Đitìmnhữnggiốngvậtnuôi
còn tiềmẩn
Các nhà khoa học thế giới cho rằng, ngoài nhữnggiốngvậtnuôi thuần hóa, chọn
lọc như lợn Mường Khương, lợn Móng Cái, bò Vàng, gà Đông Cảo, gà Hồ, gà
Mía, vịt Bầu Quỳ Việt Nam còn có rất nhiều giốngvậtnuôi quý chưa được phát
hiện và cần được bảo tồn.
Thất thoát nguồn gen vậtnuôi
Thống kê của Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Việt
Nam có 30 gi
ống vậtnuôi các loại, nhưng đã có 5 giống bị tuyệt chủng, 50% số
còn lại nằm dưới con số 20 con đực và 1000 con cái. Điều đó khiến Việt Nam đang
đứng trước nguy cơ thất thoát nguồn gen vật nuôi. Ngành chăn nuôi trong thời hiện
đại hóa, thiên tai dịch họa và bệnh tật là những “ thủ phạm” gây ra sự thất thoát
này.
Từ năm 1990, Việt Nam đã khởi động chương trình bảo tồn nguồn gen vật nuôi.
Kết quả các nghiên cứu cho thấy, trước đó đã mất đi ít nhất 8 giốngvậtnuôi khá
nổi tiếng như lợn ỉ mỡ, lợn Phú Khánh, lợn Thuộc Nhiêu, gà Sơn Vi Cùng với sự
mở cửa với thế giới bên ngoài, các giống ngoại được nhập ồ ạt. Phong trào đổi mới
gi
ống chăn nuôi được nhân rộng cũng là mối đe dọa đến nguồn gen bản địa. Trong
khi đó, các địa phương lại không đủ sức để phát hiện, giữ lại các giống, quần thể
vật nuôitiềm ẩn.
TS Võ Văn Sự- Trưởng bộ môn Động vật quý hiếm, Viện Chăn nuôi cho biết,
trong bối cảnh đó, Dự án “Phát hiện nhanh các giốngvậtnuôi tiềm ẩn” do Trung
tâm Nghiên cứu môi tr
ường và Phát triển cộng đồng (ECD) với sự tài trợ của Quỹ
Môi trường toàn cầu đã khởi động, nhằm giúp Việt Nam phát hiện và bảo tồn các
nguồn gen bản địa.
“Gà địa phương, lợn địa phương”
Để tìm ra nhữnggiốngvậtnuôicòntiềm ẩn, không ai có thể nắm bắt được thông
tin nhanh hơn những người dân bản địa đang sinh sống tại các vùng đất lâu đời củ
a
họ. Bởi vậy, dự án đã tổ chức lớp tập huấn đặc biệt cho các điều tra viên cơ sở
nhằm điều tra, phát hiện các giốngvậtnuôi tiềm ẩn, được thực hiện trên 12 huyện
thuộc 9 tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Cao Bằng, Lâm Đồng, Gia Lai, Quảng Ngãi, Hà
Tĩnh, Lào Cai và Yên Bái.
Qua quá trình điều tra, các điều tra viên cơ sở đã phát hiện 35 giống vậtnuôi mới,
trong
đó có 13 loại bị lặp và rất nhiều loại vậtnuôi ở các vùng không có tên, nên
được gọi là “gà địa phương, lợn địa phương”. Đơn cử như trâu Langbiang. Đây là
giống trâu của người dân tộc Chil, sống tập trung tại 3 xã Lát, Da Sar, Đa Nhim,
dưới chân núi Langbiang, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, vì chưa có tên nên được
gọi là trâu Langbiang. Loại trâu này có cổ dài và nhỏ, sừng cong hình cánh cung,
chân to, ngắn, mông nở, 2-3 vòng trắng dưới cổ rất dễ nhìn, mặt và mắ
t có nhiều
điểm trắng. Về tầm vóc, có thể nói đây là loại trâu to nhất so với nhữngcon trâu
đầm trong “tập đoàn” trâu Việt Nam. Khối lượng trung bình của con đực là 669kg,
con cái là 500kg, có nhữngconcòn đạt tới 874kg, trong khi đó, trâu đầm to nhất
cũng chỉ nặng 450-500 kg.
Sau 2 năm triển khai, Dự án phát hiện nhanh các giốngvậtnuôi tiềm ẩn đã phát
hiện 10 giống mới, cần được đưa vào danh sách để bảo tồn, đ
ó là: Trâu xám (Hạ
Lang, Cao Bằng), Trâu Langbiang (Lạc Dương, Lâm Đồng), Lợn lửng (Thanh
Sơn, Phú Thọ), Lợn Hạ Lang (Cao Bằng), Lợn Lang (ChưPrông, Gia Lai), Lợn
Kiềng Sắt (Ba Tơ, Quảng Ngãi), Gà H’re (Ba Tơ, Quảng Ngãi), Gà Đăm Rông
(Lâm Đồng), Gà Mán (Điện Biên), Vịt Sín Chéng (Si Ma Cai, Lào Cai). Trong giai
đoạn đầu, 3 giống mới là gà H’re, vịt Sín Chéng, lợn lửng Thanh Sơn sẽ được đầu
tư kinh phí để bảo tồn và phát triển.
Bảo tồn phải có kinh phí?
Để các giống mới phát hiện của dự án đem lại các giá trị kinh tế cho cộng đồng,
giá trị đa dạng sinh học cho quốc gia và toàn cầu thì việc triển khai công tác bảo
tồn và phát triể
n các giống này cần được tiến hành khẩn trương. Tuy nhiên kinh
phí luôn được xem là vấn đề “đau đầu” của các địa phương. Hiện tại, mới chỉ có cơ
chế hỗ trợ người dân khi phát hiện một loài thuộc giống mới có số lượng quá ít,
khuyến khích họ bảo tồn giốngvậtnuôi quý ngay trên mảnh đất gia đình mình.
Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn Vật nuôi, được xem là một nơi có đầ
y đủ điều
kiện để phát triển và bảo tồn các giốngvậtnuôi quý hiếm. Tuy nhiên, do kinh phí
eo hẹp nên hiện tại Trung tâm mới chỉ nuôi giữ được 2 giống lợn ỉ và Lũng Pù, 3
giống thủy cầm, 7 giống gà và một số loài khác. Ông Phạm Công Thiếu, Giám đốc
Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vậtnuôi cho biết, chỉ đảm bảo được về công tác
vệ sinh thú y, phòng dịch triệt để. Còn về kinh phí thì rấ
t khó khăn. Nếu phát hiện
có giốngvậtnuôi quý hiếm, chỉ con nào có khả năng nhân giống mới đem về trung
tâm nghiên cứu. Còn lại cũng mới chỉ dùng phương pháp hỗ trợ tại dân.
. Đi tìm những giống vật nuôi
còn tiềm ẩn
Các nhà khoa học thế giới cho rằng, ngoài những giống vật nuôi thuần hóa, chọn
lọc. địa phương, lợn địa phương”
Để tìm ra những giống vật nuôi còn tiềm ẩn, không ai có thể nắm bắt được thông
tin nhanh hơn những người dân bản địa đang sinh