CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
ĐÁP ÁN ĐỀTHITỐTNGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II
(2008 - 2011)
NGHỀ: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: DA SCMCC – LT08
Câu 1: (3 điểm)
Trình bày các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống thủy lực?
Trả lời:
- Chuyển động của các cụm máy phải đều, không rung động khi thay đổi tốc
độ.
- Đảo chiều phải ổn định và nhạy.
- Làm việc êm, không được có tiếng gõ lạ. Kim áp kế phải ổn định.
- Lượng chạy dao không tải phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật do nhà máy
sản xuất quy định.
- Vị trí các cơ cấu và cụm máy phải xác định, không có dịch chuyển tự phát.
- Đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ và độc lập với nhau giữa truyền dẫn của
chuyển động chính và chuyển động chạy dao, giữa hệ thống thủy lực với hệ thống
bôi trơn và làm mát, đảm bảo sự hoạt động bình thường của máy.
- Nhiệt độ dàu trong hệ thống làm việc không vượt quá 70
o
.
- Tất cả các khâu trong hệ thống (nhất là những khâu có hình thành độ chân
không) phải thật kín không cho phép dầu rò rỉ ra ngoài.
- Khi sửachữa và hiệu chỉnh hệ thống, tuyệt đối không được loại bo hoặc sử
dụng các đệm lót kín sai quy cách và vật liệu.
- Các lỗ rò ở mặt trong các chi tiết và gang đúc (cả độ nhám bề mặt) của hệ
thống thủy lực nếu ảnh hưởng lớn đến tổn thất dòng chảy thì phảo loại trừ.
- Các ống dẫn dầu phải đều đặn, không được gãy gập hoặc co thắt, cong queo.
- Để khỏi lọt khí vào hệ thống, đầu ống xả phải dìm sâu dưới mức dầu
80mm trở lên
- Mặt trong của bể dầu, ống dẫn và các cụm khác của hệ thống phải sạch.
- Các vú dầu, lỗ tra dầu phải được bảo vệ cận thận, không để bùn, bụi bám
vào. Bình chứa dầu phải được bảo vệ không để lọt vật lạ vào trong (nhất là dung
dịch làm mát).
- Các bề mặt làm việc của xilanh, van trượt, pittong, phải được gia công tinh
đạt độ nhám bề mặt như chi tiết mới.không cho phép co vết xước (dù nhỏ) trên bề
mặt của những chi tiết này để không gây tổn thất dòng chảy.
- Các chi tiết bằng thép dễ bị mòn khi làm việc như van trượt, các loại van
khác, roto, stato,pittong-longio, cánh bơm phải được nhiệt luyện.
- Khi lắp ráp, các tay gạt điều khiển các vành chia độ phải phù hợp với các
bản ghi trong thuyết minh.
- Cơ cấu an toàn phải được điều chỉnh chính xác theo yêu cầu và chỉ dẫn
trong thuyết minh.
Câu2: (2 điểm)
Trình bày các bước để thực hiện khi lắp ổ trượt nguyên?
Trả lời:
Quá trính lắp ổ nguyên gồm các việc sau: ép ống lót vào chi tiết bao, kẹp
chặt để chống xoay và sửa lỗ.
Tùy theo kích thước ổ trượt nguyên và độ dôi trong mối ghép có thể lắp ép ở
nhiệt độ thường hoặc phải nung nóng trước chi tiết bao hoặc làm lạnh ổ nguyên.
Khi lắp ép ổ nguyên vào lỗ có thể dùng trục gá hoặc đồ gá chuyên dùng khác. Cách
lắp ép ống lót vào chi tiết bao đơn giản nhất là dùng mũi đột vào búa. Nếu độ dôi
trong mối ghép nhỏ, chiều dày thành ống tương đối lớn và tay nghề thợ khá thì
cách lắp này đạt hiệu quả kinh tế và kĩ thuật cao.
Có thể dùng bạc hoặc chốt dẫn hướng để đảm bảo phương chuyển động của
ổ nguyên khi lắp ép được đúng và tránh được tình trạng cong vênh ổ. Tuy vậy,
cách này có nhược điểm là đương kính trong của ống lót có thể bị bóp nhỏ va sai
lệch về hình dáng. Vì vậy khi độ dôi tương đối lớn (0.05
÷
0,10 mm) ta có thể dùng
trục gá để lắp ống lót nhằm tránh cho nó khỏi bị vênh, xước, chùn, đặc biệt là khi
ghép ống lót có thành mỏng.
Ổ nguyên được lồng vào phần hình trụ đã được mài nhẵn của trục gá 1(hình
a). trục gá được định tâm chính xác trong giá đỡ hoặc trên lõi 2. Dưới áp lực của
chày ép hoặc khi quay đai ốc, trục gá 1 sẽ đi xuống, kéo theo ổ nguyên và ép nó
vào lỗ của chi tiết bao.
Câu3: (2 điểm)
Các dạng hư hỏng thông thường của ổ lăn, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục các sai hỏng đó?
Trả lời:
DẠNG HỎNG NGUYÊN NHÂN KHẮC PHỤC
- Khe hở hướng kính và
chiều trục u á lớn
- Có cặn đen từ trong ổ lọt
ra ngoài
- Có mạt sáng từ trong ổ
lọt ra kèm theo có tiếng ồn
khi làm việc
- Bề mặt làm việc bị nứt,
xước hoặc vỡ
- Hỏng vòng cách
- Bề mặt han rỉ
- Ổ bị kẹt tắc quay tay thấy
nặng
- Khe hở giữa ổ với trục
và lỗ trên thân máy không
đảm bảo
- Ổ bị dò dầu
- Mòn các chi tiết của ổ
- Không có đủ dầu bôi trơn , ổ
nóng quá
- Vật liệu của các chi tiết ổ bị mỏi
tróc bề mặt
- Ổ làm việc quá tải
- Lắp ghép chặt quá chế độ thông
thường, có vật lạ lọt vào trong ổ khi
làm việc
- Không đủ đầu bôi trơn
- Có hơi ẩm, nước hóa chất vào ổ,
dầu, mỡ bôi trơn có chứa chất ăn
mòn
- Có vật lạ lọt vào ổ
- Thiếu dầu bôi trơn
- Mòn ngõng trục
- Mòn lỗ trên thành máy hoặc các
vòng ổ
- Lớp lót bị lão hoá
- Lò xo vòng làm kín bị dãn
- Điều chỉnh cho khe hở nhỏ
đi. Cho phép khe hở vượt quá
trị số khe hở ban đầu từ 3÷ 4
lần nếu quá phải thay mới
- Rửa sạch, bôi trơn, kiểm tra
nếu không đạt thì thay ổ
- Thay ổ
- Thay ổ, nếu vết xước nhỏ ở
dọc theo chiều lăn thì có thể
còn dùng được
- Sửa lại vòng cách bi, nếu
không sửa được thì thay mới
- Lau chùi hết vết han rỉ,
kiểm tra thay dầu mỡ bôi
trơn. Nếu vết han quá lớn
thay thế
- Lau chùi sạch sẽ, bôi trơn
đầy đủ, Thay đệm kín. Nếu
mòn nhiều thì tiến hành thay
mới
- Sửa chữa ngõng trục, lỗ
thân má. Nếu các chi tiết ổ
mòn nhiều thì thay mới
- Thay lớp lót, thay lò xo
của vòng làm kín
Hà nội, ngày…… tháng……năm 2011
HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI TIỂU BAN RA ĐỀ THI
. Phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II
(2008 - 2011)
NGHỀ: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: DA. cầu kỹ thuật của hệ thống thủy lực?
Trả lời:
- Chuyển động của các cụm máy phải đều, không rung động khi thay đổi tốc
độ.
- Đảo chiều phải ổn định và