồ sơ hoàn thuế

Bước 4: Tham định pháp chế Bộ phận Pháp chế thực hiện thẩm định về pháp

chế đối với hồ sơ hoàn thuế theo nội dung thâm định quy định tại Quy chế thâm

định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính tại CQT các cấp

của Tổng cục Thuế Bộ phận Pháp chế chuyền trả kết quả thâm định kèm theo

toàn bộ hồ sơ đến bộ phận đã đề nghị thẩm định Thời gian thẩm định chậm nhất

Trang 33

Bước 5: Quyết định hoàn thuế Sau khi phê duyệt văn bản hoàn thuế thì tiền hành

lưu hành văn bản hoàn thuế Sau đó lập và lưu hành lệnh hoàn trả khoản thu NSNN

Bước 6: Kiểm tra sau hoàn thuế Bộ phận Kiểm tra sau hoàn thuế: căn cứ danh

sách các hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đã có Quyết định

hoàn thuế và Lệnh hoàn trả đề thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định Bước 7: Báo cáo, lưu trữ hồ sơ hoàn thuế

Công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế GTGT là một trong bốn chức năng cua quản lý thuế theo mô hình chức năng Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự

khai nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế phải thực hiện các biện pháp giám

sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát

hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế

1.2.4 Quan Ij tinh trang ng đọng thuế

Tình trạng nợ đọng thuế là hiện tượng phổ biến ở nước ta hiện nay, hầu như

các doanh nghiệp đều muốn chiếm dụng tiền thuế, trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thuế

và nhất là tình trạng chây ÿ của một số đối tượng nợ tiền thuế Và những vấn đẻ tồn đọng kéo dài trong việc thu nợ thuế đã trở thành vần đề cấp thiết cần giải quyết

Co quan thuế cần thực hiên tơ chức, rà sốt các khoản nợ, phân loại nợ thuế thành

các khoản nợ: nợ khó thu, nợ chờ xử lý và nợ có khả năng thu Trên cơ sở đó thực hiện

¡ các khoản nợ thuế

thông báo nộp thuế, thông báo tiền nợ thuế và phạt chậm nộp đối v:

và làm các bước thu nợ theo quy định quản lý thu nợ thuế của Nhà nước

Quy trình quản lý thu nợ thuế có nội dung sau (Trích dẫn theo quyết định số 1401/OD-TCT ngay 28 tháng 7 năm 2015 về quy trình quản lý thu nợ th

- Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ - Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ

+ Phân công quản lý nợ thuế

+ Phân loại tiền nợ thuế

+ Thực hiện đôn đốc thu nộp

Trang 34

+ Xử lý tiền thuế đang chờ điều chỉnh, tiền thuế nợ khó thu

+ Đôn đốc tiền thuế nợ đối với các cơ sở sản xuất trực thuộc địa phương khác

nơi cơ sở kinh doanh đóng trụ sở chính và đơn vị ủy nhiệm thu + Lập nhật ký và sổ theo dõi tình hình nợ thuế

+ Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ

+ Lưu trữ tải liệu, dữ liệu về quản lý nợ

Đối với các khoản nợ từ 01 đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công

chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện đôn đốc thu

nộp bằng hình thức gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện từ cho NNT hoặc người

đại diện theo pháp luật của NNT;

Đối với các khoản nợ từ ngày 31 trở lên, kế từ ngày hết hạn nộp thuế, công

chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện:

+ Lập thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp, trình lãnh đạo cơ quan

thuế phê duyệt và gửi thông báo cho NNT theo mau 07/QLN

+ Sau khi ban hành Thông báo 07/QLN, nếu NNT phản ánh về số liệu tiền

thuế nợ tại Thông báo 07/QLN không chính xác thì công chức quản lý nợ hoặc công,

chức tham gia thực hiện quy trình phối hợp với NNT đề thực hiện đối chiếu số liệu

Sau đó, Công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện ban hành lại Thông báo 07/QLN theo số liệu đã xác

Thông báo ban hành lại ghi rõ: thông báo này thay thế cho thông báo số ịnh lại, trong đó tại „ đã bạn hành ngày

Đối với khoản tiền thuế nợ quá thời hạn nộp từ 61 ngày hoặc trước 30 ngày tính đến thời điểm hết thời gian gia hạn nộp thuế, thời gian không tính tiền chậm

nộp: công chức thuộc bộ phận quản lý nợ thực hiện xác minh thông tin để thực hiện

cưỡng chế nợ thuế theo quy định của pháp luật

Đối với khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn không tính tiền chậm

nộp; NNT có hành vi bỏ địa chỉ kinh doanh, tẩu tán tài sản; NNT không chấp hành

Trang 35

co quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp cưỡng chế phù hợp

1.2.5 Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Mục tiêu quản lý thuế trong xã hội hiện đại là tăng tính tuân thủ tự nguyện của

NNT Từ đó, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT được hiểu như sau:

~ Tuyên truyền thuế là việc cơ quan thuế sử dụng các hình thức thông tin liên lạc để truyền tải đến cho NNT và cộng đồng các thông tin về thuế nhằm nâng cao

hiểu biết cà trách nhiệm cho họ đối với nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước

- Hỗ trợ NNT là việc cơ quan thuế cung cấp các dịch vụ tư vấn, giải đáp các

vướng mắc của NNT để họ có thể hiểu được các quy định về chính sách, pháp luật

thuế đối với trường hợp của mình và các nghĩa vụ mình phải thực hiện

Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT được tuyên truyền qua các hình thức:

~ Xuất bản các ấn phẩm về thuế: Cơ quan thuế phát hành các ấn phẩm về thuế như các tờ rơi, các cuốn số tay tóm tắt các quy định pháp luật về đối tượng ; các hồ sơ, thủ tục

; căn cứ tính thuế; thời hạn nộp tờ khai thuế, nộp thu

Š phát miễn phí, nhằm nâng cao kiến thức cho NNT

- Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: thông qua các

kênh như đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, các gameshow với chủ đề

„ để đưa hình ảnh của cơ quan thuế tiếp xúc rộng rãi với công chúng Tuyên

hiệu trên các panô, áp phích được đặt ở các khu trung tâm, đường giao thông lớn, tụ điểm đông người, hoặc băng video, đĩa hình ghỉ lại các đoạn

phim ngắn giải quyết các tình huống thường gặp

~ Xây dựng chương trình tăng cường hiểu biết về thuế trong trường học: hoạt

động tuyên truyền pháp luật thuế có thể được thực hiện thông qua các chương trình

học, các hoạt động ngoại khóa, các chương trình tìm hiểu trong nhà trường hướng tới nội dung chủ yếu giải thích về lợi ích và sự cần thiết của thuế đối với xã hội

Đây được coi là hình thức có hiệu quả lâu dài và sâu sắc nhất đối với NNT

1.2.6 Thực hiện, báo cáo kết quả thu thuế lên cơ quan cấp trên

Sau khi hoàn thiện các bước trên, chỉ cục thuế nhập thông tỉn, số liệu về các

công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, và các văn bản có liên quan khác và hệ

Trang 36

và đầy đủ, giúp cho Tổng cục thuế có thể nắm rõ được tình hình việc quản lý các

doanh nghiệp trên địa bàn Các bộ phận có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ phải đảm bảo

việc lưu trữ an toàn, đầy đủ, bảo mật các cơ sở dữ liệu liên quan đến công tác quản

lý thu thuế GTGT của NNT trên hệ thống máy tính của ngành Thuế theo quy định

của Tổng cục thuế Sau đó Chỉ cục thuế sẽ nộp báo kết quả thu thuế lên cơ quan cấp

trên, để cấp trên có thông tin và số liệu cụ thế Từ đó đưa ra được phương hướng giải quyết cho những vấn đề còn vướng mắc như: tình trạng trốn thuế, khai gian, mua bán sử dụng hóa đơn bắt hợp pháp Xây dựng một hệ thống vững chắc cùng công tác quản lý chặt chẽ để hạn chế những rủi ro đem lại

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng,

1.3.1 Cơ chế chính sách pháp luật về thuế GTGT

Thực hiện chủ trương của Dảng về tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cũng

như cải cách hành chính đề tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển, trong thời gian qua, nhiều quy định pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung Những thay đổi về thuế giá trị gia tăng không những tạo điều kiện thuận lợi cho

hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn tạo cơ sở pháp lý quản lý chặt chẽ nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng

Trong đó, nhiều quy định pháp luật mới về thuế giá trị gia tăng đã được sửa

đổi, bổ sung theo Luật số 106/2016/QH13 (sửa đôi, bổ sung Luậ

, Luật Quản lý thuế) được Quốc hội khóa XI

lực thi hành từ 1/7/2016 Những thay đổi về

quy định hoàn thuế một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho NNT tuân thủ tốt pháp luật

Thuế Giá trị gia

tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc bi

thông qua ngày 6/4/2016 và có hi

thuế được nhanh chóng giải quyết hoàn thuế và đơn giản hóa thủ tục giải quyết

hoàn thuế, mặt khác, thúc đây NNT tuân thủ pháp luật thuế để được hưởng những thuận lợi về thủ tục thuế Quy định này cũng quán triệt nguyên tắc quản lý rủi ro

trong Luật Quản lý thuế, đảm bảo vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển, vừa quản lý thuế chặt chẽ, chống gian lận qua hoàn thuế

GTGT Bên cạnh đó, còn có những nội dung sửa đổi nhằm tạo cơ sở quản lý chặt

Trang 37

Có thể nói rằng hệ thống chính sách thuế có ảnh hưởng rất lớn đến công tác

quản lý thu, là cơ sở pháp lý để đảm bảo công tác quản lý thu thuế đạt hiệu quả 1.3.2 Năng lực bộ máy cơ quan thuế

Năng lực bộ máy cơ quan thuế có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý

thuế GTGT Dù có chính sách đúng đắn, hợp lý nhưng việc tổ chức bộ máy quản lý

không phù hợp với trình độ chuyên môn, bộ máy tổ chức chồng chéo, thì công

tác quản lý không thế đạt hiệu quả qua được Do đó công tác quản lý thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải ln ln kiện tồn bộ máy tô chức tổ chức quản lý thu thuế GTGT

Đội ngũ cán bộ quản lý giữ vai trò vô cùng quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của một hệ thống quản lý

1.3.3 Trình độ, phẩm chất của cán bộ thuế

Trình độ đội ngũ cán bộ thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng Bởi vì, cán bộ thuế là người trực tiếp điều hành, thực thi các pháp lệnh về thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Nếu cán bộ

thuế có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong quản lý và thực thi thuế

GTGT thì từ đó có thể áp dụng đúng Ngược lại, nếu không có trình độ chuyên môn

cao thì dẫn đến hiểu sai và áp dụng không đúng các quy định, văn bản pháp luật về

thuế trong thực tiễn, tạo điều kiện cho các đối tượng trồn thuế, gian lận về thuế

n cơ bản về khoa học kinh tế và

Do đó, mỗi cán bộ thuế phải nắm được lý l

khoa học kỹ thuật dé có thê phân tích, đánh giá chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế của từng cơ sở Từ đó xác định đúng mức phải

nộp trong kỳ

Cán bộ thuế phải có quan điểm chính trị vững vàng, tỉnh thần trách nhiệm và

kỷ luật cao, biết tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các tô chức Đảng, chính quyền

các cấp và có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, quần chúng Mặt khác,

Trang 38

Hơn nữa trình độ cán bộ thuế luôn phải luôn trau dồi, học hỏi, đào tạo nắm rõ luật thuế dé tir đó hướng dẫn, tuyên truyền cho người nộp thuế hiểu và làm tròn nghĩa vụ nộp thuế góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước

Chất lượng và số lượng của cán bộ quản lý doanh nghiệp phải được quan tâm hàng đầu, vì đây là khu vực có số thu lớn nhất,do đó khả năng rủi ro về thuế cũng

rất cao

1.3.4 Ý thức, nhận thức của người nộp thuế

Bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế liên quan đến cơ quan thuế thì nhân tố đóng vai trò quan trọng không thể không kể đến là ý

thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân NNT Nếu ý thức của NNT tốt thì việc thực thi

pháp luật thuế GTGT sẽ tốt và ngược lại Nếu NNT nắm được chính sách thuế, có ý

thức tuân thủ pháp luật thế va thực hiện theo các yêu cầu đặt ra thì sẽ giúp công tác

quản lý của cơ quan thuế trở nên dễ dàng và thuận lơi hơn Ngược lại, nếu NNT

kém hiểu biết hoặc không có ý thức chấp hành những quy đình của pháp luật về

thuế sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN

Mặc dù, trên thực tế hiện nay vẫn có những doanh nghiệp chấp hành quy định về nộp tờ khai, báo cáo, tiền thuế vào NSNN Nhưng vẫn còn nhiều trường hợp vì tư lợi cá nhân nên tìm mọi thủ đoạn để lách luật, trốn thuế như: bán hàng không xuất hóa đơn để giảm doanh thu, mua bán hóa đơn bất hợp pháp để tăng chỉ phí

được khấu trừ, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT,

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế GTGT cần đẻ ra

một số giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật của NNT thông qua các

phương pháp tuyên truyền, hỗ trợ những chính sách về thuế; lựa chọn cách thức tiếp cân với từng đối tượng NNT để nâng cao sự đồng thuận và hiểu biết của NNT

1.3.5 Điều kiện kinh tế, xã hội

Trang 39

số lượng và chất lượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thu thuế như

đảm bảo nguồn thu NSNN, hạn chế sự gian lận, trốn thuế Kinh tế xã hội phát

triển sẽ là điều kiện tốt để các DN hoạt động có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của cae DN, tao tiễn đề mới để các DN thành lập Ngược lại, nếu nền kinh tế kém phát

triển sẽ dẫn đến các DN hoạt động kinh doanh không có hiêu quả, sẽ xuất hiện tình

trạng các DN đóng cửa, giải thế và phá sản, bỏ trồn Nó là nhân tố dẫn đến

giảm nguồn thu vào NSNN

Thuế là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nó có chức năng chủ yếu là đảm bảo nguồn thu cho NSNN, khuyến khích sản xuất phát triển theo định hướng

của Nhà nước Vì vậy các cơ quan nhà nước phải luôn có sự phối hợp giữa cơ quan

thuế với chính quyền địa phương đẻ điều hành các công tác quản lý thuế GTGT sao

cho phù hợp và đạt hiệu quả tốt Hoạt động phối hợp đó có ý nghĩa quan trọng trong

việc xác định thông tin về hoạt động kinh doanh và tình hình chấp hành pháp luật

Trang 40

CHUONG 2:

PHAN TICH VA DANH GIA THUC TRANG CONGTAC THU THUE GTGT DOI VOI CAC DOANH NGHIEP TREN DIA BAN

QUAN THANH XUAN GIAI DOAN 2014-2016

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến

quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn Quận Thanh Xuân

2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân

a Một số nét về địa bàn dân số

Quận Thanh Xuân nằm ở phía tây nam của thành phố, được thành lập theo

Nghị định số 74/NĐ-CP của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 Đây là quận được hình thành trong quá trình đô thị hóa và phát triển

của Thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp quận Đống Đa và Cầu Giấy, phía đông giáp quận

Hai Bà Trưng, phía nam giáp huyện Thanh Trì, phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông

Quận Thanh Xuân có diện tích là 9,11 km2 với tổng dân số 259.355 người, mật độ dân số là 18.990 người/km?

Đơn vị hành chính quận Thanh Xuân có 11 phường bao gồm: Hạ Đình, Kim Giang, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình

Trên địa bàn quận hiện nay tập trung nhiều khu công nghiệp lớn của trung

ương và thành phố, đó là khu công nghiệp Thượng Đình với các công ty Cơ khí Hà

Nội, Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Cao su Sao vàng Trong nhiều năm liền, nền

kinh tế trên địa bàn huyện tiếp tục tăng trưởng đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, cơ cầu

kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - thương mại (tuy nhiên với

xu hướng giảm dần của ngành công nghiệp và tăng dần của ngành thương mại dịch

vụ, phần đấu đến năm 2010, các ngành dịch vụ sẽ chiếm 28% trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn) Bên cạnh đó, trên địa bàn quận cũng đã xây dựng nhiều trung tâm

Ngày đăng: 31/10/2022, 01:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN