ĐôiđiềuchiasẻvềhiệntượngFlappy
Bird
*Photo: Alex Gilagm
Tôi đã từng gặp và trao đổi vs anh Nguyễn Hà Đông từ cách đây hơn 3 năm. Khi đó tôi mới bắt đầu
bước vào lĩnh vực phát triển game. Trong cuộc nhậu với mấy anh em tham gia cuộc thi phát triển
ứng dụng cho hệ điều hành Bada từ ngoài Hà Nội vào, tôi đã trao đổi với anh rất nhiều về lĩnh vực
game. Thật trùng hợp là công ty đầu tiên mà anh đi làm là Punch-entertainment lại là nơi mà tôi
đang làm việc lúc đó. Anh hào hứng kể về việc anh đã làm việc ở đó từ khi còn đang học đại học,
làm việc trực tiếp với game designer bên Mỹ và lo hoàn toàn việc phát triển (coding). Sau đó thì anh
nghỉ và chỉ ngồi nhà làm game một mình, tự vẽ hình ảnh và viết mã game.
Khi đó tôi vừa tốt nghiệp và mới bước vào lĩnh vực phát triển game mặc dù hồi sinh viên từng đi làm
part-time cho vài công ty. Tôi đã hỏi anh Đông rằng anh thấy việc làm game có tương lai không. Anh
nói rằng: “Anh nghĩ rằng cứ làm những gì mình đam mê, mình thấy thích thì sẽ thành công thôi. Còn
về làm game thì bao nhiêu anh em ngồi đây ví dụ như anh Nam (Trương Hải Nam) làm game bao
lâu rồi mà vẫn sống khỏe.”
Trái với cách nói chuyện đầy hào hứng trong cuộc nhậu. Anh Đông bình thường có vẻ hơi nhát và
ngại nói chuyện. Tôi vẫn còn nhớ bài thuyết trình về sản phẩm của anh trước ban giám khảo cuộc
thi lập trình ứng dụng cho hệ điều hành Bada. Anh vừa nói vừa run như cầy sấy (sorry anh :D).
Ngoài ra anh còn cố gắng nhấn mạnh rằng thuật toán xử lý ảnh của anh nhanh hơn rất nhiều so với
các sản phẩm khác. Tuy nhiên có vẻ như ban giám khảo không mấy ấn tượng với chuyện đó, tôi
nhớ có ông còn chê là không có nút Exit làm cả hội trường cười ồ.
Sau đó tôi chỉ có thể theo dõi hoạt động của anh qua facebook. Anh chỉ làm việc một mình, làm
game đưa ra thị trường và thu phí qua quảng cáo, hình như thi thoảng cũng bán game. Có những
game demo mà anh chia sẻ, tôi cho bạn bè chơi thử đều thấy rất hay và gây nghiện. Trước đó anh
cũng từng bán nhiều game java trên market và thường xuyên trao đổi với những indie game
developer (những người phát triển game tự do, không làm cho các doanh nghiệp) khác trên thế giới.
Như vậy, thực ra Nguyễn Hà Đông đã từng làm game rất lâu rồi và đã có không ít game đem lại lợi
nhuận chứ không phải là một developer trẻ mới vào nghề như nhiều người hay lầm tưởng.
Ngay từ khi gặp, tôi đã cảm thấy anh là một người làm việc vì đam mê. Tất nhiên làm lập trình viên,
hầu như ai cũng có đam mê và mong muốn mình sẽ thành công lớn và tiền đầy túi. Nhưng trong khi
mọi người thường làm vì tiền nhiều hơn (ví dụ như tôi) thì anh Đông lại làm vì đam mê nhiều hơn.
Tôi nhớ có một lần anh chiasẻ trên facebook rằng có một số cty Ấn Độ muốn tài trợ tiền để anh
phát triển tiếp một game java (do bên Ấn Độ người ta chưa dùng nhiều smartphone mà đa phần vẫn
dùng những dòng điện thoại cũ chỉ chạy ứng dụng java) nhưng anh từ chối đơn giản vì lúc đó đã là
thời đại của smartphone và anh không muốn lập trình java nữa. Tôi tin rằng một người làm vì đam
mê như anh nhất định sẽ thành công.
Và rồi thành công đó cũng đến. Tôi dễ dàng nhận ra đó là sản phẩm của Nguyễn Hà Đông ngay khi
thấy hình ảnh game được chiasẻ trên Facebook. Tôi thực sự cảm thấy mừng cho anh vì biết rằng
ngày hôm nay chính là thành quả của mấy năm trời theo đuổi tình yêu của mình. Với một sản phẩm
như Flappy bird, ngay cả tác giả cũng nói rằng thành công này là do may mắn. Tuy nhiên, tôi cho
rằng bên cạnh sự may mắn thì đây là kết quả của việc tích lũy kinh nghiệm làm game và thử nghiệm
những ý tưởng mới qua một thời gian rất dài.
Sự nổi tiếng của Flappybird dĩ nhiên cũng đem lại nhiều sự ồn ào. Ngay cả tôi nếu không biết anh
Đông từ lâu chắc chắn cũng không khỏi cảm thấy ghen tị vì nghĩ rằng đó là một sự ăn may mà
không phải đổ nhiều mồ hôi. Không chỉ ở Việt Nam mà cả một số blog về game ở nước ngoài cũng
thể hiện rõ ràng sự ghen tị đó qua những bài viết chỉ trích rằng Flappybird bắt chước ý tưởng và ăn
cắp hình ảnh từ những game khác. Thậm chí một số người còn cho rằng Nguyễn Hà Đông dùng thủ
thuật bất minh nào đó để khiến game của mình tăng hạng. Như vậy sự ghen tị không chỉ ở trong
nước mà cả còn có ở cả nước ngoài nữa.
Tất nhiên các trang tin trong nước sẽ ngấu nghiến bất kỳ bài viết nước ngoài nào họ có được. Ngoài
ra có người còn phát biểu như thánh rằng Flappybird có thể bị dính líu tới pháp luật vì vi phạm bản
quyền và đây là bài học cho những công ty phần mềm khác. Trong khi VTV tranh thủ mị dân rằng
Flappy bird dánh dấu bước phát triển mới của nền công nghiệp game việt thì các trang tin khác lại
cố gắng moi càng nhiều thông tin cá nhân của Nguyễn Hà Đông càng tốt. Các phóng viên tìm đến
tận nhà riêng, không phỏng vấn được anh thì phỏng vấn hàng xóm và chụp ảnh nhà cửa ngõ xóm
để có bài đăng. Tôi cảm thấy rất lo cho anh Đông khi thấy sự vồ vập hoang dã của báo chí.
Vì biết anh Nguyễn Hà Đông là một người ít giao tiếp với mọi người nên tôi không ngạc nhiên khi
anh từ chối trả lời phỏng vấn của báo chí. Thật khó yêu cầu một cách ứng xử với báo chí thông
minh từ những lập trình viên tự do, chỉ làm việc một mình ở nhà. Tuy nhiên cách đưa thông tin của
báo chí rõ ràng là không mang tính hỗ trợ cho Flappy bird. Họ không biết thế nào là indie game
developers, những người làm việc tự do vì đam mê và có cộng đồng rất mạnh. Họ không viết về
quá trình phát triển game, tích lũy kinh nghiệm lâu dài của Nguyễn Hà Đông mà luôn cho rằng anh
là một lập trình viên trẻ tuổi. Điều này khiến cho rất nhiều người có cách nhìn sai lệch về anh và sự
thành công của trò chơi.
Việc Flappybird có thể bị Nintendo kiện và đòi bồi thường chỉ là tin đồn nhưng lại được nhìn nhận
như thể thông tin chính thức. Họ nhanh chóng cho rằng Flappybird vi phạm bản quyền mặc dù điều
này dễ dàng bị bác bỏ bởi một người có chuyên môn thực sự trong lĩnh vực sản xuất game. Những
điều này càng làm cho đám đông đang ghen tị có dịp vùi dập tác giả.
Nếu so sánh với Angry bird và thấy họ đã tận dụng truyền thông như thế nào để kiếm bạc tỉ dựa trên
sự thành công của trò chơi thì trường hợp Flappybird là thực sự đáng tiếc. Tuy nhiên, trên phạm vi
toàn thế giới thì hiệntượngFlappybird đã truyền cảm hứng cho cả cộng đồng indie game
developer, những người làm game với niềm đam mê và có rất ít nguồn lực. Nó cũng cho một case-
study để những người phát triển game tự do có thể rút kinh nghiệm khi có một sản phẩm đạt thành
công ngoài mong đợi.
Còn đối với nền CNTT Việt Nam nói riêng, tôi không thấy nó hưởng lợi gì từ Flappybird cả. Bạn
cảm thấy tự hào ư? Hãy nhớ lại xem từ bé đến giờ, bạn có mấy trăm hay mấy ngàn lần cảm thấy tự
hào rồi và bây giờ bạn đang ở đâu? Bạn bè quốc tế có thể nể phục Nguyễn Hà Đông với Flappy bird
nhưng không có nghĩa là họ cũng sẽ thay đổi cách nhìn về những sản phẩm made in Việt Nam
khác. Còn về việc nâng tầm nền công nghiệp game Việt Nam thì tất nhiên càng không có.
12. Cuối cùng thì sự ồn ào cũng đến hồi kết. Khi nghe tin Flappybirdsẽ được gỡ bỏ khỏi kho ứng
dụng, tôi đọc được nhiều ý kiến hoài nghi trên facebook. Người thì cho là để né trành pháp luật, kẻ
thì nghĩ rằng đây là chiêu để tăng số lượng download trong khi có người khác lại hoài nghi và khó
hiểu. Tất nhiên là khó hiểu rồi, bởi vì người làm việc vì tiền khác kẻ làm vì tình yêu mà.
Tu Nong
. Đôi điều chia sẻ về hiện tượng Flappy
Bird
*Photo: Alex Gilagm
Tôi đã từng gặp và trao đổi. Việt Nam mà cả một số blog về game ở nước ngoài cũng
thể hiện rõ ràng sự ghen tị đó qua những bài viết chỉ trích rằng Flappy bird bắt chước ý tưởng và