TRAN THAI BAO
Trang 2
TRAN THAI BAO
QUAN LY THU THUE GIA TRI GIA TANG DOI VOI DOANH NGHIEP TREN DIA BAN TINH
BAC GIANG
Chuyén nganh: Quan ly kinh té
Mã số: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DÂN KHOA HỌC: PGS,TS DOAN KE BON
HA NOI, NAM 2020
Trang 3
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các phân tích, số liệu, kết quả được nêu trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng Các thông tin tài liệu tham khảo đã được trích dẫn và chú thích
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Trang 4PGS,TS Doãn Kế Bôn - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện tốt luận văn này cũng như hoàn thiện kiến thức chuyên môn của mình
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thay, c6 giéo Khoa Sau Dai hoc, trường Đại học Thương Mại đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Quản lý kinh tế trong thời gian tôi học tập tại trường
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bắc Giang
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
van nay
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè - những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tỉnh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trang 5LOI CAM DOAN LOI CAM ON
MUC LUC
DANH MUC CAC CHU VIET TAT
DANH MUC BANG BIEU, SO DO, HINH VE LOI MO DAU Tính cấp thiết của đề tài
Tổng quan nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nguồn gốc dữ liệt
Phương pháp nghiên cứu
Y nghĩa của đề tài
eI
aA
YN
Kết cầu của đề tài si 888 AORN ohh
CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VA KINH NGHIEM THUC
TIEN VE QUAN LY THU THUE GIA TRI GIA TANG BOI VOI DOANH
NGHIEP TREN DIA BAN CAP TINH
1.1 Cơ sở lý luận về thuế giá trị gia tăng đối
ới doanh nghiệp
n của thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghỉ
112
in cứ tính thuế và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 9 1.1.3 Khẩu trừ thuế giá trị gia tăng 15 1.2 Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với a6 16 a8 ới doanh nghiệp tại một tỉnh 19 -19 doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu
1.2.2 Nguyên tắc và vai trò của quản lý thu thuế giá trị gia tăng
Trang 6
1.3.5 Thanh tra, kiểm tra thuế 24
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp 27 27 30 1.4.1 Nhân tổ chủ quan
1.4.2 Nhân tô khách quan
1.5 Kinh nghiệm quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp của một 1 số địa phương 1.5.1 Kinh nghiệm quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế TP Hé Chi Minh 31
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thừa Thiên Huế 32
1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Giang 33 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUE GIA TRI GIA TĂNG ĐÓI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TINH BAC GIANG 35 35 1435 37 iBT 4 2.1 Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên - xã hội của tỉnh bắc giang
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội 2.1.2 Đặc điêm các doanh nghiệp trên địa ban tinh Bac Giang
2.1.3 Giới thiệu khải quát về Cục Thuế tỉnh Bắc Giang
2.1.4 Kết quả thu thuế từ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
2.2 Thực trạng quản lý thu thuế giá tri gia tăng trên địa bản tỉnh bắc giang 45 2.2.1 Thực trạng quản lý đối tượng nộp thuế, đăng kỷ thuế 45
2.2.2 Thực trạng quản lý kê khai, nộp thuế -48
2.2.3 Thực trạng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 53
59 64
2.2.4 Thực trạng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng
2.2.5 Thực trạng thanh tra, kiểm tra thu thuế giá trị gia tăng
Trang 7bàn tình bắc giang -74 2.4.1 Những kết quả đạt được 74 2.4.2 Một số tôn tại 76
2.4.3 Nguyên nhân của những tẫn tại 79
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUAN LY THU THUE GIA TRI GIA TĂNG ĐÓI VỚI DOANH NGHIỆP
TREN DIA BAN TINH BAC GIANG 83
3.1 Mục tiêu, phương hướng - series BỘ 3.1.1 Mục tiêu, 83 3.1.2 Phương hướn, 84 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quan lý thu thuế giá trị gia tăng đối với 85 85 86
doanh nghiệp trên địa bản tỉnh bắc giang
3.2.1 Đây mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
3.2.2 Hồn thiện cơng tác quản lÿ đối tượng nộp thuế, đăng ký thuế
3.2.3 Hoàn thiện công tác kê khai, nộp thuế 87
3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lý: nợ và cưỡng chế nợ thuế 88
3.2.5 Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế: 90 92 94 95 3.3 Kiến nghị, đề xuất „¿85 3.3.1 Sửa đối, bỗ sung Luật thuế GTGT 95 96 98 2.99 e100
3.2.6 Triển khai ứng dụng về công nghé thong tin 342.7 Hồn thiện cơng tác hoàn thuế GTGT
3.2.8 Sự phối hợp của các ban ngành liên quan
Trang 8
Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt
CQT Co quan thuế
DN Doanh nghiệp
ĐTNN Đầu tư nước ngoài GTGT Giá trị gia tăng HĐND Hội đồng nhân dân NNT Người nộp thuế
NSNN Ngân sách nhà nước
UBND Ủy ban nhân dân
SXKD Sản xuất kinh doanh
TP Thanh phd
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Trang 9BANG Bang 2.1 Bảng Thống kê diện tích và địa hình tỉnh Bắc Giang Bảng 2.2 Số lượng doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang 2017-2019
Bảng 2.3 Số lượng cán bộ, công chức giai đoạn 2017- 2019
Bảng 2.4 Bảng số thu thuế GTGT giai đoạn 2017-2019
Bảng 2.5 Số lượng doanh nghiệp được cấp mã số thuế từ năm 2017-2019 Bảng 2.6 Tình hình nộp hỗ sơ khai thuế ối với doanh nghiệp tại Bắc Giang 50 SI với doanh nghiệp giai đoạn 32
Bảng 2.7 Tình hình hồ sơ khai thuế nộp quá hại
Bảng 2.8 Kết quả số nộp thuế giá trị gia tang di 2017-2019 Bảng 2.9 Tình hình thu nợ thuế theo sắc thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017-2019 34 Bang 2.10 Tinh hinh ng thué chia theo dia ban giai doan 2017-2019 35 Bảng 2.11 Quy trình đôn đốc và xử lý tiền nợ thuế 56
Bảng 2.12: Tổng hợp tình hình thu nợ thuế GTGT giai đoạn 2017 - 2019 57
Bảng 2.13 Kết quả tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp Bảng 2.14: Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp giai đoạn 2017 - 2019 65 Bảng 2.15: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp toàn ngành 2017-201 68
Bảng 2.16 Kết quả đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang70
Trang 10Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế là một trong những yêu cầu của hoạt
động quản lý nhà nước nói chung
là một lĩnh vực nhạy cảm, có ảnh hưởng trực
tiếp đến nhiều lĩnh vực, ngành, địa phương Trong quản lý nhà nước về kinh tế, thì quản lý thuế nói chung, quản lý thu thuế nói riêng đặc biệt được nhà nước chú trọng Vì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
Ở nước ta, thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN, trong đó có thuế GTGT Thuế GTGT là loại thuế tiêu dùng rất phổ biến trên thế giới, là một loại
thuế tiến bộ, có tính điều tiết rộng rãi hầu hết mọi đối tượng chịu thuế Do đó, thuế
GTGT có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống thuế ở Việt Nam đã được xây
dựng, củng cố và phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn Cơ quan thuế được tổ chức theo từng cấp từ trung ương đến địa phương, có trách nhiệm tham mưu cho UBND các cấp quản lý chặt chẽ nguồn thu trên địa bản Hệ thống văn bản chính sách pháp luật thuế đã được NN ban hành một cách đầy đủ, chặt chẽ tạo điều kiện
để việc thực thi được đồng bộ, thống nhất giữa người thực thi pháp luật (cơ quan
quản lý thuế nhà nước) và người chấp hành pháp luật thuế (người nộp thuế) Cục Thuế tỉnh Bắc Giang là cơ quan thuế thuộc hệ thống thuế Nhà nước Việt Nam đặt
trys
tai tinh Bắc Giang Cục Thuế tỉnh Bắc Giang chịu sự lãnh đạo song trùng của
Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính và UBND tỉnh Bắc Giang Nhiệm vụ chủ yếu là quản
lý nguồn thu ngân sách nhà nước tại địa phương và triển khai các văn bản pháp luật
về thuế đến DN và người dân trong tỉnh Bắc Giang Trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang thường xuyên phải tham mưu các biện pháp
nhằm quản lý chặt chẽ nguồn thu, tăng thu cho Ngân sách nhà nước Cục Thuế tỉnh Bac Giang luôn chú trọng công tác quản lý thuế GTGT của các DN trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế và tăng thu Ngân sách nhà nước địa phương
Trang 11khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển; thúc đây xuất khẩu; tạo nguồn thu lớn
n định cho NSNN; tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia
nhập kinh tế, quốc
tế; góp phần tăng cường quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nói chung và quản lý thu thuế nói riêng Tuy nhiên, Luật thuế GTGT cũng có một số các hạn chế như hệ thống thuế thường xuyên phải chỉnh sửa, chưa đồng bộ, quy trình quản
lý thu thuế chưa thật sự phù hợp với một số trường hợp, một s tượng thuộc diện điều chỉnh của Luật Điều này đã tạo nhiều kẽ hở cho NNT có cơ hội lách luật,
trốn thuế, làm thất thoát một phần số thu của NSNN hàng năm Bắc Giang là một
tỉnh tương đối nhỏ, có số thu từ thuế GTGT không lớn, số thuế GTGT thu được hàng năm vẫn chưa tương xứng với tiềm năng mà tỉnh có thể thu được Chính vì vậy, để quản lý chặt chẽ hơn nữa số thuế GTGT phải nộp hàng năm của các DN, dé thuế GTGT có thể phát huy tối đa vai trò trong việc tạo lập nguồn thu cho NSNN,
thúc đây phát triển sản xuất kinh doanh thì rất cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu và
có những biện pháp khắc phục những hạn chế Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, cùng với mong muốn học hỏi kiến thức về thuế GTGT vận dụng trong quá trình
công tác, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý thu thuế GTGT đối
ia ban tinh Bắc Giang”
ới doanh nghiệp trên
2 Tổng quan nghiên cứu
Trong quá trình làm Luận văn, tôi đã tham khảo một số bài báo, công trình nghiên cứu như sau:
- Các bài viết, công trình nghiên cứu về công tác quản lý thu thuế GTGT như:
+ Luận văn “Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh
Ha Nam” của tác giả Phạm Thành Dương, Trường Đại học Thương Mại, năm 2020
+ Luận văn “Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa
Trang 12Quảng Bình” của tác giả Đoàn Chánh Thi (2014) Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về
lý thu thuế GTGT
tại địa ban tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008-2012 Từ đó tác giả đề xuất giải pháp khả quản lý thu thuế GTGT, phân tích đánh giá chung thực trạng quả
thí, nhằm tăng cường quản lý thu thuế GTGT cho NSNN của tỉnh Quảng Bình
+ Luận văn “Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý Thuế giá trị gia tăng đối
với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chỉ cục thuế thành phố Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Thị Phượng (2014) Tác giả đã phân tích và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn thành phố Ninh Bình giai đoạn 2011-2013
+ Luận văn “Quản lý thu thuế GTGT các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại
Chỉ cục Thuế thành phố Hải Dương” của tác giả Nguyễn Thị Thu (2016)
+ Đề án của tác giả Nguyễn Thị Lệ Thủy (2009), "Hoàn thiện quản lý thu thuế
của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của Doanh nghiệp” Đề án đã hệ thống những công trình nghiên cứu về sự tuân thủ thuế và quản lý thuế của Nhà nước
đối với doanh nghiệp, từ đó đề ra chiến lược quản lý thuế đối với từng nhóm NNT
+ Luận văn “ Hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với DN tại Chỉ cục Thuế Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, tác giả Nguyễn Văn Thuận (2014) Đề tài đánh giá
những hạn chế bất cập trong công tác quản lý thuế GTGT và đưa ra các giải pháp
đối với các DN tại Chỉ cục Thuế Từ Sơn
- Các bài viết trên trang tapchitaichinh.vn như bài viết “Chính sách thuế với mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện và bền vững” (2019) Bài viết đã nêu ra những,
bắt cập trong hệ thống chính sách thuế, trong đó có thuế GTGT, từ đó đề xuất giải
pháp về thuế góp phan tái cấu trấu nền tài chính quốc gia, hướng đến phát triển
nhanh, toàn điện và bền vững
Các tài liệu đã nêu ở trên đã góp phần cụ thể hóa những vấn đẻ lý luận cơ bản,
Trang 13
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục tiêu chung: Đề xuất giải pháp hoàn thiện Quản lý thu thuế GTGT đối với DN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
3.2 Nhiệm vụ của đề tài:
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về Quản lý thu thuế đối GTGT đối với DN trên địa bàn một tỉnh - Phân tích thực trạng Quản lý thu thuế GTGT DN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - Đề xuất giải pháp hoàn thiện Quản lý thu thuế GTGT DN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Những lý luận về quản lý thu thuế GTGT và thực tiễn hoạt động quản
lý thu thuế GTGT trên địa bản tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017-2019
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu Quản lý thu thuế GTGT đối với DN trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý
thu thuế GTGT, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh
- Phạm vi về không gian: Trong phạm vỉ địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động Quản lý thu thuế
GTGT đối với DN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ 2017-2019 và đề xuất giải pháp
đến năm 2025
5 Nguồn gốc dữ liệu
a Dữ liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập có nguồn gốc đáng tin cậy Dữ liệu
được sử dụng trong luận văn là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn:
- Nguồn thông tin từ các đơn vị thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Giang
Trang 14
+ Kết quả công tác hoàn thuế GTGT giai đoạn 2017-2019 + Kết quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
- Thông tin số liệu liên quan đến tính tuân thủ Pháp luật thuế của NNT trong
tỉnh, trong nước và thế giới để hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của Luận văn - Các số liệu về tình hình chung của tỉnh: điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số,
lao động, kết quả sản xuất kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà
nước của các DN từ năm 2017 đến năm 2019
-_ Số liệu, thông tin phản ánh thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN trên địa bàn, thực trạng và thực hiện các giải pháp của cơ quan thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế
Các thông tin số liệu được thu thập từ Internet, Bộ tài chính, Tổng cục thuế, Cục
thuế tỉnh Bắc Giang Các thông tin số liệu của tỉnh, huyện được thu thập từ các phòng thuộc Cục thuế tỉnh Bắc Giang, Sở tài chính, Sở kế hoạch & đầu tư, UBND tỉnh Bắc
Giang, Kho Bạc nhà nước, Sở Tài nguyên môi trường, Chỉ cục Thuế khu vực
Để có mức độ đánh giá về quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang, tác giả đã thu 0
ố liệu sơ cấp bằng cách sử dụng phiếu điều tra khảo sát
bằng bảng hỏi phỏng vấn:
- Nội dung phiếu điều tra khảo sát: Gồm phần thông tin chung về DN và các
câu hỏi điều tra về công tác quản lý thu thuế GTGT Cục Thuế tinh Bắc Giang đã
làm với DN, ý kiến của DN về công tác nào đã làm tốt, công tác nào chưa tốt, các
yếu tố tác động Đối với phiếu điều tra khảo sát cán bộ thuế, gồm các câu hỏi về
hiệu quả quản lý thu thuế GTGT và các nhân tố ảnh hưởng
- Lý giải cách chọn mẫu: Do số lượng DN trên địa bàn tỉnh quá lớn nên tác giả chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên theo phương pháp phi xác suất, số lượng mẫu là 100
Trang 15
nhanh và liên hệ qua điện thoại
6 Phương pháp nghiên cứu
Dé đạt được mục tiêu nghiên cứu mà luận văn đề ra, luận văn sử dụng các
phương pháp luận, phân tích, đánh giá các vấn đề cần nghiên cứu Ngoài ra, luận
văn kết hợp sử dụng các kỹ thuật xử lý thông tin như các phương pháp thông kê, so
sánh, hệ thống hóa
Các tài liệu sau khi điều tra, thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa đề
tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho đẻ tải Các công cụ và kỳ thuật tính toán được xử
lý trên chương trình Excel Công cụ này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng về quản lý thuế GTGT trong những năm qua thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng biều số liệu
Phương pháp thông kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng đẻ mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau Thống kê mô tả
và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích
định lượng về số liệu Đề hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần
nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng
Phương pháp so sánh
Trên cơ sở phân tỏ, phương pháp so sánh dùng để so sánh các chỉ tiêu về số
thu thuế GTGT qua các năm, tỷ lệ nợ đọng thuế, tỷ lệ kê khai thuế
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được
Trang 16
+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình
7 Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thuế GTGT nói chung và đối
với DN nói riêng
- Phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với DN tại tỉnh Bắc Giang Từ đó nhìn nhận được những kết quả đạt được cũng như hạn chế và đề xuất
giải pháp thích hợp với địa bản
- Kết quả nghiên cứu của đề tải góp phần vào công tác quản lý thuế tại đơn vị công tác và địa phương
- Nâng cao nhận thức cho các DN trong việc chính sách pháp luật về thuế, hạn
chế hành vi vi phạm
8 Kết cầu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
bao gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VÂN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIEN VE QUAN LY THU THUE GIA TRI GIA TANG DOI VGI DOANH NGHIỆP TREN DIA BAN CAP TINH
CHƯƠNG 2: PHAN TÍCH THỰC TRANG QUAN LY THU THUE GIA TRI GIA TANG TREN DIA BAN TINH BAC GIANG
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
Trang 171.1 Cơ sở lý luận về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
1.11 Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm về thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và
được thu ở khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ (Trang 224, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp
vụ ngạch kiểm tra viên thuế- Trường nghiệp vụ thuế- Tổng cục Thuế, xuất bản
năm 2018)
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng ở Việt Nam và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế Doanh thu, quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành luật thuế GTGT là Cộng hòa Pháp vào năm 1954 Ở nước ta, Luật thuế
GTGT được ban hành vào ngày 10/5/1997 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX và
chính thức áp dụng từ ngày 01/01/1999, nhằm khắc phục nhược điểm của thuế
Doanh thu là thu thuế trùng lắp, nhiều mức thuế suất, hạn chế xuất khẩu Kẻ từ khi
ban hành đến nay Luật thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2003,
2005, 2008 và 2013, 2014, 2016 để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh, phù
hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế
1.1.1.2 Đặc điểm của thuế giá trị gia tang
- Thuế GTGT là lo
chịu thuế không đồng nhất với nhau
¡ thuế gián thu, thể hiện ở việc người nộp thuế và người
- Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn
từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó Tỏng số thuế GTGT
được thu ở tắt cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người
Trang 18- Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh inh tho
thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoà
1.1.2 Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
1.1.2.1 Căn cứ
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất hay nói cách khác cơ sở
của việc tính thuế là giá bán của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và thuế suất
thuế GTGT Xuất phát từ bản chất của thuế GTGT là tông số thuế GTGT ở tắt cả
các giai đoạn luôn bằng số thuế GTGT tính trên giá bán của hàng hóa, địch vụ ở
giai đoạn cuối cùng bắt kê số lượng giai đoạn nhiều hay ít, do vậy về nguyên tắc chỉ cần tính thuế GTGT trên giá bán cuối cùng của hàng hóa, dịch vụ Hay nói cách
khác cơ sở của việc tính thuế GTGT là giá bán của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
GTGT và thuế suất thuế GTGT a Giá tính thuế
Nguyên tắc chung xác định giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT
được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán, người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa
có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hóa nhập khẩu (bao gồm cả khoản phụ
thu thêm ngoài giá bán hàng hóa, địch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng),
- Đối với hàng hóa, dịch vụ do DN bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT Đối
với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc
biệt nhưng chưa có thuế GTGT
- Đối với hàng hóa chịu thuế Bảo vệ môi trường, giá tính thuế GTGT là giá
bán đã có thuế Bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT
- Đối với hàng hóa vừa chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế Bảo vệ môi
trường, giá tính thuế GTGT là giá bán đã có thuế Tiêu thụ đặc biệt, đã có thuế Bảo
Trang 19- Đối với hàng hóa nhập khâu là giá nhập tại cửa khâu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế Bảo vệ môi trường (Nếu có)
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế Nhập khẩu thì giá
tính thuế GTGT là nhập khẩu cộng (+) với thuế Nhập khâu xác định theo mức
thuế phải nộp sau khi đã được miễn giảm
- Đối với hàng hóa, dịch vụ được DN dùng để trao đôi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng,
cho, trả thay lương cho người lao động là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa
có thuế GTGT
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá
bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả
góp, trả chậm
- Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có
thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chỉ phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và
chỉ phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa do Chính phủ quy định Giá GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà DN - Đồi với hàng hoá, dịch vụ kh tính thuế
được hưởng Trường hợp DN có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước công bố
tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế
ø Thuế suất
Hiện nay có hai xu hướng áp dụng thuế suất thuế GTGT Nhiều nước trên thế
giới áp dụng cơ chế đa thuế suát (từ hai mức thuế suát trở lên) như Pháp, Bi Bên cạnh
đó cũng có không ít quốc gia áp dụng cơ chế một thuế suất duy nhất như Philippin,
Thái Lan, Singapore (trừ thuế suất 0% áp dụng với hàng hóa xuất khẩu)
Trang 20cơ chế đa thuế suất Tùy theo mục tiêu và đặc điểm của nền kinh tế mà Chính phủ mỗi quốc gia có sự lựa chọn mức thuế và số lượng thuế suất phù hợp với đặc điểm
của nước đó Việt Nam là một nước đang phát triển, ý thức tự giác của người nộp thuế và trình độ của cán bộ thuế còn hạn chế, phương tiện kỹ thuật trang bị cho việc
, Viet
tính, thu thuế và kiểm tra còn chưa đáp ứng được Với điều kiện đó cho th:
Nam áp dụng cơ chế một thuế suất là phù hợp Tuy nhiên từ khi chuyển từ thuế
Doanh thu có nhiều mức thuế suất (11 mức thuế suất từ 0,5% đến 30%) sang áp
ất nhằm tránh mâu thuẫn
dụng thuế GTGT cần thiết phải áp dụng cơ chế đa thuế
lớn về thuế suất, gây khó khăn cho DN, gây xáo trộn về giá cả trong thị trường nội địa Hiện nay các quy định về thuế suất thuế GTGT nước ta đang được điều chỉnh
theo hướng giảm bớt số lượng thuế suất để dần tiến tới cơ chế một thuế suất
Theo quy định hiện hành thuế suất thuế GTGT có ba mức sau: 0%, 5%, 10%, - Mức thuế suất ưu đãi 0%: được áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ xuất khâu, vận tải quốc tế, dịch vụ ngành hàng không, hàng hải Các hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế nếu xuất khẩu thì sẽ áp dụng mức thuế suất 0%
lược áp dụng cho danh mục gồm nhóm hàng hoá,
- Mức thuế suất ưu đãi 5%
dịch vụ có những thuộc tính “gần” thiết yếu và cơ bản mà theo quan điểm Nhà nước cũng cần ưu đãi và khuyến khích như: nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp: thiết bị, dụng cụ
y tế, bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh Theo chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 thì nội dung cải cách thuế suất GTGT là giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%, nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (ngoài mức 0%) Tuy nhiên, trong điều kiện bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước vẫn còn nhiều khó khăn, cần tiếp tục duy trì
mức thuế suất 5% đối với hàng hóa, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp và
hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân
- Mức thuế suất 10%: được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ khác không
Trang 21là phô thông và các mức thuế suất còn lại mang tính chất ưu đãi thuế của Chính
phủ Riêng đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 từ ngày
01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo quy định Đây là giải pháp giảm thuế của Quốc hội Chính phủ nhằm khuyến khích
tăng cầu thị trường bất động sản, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các đối tượng có thu
nhập thấp có nhu cầu mua nhà và cũng để tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất
động sản
Cơ sở kinh doanh có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất thuế
GTGT khác nhau nếu không kê khai, xác định theo từng mức thuế suắt thì phải tính
và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, địch vụ mà cơ sở sản xuất,
kinh doanh Quy định này nhằm thúc đây DN tăng cường hạch toán kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định, chống trốn lậu thuế
1.1.2.2 Phương pháp tính thuế giá trị gia tang
Cũng như các nước đã áp dụng thuế GTGT, nước ta xác định phương pháp
tính thuế cơ bản là phương pháp khấu trừ đối với cơ sở kinh doanh là DN, công ty
đã thực hiện chế độ kế toán và kinh doanh có hóa đơn, chứng từ theo quy định
Ngoài ra cũng còn bộ phận không nhỏ hộ, cá nhân kinh doanh có số thu không lớn, không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán chứng từ và áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT a Phương pháp khẩu trừ
- Phương pháp khẩu trừ được nhiều nước trên thế giới áp dụng Các nước cũng
đều xác định phương pháp khấu trừ thuế đã nộp ở khâu trước là phương pháp tốt nhất vì:
+ Đơn giản hóa được quá trình tính và thu thuế bằng cách chỉ cần tập hợp các
hóa đơn bán hàng và mua hàng đã tính sẵn số thuế đầu ra và số thuế đầu vào
+ Đảm bảo thu được đủ số thuế cần điều tiết ở người mua hàng hóa cuối cùng
vì đây thực chất là phương pháp trừ lùi số thuế đã nộp đẻ xác định số thuế còn lại
Trang 22+ Góp phần làm giảm rủi ro về gian lận trồn lậu thuế do khả năng thực hiện
việc đối chiếu giữa việc kê khai, nộp thuế của người bán với việc kê khai, nộp thuế
của người mua
- Đối tượng áp dụng:
+ Áp dụng với cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ
về kế toán, hóa đơn, chứng từ
một cách đầy đủ theo quy định của pháp luậ
- Xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT Số thuế GTGT Số thuế GTGT đầu vào
phải nộp đầu ra được khấu trừ
Trong đó:
Số thuế GTGT đầu ra bằng tông số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra
ghỉ trên hoá đơn GTGT
Thuế GTGT ghỉ trên hoá đơn GTGT bằng giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ
chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì
thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế
Trường hợp, chỉ ghỉ giá thanh toán trên hóa đơn, không ghỉ giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghỉ trên hóa đơn, chứng từ (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thủ)
'Ví dụ: Khách hàng mua hàng hóa A với giá 100.000 đồng, thuế suất thuế GTGT là
10%, số thuế GTGT phải nộp là 100.000 x 10%=10.000 đồng Nếu trong hóa đơn chỉ ghỉ tổng giá thanh toán là 110.000 đồng thì số tiền để tính thuế GTGT là 110.000 đồng, số
thuế GTGT phải nộp là 110.000 x 10%= 11.000 đồng
- Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng,
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng
hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài mà không có tư cách pháp nhân ở Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát
Trang 23Trường hợp hàng hóa dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghỉ giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì DN được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính hướng dẫn tại khoản 11 Điều 7 Thông tư 06/2012/TT- BTC dé xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào
Số thuế GTGT đầu vào được
GTGT quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 Thông tư 06/2012/TT- BTC iu trừ xác định theo nguyên tắc
Trong thực tiễn, đối với nhiều loại sản phẩm hàng hóa có những đặc tính riêng biệt thì hệ thống pháp luật về thuế GTGT cũng có những hướng dẫn cụ thể việc xác định thuế b Phương pháp tính trực tiếp với từng trường hợp * Đối tượng áp dụng:
- Phương pháp trực tiếp áp dụng với DN trong nước không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
- Ngoài ra, phương pháp trực tiếp còn được áp dụng đối với DN nước ngồi
khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam
- Trường hợp DN vừa có hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý, vừa có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, thì áp dụng tính thuế đối với các hoạt động này theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT p ộp theo phương pháp trực tiếp trên GTGT bằng GTGT * Xác định số thuế GTGT phải Số thuế GTGT phải của hàng hoá, dịch vụ, chịu thuế bán ra nhân (x)với thuế suất áp dụng đối với hàng, hoá, dịch vụ đó
~ GTGT của hàng hoá, dich vụ được xác định bằng (—) giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ (-) giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra chính là giá thực tế bán ghỉ trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, giá bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu
Trang 24Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng
hoá, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng
Theo đúng nguyên lý thuế GTGT, việc tính thuế theo bắt kỳ phương pháp nào
thì tổng số thuế thu được đều như nhau Nếu giá bán ra và giá mua vào làm căn cứ
xác
inh GTGT ở phương pháp trực tiếp là giá chưa thuế GTGT thì hai công thức ở
trên có thể biến đổi để trở về một Tuy nhiên, giá bán ra và giá mua vào ở phương pháp trực tiếp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính là giá đã bao gồm thuế GTGT nên hai phương pháp tính thuế ở trên không nhất thiết sẽ có kết quả như nhau Hay nói
cách khác, phương pháp tính thuế trực tiếp này có khả năng tạo ra hiện tượng đánh
“trùng thuế”, Thêm vào đó, do Luật thuế quy định nhiều mức thuế suất khác nhau,
cộng với các chính sách ưu đãi thuế, thì không nhất thiết tổng doanh thu thuế sẽ như nhau theo hai cách tính thuế này
1.1.3 Khẩu trừ thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT mang bản chất liên hoàn vì vậy thuế GTGT đã được nộp ở giai đoạn trước sẽ được khấu trừ ở giai đoạn sau thông qua cơ chế giá cả khi thực hiện hành vi mua bán trao đổi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ Việc khấu trừ thuế đã nộp ở
giai đoạn trước gọi là khấu trừ thuế GTGT đầu vào Cơ sở kinh đoanh nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khâu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:
+ Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ
+ Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được
khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT Trường hợp thuế GTGT đầu
vào của tài sản có định, sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ;
Trang 25+ Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai, khấu trừ khi
xác định số thuế phải nộp của tháng đó Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời
gian đễ kê khai, bỗ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót
- Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định như sau:
+ Có chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu hoặc hoá đơn GTGT mua
hàng hoá, dịch vụ:
với hàng hoá, dịch vụ xuất khâu, ngoài các điều kiện quy định trên thì phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia cơng hàng hố, cung
ứng dịch vụ, hoá đơn, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu
+ Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào,
trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
1.2 Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối
với doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu
1.2.L1 Khái niệm
Theo cuốn “Tài chính công” của Khoa Tài chính nhà nước Trường Đại học
kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2005) thì “Quản lý thuế là những biện pháp nghiệp
vụ do cơ quan có chức năng thu NSNN thực hiệ *Đó là những hoạt động
thường xuyên của cơ quan thu hướng về phía đối tượng nộp nhằm bảo đảm thu thuế
đầy đủ, kịp thời và đúng luật định” Với quan niệm như vậy, quản lý thu thuế có thể
hiểu như quản lý thuế Nó bao gồm xây dựng kế hoạch thu thuế, tô chức các biện
pháp để đảm bảo thu đúng, đủ thuế vào NSNN
Quản lý thu thuế là hoạt động tô chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế
nhằm đảm bảo NNT chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp
luật Đây là quá trình hoạch định kế hoạch cũng như chương trình mục tiêu, tô chức thực
hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá kết quả so với mục tiêu đã đề ra, phát hiện sai sót dé
Trang 26Quản lý thu thuế là hoạt động của nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện nhằm huy động tiền thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật thuế
Quản lý thu thuế gồm những hooạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước,
thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp với các chức
năng, nhiệm vu, quyền hạn do luật quy định, nhằm thực hiện các chính sách thuế đã
được thông qua
Nói cách khác, quản lý thu thuế là khâu tô chức thực hiện chính sách thuế của
cơ quan thuế các cấp, là việc định ra một hệ thống các tô chức, phân công trách
nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hiệu quả trong việc thực thi các chính sách thuế nhằm đạt được mục tiêu đề ra,
trong điều kiện môi trường luôn biến động
Như vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn, quản lý thu thuế GTGT đối voi DN la
quá trình tổ chức thực thì các luật thuế GTGT, là việc định ra một hệ thông các tổ
chức, phân công các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các tổ
chức này, xác lập mối quan hệ hữu hiệu trong việc thực thỉ Luật thuế GTGT, tác
động lên đối tượng nộp thuế là các DN nhằm đạt được mục tiêu số thu đã đề ra
trong môi trường luôn biến động
Chủ thể quản lý thu thuế GTGT theo phạm vi diện rộng là tắt cả các cơ quan, tổ
chức, đơn vị trong xã hội tham gia vào hoạt động quản lý thu thuế GTGT hoặc theo phạm vi hẹp là các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế như Cục Thuế,
UBND tinh, Kho bạc Nhà nước, Hải quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh
Đối tượng của quản lý thu thuế GTGT trong phạm vi đề tài nghiên cứu là tất
cả các DN trên địa bản tỉnh, có nghĩa vụ nộp thuế GTGT vào NSNN
Công cụ quản lý thu thuế GTGT là hệ thống chính sách pháp luật thuế GTGT
hiện hành, là kế hoạch, chính sách và một số công cụ khác Pháp luật là công cụ
quản lý có tính định hướng và điều tiết quan trọng nhất
Phân cấp quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn cấp tỉnh được thê hiện ở việc cơ
quan Cục thế tỉnh Bắc Giang là đầu mối chịu sự chỉ đạo của Tổng cục Thuế và
Trang 27chỉnh, Sở Kế hoạch và đầu tư, Kho bạc nhà nước, Công an, đảm bảo mục tiêu thu thuế GTGT vào NSNN
1.2.1.2 Mục tiêu
- Do thuế GTGT là loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ
chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hóa hoặc được cung ứng dịch vụ nên tạo
được nguồn thu lớn và tương đối ôn định cho NSNN Mục tiêu thực hiện các biện
pháp quản lý thu thuế GTGT đối với DN nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số
thuế GTGT của DN vào NSNN
~ Việc quản lý thu thuế GTGT đối với DN sẽ tạo điều kiện để cơ quan quản lý
thu quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua việc kiểm tra, giám sát các ngành nghề kinh
doanh, từ đó giúp nhà nước cũng như cơ quan quản lý kinh tế có định hướng phát
triển ngành nghề phù hợp, nắm được xu hướng tiêu dùng, cơ cấu sản phẩm, dịch vụ,
qua đó có các biện pháp điều tiết nền kinh tế phù hợp
- Quản lý thu thuế GTGT đối với DN nhằm tăng cường vi:
của DN; nhằm tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán chấp hành thuế
hàng hóa có hóa đơn chứng từ, khấu trừ só thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đây DN thực hiện tốt hơn chế độ hóa đơn, chứng từ Việc kiểm tra thuế
GTGT đã buộc người mua, người bán phải nộp và lưu trữ chứng từ, hóa đơn đầy đủ
nên việc thu thuế tương đối sát với hoạt động kinh doanh từ đó tập trung được nguồn thu thuế GTGT vào NSNN ngay từ khâu sản xuất và thu thuế ở khâu sau còn kiểm tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế về thất thu thuế
1.2.2 Nguyên tắc và vai trò của quản lý thu thuế giá trị gia tăng
1.2.2.1 Nguyên tắc
Quản lý thu thuế GTGT đảm bảo mí
- Việc quản lý thu thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật thuế GTGT, Luật Doanh nghỉ
~ Việc quản lý thu thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo
ổ nguyên tắc cơ bản:
íc quy định khác của pháp luật có liên quan
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế
Trang 281.2.2.2 Vai trò
Quan ly thu thuế GTGT có vai trò:
- Quan ly thu thuế GTGT để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu
nhập, đảm bảo công bằng xã hộ
- Quản lý thu thuế GTGT sẽ góp phần quan trọng trong việc động viên nguồn
thu nhập thường xuyên, ôn định cho NSNN Thu đúng, thu đủ, tránh thất thu
- Điều phối của Nhà nước đối với sự phát triển của DN
- Quản lý thu thuế GTGT có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin về việc chấp hành pháp luật thuế GTGT và những thông tin về mức độ
phù hợp, tính khả thi của luật thuế GTGT và các văn bản, chế độ hướng dẫn
~ Tạo điều kiện hình thành thói quen tuân thủ pháp luật của các DN trong hoạt
động kinh tế- xã hội
- Góp phần tạo môi trường kinh doanh ồn định, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh
trong các hoạt động kinh tế
1.3 Nội dung quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại một tỉnh
Quy trình quản lý thu thuế GTGT đối với DN là việc quy định trình tự, thứ các bước, các công việc phải làm đề quản lý thu thuế GTGT đạt hiệu quả cao nhất Mỗi NNT
có đặc điểm khác nhau nên quy trình quản lý thu thuế GTGT được quy định cho từng NNT phù hợp với chính sách pháp luật và đặc điểm riêng của từng NNT Nhìn chung,
quy trình quản lý thu thuế GTGT đối với DN bao gồm các nội dung công việc sau: - Quản lý đối tượng nộp thuế, đăng ký thuế
~ Quản lý kê khai và nộp thuế
- Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế - Quản lý hoàn thuế GTGT
- Quản lý thanh tra, kiểm tra thuế
1.3.1 Quản lý đối tượng nộp thuế, đăng ký thuế 1.3.1.1 Quản lý đối tượng nộp thuế
Thông thường những người nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất,
Trang 29nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua
dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT
Hiện nay, có rất nhiều loại hình doanh nghiệp đa dạng như công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên; công ty cổ phần, bao gồm các tổ
chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác là các đối tượng nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật
'Nhóm đối tượng nộp thuế là DN, được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Đây
là nhóm đối tượng nộp thuế đóng góp phần lớn số thu cho NSNN và thực hiện phần
lớn thủ tục hành chính thuế
Việc quản lý đối tượng nộp thuế là công tác vô cùng quan trọng Tắt cả các đối
tượng nộp thuế được quản lý thuế một cách chặt chẽ không những tăng thu cho NSNN, giúp cơ quan quản lý đánh giá đúng tình hình phát triển kinh tế qua chỉ tiêu thu NSNN, còn đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật của các thành phần kinh tế Đối với các DN nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phần, doanh cần phát huy sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các sở ban ngành
: DN đăng
nghiệp tư nhân
như Sở Kế hoạch và Đầu tư để quản lý chặt chẽ các trường hgp phat sin
ký hoạt động kinh doanh, DN chuyển đổi loại hình DN, giải thể, ngừng hoạt động v.v Đồng thời trong qua trình quản lý đối tượng nộp thuế, nếu phát hiện các trường hợp DN bỏ trốn, mắt tích cần thông báo cho các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý
Co quan quản lý thu thuế có trách nhiệm tô chức xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tậng kỹ thuật của hệ thống thông tin về NNT, tô chức đơn vị chuyên trách
nhằm thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu và đảm
bảo duy trì, vận hành hệ thống thông tin về NNT 1.3.1.2 Quản lý đăng ký thuế
Tất cả các tổ chức phải đăng ký thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ
Trang 30tô chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận; phát sinh trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay
Doanh nghiệp đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi DN có trụ sở chính
NNT chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt
động từ khi đăng ký thuế cho đến khi không còn tồn tại Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
khi cơ quan thuế xác định mã số thuế không còn giá trị sử dụng trong hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành thuế Cơ quan thuế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thuế và công khai danh sách các mã số thuế không còn giá trị sử dụng
Sử dụng mã số thuế đề thực hiện các thủ tục kê khai và nộp thuế, phí với cơ quan thuế, hải quan NNT phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, mở
tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác khi thực hiện các giao dịch kinh doanh hoặc các thủ tục khác liên quan
Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc, Hải quan sử dụng mã số thuế quản lý thu thuế
vào NSNN
Nghiêm cám NNT sử dụng mã số thuế không đúng với mã số thuế được cáp
1.3.2 Quản lý nghĩa vụ kê khai và nộp thuế 1.3.2.1 Quản lý nghĩa vụ kê khai
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế GTGT được quy định tại khoản 3
điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC DN phải kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung của tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành và nộp đầy đủ các
chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Riêng đối với thuế GTGT, DN ra hoạt động sản xuất kinh doanh không phát sinh
vẫn phải nộp tờ khai theo quy định
Ở các nước phát triển, hệ thống thuế hiện đại, việc khai thuế được thực
qua mạng Điều này giúp giảm bớt thủ tục hành chính thuế và tiết kiệm nguồn lực quản lý cho cơ quan thuế Vì thế, khai thuế điện tử là tiêu chí phấn đấu của tất cả các cơ quan thuế các nước
1.3.2.2 Quản lý nghĩa vụ nộp thuế
DN có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào NSNN, thời hạn nộp thuế
Trang 31thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo,
quyết định của cơ quan thuế Trong kỳ tính thuế, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo Địa điểm nộp thuế tại Kho
bạc nhà nước hoặc tại các ngân hàng thương mại hoặc các tô chức, các nhân được
ủy nhiệm thu thuế đối với một số khoản thu được ủy nhiệm thu Người nộp thuế tự
tính số thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực
hiện theo quy định của Chính phủ
Cơ quan thuế ấn định thuế khi người nộp thuế không đăng ký thuế, không khai
thuế, không phản ánh trung thực, đầy đủ, chính xác số liệu trên số kế toán đề xác
định nghĩa vụ thuế, không xuất trình đầy đủ sô sách kế toán chứng từ trong thời gian quy định theo yêu cầu của cơ quan thuế và ấn định thuế trong trường hợp hộ
kinh doanh theo phương pháp thuế khoán hàng tháng không thực hiện đầy đủ hóa
đơn, chứng từ kế toán
1.3.3 Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 1.3.3.1 Quản lý nợ thuế
Quản lý nợ thuế là việc cơ quan thuế theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và
các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc
Hàng năm, cơ quan thuế xây dựng các kế hoạch thu nợ trên địa bàn, đối chiếu các khoản nợ còn tổn đọng, có khả năng thu, để phân tích, phân loại và quản lý Mục
tiêu là thu được nợ thuế vào NSNN, giảm tỷ lệ nợ đọng
DN có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy đinh, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế hoặc các quyết định xử lý vi phạm hành chính thuế thì
phải nộp đủ tiền thuế và bị xử phạt 0,03%/ ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp
DN tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số
ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định Trường hợp DN không tự xác định
hoặc xác định không đúng số tiền phat chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho DN biết
Trường hợp sau ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, DN chưa nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho DN biết số
Trang 321.3.3.2 Cưỡng chế nợ thuế
Đối với DN nợ tiền thuế, tiền vi phạm pháp luật về thuế kéo dài quá chín mươi (90) ngày kẻ từ ngày hết thời hạn hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về
thuế hoặc DN còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn sẽ bị
thi hành quyết định hành chính thuế
cưỡng cl
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
~_ Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tô chức tín dụng khác;
yêu cầu phong toả tài khoản
- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật dé
thu đủ tiền thuế, tiền phạt;
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
- Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;
- Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;
~ Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề Nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế: Các biện pháp cưỡng cl thi
hành Quyết định hành chính thuế được hiện theo trình tự Việc áp dụng các
pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng các biện pháp cưỡng
chế trước đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền cham
nộp vào NSNN
1.3.4 Quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng
Hoàn thuế GTGT là việc Nhà nước trả lại số thuế GTGT mà người nộp thuế
đã nộp cho Ngân sách Nhà nước trong một số trường hợp nhất định Hoàn thuế
GTGT là việc NSNN trả lại cho DN số tiền thuế GTGT đầu vào DN đã nộp khi mua hàng hóa, dịch vụ mà DN còn chưa được khấu trừ hết trong kỳ tính thuế, hoặc hàng
Trang 33Các trường hợp được hoàn thuế GTGT quy định tại Khoản 3 Điều I Thông tư 130/2016/TT-BTC đối với hoàn thuế GTGT của dự án đầu tư và theo Điều 2 Thông, tư 25/2018/TT-BTC đối với hoàn thuế GTGT xuất khâu
Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý
(đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế
GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế
GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào chưa được khâu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp thco Trường hợp không hạch toán riêng được số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu thì số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu được phân
bổ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu hàng hoá dịch vụ xuất khâu trong kỳ với tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh trong kỳ
1.3.5 Thanh tra, kiểm tra thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình
thực tế thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT,
nhằm đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế- xã hội
Kiểm tra thuế: Cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế Đồng thời làm
rõ các bên liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế
ó tiền thuế được hoàn, của người nộp thuế Được thực hiện trên cơ sở
được giảm,
phân tích théng tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ đẻ xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế
Thanh tra thuế: Các trường hợp thanh tra thuế là các DN có ngành nghề kinh
doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá
Trang 34
thuế có tính chất phức tạp Hoặc đề giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính
Theo quy định trong Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế thực hiện trên cơ sở
phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật NNT, xac minh và thu thập chứng cứ đề xác định hành vi vi phạm pháp luật về
lệc kiêm tra thuế được thực tại trụ sở cơ quan thuế hoặc tại trụ sở ua
người nộp thuế Đối với DN có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vỉ kinh
thanh tra khi có
doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần ho
dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế
Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý
thuế ra quyết định xử lý về thuế xử phạt vi phạm hành chính theo thâm quyền hoặc
đề nghị người có thâm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thuế
Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trồn thuế có
dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kê từ ngày phát hiện, cơ
quan quản lý thuế chuyên hồ sơ cho cơ quan có thâm quyền dé điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp l 1.3.5.1 Các hình thức thanh tra, kiểm tra a Theo tính kế hoạch ế hoạch được tiến hành theo ~ Thanh tra, Kiểm tra thuế theo chương trình,
chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt
~ Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức có dấu hiệu
vi phạm pháp luật thuế, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao
b Theo nội dung và phạm vi Thanh tra, Kiểm tra
Trang 35quản lý thu của một cơ quan thuế hoặc toàn bộ quá trình kê khai, nộp thuế với tắt cả các sắc thuế ( trong đó có thuế GTGT) của một NNT
- Thanh tra, Kiểm tra bộ phận: hình thức này thường được áp dụng khi thanh
tra, kiểm tra một hoặc vài sắc thuế, một hoặc một số kỳ tính thuế c Theo địa điểm tiến hành Thanh tra, Kiểm tra thuế
- Thanh tra, Kiểm tra tại cơ quan thuế (tại bàn)
~ Thanh tra, Kiểm tra tại trụ sở của đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế
1.3.5.2 Nội dung Thanh tra, Kiểm tra
Nội dung Thanh tra, Kiểm tra người nộp thuế tập trung vào những vấn đề chủ
yếu sau:
- Thanh tra, Kiểm tra các quy định về đăng ký thuế
- Thanh tra, Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ: Là việc kiểm tra quyết toán thuế kết hợp kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn,
chứng từ đối chiếu với quy định, nếu sai phạm xử lý theo luật thuế GTGT hiện hành
- Thanh tra, Kiểm tra việc thực hiện kê khai, tính và nộp thuế Khai sai sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật thuế 1.3.5.3 Xử lý vì phạm pháp luật về thuế Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế - Vi phạm các thủ tục thuế - Chậm nộp tiền thuế
~ Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
- Trốn thuế, gian lận thuế
* Nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
~_ Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện phải được xử lý kịp
về thuế gây ra phải
thời, công minh, triệt để Mọi hậu quả do vi phạm pháp luậ được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật
- Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính thuế khi có hành vi vi phạm pháp
luật về thuế
Trang 36~ Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi
người vi phạm đều bị xử phạt Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật
về thuế thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm -Vi
xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng đề quyết định mức xử phạt thích hợp
~ Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thực hiện theo quy định
của Chính phủ
- Trường hợp vi phạm pháp luật về thuế đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
thực hiện theo pháp luật hình sự và pháp luật tổ tụng hình sự
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với
doanh nghiệp
1.4.1 Nhân tố chủ quan
1.4.1.2 Trình độ quản lý của cơ quan thuế
Trình độ quản lý của cơ quan thuế, đội ngũ cán bộ quản lý thuế là nhân tố quyết định đến sự thành bại của một hệ thống quản lý thuế Trình độ quản lý của cơ quan thuế là khả năng quản lý của cơ quan thuế, là chất lượng cán bộ công chức làm
chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng công chức quản lý
Nhân tổ này tác động đến công tác quản lý thu thuế GTGT vì trình độ quản lý
yếu kém, tổ chức bộ máy chưa khoa học, trình độ chuyên môn của cán bộ không
cao sé dẫn đến hiệu quả quản lý thấp, vận dụng sai luật thuế từ đó dẫn đến tỉnh trang NNT tìm cách lách luật hoặc dây dưa, nợ đọng, trốn nợ thuế
Để nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý thu thuế thì việc lựa chọn, bố trí,
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đề đáp ứng yêu cầu công việc có vai
trò rất quan trọng Chất lượng của quản lý thuế phụ thuộc vào trình độ cán bộ, việc
bố trí nhân lực các khâu dé quan ly NNT trong quy trình một cách hợp lý Xây dung tiêu chuẩn công chức quản lý thuế như sau:
- Được tuyên dụng, đào tạo và sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ,
Trang 37~ Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật,
trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, tỉnh thần phục vụ
tận tụy, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và sự phân công công tác
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp
đảm báo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế - Nghiêm im công chức quản lý thuế gây phién ha, khó khăn cho NNT; thông đồng, nhận hối lộ, bao che cho NNT đề trốn thuế, gian lận thuế; sử dụng trái thuế phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tié
~ Đội ngũ cán bộ quản lý thuế tỉnh giản, có trình độ, có đạo đức sẽ là cơ sở nền
tảng cho quản lý thuế tốt Do vậy, xây dựng nguồn nhân lực cho tổ chức bộ máy
ngành thuế là một công việc rất quan trọng Xây dựng nguồn nhân lực gồm có các
công việc phân tích đánh giá nhu cầu về nhân lực, tuyển dụng, bố trí nguồn nhân
lực, đánh giá nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Công tác xây dựng nguồn nhân lực lại phụ thuộc rất lớn vào mô hình tổ chức bộ
máy ngành thuế, cơ chế quản lý thuế, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý 1.4.1.3 Cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý thuế của cơ quan thuế Nhân tố + chất của ày được hiểu là hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng, cơ sở cơ quan thuế
Hệ thống thông tin trong quản lý đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu giảm
chỉ phí tuân thủ, đảm bảo hiệu quả trong giao dịch Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao Khoa học công nghệ phải hỗ trợ mạnh mẽ,
tích cực cho quản lý thu thuế đối với các DN Để nhân tố này có ảnh hưởng tốt cần:
- Xây dựng và cập nhật hệ thống số liệu lịch sử về DN một cách đầy đủ Hệ
thống quản lý được nối mạng toàn quốc và có sự đối chiếu thông tin một cách tự động - Xây dựng phần mềm phân tích phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra như:
phân loại đối tượng thanh tra, kiểm tra; phân tích kê khai, phân tích báo cáo tài
Trang 38- Kết nối với hệ thống thông tin trong nội bộ ngành và các ngành kinh tế có
liên quan cũng như với các DN để cung cắp thông tin hỗ trợ lẫn nhau
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho quản lý thu thuế của cơ quan thuế phải luôn được
đảm bảo, cụ thể như hệ thống máy tính cho cán bộ thuế phục vụ cho công việc phải
được thông suốt
1.4.2.3 Phân cấp quản lý cho từng cấp
Phân cấp quản lý cho từng cấp là hệ thống cơ quan thuế được tô chức lại thống
nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương gồm ba cấp là: Tông cục thuế, Cục thuế, Chỉ cục thuế (hiện nay là các Chỉ cục Thuế khu vực) Trong đó, Tổng cục
thuế trực thuộc Bộ Tài Chính, là cơ quan định hướng và quản lý về chính sách, không trực tiếp thu thuế; ở địa phương có Cục thuế trực thuộc Tỏng cục thuế, Chỉ
cục thuế khu vực trực thuộc Cục thuế Hai cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý thu tất cả các khoản thu nội địa
Sự phân cấp quản lý có ảnh hưởng tới quản lý thu thuế GTGT vì mỗi đối tượng sẽ chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan thuế Nếu phân cấp quản lý rõ ràng sẽ
tránh gây phiền hà cho NNT, thay vì chỉ tập trung vào một cơ quan thuế, như vậy
hiệu quả quản lý thu thuế sẽ tăng
Đề 'e phân cấp quản lý được hiệu quả tốt cần thực hiện theo nguyên tắc: căn cứ vào quy mô, vốn, tài sản, phạm vi hoạt động kinh doanh của các loại hình DN để
xây dựng phương án phân cấp cho phù hợp với đặc điểm và trình độ quản lý thuế
của từng Cục thuế, Chỉ cục thuế khu vực Cụ thẻ:
~ Cục thuế trực tiếp quản lý thuế các DN lớn, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều quận huyện, nhiều tỉnh, thành phố; các DN thuộc diện phải hoàn thuế
GTGT; quản lý những nguồn thu lớn, quan trọng Đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm
tra các Chỉ cục thuế trong việc thực hiện các chức năng quản lý thuế trên địa bàn
- Chỉ cục Thuế quản lý thuế đối với DN có quy mô, phạm vi kinh doanh vừa
và nhỏ, trên địa bàn một quận, huyện, thị xã, thành phó, không có hoạt động xuất
Trang 391.4.2 Nhân tố khách quan
1.4.2.2 Cơ chế, chính sách của Nhà nước
Cơ chế, chính sách của Nhà nước là các văn bản quy phạm pháp luật để NNT
tuân thủ như: Luật thuế GTGT, Luật Quản lý thuế, Luật Doanh nghiệp Đây là căn
cứ về mặt pháp luật để cơ quan thuế thực hiện việc thu thuế
chỗ:
Nhân tố này ảnh hưởng tới công tác quản lý thu thuế
~ Chính sách thuế GTGT phức tạp, thủ tục hành chính rườm rà gây bắt lợi cho
NNT Ví dụ: thuế suất thuế GTGT vừa quy định theo nhóm mặt hàng, vừa qui định theo ngành nghề kinh doanh thì một mặt hàng có thê được hiều và xác định theo
thuế suất đối với một nhóm mặt hàng này nhưng lại có thể xác định là thuế suất của
một ngành nghề kinh doanh khác
- Cơ chế, chính sách có tác động tới hiệu quả nền kinh tế Khi xây dựng chính sách phải thân trọng, không được tùy tiện, tùy hứng, phải tính toán các tác động của
chính sách khi ban hành
- Để cơ chế, chính sách của Nhà nước có tác động tốt thì pháp luật thuế phải
có nội dung đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ chung của NNT và người quản
lý Các mức thuế suất phải được tiến hành trên các phân tích khoa học toàn diên,
tăng tính hiệu quả của công tác thu thuế Nếu chính sách nhiều sơ hở, mang nghĩa
không rõ ràng khiến đối tượng tiếp cận có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau sẽ tạo
điều kiện để các DN tìm ra cách lách luật, trốn thuế, ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thu Các đối tượng nộp thuế cũng có thể liên kết với nhau tạo ra các hoạt động
kinh doanh giả, các công ty ma, nhằm được hưởng lợi từ thuế Do đó, chỉnh sách
pháp luật thuế đặc biệt cần phải cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, hợp lý để hoạt động quản lý thu thuế có hiệu quả tốt nhất
142
Ý thức chấp hành pháp luật thuế GTGT của NNT là một nhân tố tác động
3 Ý thức chấp hành pháp luật thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp
nhiều đến hiệu quả quản lý thu thuế GTGT Đây là nhân tố thẻ hiện mức độ tuân
Trang 40Nhân tố này tác động đến hiệu quả quản lý thu thuế GTGT ở chỗ: Quan ly thu thuế ở địa bàn nào cũng gặp khó khăn ở chỗ DN luôn là đối tượng muốn nộp thuế ít
nhất, do đó họ tìm mọi cách để hợp pháp hoặc không hợp pháp gian luận, chiếm đoạt tiền NSNN thông qua việc trốn thuế Các hành vi gian lận thường xảy ra là kê khai khống giá mua hàng hóa, đặc biệt là hàng xuất khẩu dé được hoàn Các DN nói
chung, những người lãnh đạo DN nói 'ng nếu có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế thì kết quả thu thuế sẽ cao hơn, góp phần làm giảm chi phi quan ly
ết kiệm nguồn lực cho cơ quan Nhà nước, giảm bớt tình trạng trốn thuế,
tránh thué, gian lân thuế
Vì vậy để nhận tổ này tác động theo chiều hướng tốt, cơ quan quản lý thu thuế
phải kết hợp các biện pháp giữa giáo dục tuyên truyền, phương pháp hành chính và
phương pháp kinh tế để nâng cao ý thức tuân thủ, nâng cao tính tự giác chấp hành pháp luật thuế của NNT Biên pháp giáo dục thuyết phục là ưu tiên hàng đầu: vừa
tuyên truyền để NNT hiểu luật, vừa tạo điều hiện cho DN thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế của mình, hỗ trợ giải đáp các vướng mắc, tránh áp đặt phương pháp mệnh lệnh
hành chính một cách máy móc, quan liêu gây tâm lý không tốt cho NNT Có thể nói
NNT là trung tâm của quản lý thu thuế, do đó cần nâng cao tính tự giác tuân thủ
pháp luật của NNT, nâng cao sự thấu hiểu và chia sẻ, đa dang phương thức tuyên
truyền, giáo dục đề đạt được hiệu quả quản lý cao nhất
1.5 Kinh nghiệm quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp của một số địa phương,
1.51 Kinh nghiệm quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế TP Hỗ Chí
Mink
Cục thuế tỉnh thành phố Hồ Chí Minh luôn thực hiện tốt nhiệm vụ dự toán thu
ngân sách nhà nước, liên tục trong các năm từ 2016 đến nay ln hồn thành xuất sắc
dự toán thu phấn đấu, đạt toàn diện trên các chỉ tiêu được giao Một số nội dung quản
lý thu thuế GTGT nỗi trội mà Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã làm được l: