bạn đã thực sự biết nói

3 262 0
bạn đã thực sự biết nói

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bạn đã thực sự biết nói? Photo: by Ksaito57 Câu hỏi dường như nghe có vẻ ngớ ngẩn khi ở cái tuổi đọc rõ, viết giỏi chẳng ai lại tự hỏi mình “biết nói” hay chưa? Vậy nên, tôi đặt ra câu hỏi này chỉ dành cho những ai muốn tự nhận thức lại lời nói của mình trong giao tiếp với người xung quanh, những ai thực sự muốn ý thức được vẻ đẹp trong ngôn từ của mình mà thôi. “Nói trong chữ viết, trong lời ngữ và kể cả trong tư duy.” Chẳng phải vô cớ mà các cụ xưa vẫn luôn răn dạy con cháu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, và có lẽ đến bây giờ tôi mới ý thức được rằng ở tuổi nào cũng phải HỌC ba cái thứ ấy. Trong Kinh Phật có “thập ác đại tội” – mười tội ác do con người gây ra từ Thân, Khẩu, Ý và 4 cái ác trong đó thuộc khẩu nghiệp: Vọng ngôn, Ỷ ngữ, Lưỡng thiệt, Ác khẩu. Vậy thì, “nói” sẽ ra sao? Bạn đã thực sự “biết nói”? Sẽ thật may mắn với những người vốn giỏi giao tiếp và cũng là một lợi thế trong xã hội khi bạn được sinh ra với “một cái khẩu đẹp”. Hoạt ngôn trong lời nói, điêu luyện trong câu chữ và nhanh nhạy trong tư duy. Và có lẽ chỉ bằng lời nói và một sự khôn khéo nhất định, chắc chắn những ai sở hữu thế mạnh tuyệt vời này cùng với một vài may mắn khác, cũng sẽ là những con người thành công, hạnh phúc, thực sự được sống trong cái tâm an nhàn. Họ sẽ: Được yêu thương vì sự chân thành trong những lời an ủi, động viên dành cho những người xung quanh; được xã hội nể trọng vì sự uy quyền trong những lời vàng ngọc “có trọng lượng” được tin tưởng không phải bởi những gì họ nói ra mà bằng những điều họ không nói với một sự lắng nghe trọn vẹn… Thế nhưng, cũng có khi: “Cái lưỡi là một lợi khí không nhỏ của nhân sinh. Người ta không ngần ngại dùng cái lưỡi để bóp méo sự thật và biến kẻ ân thành oán, rồi dắt tay nhau đến chỗ tương sát tương tàn, biết bao thảm kịch do miệng lưỡi.” Sức mạnh của lời nói có thể giết chết một ai đó? Một lời nói thốt ra ứng với một con người liệu đó có phải là: Một mệnh lệnh? Một lời hứa? Một cam kết? Một tuyên ngôn? Hay “Lời nói cũng chỉ như một cơn gió thoảng qua?” vào tai này rồi sẽ lại ra ở tai kia? Và chẳng thế mà các cụ xưa cũng có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” – Để phát âm một từ, đọc một câu thì rất dễ nhưng ngẫm mà xem: để nói một lời có ý nghĩa liệu có dễ như thế? Kiểm chứng lại những chuyện xung quanh hàng ngày ta gặp trong cuộc sống, chẳng cần phải nói đến những lời tục tĩu, vô văn hóa của những con người có học thức biết tu mà đơn giản chỉ là: Lời nói vu vơ, phù phiếm không chủ đích để mua vui, tự thể hiện bản thân; một lời hứa “suông” của ba mẹ dành cho tụi nhỏ; vài câu thề thốt sẽ thế này, thế kia của đôi tình nhân rồi cũng chẳng đi đến đâu; câu nói bâng quơ của bạn bè, đồng nghiệp về vài dự định nhưng sẽ bỏ ngỏ; sự xúc phạm người nói chuyện được lấp liếm bằng giọng điệu của lời lẽ hiền từ; câu chuyện sau lưng với thái độ dò xét, hoài nghi; sự thốt ra từ “khẩu” của một suy nghĩ phẫn nộ, ghen ghét, đố kị… Lời nói không xuất phát từ tâm ấy hay đúng hơn là hình như cũng chưa có thời gian để định hình trong suy nghĩ đang dần khoét sâu đến một sự tổn thương hay hại tâm bằng chính sự lắp ghép câu chữ một cách thô thiển và giả tạo kiểu ấy. Con người tồn tại, giao tiếp và tương tác trong thế giới ở dạng INPUT & OUTPUT – thu nạp thêm tri thức, vốn sống từ những màu sắc huyền diệu của cuộc sống xung quanh để rồi lại bình an tu tĩnh ở trong mình và thể hiện ra bên ngoài bởi tâm thái, hành động rồi cả chính lời nói với vạn vật. Lời nói chỉ là một hình thái, dù nhỏ nhưng nó cũng thể hiện một lối sống, một nhân cách và một sự tương tác có giá trị. “Im lặng” có phải là một cách nói? – bất kỳ một sự phản ứng và thể hiện nào của bạn với thế giới cũng thể hiện một cách nhìn sáng tỏ và rất riêng, nói bằng một thứ ngôn ngữ phi ngôn từ. Bạn có nghĩ rằng đôi khi trong cuộc sống mình nói quá nhiều những từ thừa mà có khi cũng cần thời gian dừng lại một chút để ngẫm nghĩ và tu tập? Tôi có may mắn quen được với một chị bạn, “một người thiện tri thức” tuyệt vời và được nghe kể nhiều câu chuyện về KHẨU NGHIỆP, về đời sống, con người, cách sống và cách tu; nói chuyện với chị là những lúc tôi thấy được bình an, thư thái và nhẹ nhàng nhất. Chị bảo: “Ngày xưa chị nói ít lắm, thấy mình lù khù, kém cỏi và thấy cần phải học nói nhiều hơn; thế rồi lập gia đình rồi, chị thấy mình thay đổi, lại nói nhiều quá, thậm chí quá cả mức cho phép, phải làm sao để hạ bớt cái khẩu của mình xuống đây? Chị ý thức được điều đó để rồi tự răn mình tu tập – Được rồi, ta sẽ dần ý thức về cái khẩu, mỗi ngày tập nói ít đi một chút và cho phép mình nói khi gặp những người bạn đồng tu đặc biệt, chỉ được nói lời hay, chỉ được phép chia sẻ những lời ái ngữ thôi… và rồi dần dần ta sẽ sửa.” Chị biết là thế vì chị đang dần ý thức về cái NGHIỆP, về những điều mình nói ra liệu đã thực sự có ý tốt cho một ai đấy, liệu đã đúng với những gì tâm mình đang sống hay chưa? Ngẫm lại mình, tôi lại càng thấy với một người ít nói như tôi cũng chẳng thể nào dứt ra được với một buổi nói chuyện với những người bạn đồng hướng để tâm sự và trải nghiệm cuộc sống. Tôi nghĩ mình cũng đang cần phải ý thức hơn về lời nói mà mình sử dụng hàng ngày. Tôi ý thức để rồi dẫn đến quan sát nhiều đến những lời nói mà tôi gặp từ những người xung quanh – đôi khi khiến mình đau và tổn thương ghê gớm và bằng sức mạnh của ý chí, sức mạnh của sự bình an bên trong để lúc đó chỉ làm tôi thấy “thương” cho kẻ đã vô tình chạm một mũi tên vào tim mình. “Giữ tâm trong sạch, giữ đời bình an!” tôi nghĩ thế. Nói đủ! Nói đúng! Nói với những gì thực sự xuất phát từ tâm! Quan sát con người, quan sát ngôn ngữ, quan sát cách dùng từ có lẽ cũng là một cách để quan sát tâm người ấy. Nói rằng, mỗi người là khác nhau, cách biểu lộ hay thể hiện cũng khác nhau nên có thể nói mỗi người có một ngôn ngữ để nói rất riêng. Vậy nên hãy nắm bắt họ từ TÂM, đừng chỉ hời hợt bằng TAI, từ những gì cảm nhận ở cả ngôn ngữ lời nói, ngôn ngữ hình thể và cả phi hình thể nữa. Ngược lại, là chủ thể sở hữu thân xác này, con người ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần phải “Học nói”– Nói để biết nhìn nhận lại bản thân; để sống yên vui, an nhàn với những người xung quanh; để thấy tĩnh trong ngôn ngữ động; và cũng không phải hối hận vì lưỡi dao ngôn từ nào vô tình chạm vào trái tim người đối diện. Mỗi lời nói cũng sẽ là những viên gạch xây nên đức nghiệp truyền kiếp của bạn vậy nên, hãy cẩn thận với chính mình! Hãy nói những lời tốt! Rubic 0412 . Bạn đã thực sự biết nói? Photo: by Ksaito57 Câu hỏi dường như nghe có vẻ ngớ ngẩn khi ở cái tuổi đọc rõ, viết giỏi chẳng ai lại tự hỏi mình biết nói . Vậy thì, nói sẽ ra sao? Bạn đã thực sự biết nói ? Sẽ thật may mắn với những người vốn giỏi giao tiếp và cũng là một lợi thế trong xã hội khi bạn được

Ngày đăng: 17/03/2014, 10:08